Bạn đang xem bài viết Yêu Quê Hương Việt Nam, Thích Uống Trà Mạn” được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hôm qua học đến bài về người khuyết tật, mới biết ở Đức có đến 1/3 dân số họ tham gia tình nguyện giúp đỡ những người khuyết tật. Trung bình một tháng mỗi người bỏ ra 16 giờ đồng hồ để giúp đỡ những người khuyết tật, trại dưỡng lão. Họ trò chuyện với người lớn, chơi với trẻ em, dạy trẻ em vẽ, nấu ăn.
Những người tình nguyện làm việc không lương ở Đức đã bỏ ra 46 triệu giờ một năm, họ vẫn đang cần các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị đồng hành và định hướng giúp các nhóm tình nguyện nhỏ. Ở Mainz nhiều sinh viên nghiên cứu về tình nguyên viên và họ nhận được chứng chỉ khi tham gia thực tế tối thiểu 50 giờ, còn ở Nuenberg người ta còn có trao tặng danh hiệu cho tình nguyện viên.
Khi các sinh viên đi làm, việc trong lý lịch của họ có dấu ấn đã từng làm tình nguyện viên giúp đỡ những người khuyết tật, người già, đấy sẽ là một yếu tố rất quan trọng để người ta đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực của họ.
Đến phần giáo viên hỏi về quê hương của bạn, người khuyết tật họ sống thế nào?
Câu hỏi thật khó trả lời, ở Việt Nam mình chỉ biết mỗi trường câm điếc Xã Đàn, hay những hội người mù dạy nghề tẩm quất, vót tăm. Còn đâu thì đầy đường là những người khuyết tật đi bán hàng rong. Thực sự thì ngay cái hội người mù ở Việt Nam cũng có vấn đề, muốn ăn ở học nghề cũng phải có tiền lo lót, ví dụ tiêu chuẩn mỗi địa phương chỉ được hai người học miễn phí, muốn đi học nghề phải chi ngầm cho xã, huyện.
Nói thì bảo nói xấu chế độ nước nhà, bỡ đợ phương Tây.
Lúc ấy trả lời trước cả lớp là Việt Nam nghèo, người khuyết tật hầu như đều do gia đình chăm sóc hoặc tự chăm sóc bản thân. Xã hội có rất ít tổ chức chăm lo cho người khuyết tật, ở Việt Nam có nhiều người cũng có lòng muốn giúp đỡ những người khuyết tật, tuy nhiên vì ít có trung tâm cho người khuyết tật, nên những người giúp cũng khó có điều kiện để tiếp xúc. Một số họ thì đến nhà người khuyết tật chăm sóc tuỳ theo theo gian họ có, trường hợp này đa phần là như tình cảm bạn bè.
Nói đến đấy mình nghĩ luôn đến ông bạn Nguyễn Công Hùng, mình lôi mớ ảnh mình đi cùng cậu ấy, nói đây là người bạn tôi bị khuyết tật, lúc ở Việt Nam có thời gian rảnh, tôi hay chở con tôi đến chỗ cậu ấy chơi, hai bố con tôi trò chuyện và đưa cậu ấy đi chơi. Những lần như thế cậu ấy rất hạnh phúc. Cậu ấy mở một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, có chỗ ăn, chỗ ở…tôi hàng tuần thường xuyên đến đó xem có việc gì hỗ trợ giúp cho họ. Chẳng hạn như lái xe đưa đi nơi này, nơi kia, đẩy xe lăn, bế bồng…trung bình một tháng tôi đến chỗ những người khuyết tật này 2 ngày, có lúc ngủ lại luôn ở đấy.
Hình ảnh thật, người thật, việc thật bằng vạn lời nói, khi mình đưa ảnh cho cả lớp xem. Mọi người đều nhìn mình bằng con mắt thán phục. Đang học bài như thế, có người thực như thế luôn, làm gì chả ấn tượng.
Tan giờ học, mình ra về, bước chân trên bậc cầu thang, chợt nhìn cái lối đi cho người xe lăn, chạnh lòng bỗng nhớ ở Việt Nam, chẳng biết giờ thế nào, chứ hồi mình còn ở nhà, chưa nhìn thấy toà nhà nào có lối đi như thế cho người khuyết tật ngồi xe lăn.
Giới Thiệu Con Trâu Ở Làng Quê Việt Nam
Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần không nhỏ vào việc đồng áng mà trâu còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người nông dân ở các làng quê Việt Nam.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 – 400 kg (300 – 600kg) trâu đực: 400 – 450kg (350 – 700kg)…. Vậy vị trí và vai trò của con trâu đã được coi là thứ hàng đầu của cơ nghiệp, hồi đó người ta chỉ cần xem nhà nào có nhiều trâu hay ít trâu là đủ để biết được gia cảnh của họ như thế nào. Đến tận bây giờ con trâu cũng vẫn được coi là thứ quý giá của người nông dân. Nó đem lại nhiều lợi ích về mặt vật chất. Chúng sinh trưởng rất nhanh, trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn trâu cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45 – 47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 – 45%, ở đồng bằng là 20 – 25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 – 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa). Do trâu sinh trưởng nhanh và nhiều nên đem lại một phần lợi về kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một con trâu trưởng thành khoảng 4-5 triệu đồng. Trâu không chỉ để bán mà nó còn được nuôi để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng 70 – 75 kg bằng 0,36 – 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào; loại B: 2 – 3 sào và loại C: 1,5 – 2 sào bắc bộ, kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 – 500 kg, đường đồi núi thường một trâu kéo 0,5 – l,3m3 với đoạn đường 3 – 5km. Bởi trâu có sức mạnh và rất chăm chỉ nên dùng trâu để chở hàng và chở gỗ cùng đem lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế. Trâu còn có khả năng cho thịt rất cao: trâu cái có tỉ lệ xẻ thịt là 42%. Trâu thiến là 45% và trâu đực 2 tuổi là 48%. Khả năng cho sữa 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9 – 10%. Đem bán thịt trâu cũng giúp cho người nông dân một khoản thu lớn. Người nông dân thường trồng xen cả những cây ăn quả, thức bón tốt nhất cho cây là phân ủ xanh. Trâu có khả năng cho phân cao: trong 24 giờ trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng 12 kg và trâu trưởng thành 20 – 25kg. Chính vì khả năng cho phân cao như vậy nên người nông dân không phải mua phân bón và tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Trâu còn dùng cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, thuộc da làm trống… Con trâu gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân như thế nào? Ai đã từng sống ở nông thôn đều đã từng gắn bó một phần tuổi thơ của mình với những cánh đồng lộng gió, với những cánh diều cao vút và đặc biệt là với những con trâu. Tôi tuy là người sống ở thị xã nhưng mỗi khi về quê vừa đến đầu làng đi ngang qua cánh đồng tôi đã thấy những tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ trong làng. Chúng tụ tập thành một hội cùng cưỡi trâu thả diều, những cánh diều bay lên tận trời cao. Tuy cuộc sống của bọn trẻ có khó khăn nhưng nhờ những con trâu cánh đồng và những con diều cũng đủ làm chúng rất đỗi vui vẻ. Tuy cuộc sống của tôi có ổn định hơn những đứa trẻ ở làng quê những hiếm khi tôi có được những giây phút vui vẻ đến như vậy. Cả tuổi thơ của chúng gắn liền với những tình cảm yêu quý, gắn bó với những con trâu. Không chỉ có gắn bó với tuổi thơ của trẻ em mà chúng còn không thể thiếu trong các lễ hội như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn… Các làng quê vẫn còn những phong tục tập quán gắn với con trâu, ở các dân tộc miền núi vẫn còn phong tục đua trâu. Người và trâu chiến thắng sẽ được chức vô địch. Trâu rất vinh dự được làm biểu tượng cho SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam là ngày hội thể thao lớn của khu vực.
Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam với các làng quê. Bấy nhiêu đã đủ để mọi người hiểu được tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam của con trâu. Nó xứng đáng là biểu tượng tượng trưng cho làng quê Việt Nam và còn cả đất nước Việt Nam.
