Xu Hướng 6/2023 # Xác Định Mật Độ Trồng Mía # Top 14 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Xác Định Mật Độ Trồng Mía # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Xác Định Mật Độ Trồng Mía được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Xác định phương thức trồng mía

1.1. Phương thức trồng thủ công

Trồng mía thủ công là phương thức trồng chủ yếu dựa vào sức lao động của nhân công là chính, từ khâu làm đất cho đến khi đặt hom và lấp đất.

Đối với phương thức trồng này, thì mật độ trồng dày, khoảng cách hàng x hàng là 0,8 x 1m. Số lượng hom giống khoảng 38.000 hom/ha.

Trồng mía thủ công

1.2. Phương thức trồng công nghiệp

Trồng mía công nghiệp là phương thức trồng sử dụng máy móc là chủ yếu, máy trồng mía có thể thực hiện cùng lúc công việc đặt hom bà lấp đất.

Đối với phương thức trồng này, thì mật độ trồng thưa, khoảng cách hàng x hàng là 1 x 1,2m. Số lượng hom giống khoảng 34.000 – 36.000 hom/ha.

Trồng mía công nghiệp

2. Căn cứ đặc điểm giống mía

2.1. Giống mía ngắn ngày

Nhóm có thời gian sinh trưởng từ 8 – 16 tháng hay còn gọi là mía 1 năm tuổi. Nhóm mía này được chia thành nhóm chín sớm (8 – 12 tháng) và chín muộn (12 – 16 tháng).

Một số giống mía ngắn ngày được trồng phổ biến: Giống ROC 1 (Tân Đài đường1), giống ROC 10 (Tân Đài đường 10), giống Quế đường 11 (Quảng Tây-Trung Quốc sản xuất), Việt đường – 54/143, NCo – 310, Cp 39 – 74…

2.2. Giống mía dài ngày

Nhóm có thời gian sinh trưởng phát triển 18 – 24 tháng, thường là những giống có tiềm năng năng suất rất cao, còn phổ biến ở Hawai – Châu Mỹ la tinh.

Một số giống mía dài ngày được trồng phổ biến: POJ -3016, POJ 2878, Co 290, F 134, F 156, F 157…

3. Căn cứ điều kiện môi trường

3.1. Căn cứ điều kiện khí hậu, thời tiết Nhiệt độ

Thích hợp trong phạm vi 20 – 25oC. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp.

Tương ứng với mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây mía cần những ngưỡng nhiệt độ thích hợp như sau:

+ Thời kỳ mía nẩy mầm cần nhiệt độ trên 15oC.

+ Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21 – 15oC.

+ Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30 – 32oC.

+ Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm.

Ánh sáng

Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng.

Cây mía cần cường độ ánh sáng mạnh, thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu 1.200 giờ trở lên.

Lượng nước và ẩm độ đất

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm dóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp 70 – 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65 – 70%.

+ Thời kỳ mía nẩy mầm cần ẩm độ đất khoảng 65%

+ Thời kỳ mía phát triển lóng vươn cao cần ẩm độ đất 75-80%.

+ Thời kỳ mía chín cần ẩm độ đất dưới 70%

3.2. Căn cứ điều kiện đất đai

Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5 – 7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém… đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ và có biện pháp cải tạo đất.

3.3. Căn cứ điều kiện canh tác a. Yêu cầu về đất của cây mía

Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ, có khoảng 20% sét; 5 đến 10% chất hữu cơ, phần còn lại là limon và cát. Đất có cấu tượng viên tốt; giữ nước tốt và luôn luôn xốp thoáng. Thường xuyên điều hòa được chế độ nước và chế độ không khí trong đất;

Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bao giờ bị úng thủy. Đất có tầng dày từ 80cm trở lên.

Đất trung tính – độ pH từ 6 đến 7.

b. Các loại đất thích hợp với cây mía

Đất có nguồn gốc núi lửa;

Đất phù sa mới ven các sông ngòi, được bổ sung phù sa hàng năm; Các loại đất bồi tụ khác, có tỷ lệ mùn cao;

Các loại đất khác, có cấu tượng khá, có tầng canh tác dày và giữ ẩm tốt …

c. Cách chọn đất để trồng mía và vườn đề cần lưu ý đối với từng loại đất

+ Phải chọn vùng tập trung để có thể xây dựng được một nhà máy đường, nơi giải quyết đầu ra cho cây mía.

+ Khi đã xác định được vùng hoặc đã có nhà máy đường rồi thì việc chọn đất sẽ được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

Chọn loại đất đồi thấp và tương đối bằng, giàu mùn, có tầng dày trên 1m, có nguồn nước để tới khi cần thiết. Với loại đất này, nếu thâm canh tốt có thể đạt năng suất mía từ 90 tấn/ha trở lên. Theo giá cả năm 1994, 1 ha sẽ có tổng thu nhập trên 15 triệu đồng, trong đó lãi thuần trên 8 triệu đồng/ha/năm; hơn hẳn nhiều cây trồng khác trên loại đất ấy (Hình 4.3).

Đất đồi thấp

Chọn đất lúa không chủ động nước, hoặc đất một vụ lúa 1 vụ màu mà tổng thu nhập các cây lương thực quy ra thóc cả năm dới 7 tấn/ha (với điều kiện bên dới không có tầng gley hoặc đất sét nặng).

Loại đất này trồng mía đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất 80-90 tấn/ha trở lên một cách ổn định, tổng thu nhập cao và lãi hơn nhiều so với trồng cây lương thực.

Đất lúa không chủ động được nước

Muốn trồng mía có hiệu quả cao trên loại đất này phải chú ý các vấn đề sau đây:

– Phải xây dựng hệ thống tiêu thủy hoàn chỉnh, không được để đọng nước quá 24 giờ sau các trận ma to.

Hệ thống tiêu nước

– Phải bón vôi hợp lý để cải tạo độ chua.

Bón vôi cải tạo đất chua

– Phải phá tầng đế cày bằng cày không lật.

Cày đất không lật

Chọn các loại đất đồi có màu đỏ, đất feralit phát triển trên đá mẹ bazan hoặc gabro, có độ dốc dưới 7o và có tầng dày trên 80cm. Loại đất này dù không có nguồn nước tới, nếu trồng mía thâm canh, đúng kỹ thuật vẫn có thể đạt năng suất trên 80 tấn/ha. Hiệu quả cao hơn trồng các cây khác; mỗi hecta lãi thuần trên 6 – 7 triệu đồng.

Khi trồng mía cần lưu ý:

– Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn.

Kỹ thuật làm đất ở vùng đất đồi

– Phải trồng sớm để mía giao tán trước mùa mưa. Các loại đất này có thể chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm có hàm lượng mùn và hàm lượng NPK vào loại trung bình hoặc khá, thì có thể đa vào trồng mía ngay. Loại này tuy năng suất mía không cao nhưng cũng có thể phấn đấu trồng mía có lãi; năng suất trung bình từ 60 tấn/ha trở lên.

+ Nhóm nghèo mùn hoặc nghèo NPK. Nhóm này phải tiến hành cải tạo trước khi trồng mía. Khi trồng mía phải bón đủ phân hữu cơ và NPK theo sự hướng dẫn ở phần phân bón.

Đối với 2 nhóm đất này cần phải lưu ý thêm các vườn đề sau đây:

– Làm đất sâu 40 – 50cm để bộ rễ có thể xuống đến độ sâu 50 – 60cm, tăng khả năng chống hạn trong các tháng thiếu ma;

– Cải tạo độ chua một cách hợp lý;

– Bón đủ lân và kali;

– Áp dụng toàn bộ hệ thống biện pháp chống xói mòn, chống rửa trôi, biện pháp canh tác phòng chống hạn;

– Dùng giống mía chịu hạn khỏe.

4. Tính mật độ trồng mía

4.1. Xác định khoảng cách hàng

Khoảng cách hàng và độ sâu trồng mía tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở mỗi vùng. Mật độ quá dày thì độ lớn của cây mía sẽ giảm đi và ngược lại. Một số giống đẻ nhánh nhanh thì khoảng cách giữa các hàng chóng phủ kín, một số giống khác cây đứng, phủ hàng chậm có thể trồng dày.

Khoảng cách hàng mía

Mối quan hệ giữa khoảng cách hàng, mật độ cây và năng suất

Khoảng cách hàng càng rộng, hàm lượng chất dinh dưỡng càng nhiều thì mía đẻ càng mạnh về số cây trên hàng sẽ cao, cao mãi cho đến bao giờ lá giao tán. Sauk hi giao tán các cây thấp, cây yếu sẽ bị đào thải, chỉ giữ lại một mật độ hợp lý mà thôi. Nếu trồng với khoảng cách hàng càng hẹp thì lá càng chóng giao tán, mía sẽ đẻ ít và hiện tượng đào thải sẽ xảy ra mãnh liệt hơn, số cây trên hàng sẽ ít di, cuối cùng mật độ cây/ha hay cây/m2 sẽ không sai khác bao nhiêu.