Đã từ lâu đời, trâu là loài vật gắn bó, quen thuộc với đồng ruộng và người nông dân Việt Nam. Hình ảnh nhửng chú trâu thân thiện cũng vì thế đã đi vào ca dao, dân ca:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trên khắp đất Việt ta không nơi nào là vắng bóng trâu, trên những đồng ruộng, đường làng. Trâu nhiều vô kể, hàng đàn, hàng loại như trâu trắng, trâu đen… Đối với người nông dân, trâu là một tài sản vô cùng quý giá và quan trọng, đặc biệt là người nông dân xưa. Trong xã hội cũ, trâu đối với người nông dân là vật qúy, nó quyết định đến vị thế xã hội, sự giàu – nghèo của mỗi người. Và trâu còn được người nông dân Việt yêu quý bởi những lợi ích nhiều mặt về vật chất và tinh thần. Những chú trâu lông xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, sừng hình lưỡi liềm và hai đai trắng ở cổ và hai xương ức, chính là trâu Việt Nam. Chúng được thuần hoá từ trâu rừng với sức bền dai, thân hình vạm vỡ. Những chú trâu này dã đem lại nhiều lợi ích vật chất cho người nông dân Việt. Đó là làm công cụ lao động đắc lực của người nông dân. Lực kéo trung bình của trâu trên ruộng là khoảng 70 – 75kg (0,36 đến 0,4 mã lực). Trâu thường kéo một ngày 3-4 sào ruộng, đem lại rất nhiều thành phẩm. Không những thế, chúng còn là phương tiện vận chuyển hàng hoá và thóc lúa. Trâu có thể kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 – 500kg, đường tốt 700 – 800kg. Những chú trâu Việt vừa thân thiện vừa có lợi ích nhiều. Chính vì thế, ông bà ta xưa có câu Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trong đời sống vật chất của người nông dân không thể thiếu những món ăn từ sữa và thịt trâu. Trâu có thể cung cấp một lượng thực phẩm dồi dào và lớn. Trâu cái cho tỉ lệ thịt, xẻ 42%, trâu thiến là 45% và trâu đực hai tuổi là 48%. Ngoài ra trong một chu kì vắt sữa, trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa. Khả năng cho phân của trâu cũng rất lớn, nhờ có phân trâu mà đồng ruộng, cây cối ở các làng quê thường xanh tốt. Có thể nói, những lợi ích từ trâu là vô cùng nhiều, thế nên chúng luôn được người nông dân yêu quý và coi trọng. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều người dân đã rất ưa dùng hàng mĩ nghệ. Và bạn có biết những đồ vật như lược, trống, quai cặp, giày dép là làm từ đâu không? Chính là những nguyên liệu từ trâu đấy các bạn. Sừng trâu được người thợ dùng làm lược. Những chiếc lược giản dị và xinh xắn. Da trâu được dùng để thuộc trống. Ngay cả trống trường mà ta thường nghe cũng có mặt làm bằng da trâu và còn nhiều hàng tiêu dùng khác nữa. Trâu như người bạn thân gắn bó đối với đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam:
Trâu ăn no cỏ, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Trâu đây, ta đấy, ai mà quản công.
Không chỉ vậy, những chú trâu còn gắn bó rất thân thiết với tuổi thơ của trẻ em nông thôn. Mỗi bờ cỏ, bãi đê đều in dấu chân trâu. Những ngày hè thanh bình, bỗng trên cao vút lên tiếng sáo diều của lũ trẻ chăn trâu thì thật là thú vị. Các chú bé ngồi trên lưng trâu vừa cho trâu ăn vừa thả diều và thả hồn vào tiếng sáo réo rắt trên không trung. Hay những buổi chiều, chơi trò trận giả. Ngồi trên lưng trâu, đứa nào đứa nấy đều rất oai vệ và chú tâm để xông vào đối phương. Trâu là loài vật gắn bó nhiều trong đời sống làng quê và người dân Việt Nam. Từ xa xưa, hình ảnh những chú trâu đã được gắn với người nông dân bở sự chăm chỉ, cần cù, hiền lành. Và cũng tù đó đến nay, trâu là loài vật được gắn bó với những lễ hội và phong tục tập quán Việt Nam. Những lễ hội như chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), ở các vùng Bắc Bộ diễn ra vào ngày 10 tháng 8 hàng năm. Hay phong tục đâm trâu, giết trâu để cúng tổ tiên, thần thánh của các dân tộc Tây Nguyên, dần tộc Thái. Trâu là loài vật gắn bó lâu đời với người nông dân Việt, nó gắn bó trong tình cảm, truyền thống, bản sắc của người Việt. Bóng dáng những chú trâu dường như đã in đậm trong tâm trạng mỗi người đặc biệt là ở trẻ thơ. Cũng vì lẽ đó, mà bất kì ai có xuất thân từ làng quê khi đi xa cũng không thể quên hình ảnh những chú trâu, những buổi chiều ngồi trên lưng trâu mà thả diều. Ngày nay, tuy nhiều người biết trâu là động vật có ích, là công cụ lao động, nếu không có trâu thì người nông dân không thể làm được nhưng vẫn mổ và bán trâu. Hành vi này cần được ngăn chặn ngay để hình bóng những chú trâu còn mãi với làng quê Việt Nam.
Trâu là động vật có ích và gắn bó nhiều với người nông dân Việt. Sự nhiều về chủng loại và bản chất đã giúp trâu mang lại nhiều lợi ích cả về tinh thần và vật chất cho người nông dân. Thế nên, chúng cần được nuôi và chăm sóc, bảo vệ.
Con trâu ở làng quê Việt Nam là từ trâu rừng được thuần chủng về sống với người nông dân. Trâu có hình dáng vạm vỡ, to, khoẻ có thể giúp nông dân nhiều việc trong cả đời sống vật chất và tinh thần.
Từ xưa đến nay, trâu được coi như một tài sản quý giá trong mỗi gia đình. Ngày xưa, nhà nào có trâu tức là gia đình đó có của ăn của để, hơn nữa trâu rất quý giá đối với người dân bởi nó còn có thể có ích cho những công việc khác. Nhờ có trâu mà người nông dân xưa không phải tự mình cuốc từng nhát cuốc trên đồng ruộng, không phải tốn nhiều công sức mà hiệu quả lao động vẫn rất cao. Đến bây giờ nông dàn ở làng quê Việt Nam ta vẫn cùng trâu đi cày trên những cánh đồng, dù cho đất nước có hiện đại hơn là có máy cày nhanh hơn ca dùng trâu nhưng nông dân vẫn chỉ dùng trâu để cày vì nó đã quen thuộc và gắn bó với họ từ rất lâu đời. Trâu còn cung cấp thực phẩm thịt – đây còn là một món ngon và đặc biệt mà nhiều người ưa thích. Ta có thế chế biến thịt trâu bằng nhiều cách; mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho con người và các chất như nước, canxi, protêin… Sữa trâu cũng đem lại nhiều chất giúp cơ thể khỏe mạnh như: gluxit, phốtpho, canxi, lipít. Những đôi sừng hình lưỡi liềm, to khỏe của trâu có thể mài dũa thành đồ mĩ nghệ rất đẹp mắt, làm quà lưu niệm cho du khách nước ngoài và trong nước để nhớ về vùng quê Việt Nam. Da trâu rất dai được làm mặt trống rất đẹp, khi đánh tiếng kêu to và thanh nghe rất hay. Trâu thân thiết và đem lại lợi ích cho nông dân và còn có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất. Không những thế, người nông dân và con trâu gắn bó thân thiết với nhau như bạn tốt của nhau. Sáng sớm, trâu và người nông dân ra đồng chịu cái nắng mùa hè, gió mưa thất thường để cày cấy đến tối mới về nhà. Bao vất vả, cực khổ hay buồn vui, trâu như người bạn tốt luôn chia sẻ cùng người nông dân. Đối với trẻ em chắc hẳn những kỉ niệm tuổi thơ cua ai đã từng lớn lên ở làng quê đều nhớ những buổi chiều thong thả cưỡi trên lưng trâu thổi sáo thật là thích thú. Nhất là vào những ngày hè nóng bức cho trâu xuống tắm ở hồ, lũ trẻ tha hồ nghịch, đến nỗi vừa cưỡi trên lưng trâu vừa té nước vào người nhau. Hay có lúc tất cả tập trung lại rồi chia bè ra để chơi đánh trận giả trên lưng trâu, đúng là những kỉ niệm thật khó có thể quên được. Những con trâu ăn cỏ bình thường trông rất hiền lành nhưng đến khi vào những ngày lễ hội thì trâu lại thay đổi hoàn toàn cái vẻ bình thường đó. Những lúc ấy những chú trâu trông rất khoẻ mạnh, đôi sừng trông thật oai hùng lúc nào cũng sẵn sàng khí thế chờ tới lượt mình. Một số nơi coi trâu là một biểu tượng thiêng liêng thường được dâng cho thành hoàng làng nơi đó. Trong các con vật, trâu là người thân thiết gần gũi với người nông dân Việt Nam vì vậy đã được chọn là biểu tượng cao quý cho Việt Nam ở SEA Games 22.