Tóm lại, khoảng cách hàng phải vận dụng sáng tạo:

– Khoảng cách hàng rộng → mía đẻ nhiều → to cây, số cây/hàng nhiều

– Khoảng cách hàng hẹp → mía đẻ ít hoặc không đẻ → bé cây, số cây/hàng ít, tỷ lệ cây hữu hiệu thấp (đào thải mạnh).

4.2. Xác định khoảng cách hom

Đối với cây mía, khái niệm mật độ cần phân định rõ như sau:

– Mật độ mầm khi kết thúc nẩy mầm – lúc mía có 3 – 4 lá thật

– Mật độ mầm khi kết thúc đẻ – lúc mía có 6 – 8 lá thật

– Mật độ cây đầu thời kỳ lóng – lúc mía có 10 – 15 lá thật

– Mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch

Trong 4 thời kỳ kể trên, thì mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch là quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng.

– Mật độ lúc này quá thấp sẽ dẫn đến năng suất thấp

– Mật độ lúc này quá cao sẽ làm cho bẹ cây dễ đổ, tỷ lệ cây vô hiệu cao, dễ nhiễm sâu rệp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng.

– Mật độ cây hữu hiệu hợp lý của thời kỳ này sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, có lợi cho việc lưu gốc năm sau. Mật độ tối ưu của thời kỳ này là:

+ 65.000 – 75.000 cây hữu hiệu 1ha đối với to cây (khoảng 7 cây/m2)

+ 75.000 – 80.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống to trung bình (khoảng trên dưới 8 cây/m2)

+ 80.000 – 100.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống bé cây (khoảng 9 cây/m2)

Khi kết thúc nẩy mầm, mật độ cao hay thấp không quan trọng lắm, lúc này chỉ cần mầm phân bố đều, đừng có chỗ nào quá dày hoặc quá thưa, trên hàng cứ khoảng 15 – 20cm có một mầm là tốt, nhưng nếu phân bố đều 10cm, 30cm, 40cm 1 mầm cũng không sao, vì mọc thưa mía sẽ đẻ nhiều, mọc dày mía sẽ đẻ ít. Nếu chăm sóc tốt cuối cùng mật độ hữu hiệu sẽ không chênh nhau mấy. Nhìn chung mật độ tối ưu nhau lúc này là từ 50.000 – 80.000 mầm/ha.

Mật độ mầm tối ưu khi kết thúc đẻ là:

+ 100.000 – 110.000 mầm/ha đối với giống to cây

+ 110.000 – 130.000 mầm/ha đối với giống bé cây

Mật độ tối ưu thời kỳ lóng là cao hơn mật độ lúc thu hoạch từ 10 – 20% tùy mức độ sâu hại nặng hay nhẹ.

Để có được mật độ tối ưu cho từng thời kỳ cần nắm vững các biện pháp điều khiển sau đây:

– Dặm mầm cho các chỗ bị mất mầm từ 60cm trở lên

– Nếu thiếu mầm thì thúc đẩy mía đẻ nhánh bằng cách:

+ Bón đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý lân và kali

+ Lấp đất mỏng và xới đất tơi xốp

+ Tưới nước nếu có điều kiện

+ Tạo điều kiện đủ ánh sáng

– Nếu thừa mầm phải khống chế đẻ và loại bớt bằng cách:

+ Lấp đất dày vào đất (xuống chân, vun nhẹ)

+ Tỉa bớt các mầm thừa nếu có đủ công lao động

+ Định mầm khi mía bắt đầu có lóng, bằng cách cắt bỏ các cây vô hiệu, các chỗ quá dày (nếu có công lao động) để dành điều kiện tối ưu cho các cây còn lại.

4.3. Tính số hom trên đơn vị diện tích

Để tính được số hom trên đơn vị diện tích trồng mía, cần xác định:

+ Số hàng đặt hom

+ Chiều dài hàng

+ Chiều dài hom

+ Kiểu đặt hom

4.4 Xác định lượng hom mía giống cần có

Nhìn chung, lượng hom trồng hợp lý là khoảng 4 – 6 tấn/ha. Trường hợp muốn nhân giống nhanh có thể trồng từ 2 – 3 tấn/ha. Trong điều kiện thời tiết thích hợp, ấm áp và đủ ẩm chỉ nên trồng thành 1 hàng nối đuôi nhau hoặc cách nhau từ 3 – 6cm là vừa (khoảng 4 – 5 tấn/ha).

Trồng quá nhiều hom vừa tốn giống vừa quá thừa mầm, sau này mía phải tự đào thải từ 20 – 50% gây lãng phí phân bón làm cho mía nhỏ cây.

Nếu trồng mía trong mùa đông: Thời tiết khô và rét, có thể trồng thành 1 hàng rưỡi (nanh sấu) tức là vào khoảng 7 – 8 tấn/ha.

Trồng với lượng hom hợp lý (khoảng 4 – 6 tấn/ha) có điều kiện để chọn hom tốt, sạch bệnh, đỡ tốn giống, tốn công vận chuyển, đỡ tốn công trồng mà vân đảm bảo được mật độ cần thiết, vì mía có khả năng đẻ nhánh rất mạnh, nếu chăm bón tốt không sợ thiếu cây, mà cây lại to, vừa có lợi cho năng suất vừa có lợi cho việc để gốc vụ sau.

Tùy thuộc vào khoảng cách trồng:

+ Khoảng cách hàng dưới 1m: 38.000 hom

Khoảng cách hàng 1 – 1,2m: 34.000 – 36.000 hom.

Nguồn: Giáo trình cây mía đường – Bộ NN&PTNT

Xác Định Chính Xác Các Nhóm Đăng Ký Nhãn Hiệu

Xác định các nhóm đăng ký nhãn hiệu là thao tác cần thiết để tiến hành khai báo chính xác với Cơ quan đăng ký danh mục hàng hóa mà doanh nghiệp của bạn cần được bảo hộ nhãn hiệu.

Việc xác định kỹ lưỡng, chính xác nhóm nhãn hiệu muốn đăng ký sẽ hạn chế tối đa phát sinh các sai sót trong tờ khai cũng như giảm đáng kể thời gian thẩm định, lệ phí thẩm định trong quá tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Vậy làm thế nào để xác định chính xác nhóm đăng ký nhãn hiệu phù hợp, ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin có liên quan để tạo dựng cho bạn một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này.

Một số điều cần biết về các nhóm đăng ký nhãn hiệu theo quy định hiện hành

Các nhóm đăng ký nhãn hiệu được hiểu là danh mục phân chia các lĩnh vực hàng hóa được cho phép kinh doanh mà chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mặt hàng mà mình muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Theo quy định hiện hành, có tất cả 45 nhóm sản phẩm, dịch vụ có thể đăng ký nhãn hiệu được liệt kê chi tiết trong bảng phân loại NICE 11.

Bao gồm 3 nhóm chính: Từ nhóm 01-34 là danh mục các sản phẩm thuộc về nhóm sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, 35 là nhóm mô hình hoạt động thương mại, từ 36-46 là nhóm sản phẩm về dịch vụ.

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn cần thiết phải khai báo chính xác nhãn hiệu thuộc nhóm sản phẩm, dịch vụ nào vì phạm vi bảo hộ phụ thuộc hoàn toàn vào danh mục mà bạn đã đăng ký.

Nhãn hiệu này chỉ được bảo hộ độc quyền trong lĩnh vực nhóm sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký (ngoại trừ các nhãn hiệu nổi tiếng). Tổ chức cá nhân và doanh nghiệp khác hoàn toàn có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để ở nhóm sản phẩm dịch vụ mà bạn chưa đăng ký mà không vi phạm bản quyền!

Việc lựa chọn nhóm đăng ký nhãn hiệu còn ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phí và lệ phí mà bạn phải chi trả cho quá trình thẩm định đơn đăng ký. Thông thường, chi phí đăng ký cho một nhóm sản phẩm, dịch vụ nằm trong khoảng 2.000.000 đồng cho một nhóm gồm 6 sản phẩm, dịch vụ.

Và từ sản phẩm thứ 7 trở đi bạn sẽ phải chi trả 150.000 đồng cho một sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký thêm. Như vậy, để tiết kiệm chi phí bạn cần cân nhắc việc lựa chọn đúng nhóm sản phẩm, dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu sao cho phù hợp.

Làm sao để xác định chính xác các nhóm đăng ký nhãn hiệu?

Để có thể xác định chính xác nhất các nhóm đăng ký nhãn hiệu bạn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Phan Law tự tin cung cấp đầy đủ các dịch vụ pháp lý tốt nhất nhằm đồng hành xây dựng và bảo vệ thương hiệu của bạn

Adf: Tự Động Xác Định Chức Năng

ADF có nghĩa là gì? ADF là viết tắt của Tự động xác định chức năng. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Tự động xác định chức năng, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Tự động xác định chức năng trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của ADF được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài ADF, Tự động xác định chức năng có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.