Con trâu ở làng quê Việt Nam có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và ý nghĩa to lớn ở đời sống tinh thần của nông dân Việt Nam. Như người bạn tốt với nông dân và không thể thiếu được trong kỉ niệm sâu sắc của trẻ em ở làng quê Việt Nam mà chắc hẳn không ai có thể quên được kí ức tuổi thần tiên đó.
Từ khóa tìm kiếm
gioi thieu ve con trau
con trâu ở làng quê việt nam
thuyết minh về con trâu ở làng quê việt nam
CON TRAU TREN THE GIOI
gioi thieu ve con trau o lang que viet nam
✅ Trà Mạn ? 14 Tác Dụng Bất Ngờ Khi Uống Trà
Theo cách gọi của từng địa phương mà người ta gọi là Trà mạn hay chè mạn. Trà mạn là trà không ướp hương, chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà. Trà mạn có hai loại chính là trà Tàu và trà Thiền.
Trà Tàu: Ảnh hưởng nhiều từ tinh thần và phong cách của trà Trung Hoa, thường dùng trà Trung Quốc, chuộng ấm đất Nghi Hưng và rất tỉ mỉ về cách để có chén trà ngon. Trà Thiền: Là cách uống trà mang nặng tính Thiền, lấy trà làm duyên để hướng vào nội tâm. Trà Thiền nhằm giáo dục con người.
Có mấy loại trà ( chè) phổ biến hiện nayHiện nay, có 3 loại trà được người Việt thưởng thức hằng ngày đó chính là: Chè hương, chè mạn và chè tươi.
Hiện nay, trà sen là loại trà hương được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là người Hà Nội. Chè sen nổi tiếng với chè sen Tây Hồ, vị chè uống vào có vị chát, ngọt lưỡi và thơm hương sen. Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng.
Chè ( trà ) tươi:
Chè tươi là chè dùng lá chè còn tươi được ngắt lá, rửa sạch và cho vào ấm đun hoặc hãm vào tích lớn tùy nhu cầu sử dụng. Ở các làng quê Việt Nam, trà tươi hay được sử dụng trong những dịp hội làng, lễ tết, cưới xin để thiết đãi khách với số lượng người dùng nhiều. Trà tươi là cách thưởng trà hun đúc tình xóm, làm con người thân thiện và gần gũi nhau.
Công dụng của việc uống trà Mạn 1. Tăng tuổi thọTừng có khảo sát đối với những người sống thọ trăm tuổi cho thấy, 40% số người sống không thể thiếu trà và 80% số người có thói quen uống trà.
2. Tỷ lệ ung thư thấp ở những người nghiện tràVào tháng 08/1945, vài chục năm sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima Nhật Bản, bộ phận thống kê của Nhật Bản phát hiện ra tỷ lệ bệnh ung thư thấp ở những nông dân trồng chè và phần lớn người nghiện uống trà. Năm 1999 chính phủ Nhật Bản đưa ra một kế hoạch hai giai đoạn về “toàn dân uống trà để phòng chống ung thư”; qua khảo sát tổng cộng 8522 người, theo dõi trong 10 năm, trong đó có 419 bệnh nhân ung thư, các nhà nghiên cứu phát hiện thời gian phát triển bệnh ung thư ở phụ nữ có thói quen uống trà muộn hơn khoảng 7 năm người không uống trà, còn đối với nam giới muộn hơn khoảng 3,2 năm.
3. Chống oxy hóaTheo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tác dụng chống lão hóa của polyphenol trong trà cao gấp 18 lần so với vitamin E. Qua kiểm tra chất chống oxy hóa đã xác minh rằng một tách trà 300 ml có lượng chất chống oxy hóa tương đương với một nửa chai rượu vang đỏ, tương đương 12 chai rượu vang trắng, tương đương với 12 cốc bia, tương đương với 4 quả táo, tương đương với 5 củ hành tây, tương đương với 7 ly nước cam tươi.
4. Có hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của HIV trong cơ thểCác nhà khoa học Anh và Mỹ đã công bố báo cáo nghiên cứu trên tạp chí “Miễn dịch học Dị ứng và Lâm sàng” chỉ ra rằng polyphenol EGCG trong trà có hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của virus HIV trong cơ thể người, khi tiêm chủng mang lại hiệu quả phòng chống nhiễm HIV.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore đã theo dõi trong 12 năm đối với 63.257 người Trung Quốc tại Singapore ở độ tuổi từ 45 đến 75. Nghiên cứu phát hiện tỉ lệ phát triển bệnh Parkinson ở những người trung niên và người già thường xuyên uống trà thấp hơn 71% so với những người không có thói quen uống trà.
6. Axit amin trong trà sẽ làm cho tâm trạng sảng khoái hơnBằng cách nào đó, uống trà giúp cho tâm trạng sảng khoái hơn, các axit amin trong trà có thể thúc đẩy bài tiết dopamine, và dopamine là chất chi phối cảm xúc, niềm vui, ham muốn tình dục, và có tính chất gây nghiện. Tâm trạng phấn chấn sau khi uống trà là nằm ngoài chủ ý và kiểm soát của người uống.
Tờ The Times chia sẻ quan điểm của các nhà khoa học Anh cho biết uống 4 tách trà mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe hơn so với uống 8 ly nước trắng đun sôi. Trà không chỉ bổ sung nước mà còn ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Uống trà mỗi ngày có thể làm giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tim.
8. Trà dùng chung các loại thuốc chống ung thư sẽ cải thiện hiệu quả của thuốcChuyên khảo “Trà chống ung thư” của một tổ chức sức khỏe uy tín xuất bản hơn 4 ngàn bản đã chứng minh rằng EGCG, thành phần chính của polyphenol trà là khắc tinh của hầu hết các bệnh ung thư; đặc biệt là ung thư tử cung, ung thư da, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, thận, vú. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện ra rằng uống trà cùng với thuốc ngừa ung thư sẽ cải thiện hiệu quả của thuốc.
9. Chống lão hóaTheo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, tác dụng chống lão hóa của polyphenol trong trà mạnh gấp 18 lần so với vitamin E.
10. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệtCác tổ chức như Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, Đại học Case Western Reserve Mỹ, Đại học Curtin Úc đã công bố nghiên cứu “Trà xanh và bệnh ung thư tuyến tiền liệt” cho thấy rằng tỷ lệ bị bệnh của nam giới có thói quen uống trà xanh thấp hơn 60% người không uống trà xanh.
11. Giảm đáng kể triệu chứng của bệnh tiểu đườngNghiên cứu tại Đại học Y Dược Toyama Nhật Bản phát hiện: 1.300 bệnh nhân tiểu đường uống trà pha với nước đun sôi để nguội, qua thời gian 6 tháng cho thấy 82% số bệnh nhân tiểu đường đã giảm được đáng kể các triệu chứng, khoảng 9% bệnh nhân tiểu đường phục hồi trở lại bình thường lượng đường trong máu.
12. Trong 12 tuần giảm khoảng 3 kg mỡKhông cần đến bất kỳ chế độ ăn kiêng và tập thể dục, chỉ cần uống 8 ~ 10 gram trà mỗi ngày trong vòng 12 tuần, chỉ riêng trà giúp lượng mỡ cơ thể giảm được khoảng 3 kg. Trong số tất cả các sản phẩm giảm cân ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, chế phẩm từ trà được xếp hạng đầu.
13. Thay đổi thể chấtHầu như tất cả các bệnh của cơ thể người đều hình thành ở những cơ thể người có tính axit, và hầu như tất cả các virus đều sinh sôi thuận lợi hơn trong điều kiện thể chất có tính kiềm yếu. Vì vậy các chuyên gia cho rằng chỉ bằng cách thay đổi tình trạng thể chất là có thể ngăn ngừa được bệnh tật.