ADF = Tự động xác định chức năng

Tìm kiếm định nghĩa chung của ADF? ADF có nghĩa là Tự động xác định chức năng. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của ADF trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của ADF bằng tiếng Anh: Tự động xác định chức năng. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.

Như đã đề cập ở trên, ADF được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Tự động xác định chức năng. Trang này là tất cả về từ viết tắt của ADF và ý nghĩa của nó là Tự động xác định chức năng. Xin lưu ý rằng Tự động xác định chức năng không phải là ý nghĩa duy chỉ của ADF. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của ADF, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của ADF từng cái một.

Ý nghĩa khác của ADF

Bên cạnh Tự động xác định chức năng, ADF có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của ADF, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Tự động xác định chức năng bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Tự động xác định chức năng bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.

Chương 2:Xác Định Hoạt Động Kinh Tế

Harvey B. King

Trong phần này, chúng ta sẽ đi lướt qua về quan điểm có tính chất mô tả về nền kinh tế – nhiều trong số này được tổng hợp từ cuốn Kinh tế học 100.

1. Một số định nghĩa quan trọng.

Có một số khái niệm chúng ta cần nhắc đến khi nghiên cứu chương này:

● Dòng (lưu lượng) là một biến xác định tỷ lệ trong một khoảng thời gian – ví dụ như lưu lượng nước chảy qua một vòi nước trong một giờ đồng hồ.

● Số lượng (vốn) là một biến xác định tổng số trong một khoảng thời gian cụ thể – ví dụ như tổng lượng nước có trong bồn nước sau khi đóng vòi.

● Như trong ví dụ của tôi đã chỉ ra, lưu lượng và số lượng có mối liên qua như sau: một lưu lượng = D số lượng.

Ví dụ kinh điển về kinh tế của mối quan hệ này là mối quan hệ giữa số lượng tài sản và dòng đầu tư.

● Tài sản là vốn bao gồm nhà xưởng, công trình, trang thiết bị, hàng tồn kho, v.v..

● Đầu tư là việc mua mới những tài sản trên – điều này đôi khi còn được gọi là tổng đầu tư.

● Một số tài sản này bị hao mòn đi qua từng năm, hay là khấu hao.

● Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – Khấu hao = thay đổi trong vốn tài sản.

Có một số dòng (luồng tài sản) kinh tế vĩ mô quan trọng mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này.

● Sản lượng là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế tính theo một năm – chúng ta thường chú ý đến như là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).

● Thu nhập là tổng thanh toán được thực hiện cho các dịch vụ của các yếu tố của sản phẩm tính trong một năm.

● Chi phí là giá trị của việc mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng trong một năm của các hộ gia đình, doanh nghiệp, cũng như xuất khẩu trừ đi nhập khẩu.

Chúng ta cú ý đến những giao dịch cuối cùng – sản xuất/chi tiêu của hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng sau cùng.

● Những giao dịch trung gian là việc mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho việc sử dụng ở giai đoạn sau đó của quá trình sản xuất.

● Ví dụ như công ty Ford có thể mua cần gạt kính từ một nhà sản xuất lẻ để sử dụng cho việc sản xuất một chiếc xe tải.

● Việc sản xuất/ bán các xe tải sẽ là giao dịch cuối cùng, nhưng không phải là việc mua các cần gạt kính – chúng tôi không muốn đưa cần gạt kính vào những tính toán này, bởi vì như thế sẽ tính giá trị của nó đến hai lần, lần thứ nhất với tư cách là một giao dịch trung gian, và lần thứ hai khi nó là một phần của xe tải.

2) Vòng luân chuyển của Thu nhập và Chi tiêu.

Để bắt đầu, chúng ta sẽ có một mô tả về nền kinh tế, và mô tả về cách thức trong đó dòng đầu tư và tiết kiệm tương tác với dòng thu nhập và tiêu dùng trong vòng luân chuyển để xác định tổng sản phẩm = tổng thu nhập = tổng chi tiêu.

Các hộ gia đình

Các hộ gia đình sở hữu các tài nguyên của nền kinh tế (các yếu tố sản xuất) – lao động, vốn, đất đai, khả năng kinh doanh – và bán hoặc cho thuê những tài nguyên này trong thị trường tài nguyên, và sẽ nhận được một khoản thu nhập (Y) từ những doanh nghiệp.

● Họ sử dụng một phần thu nhập để mua các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (C) từ các doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá.

● Họ tiết kiệm (S) một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai, hưu trí. v.v. bằng cách gửi tiền của họ vào ngân hàng, thị trường chứng khoán,v. v trong thị trường tài chính.

● Họ trả thuế (T) cho chính phủ, lượng ròng của những khoản thanh toán chuyển đổi từ chính phủ (như bảo hiểm công việc, v.v..)

Các doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải trả thu nhập (lương và tiền công, thuê tài sản, thanh toán lãi suất, cổ tức, v.v.) cho các hộ gia đình vì các yếu tố sản xuất trong thị trường tài nguyên.

● Họ nhận được khoản thu từ bán hàng hoá và dịch vụ:

Hàng tiêu dùng (C) cho các hộ gia đình,

Đầu tư hàng hoá (I) cho các doanh nghiệp,

Chính phủ mua các hàng hoá và dịch vụ (G) cho chính phủ

Xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới (EX),

Cộng với việc họ nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (IM).

● Họ mua từ thị trường tài chính để hỗ trợ cho việc mua hàng hoá đầu tư như là nhà máy, phương tiện vận tải, máy tính,v.v.

● Những doanh nghiệp cũng phải trả các khoản thuế, nhưng chúng ta đặt ra ngoài mô hình trên để cho đơn giản.

Chính phủ

Yếu tố này bao gồm chính phủ liên bang, chính quyền cấp tỉnh, cũng như cấp đô thị.

● Chính phủ thu các khoản thuế từ hộ gia đình và doanh nghiệp.

● Chính phủ thanh toán các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và các khoản thanh toán chuyển đổi (như là trợ cấp người cao tuổi hoặc bảo hiểm nghề nghiệp hoặc phúc lợi) cho các cá nhân.Chúng ta tách những khoản thanh toán này từ khoản thu thuế để có một khái niệm thuế ròng (T), với nó chúng ta có thể thấy được dòng tiền từ các hộ gia đình đến chính phủ.

● Chính phủ mua hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp, chúng ta thường gọi là mua sắm chính phủ (G), điều này dẫn đến một dòng tiền chảy vào các doanh nghiệp.

● Nếu chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được, thì họ sẽ bị thâm hụt ngân sách, và như vậy họ phải mượn tiền từ thị trường tài chính. Do đó chúng ta thấy có một dòng tiền chảy từ thị trường tài chính vào chính phủ.

Phần còn lại của thế giới

Những người nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ của chúng ta, số lượng xuất khẩu (EX). Họ phải trả cho chúng ta một khoản tiền, dẫn đến một dòng tiền được chỉ ra trong hình vẽ.

● Những người nước ngoài bán cho chúng ta các hàng hoá và dịch vụ, nhập khẩu của chúng ta (IM). Do đó chúng ta phải trả cho hẹ, dẫn đến có một dòng tiền như trong hình vẽ.

● Nếu như có một sự không cân bằng trong xuất khẩu và nhập khẩu, thì một trong hai bên phải đi vay. Ví dụ về dòng luân chuyển ở đây chỉ ra một trường hợp trong đó chúng ta bán ra cho người nước ngoài nhiều hơn chúng ta mua của họ. Trong trường hợp này, người nước ngoài phải mượn từ thị trường tài chính của chúng ta để thanh toán cho khoản xuất khẩu dôi ra.

Chúng ta có thể chú ý rằng tiền đang luân chuyển liên tục trong nền kinh tế, khi các tác nhân thực hiện các hoạt động của họ. Bạn sẽ nghĩ rằng làm sao những hoạt động của các bạn trong một năm nào đó có nằm trong dòng vốn này hay không:

● Ngay bây giờ bạn đang mua một dịch vụ giáo dục trong thị trường hàng hoá và dịch vụ.

● Cuối ngày hôm này, bạn sẽ đến nơi làm việc bán thời gian và bán tài nguyên sức lao động của bạn vào thị trường tài nguyên.

● Trong năm trước đó, bạn có thể đã vay một khoản vốn từ thị trường tài chính để trang trải cho việc học tập của các bạn.

Một số biểu thức kinh tế quan trọng

Dòng luân chuyển giúp chúng ta hiểu làm sao để nhận thấy và xác định tổng sản phẩm hay GDP của một nền kinh tế.

● Việc sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp, những người trả thu nhập cho các yếu tố sản xuất (Y) để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ để bán cho người tiêu dùgn (tiêu dùng (C)), cho các doanh nghiệp khác (chi phí đầu tư (I)), cho chính phủ (G) và cho phần còn lại của thế giới (EX – IM).