Trong khi loại thực phẩm tính kiềm mạnh thường thấy là trà, nho, tảo biển.
14. Chống vi khuẩnNhóm nghiên cứu y học ở Đại học Showa Nhật Bản đã cho khoảng 10.000 vi khuẩn đại tràng escherichia coli O157 vào trong dung dịch polyphenol trà pha loãng với nồng độ 1/20 ml nước và trà bình thường, sau khoảng 5 giờ toàn bộ vi khuẩn đã chết hết.
Những lợi ích của trà còn rất nhiều, chỉ riêng những nghiên cứu về mối quan hệ giữa trà và ung thư đã rất gây ngạc nhiên đối với mọi người.
Cách uống trà Loại trà nào chống ung thư tốt hơn?Trong số rất nhiều loại trà, trà xanh có tác dụng chống ung thư tốt nhất. Giáo sư Taro Đại học Shizuoka Nhật Bản đã thực hiện điều tra toàn bộ dân số tỉnh Shizuoka và đã phát hiện một tỷ lệ rất thấp bệnh nhân ung thư dạ dày ở người dân ở khu vực phía tây, ngoài ra tỷ lệ người tử vong vì ung thư ở nhiều khu khác cũng rất thấp, còn các khu vực này chính là những vùng trà xanh nổi tiếng Nhật Bản. Thí nghiệm trên động vật có cùng kết quả tương tự cho thấy trà xanh có tác dụng chống khối u rất rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu của Học viện Y tế dự phòng Trung Quốc và Viện Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nhiều loại trà khác nhau, tất cả các loại trà đều có tác dụng ngăn chặn hợp thành N – nitroso có hại, trong đó tác dụng ngăn chặn của đa số trà xanh các loại là trên 85%. Học viện khoa học y tế Trung Quốc đã tiến hành sàng lọc 180 loại thực phẩm chống ung thư và phát hiện rằng chiết xuất trà xanh có tác dụng chống ung thư tốt nhất. Viện Ung thư Trung Quốc cũng nghiên cứu tác dụng phòng ngừa ung thư của trà xanh, trà đỏ, nấm hương, nấm hầu thủ, đậu xanh, nấm linh chi, kết quả là trà xanh tốt nhất.
Uống trà thế nào để phòng chống ung thư tốt hơn?Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, so sánh giữa việc nấu trà và dùng ấm pha trà pha nước sôi thì phương pháp nấu trà khiến trà tiết ra nhiều chất chống ung thư hơn là pha trà với nước sôi. Cho lá trà xanh vào bình đun sôi trong 5 phút khiến nồng độ chất chống oxy hóa có thể hấp thụ các chất độc hại gây ung thư lên đến đỉnh điểm, khoảng một giờ sau khi uống loại trà nấu sôi 5 phút này thì nồng độ chất chống oxy hóa trong máu sẽ tăng lên 45%.
Mua vị thuốc theo định lượng cụ thể, quý khách vui lòng đặt mua trên trang hoặc liên hệ 0968951159
Tả Cảnh Quê Hương Em Vào Một Buổi Sáng
Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đây là đoạn mỏ đầu trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, tả về cảnh làng quê. Quê em cũng vậy cũng như bao làng quê khác, có chùm khế ngọt, có con đường rợp bướm vàng bay. Quê em đẹp lắm, có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Có con đường đất đỏ, có lũy tre làng. Quê em không chỉ đẹp về thiên nhiên, cảnh sắc mà con người quê em cũng rất đẹp từ cái đẹp bên trong đến vẻ đẹp bên ngoài. Em thích quê em nhất vào buổi sáng mùa hạ.
Mùa hè đến là chúng em lại kết thúc một năm học và bắt đầu được nghỉ học. Lũ trẻ chúng em tha hồ vui chơi, đứa bắn bi, đứa thả diều, đứa chơi que, đứa chơi chắt.. Sáng nào cũng vậy em cũng thức dậy từ 5 giờ, để chào đón một ngày mới, hít thở không khi trong lành và ngắm nhìn thiên nhiên đất trời. Khi bắt đầu ra đến cửa em đã thấy ông mặt trời lấp ló sau lũy tre làng xa xa. Ngó sang giàn mướp bà em trồng thì những nụ mướp vàng vàng, những quả mướp trĩu chịt đang nhảy múa cùng gió. Xa xa đó trên cành xoan vài chú chim chào mào đang đắm mình hát véo von, chú hót những khúc ca vui nhộn. Có lẽ mẹ con chú đã đi kiếm no mồi rồi. Em vui vẻ hít một hơi thật sâu, một mùi hương quen thuộc khiến em cảm thấy thật thoải mái, mùi hoa cau tinh khiến thơm nhè nhẹ, quyện với mùi lúa chín làm cho em có cảm giác thật yên bình không nơi nào có được.
Em thấy bà cầm nón ra đồng cũng tung tăng chạy theo đằng sau. Vừa đi nghêu ngao hát “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”, bà xoa đầu em và khen em hát hay quá. Em cứ như chú chim nhỏ chạy theo tíu tít bên bà, hết hỏi chuyện xa lại đến chuyện gần, bà vẫn vậy vẫn nhẹ nhàng giải thích cho em từng câu một. Nhờ vậy mà em đã hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống. Sau một hồi líu lo em cũng đi ra đến cánh đồng. Đứng từ trên cao nhìn xuống cánh đồng như một tấm lụa vàng trải dài, thỉnh thoảng có chấm thêm những bông hoa nhỏ xinh đó là những cô những bác nông dân đang gặt lúa. Vừa mới ngày nào canh đồng lúa còn non mơn mởn vậy mà hôm nay nó đã chín vàng. Những bông lúa chĩu chịt cứ đung đưa trước gió như thể chúng đang bàn tán năm nay các bác nông dân được mùa lắm, vì thân thể mình nặng như vậy cơ mà. Đứng giữa cánh đồng em cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới thần tiên như phim Tây du kí. Phải chăng tại quê em đẹp quá. Em mong mùa hè thật lâu để em được ngắm nhìn cảnh sắc. được ngắm con sông Hồng đỏ nặng phù sa, lặng lẽ trôi. Được ngắm nhìn những bông phượng thắm đỏ, những chùm bằng lăng tím. Quê em thật đẹp phải không ạ. Không chỉ riêng mùa hạ đâu, mà mỗi mùa sẽ có một vẻ đẹp khác nhau.
Quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà quê hương còn là nơi nuôi dưỡng mỗi con người. Vì vậy quê hương khiến người ta đi xa là muốn trở về, chings vì thế quê hương là nơi khiến người ta nhung nhớ từng giờ. Em mong quê mình đẹp mãi như vậy, để đi đâu em cũng nhớ về mùi hương đồng gió nội ấy. Em mong rằng quê em sẽ không bị phai tàn, không bị phá hủy bởi những nhà máy, bởi những công xưởng. Để thế hệ sau em, chúng được chăn trâu thả diều, được tận hưởng cái đẹp của cánh sắc quê hương.
Đàn Tranh, Cây Đàn Họa Lại Hồn Quê Hương
Ngày nay, việc kết hợp các yếu tố trong âm nhạc dân tộc cổ truyền cùng với các yếu tố âm nhạc hiện đại đang là xu hướng được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc độc đáo. Điều này cũng thúc đẩy việc xóa mờ ranh giới giữa các nền âm nhạc trên khắp thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc kết hợp các ca khúc với nhau, mà ngày nay các ngôn ngữ, nhạc cụ cũng được đan xen với nhau trong cùng một ca khúc. Và một trong những nhạc cụ cổ truyền dễ mang lại sự ấn tượng sâu sắc cho người nghe khi được kết hợp cùng âm nhạc hiện đại là đàn Tranh, hay còn gọi với cái tên đàn Thập Lục.
I/ Xuất xứĐàn Tranh thuộc họ dây, chi gảy có xuất xứ từ cây đàn Sắt của người Trung Hoa. Có thể đàn Tranh được du nhập sang đất Việt từ thời nhà Trần. Qua gần 80 thập kỷ, người Việt Nam đã Việt hóa để cây đàn mang nhiều điểm nhấn phù hợp với văn hóa âm nhạc dân tộc mình.
Nói qua một chút về đàn Sắt (tiền thân đàn Tranh). Đàn Sắt là một loại đàn cổ của người Trung Hoa. Đầu tiên đàn Sắt có 50 dây, sau được làm gọn lại còn 25 dây. Đàn Sắt thường được tấu chung với đàn Cầm (7 dây), một trong những loại nhạc cụ họ dây cổ xưa nhất Trung Hoa. Bạn nghe tên 2 loại đàn này có thấy quen thuộc không nào. Hai chữ Sắt Cầm chính là nằm trong câu hát của bài cổ nhạc Dạ Cổ Hoài Lang mà ADAM Muzic đã từng có bài viết trước đây. Duyên Sắt Cầm ý chỉ sự gắn bó son sắt của vợ chồng.
“Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lạt phai í a”
II/ Cấu tạoĐàn tranh có hình hộp dài, thùng đàn/thân đàn dài khoảng 100cm với một đầu lớn và một đầu nhỏ dần. Đầu lớn có chiều ngang 17cm đến 20cm và đầu nhỏ có chiều ngang từ 12cm đến 15cm. Chính cấu tạo này cùng với cách tạo hình chi tiết khác tạo nên sự thanh thoát cho đàn Tranh. Thân đàn Tranh thường được làm bằng gỗ mun, gỗ trắc
Là mặt gỗ cong vòm lên và không liền một khối với thân đàn. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng hoặc gỗ thông. Có quan niệm cho rằng, mặt đàn vòm cong lên là biểu trưng cho bầu trời. Mặt đàn dày khoảng 5mm
Đáy đàn là một mặt phẳng để dễ để trên đùi khi ngồi đất hoặc để trên mặt phẳng khác khi ngồi ghế, đồng thời tạo sự ổn định khi chơi đàn. Đáy đàn thường sẽ được khoét 3 lỗ. Một lỗ ổ đầu to của đàn để thoát âm, và mắc dây đàn. Ở đầu nhỏ có một lỗ nhỏ để treo đàn lên khi không sử dụng và 1 lỗ ở giữa đáy đàn để tiện việc di chuyển. Lỗ giữa này có hình chữ nhật
Ở đầu to của hộp đàn, chúng ta sẽ thấy một miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn. Đây là cầu đàn. Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.
Các bạn nhìn thấy trên mặt đàn có 32 vật thể nhọn hình chữa A. Đó chính là ngựa đàn hay còn gọi là nhạn đàn vì hình dáng như đôi cánh ngạn. 32 ngựa đàn này dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng. Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,…
Dây đàn ngày xưa được tra là loại dây làm bằng tơ. Tra là tiếng gọi xưa của hành động luồn dây, mắc dây vào thân đàn. Ngày nay thi đa số làm bằng dây kim lại như đồng, sắt, inox
Ở phía đầu nhỏ của đàn tranh, có 1 trục đàn. Trục đàn dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau. Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nên khả năng thiên biến vạn hóa cho đàn Tranh.
Móng gảy đàn:Tuy không là một bộ phận nằm trong cấu tạo của đàn Tranh nhưng nếu thiếu những móng gảy này thì người chơi đàn Tranh khó có được sự uyển chuyển trong việc tạo ra âm thanh và cũng sẽ rất dễ tổn thương ngón tay vì dây đàn rất mỏng, mỏng như cước mà lại được căng cứng.
Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.
III/ Âm thanh của đàn TranhDo các dây được căng rất chắc, đồng thời dây đàn được tạo ra với độ dày rất nhỏ dù là dây dày nhất nên âm thanh của đàn Tranh rất mảnh mai và trong sáng. Ở những nốt cao nhất mà đàn Tranh có thể tạo ra, âm thanh nghe vô cùng réo rắt như tiếng nước chảy và bay bổng như lạc vào chốn thần tiên.
Đàn tranh có một âm vực rất rộng lên đến 3 quãng 8. Điều này là một lợi thế cho Đàn tranh vì âm vực quá rộng nên có thể diễn đạt nhiều cung bật cảm xúc cũng như kiêm nhiều “chức vụ” khi hòa tấu cùng các nhạc cụ khác.
Đàn tranh là một nhạc cụ thể hiện rõ ràng nhất ngũ cung Việt Nam. Đàn Tranh được lên dây theo kiểu cổ nhạc:
Dây 1 là dây Hò tương ứng với nốt Sol 3 (G3) trong nhạc phương Tây. Có khi thấp hơn là Fa 3
Dây 2 là dây Xự tương ứng với La 3 (A3)
Dây 3 là Xang tương ứng với nốt Đô 4 (C4)
Dây 4 là Xê tương ứng với nốt Rê 4 (D4)
Dây 5 là dây Công tương ứng với nốt Mi 4 (E4)
Và cứ theo công thức này mà tăng lên tương ứng với 20 dây còn lại.
Đàn tranh có một đặt điểm là 32 con nhạn đàn xếp thành 2 hàng, chia đàn tranh ra làm 3 phần. Phần gần đầu to của đàn (Dùng tay phải để khẩy), phần giữa và phần gần đầu nhỏ của đàn (dùng tay trái để điều khiển). Và âm thanh 3 phần của đàn này tạo ra không hề giống nhau.
Điển hình lấy ví dụ như mở đầu cho bài Lưu Thủy Trường trong các bản nhạc Bắc thì các bạn sẽ nghe người chơi đàn lướt ngón tay qua một loạt dây đàn tạo nên một chuỗi âm thanh như quyện vào nhau rất mềm mại như một dòng nước chảy. Đó là lý do vì sao gọi là Lưu Thủy Trường. Xin lưu ý là chữ bài và bản ở đây được dùng theo nghĩa một cái khung sườn và người chơi tùy biến trong đó chứ không phải là một bài nhạc cụ thể như cách đặt tên các ca khúc hiện đại.
Dây Bắc, Quảng: Sol – La – Do – Re – Mi – Sol
Dây Đảo: Sol – La – Do – Re – Fa- Sol
Dây Nam Ai, Xuân: Sol – Si – Do – Re – Fa- Sol
Dây Vọng cổ: Sol – Si – Do – Re – Mi – Sol
Sa Mạc: Sol – Si – Do – Re – Fa- Sol
Tây Nguyên: Sol – Si – Do – Re – Fa# – Sol
IV/ Kỹ thuật chơi đàn TranhNói như ở phần trên thì không có nghĩa là tay trái, gần khu vực đầu nhỏ của đàn là vô tác dụng. Nếu như tay phải dùng để tạo ra các âm thanh chính thì tay trái dùng để tạo ra các kỹ thuật nhằm tăng sự phong phú cho tiếng đàn khi phát ra.
Tay trái có thể chặn trên đầu các con nhạn làm cho dây đàn hơi khựng lại, tạo ra âm thanh khá giống đàn bầu.
Vì mỗi nốt nhạc chia ra 1 dây nhất định tương tự như các phím đàn piano, nên đàn tranh có thể hoàn toàn tạo ra các hợp âm và đồng thời vẫn chơi được các nốt riêng lẻ. Lúc này tay phải vẫn chơi các nốt theo giai điệu còn tay trái có thể dùng các ngón tay móc các dây đàn gần như cùng lúc để tạo ra các hợp âm.
Nếu đã có thể tạo ra hợp âm thì hoàn toàn có thể chơi được tân nhạc. Nhưng theo ngũ cung Việt Nam thì lại không có nốt Si. Lúc này dùng ngón tay ở tay trái nhân xuống dây nốt La và tay phải khẩy vào dây La này thì chúng ta có nốt Si. Và có nốt Mi nhưng không có nốt Fa thì chúng ta “xài ké” dây Mi và nhấn xuống bằng tay trái, chúng ta có nốt Fa.