● Doanh số bán ra của doanh nghiệp bằng với tổng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, bởi vì chúng là hai vế của cùng một giao dịch.

● Toàn bộ chi tiêu này được gọi là Tổng chi tiêu (E), và trong dòng luân chuyển

(1) E = C +I+GIM.

● NHƯNG giá trị của tổng bán hàng (E)chỉ là giá thị trường của tổng sản phẩm, hay GDP, hay

GDP = E = C + I + G + EX – IM.

● Nếu chúng ta nhận ra rằng các doanh nghiệp phải dùng tất cả các khoản thu từ bán hàng và phân phối nó cho các yếu tố sản xuất (bao gồm cả lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp), thì chúng ta có thể thấy tổng thu nhập trong nước (Y) sẽ bằng với số thu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Y=E.

● Điều này cho phép chúng ta có được đẳng thức cơ bản từ dòng luân chuyển:

(2) Y=E=C+I+GIM.

Chúng ta sẽ sử dụng đẳng thức này trong phần II. A trong khi xem xét chi tiết về hàng hoá và dịch vụ.

Chúng ta có thể suy ra rằng những khoản rò rỉ bằng với những khoản được đưa vào:

● Từ khu vực hộ gia đình, chúng ta có thể thấy rằng các hộ gia đình phân bổ thu nhập của họ vào tiêu dùng, thuế và tiết kiệm:

(3) Y = C + S + T.

● Do đó chúng ta có thể lưu ý từ đẳng thức (2) và (3):

C + S + T = C + I + G + EX – IM, hay

(4) S + T + IM = I + G + EX.

● Điều này có nghĩa là tổng giá trị của các khoản rò rỉ từ dòng luân chuyển (S+T+IM) bằng với tổng giá trị của các khoản đưa vào trong dòng luân chuyển (I+G+EX).

● Chúng ta sẽ dùng những đẳng thức (2), (3) và (4) trong những phân tích sau này.

3) Xác định hiện trạng của nền kinh tế

Các nhà thống kê ở Canada cố gắng xác định GDP ở Canada như là một phương pháp xác định hiện trạng của nền kinh tế.

● Họ muốn thực tế xác định sản xuất một các trực tiếp, nhưng điều này thường khó thực hiện, do đó họ xác định GDp theo hai cách khác nhau, dựa trên ý tưởng từ dòng luân chuyển rằng thu nhập = tổng sản phẩm = tổng chi tiêu.

● Các nhà thống kê Canada xác định GDP bằng cách sử dụng phương pháp thu nhập yếu tố, bằng cách sử dụng tổng thu nhập nội địa bởi các yếu tố sản xuất (bao gồm chủ doanh nghiệp) trong một năm – đây là một ước đoán về tổng số của dòng thu nhập yếu tố của hộ gia đình từ doanh nghiệp.

● Các nhà Thống kê ở Canada cũng xác định GDP bằng phương pháp chi tiêu, bằng cách dự tính tổng lượng tiền chảy vào doanh nghiệp từ việc bán hàng hoá và dịch vụ của họ (C + I + G + EX – IM).

Sử dụng hai phương pháp này, và thực hiện việc sửa chữa các lỗi trong quá trình xác định, các nhà Thống kê Canada có được một ước đoán khả quan về tổng sản phẩm thực tế trong nước trong một năm.

● Sau đó họ tiến hành chỉnh sửa lại theo mức lạm phát, để đạt đến GDP thực tế.

● Nếu chúng ta quan tâm đến hiện trạng kinh tế của người dân Canada nói chung, thì chúng ta có thể chia GDP thực tế theo dân số để có được giá trị GDP thực tế theo đồng vốn.

Nghiên cứu tình huống: Có phải cuộc sống của chúng ta tốt hơn cách đây 30 năm?

Mặc dù chúng ta thường nói rằng, cuộc sống ngày nay kém hơn một thế hệ trước đây, sử dụng GDP theo đầu người như là một cách thức để xác định hiện trạng kinh tế, bảng trên cho thấy rằng cuộc sống đã được cải thiện đáng kể so với trước đây. Ví dụ như, chúng ta có thể thấy rằng GDP thực tế theo đầu người gần gấp đôi so với năm 1966!

Để giúp các bạn hiểu được vấn đề này, hãy xem xét dữ liệu sau đây so sánh Canada năm 1997 với 1971:

● Tuổi thọ của nam tăng 6.5 năm, tuổi thọ của nữ tăng 5.1 năm.

● Tỷ lệ tử vong trẻ em thấp hơn rất nhiều, 5.6 trên 1,000 so với 7.9 trên 1,000 năm 1986.