V/ Các loại đàn tương tự như đàn TranhĐàn Kayakum của Hàn Quốc
Đàn Koto của Nhật Bản
Đầu tiên là một ca khúc của một nhạc sĩ trẻ với chất nhạc rất riêng. Anh đã kết hợp tiếng đàn Tranh vào ca khúc nhạc hiện đại của mình một cách tuyệt vời. Ca khúc Quá Lâu của nhạc sĩ Vinh Khuat
Khi nghe đến đoạn nhạc sử dụng tiếng đàn tranh, bạn sẽ cảm thấy Tết đang tới rất gần rồi. Một minh chứng hùng hồn cho tính dân tộc đậm sâu của đàn Tranh. Các bạn để ý xem đoạn nhạc sử dụng tiếng đàn Tranh trong cá khúc, mở đầu chính là cách đánh bài Lưu Thủy Trường mà mình đã đề cập đấy.
https://www.facebook.com/vinhkhuatmusic/videos/10216952629038923/
Ca khúc Tình Yêu Màu Nắng được thể hiện qua tiếng đàn Tranh:
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
https://www.youtube.com/watch?v=J2Eed85VcZM
VI/ Tạm kếtCác bạn thấy đấy, thực sự đàn tranh với số dây là 16, số nhạn là 32 và rất nhiều kỹ thuật chơi đàn đã biến đàn Tranh trở thành cây đàn có sức ảnh hưởng rất lớn trong dòng chảy âm nhạc. Từ các buổi đờn ca tài tử dân dã đến các buổi nhạc lễ long trọng. Đàn Tranh đều có một vị thế riêng không lẫn được với loại đàn nào từ âm thanh đến dáng hình đầy hoài niệm của nó.
Và sự kết hợp đàn Tranh vào dòng chảy âm nhạc hiện đại đã xóa nhòa ranh giới âm nhạc của các nền văn hóa đồng thơi nâng niu nhau cho ra đời những sản phẩm âm nhạc đột phá.
Tác giả: Quân Nguyễn
Phát hành: ADAM Muzic
Dẫn nguồn:
Móng đàn tranh, chúng tôi [Oct 6th, 2023], http://hocdantranh.vn/, [Oct 6th, 2023]
Koto: The National Instrument of Japan, Hikikyo78, [Jul 28th, 2013], https://americanhikikomorifilm.wordpress.com/2013/07/28/koto-the-national-instrument-of-japan/, [Oct 6th, 2023]
Gayageum, chúng tôi https://www.thinglink.com/scene/374936980074528768, [Oct 6th, 2023]
Đàn Tranh, hocdanbinhduong.net,http://hocdanbinhduong.net/san-pham/dan-tranh-mot-nhac-cu-doc-dao.htm, [Oct 6th, 2023]
Bài Thuyết Minh Về Con Trâu Ở Làng Quê Việt Nam
1. Dàn ý thuyết minh về con trâu về con trâu làng ở Việt Nam
Cách 1: Giới thiệu khái quát về con trâu
Một trong những con vật thân thuộc và hữu ích nhất ở làng quê Việt Nam, giúp đỡ người nông dân những công việc đồng áng là con trâu. Con trâu từ lâu đã trở thành người bạn gắn bó với người nông dân, trở thành biểu tượng cho tính cần cù, chăm chỉ, hiền lành của người nông dân Việt.
Cách 2: dẫn dắt từ một câu thơ, câu ca dao về con trâu.
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày là việc nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
hay trong bài thơ “Quê hương” của Giang Nam
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
1.2. Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa của con Trâu*Nguồn gốc, đặc điểm chung về hình dáng của loài trâu.
– Loài trâu ở Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, có đặc tính hiền lành và biết nghe lời, không hung dữ hoặc nổi loạn như những loài trâu rừng hay loài trâu không thuần. Trâu được nuôi ở rộng khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng nông thôn.
– Hình dáng và đặc điểm bên ngoài của loài trâu có sự khác biệt giữa giống đực và giống cái, cụ thể:
+ Giống đực: có tầm vóc cao lớn hơn con cái, phía trước thường cao hơn hẳn, phía sau thấp hơn.
+ Giống cái: Con cái thường nhỏ hơn con đực, linh hoạt hơn trong chuyển động.
+ Cân nặng trung bình khoảng 250-500kg, có sự khác biệt giữa trâu đực, trâu cái và độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của từng chú trâu.
+ Các bộ phận như đầu, cổ, thân, chân, đuôi, và da: đầu dài, trên đầu là cặp sừng dài, cong vút, trán rộng, phẳng, hơi gồ, da khô, mắt to, tròn, đen láy, lanh lẹ, miệng trâu rộng, khít, răng nhiều, nhưng hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo. Trâu là loài động vật nhai lại, thường ăn thực vật, đặc biệt là cỏ và có thể nhai được cỏ khô, rơm khô trong mùa đông hay trong điều kiện khan hiếm thức ăn.
+ Chân trâu rất khỏe, có thể chống đỡ cả cơ thể, đuôi trâu to, dài, thường phe phẩy để đuổi một số loài như ruồi, muỗi.
*Lợi ích to lớn mà loài trâu mang lại cho người nông dân Việt.
Trâu là loài vật mang đến rất nhiều lợi ích, không chỉ có giá trị với nông nghiệp mà còn mang lại những giá trị tinh thần to lớn.
+ Trâu được sử dụng với mục đích hỗ trợ người nông dân trong công việc đồng áng, đến mùa cấy gặt hay trồng hoa màu, đất cần được cày bừa lên để thêm phần tơi xốp, trâu sẽ kéo cày đúng như câu nói “con trâu theo trước cái cày theo sau”.
+ Trâu có thể sinh sản và tạo ra nhiều lứa trâu, trâu con có thể được nuôi lớn để tiếp tục phục vụ cày bừa, cũng có thể được bán đi để có thêm thu nhập. Trâu 3 năm tuổi có thể đẻ được lứa đầu, một đời trâu có thể đẻ được từ 5-6 nghé con.
+ Trâu được sử dụng như một nguồn cung cấp thịt cho con người, khả năng cho thịt của trâu là 45%, hơn thế nữa, trâu còn có khả năng cho sữa, da trâu có thể làm được mặt trống, làm giày, sừng trâu có thể làm đồ mỹ nghệ hoặc đồ trang trí trong nhà.
+ Một trong những lợi ích to lớn mà trâu đóng góp cho việc phát triển nông nghiệp là tạo ra phân trâu, hữu ích trong việc nuôi dưỡng cây trồng, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tiết kiệm được một khoản chi phí khác cho người nông dân.
– Bên cạnh những lợi ích về nông nghiệp, trâu còn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
+ Trâu từ lâu đã trở thành người bạn của người nông dân trên ruộng đồng, những hôm cày bừa vất vả hay những lúc nghỉ ngơi dưới bóng cây đều có trâu làm bạn.
+ Trâu còn xuất hiện trong các lễ hội, mang đến sự giải trí và giá trị tinh thần cao cho những người đi xem hội, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Việt. Một số lễ hội chọi trâu nổi tiếng như hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng, hội đâm trâu ở Tây Nguyên, là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
1.3. Kết bài: Khái quát lại nội dung về con TrâuTổng kết lại nội dung thuyết minh, nêu cảm nghĩ cá nhân
Trâu là loài vật thích hợp với cuộc sống thôn quê Việt Nam. Chính bởi những lợi ích to lớn cũng như giá trị mà trâu mang lại, loài vật hiền lành này được yêu quý bởi biết bao thế hệ người nông dân Việt.
2. Bài văn mẫu thuyết minh về con trâu làng ở Việt Nam 2.1. Bài văn mẫu thuyết minh về con trâu làng ở Việt Nam số 1Con trâu là hình ảnh vô cùng quen thuộc, gắn bó mật thiết với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, cánh đồng ruộng và người nông dân chân lấm tay bùn, không gì có thể thay thế được. Từ bao đời nay, mỗi khi nhắc đến con trâu là chúng ta sẽ lại nghĩ ngay đến những vai trò, lợi ích vô cùng to lớn của nó đối với nền nông nghiệp của nước nhà. Đó cũng chính là biểu tượng của việc không ngại gian khổ của người nông dân Việt Nam.
Những con trâu ở Việt Nam hiện nay là những con trâu rừng đã được đưa về nuôi và thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố khá rộng rãi ở khắp Việt Nam và một số nước ở châu Á. Người Việt không chỉ biết săn trâu mà còn biết thuần hóa những con trâu rừng biến chúng thành vật nuôi, lợi dụng sức khỏe của trâu để phục trong việc đồng áng, hỗ trợ trong lao động sản xuất. Trâu là một loại động vật ăn cỏ thuộc lớp có vú, thân hình của trâu vô cùng to lớn, lông mọc ở trên thân con trâu là lông mao thường có màu đen đậm. Da trâu rất là dày và bóng loáng, có thể màu đen hoặc màu đen vàng. Hai tai của trâu như hai cái lá sung lúc nào cũng vẫy vẫy để đuổi ruồi. Bên cạnh đó tai trâu cũng vô cùng thính giúp trâu có thể nghe được tất cả những âm thanh từ khá xa. Mũi trâu lúc nào cũng ươn ướt, màu đen, người ta thường luồn dây thừng vào mũi trâu để dễ kéo đi theo ý muốn của mình. Mắt của trâu rất to và tròn, trâu và bò đều là 2 động vật thuộc nhóm động vật nhai lại do chúng chỉ có một hàm răng dưới để nhai thức ăn. So với kích thước của cơ thể thì đuôi của trâu hơi ngắn. Hai cái sừng trâu ở phía trên đầu uốn cong như hình lưỡi liềm giúp trâu bảo vệ bản thân trước sự tấn công của kẻ thù Sừng trâu khá dài nhưng phía bên trong thì đều rỗng tuếch. Trâu mỗi năm sẽ sinh con từ 1 đến 2 lần, mỗi lần là một con. Những con trâu mới được sinh ra được gọi là nghé, nghé vừa chào đời sẽ có cân nặng khoảng 20-25 kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày thì nghe đã có thể tự đứng dậy, mấy ngày sau có thể mở mắt và đi lại bú sữa mẹ. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyết vú. Những chú nghé lớn rất nhanh và chưa có sừng như trâu trưởng thành còn lại các bộ phận khác không hề khác so với trâu mẹ.
Trâu có hai loại là trâu đực và trâu cái, chúng đều có đặc tính, bản chất giống nhau nhưng hình dáng và kích thước thì khác nhau tuy nhiên không đáng kể.Trâu đực thường có ngoại hình bên ngoài to lớn hơn trâu cái, những cái sừng cũng to, nhọn và dày hơn, đôi chân thì chắc chắn , lúc chạy vô cùng nhanh. Đầu trâu đực thường có kích thước lớn hơn trâu cái một chút. Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng bản chất những con trâu lại là con vật hiền lành nhưng khá nặng nề trong việc đi lại. Mỗi con trâu trưởng thành thường nặng từ 300-600 kg tùy vào sức khỏe và thể trạng của mỗi con. Sức chịu lực của trâu rất dẻo dai, nó có thể kéo được rất nhiều đồ đạc có khối lượng lớn hơn cân nặng của nó. Không giống như những động vật khác thì trâu có một kiểu ngủ khá đặc biệt đó là hai chân của trâu sẽ gập vào trong và đầu sẽ để trên đó để ngủ. Để có thể nuôi được trâu không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Vì trâu làm việc từ sáng đến tối nên cho ăn 3 bữa chính là sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của những con trâu nên vào mùa xuân và mùa hạ chúng ta có thể dễ dàng tìm được cỏ trên những cánh đồng, những đồi cỏ để cho trâu ăn. Còn vào những ngày đông rét buốt nhất là các tỉnh thành ở phía Bắc nhiệt độ có thể xuống tới 5-7 độ C vì vậy cỏ không thể mọc được. Cho nên tốt nhất chúng ta nên dự trữ trước cỏ khô hoặc rơm rạ cho cho trâu ăn. Ủ xanh cỏ cũng là cũng là một cách rất tốt vừa giúp cỏ được tươi lâu, cỏ được ủ bổ sung hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của những con trâu hoạt động tốt hơn. Sau khi trâu làm việc mệt nhọc mới về đừng cho trâu ăn ngay mà hãy cho chúng được nghỉ ngơi rồi pha ít nước muối pha loãng sau đó ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày phải cũng cấp đủ nước cho những con trâu với 20 lít nước/ 1 con trâu/ 1 ngày. Muốn những con trâu luôn được khỏe mạnh để chúng hỗ trợ trong việc đồng áng thì cần phải có chế độ chăm sóc, ăn uống, ngủ nghỉ thật phù hợp và chu đáo. Sau khi từ cánh đồng về, hãy xoa bóp vai cày cho những con trâu bởi đó là bộ phận sử dụng nhiều nhất trong ngày. Tắm mỗi ngày khoảng 30-45 phút để có thể điều hòa được nhiệt độ cơ thể của chúng. Trong mỗi buổi cày , không nên bắt trâu cày liên tục trong nhiều giờ mà cần cho trâu nghỉ ngơi từ 3-5 lần , mỗi lần như vậy khoảng 15-20 phút để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chúng, tránh để trâu làm việc quá lâu sẽ không hiệu quả.Còn nếu trâu phải làm việc cả tuần thì cần cho chúng nghỉ một ngày không nên bắt chúng làm việc quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và lâu dần sẽ bị suy yếu. Nếu trong quá trình làm việc mà thấy sức của những con trâu có dấu hiệu bị sụt giảm cần cho nghỉ ngơi 1 tuần để cho lại sức, bồ bổ nhiều cỏ tươi và cháo cám. Đối với những người nông dân thì con trâu chính là tất cả tài sản của họ cho nên việc chăm sóc, bảo vệ chúng là rất cần thiết và vô cùng quan trọng.
Quanh năm suôt tháng những con trâu cùng người nông dân chăm lo chuyện đồng áng. Những con trâu to khỏe, chăm chỉ, cần cù nên thường phải làm những công việc rất nặng nhọc, vất vả của nhà nông. Từ sáng sớm khi mặt trời còn chưa mọc, những con trâu đã cùng những người nông dân ở trên những cánh đồng cho đến khi màn đêm đã buông xuống những con trâu vẫn miệt mài bên những luống cày..
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo vô cùng quan trọng cho người nông dân, lực kéo trung bình của một con trâu ở trên những cánh đồng là khoảng 70-80 kg. Những con trâu loại A mỗi ngày cày được 3-4 sào ruộng, loại B sẽ là khoảng 2-3 sào ruộng và cuối cùng loại C là từ 1,5-2 kg. Sức của con trâu còn được sử dụng để kéo đồ đạc, chở hàng hóa nếu ở trên đường tốt thì có thể kéo được 700-800 kg còn nếu ở trên đường xấu thì ccó thể kéo được 400-500 kg. Trong trường hợp kéo trên đường nhựa thì có thể lên tới 1 tấn hàng, trường hợp kéo trên đường đồi núi những chú trâu có thể kéo được 1m^3gỗ trên đoạn đường từ 3-5 km. Trâu làm việc với cường độ mạnh như vậy, sử dụng nhiều sức lực như vậy nhưng bữa ăn của trâu vô cùng đơn giản chỉ có rơm và cỏ. Trâu cũng là một nguồn cung cấp thực phẩm cho con người sử dụng. Thịt trâu chứa nguồn dinh dưỡng chất đạm rất cao và chất béo khá thấp. Bên cạnh đó sữa trâu cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo vô cùng dồi dào. Da của con trâu có thể dùng làm mặt trống hoặc làm giày dép. Sừng trâu được sử dụng để sản xuất đồ mĩ nghệ như lược, tù và,… Con trâu không chỉ đóng góp vào đời sống vật chất của người nông dân Việt Nam mà còn đóng góp vô cùng lớn vào đời sống tinh thần của mọi người dân nơi đây. Đã từ xa xưa, trâu là một trong 12 con giáp và trở thành con vật gắn liền với tuổi đời của con người sinh năm con trâu, những người mang tuổi trâu thường rất hiền lành và chịu khó. Trong đời sống tinh thần, con trâu là một con vật vô cùng thiêng liêng và được tôn trọng dùng để tế lễ thần linh vào trong các ngày lễ như lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Những con trâu chăm chỉ cũng gắn liền với các lễ hội, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng là một ví dụ điển hình. Những con trâu được chăm sóc một cách vô cùng cẩn thận, được luyện tập chu đáo. Những con trâu tham gia vào lễ hội đều có thân hình to lớn, vạm vỡ với cặp sừng hình vòng cung nhọn hoắt, da trâu đen bóng loáng tất cả như chỉ chờ lệnh được vào sân. Trong tiếng trống rộn ràng cùng tiếng ro hò nhiệt tình của những người cổ vũ hai con trâu đấu với nhau.Tìm Trâu là một động vật rất to lớn và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, những cánh đồng lúa, những mảnh ruộng cày đã gắn bó với đời sống của những người nông dân Việt Nam từ bao đời nay. Công việc đồng áng vô cùng khó khăn và vất vả nhưng những người nông dân vẫn luôn có một “người bạn” ở cạnh giúp đỡ mình đó là chú trâu. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian nan vất vả chỉ cần người nông dân cần đến thì những con trâu sẵn sàng, không ngại gian lao để cùng người nông dân cày cấy những thửa ruống đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Người nông dân vẫn hay nói với nhau rằng “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhưng những con trâu thì không cần gì ngoài những ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để nghỉ ngơi lúc hoàn thành công việc. Những ngày nhàn rỗi, trâu lại làm bạn với tiếng sao trong trẻo trên đồi cỏ, những cánh diều mộng mơ của những đứa trẻ mục đồng. Những chú bé cưỡi trên lưng trâu đùa nghịch tạo nên những kỷ niệm tuổi thơ khó quên trong cuộc đời của các em cho đến tận sau này. Là một loài động vật giúp ích cho những người nông dân ngoài ra những con trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu chứa rất nhiều hàm lượng chất đạm và chứa ít hàm lượng chất béo. Sữa trâu cung cấp cho người sử dụng một lượng chất đạm và chất béo dồi dào. Da trâu được sử dụng trong việc sản xuất mặt trống, làm giày dép. Sừng trâu sẽ được sử dụng làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,…Con trâu còn gắn liền với lễ hội truyền thống của nước Việt Nam như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc một cách chu đáo, cẩn thận từ rất lâu để chuẩn bị thật tốt cho ngày lễ hôm đó. Con nào cũng rất vạm vỡ, sừng cong và nhọn hoắt, da bóng loáng trông rất oai phong hùng dũng chỉ chờ vào sân để thi đấu trong tiếng trống giục giã, trong tiếng reo hò của người cổ vũ. Tìm hiểu nguồn gốc của lễ hội chọi trâu thì nó mang ý nghĩa vô cùng lớn lao và quan trọng. Ngoài để vui chơi, giao lưu thì còn để tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần đã giúp đỡ trong thời gian vừa qua ; vừa để duy trì kỷ cương phong tục của làng xã và cầu nguyện cho công việc được thuận lợi. Ngoài ra chúng ta có thể kể thêm một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của những người dân ở Tây Nguyên. Câu trâu bị giết sẽ được đưa đi xẻ thịt và chia đều cho tất cả những hộ gia đình ở buôn làng cùng chúc mừng một mùa màng thội thu. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi ra biển thuận buồm xuôi gió vì vậy ngày hội càng trở nên thiêng liêng và trang trọng.
Hình ảnh những con trâu đã in sâu vào trong ký ức của những đứa bé lớn lên tại vùng quê. Chắc ai cũng biết Đinh Bộ Lĩnh đã làm nên lịch sử khi thống lĩnh được 12 sứ quân, người đã từng có một tuổi thơ gắn bó với những những con trâu qua những trò đánh trận giả hay là trò đua trâu đầy hấp dẫn. Chắc rằng mỗi chúng ta đều đã bắt gặp hình ảnh rất nên thơ của làng quê Việt Nam đó là hình ảnh những chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh những cậu bé mục đồng đang thổi sáo bên những con trâu,… tất cả những hình ảnh đó đều trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân tranh Đông Hồ và các nhà văn học.Con trâu là biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á được tổ chức ngay tại Việt Nam. Biểu tượng con trâu vàng mặc bộ quần áo của các vận động viên của nước khác vào ngày 25/12/2002 đã tôn vinh sự trân trọng và yêu quý của người dân Việt Nam dành cho con trâu. Mang một ý nghĩa hết sức to lớn về mọi mặt trong đời sống của những người nông dân, con trâu đã trở thành một con vật không thể thiếu và xứng đáng để họ có trách nhiệm bảo vệ, nâng niu và quý trọng. Cho dù bây giờ cuộc sống hiện đại, có rất nhiều các loại máy móc thay thế vai trò của những con trâu trong lao động sản xuất nhưng ý nghĩa của nó mang lại thì không gì có thể thay thế được trong cuộc sống của nông dân Việt Nam với hình ảnh cần cù, chung thủy đã in sâu vào trái tim mỗi người.
2.2. Bài văn mẫu thuyết minh về con trâu làng ở Việt Nam số 2“Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
(Quê hương_Giang Nam)
Đã từ lâu, hình ảnh con trâu không chỉ gắn với cái cuốc,cái cày, những công việc đồng áng mà còn gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của nhiều thế hệ trẻ. Con trâu đã trở thành người bạn của người nông dân Việt, đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đối với nông nghiệp mà còn có giá trị tinh thần to lớn.
Trâu Việt Nam là giống trâu thuần chủng, hiền lành, được gọi là trâu đầm lầy, xuất hiện ở khắp các vùng nông thôn trên mọi miền Tổ Quốc.
Về đặc điểm hình dáng, trâu có sự khác biệt giữa giống đực và giống cái, giống đực thường to hơn, giống cái nhỏ hơn nhưng lại linh hoạt hơn trong chuyển động. Trâu có đầy đủ các bộ phận như đầu, cổ, thân mình, chân, đuôi. Điều đặc biệt, trâu có miệng rộng, chỉ có một hàm dưới, hàm trên không có răng chỉ có miếng đệm rất dẻo, dẻo, phù hợp với đặc tính của động vật nhai lại. Nói về đặc điểm này của loài trâu, có một bài ca dao như sau:
“Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao”
Câu ca dao trên đồng thời cũng nói thêm về một đặc tính nữa của loài vật này là rất dễ nuôi, thức ăn chính là cỏ, một loài cây phổ biến và dễ tìm ở vùng nông thôn Việt Nam.
Loài trâu to khỏe phù hợp với tính chất công việc là cày bừa, làm những công việc nặng nhọc hỗ trợ người nông dân. Bên cạnh đó, trâu cũng mang đến nhiều giá trị khác như nuôi lấy thịt, da trâu làm đồ trang trí, trang sức, vật dụng, sừng trâu làm đồ mỹ nghệ. Đúng như ca dao xưa đúc kết:
“Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa.”
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất, con trâu còn đóng góp to lớn vào nâng cao giá trị tinh thần của người Việt. Trâu là con một con vật xuất hiện trong 12 con giáp, là những con vật thân thuộc nhất của người Việt. Những người tuổi trâu thường là người hiền lành, chăm chỉ, cần cù, giống như đặc tính của linh vật thiêng liêng đại diện cho nó.
Trâu trở thành người bạn của người nông dân cả những khi ở trên ruộng đồng hay những lúc nghỉ ngơi. Đối với trẻ thơ, trâu còn là loài vật gắn với những kỉ niệm không thể nào quên, những buổi thả diều, cắt cỏ, những buổi nhặt rạ nướng khoai trong khi chăn trâu, những khi gió mát được nằm trên thảm cỏ xanh tươi mơ mộng…
Hơn thế nữa, trâu còn gắn với những lễ hội đình đám, thu hút đông đảo người xem, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo, con nào cũng vạm vỡ, to khỏe, sừng cong vút, hứa hẹn mang đến cho khán giả những màn biểu diễn tốt nhất. Âm thanh rộn rã, sống động, giục giã và không khí háo hức trong lễ hội là một nét đặc trưng ở Việt Nam. Ngoài ra, ở một số vùng như ở Tây Nguyên còn có lễ hội đâm trâu với mục đích cầu mong cho buôn làng một mùa màng bội thu.
Con trâu của quê hương đất Việt còn vượt ra khỏi lũy tre làng để trở thành biểu tượng của SEA Game 22, tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần thượng võ, sự trung thực. Hình ảnh chú trâu xuất hiện làm hình ảnh trang trí cho nhiều vật dụng và đồ trang trí càng thể hiện sự thân thuộc và tầm quan trọng của loài vật này trong cuộc sống của người Việt.
Như vậy, chắc hẳn mỗi người đã có những hiểu biết chung nhất về con trâu Việt Nam, loài vật hiền lành, chăm chỉ, mang tới nhiều giá trị quý báu. Loài vật này sẽ mãi trở thành biểu tượng thân quen của mỗi người con đất Việt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Yêu Quê Hương Việt Nam, Thích Uống Trà Mạn” trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!