● Số lượng trung bình nhà mới xây cao gấp đôi.

● 78% gia đình có máy giặt, so với 38% năm 1971.

● 98% các gia đình có TV màu, so với 15%.

● 32% các gia đình có máy vi tính, so với 0 năm 1971.

● 85% các gia đình có lò vi sóng so với 0 năm 1971.

● Chúng ta có thể bổ sung vào rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng khác (dàn CD, túi khí, du lịch, v.v.).

● Ông lập luận rằng biện pháp tin tưởng để xác định sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ chỉ ra một mức độ khá chắc chắn của tăng trưởng kinh tế được xác định bởi GDP thực trên mỗi đồng vốn.

● Tuy nhiên, tuy nhiên ông lập luận rằng phương pháp này không xác định hết biện pháp chân thực để xác định tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó không tính đến một thực tế là có tồn tại nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, thường là giá thấp, mà mọi người trong quá khứ không muốn sử dụng.

● Ví dụ như, thuốc kháng sinh cứu hàng nghìn mạng sống người dân Canada, nhưng những người sống trước năm 1955 không có cơ hội tiếp cận với loại thuốc này.

● Cách đây 25 năm, nếu bạn muốn xem phim tại gia đình, bạn sẽ phải sao chép lại toàn bộ thước phim đó với một chi phí cực lớn – nhưng hiện nay bạn có thể mua một VCR với giá 200 đô la.

● Chúng ta có thể tiếp tục bổ sung rất nhiều thứ vào danh sách này – máy điều hoà, bộ lò sưởi, TV, máy tính, máy fax, v.v., những hàng hoá không có cách đây 50 năm, hoặc thậm chí trong một vài trường hợp là 20 năm.

● DeLong giới thiệu một số luận điểm thú vị và những ví dụ mà tôi nghĩ là các bạn nên đọc.

Chúng ta nên lưu ý rằng có rất nhiều vấn đề tiềm tàng khác sử dụng đến GDP thực tế như là một biện pháp để xác định hiện trạng của nền kinh tế, đặc biệt là khi chúng ta muốn thực hiện những sự so sánh quốc tế.

● Tìm ra một chỉ số giá chuẩn đối với GDP danh nghĩa có thể rất khó khăn giữa những nước không mua những loại hàng hoá dịch vụ giốn nhau. Ví dụ như, ở Trung Quốc nhiều loại hàng hoá như là chăm sóc y tế, nhà cửa, trường học được doanh nghiệp cung cấp miễn phí, và không thể hiện được một cách trực tiếp chỉ số thu nhập.

● Hơn nữa, GDP nhấn mạnh đến các hoạt động thị trường, và do đó bỏ qua nhiều hoạt động không có trên thị trường, hoặc bị ẩn dấu trong thị trường.

● Cơ sở của nền kinh tế bao gồm những hoạt động có tính tội phạm và những hoạt động không được phản ánh trong báo cáo thuế để trốn thuế – những hoạt động này có thể chiếm đến 10% GDP thực tế.

● Công việc ở nhà như chăm sóc gia đình.v.v, thường không được tính đến, ngay cả khi công việc này chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian làm việc!

● Các hoạt động nghỉ ngơi cũng không được tính đến, mặc dù những hoạt động này đáng giá đối với mọi người. Ví dụ, thời gian làm việc trung bình của mỗi người Canada là 58.6 giờ trên tuần, so với 35 giờ ngày nay. Sự tăng lên đáng kể về thời gian nghỉ ngơi này cũng KHÔNG được xác định trong GDP thực tế.

Bổ sung vào cơ sở của nền kinh tế, thời gian làm việc gia đình và hoạt động nghỉ ngơi đã làm tăng lên những cách thức của chúng ta để xác định hiện trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại (tiêu cực) chúng ta sẽ xem xét thấy rằng những hoạt động tạo ra GDP thực tế thường gây ra ô nhiễm, suy giảm tài nguyên.

● Thực tế, nếu chúng ta cho phép một nhà phát triển đốn tất cả các cây trong Công viên Quốc gia Banff, điều này sẽ được ghi nhận như là sự tăng lên về GDP thực tế. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng hành động này sẽ làm cho Canada trở nên tồi tệ hơn.

● Các nhà hoạt động môi trường lâu nay không hài lòng với cách thức mà GDP thực tế được sử dụng để xác định hiện trạng của nền kinh tế, bởi vì nó bỏ qua những yếu tố làm ngăn trở sự phát triển đó.

● Một ví dụ có thể được nhìn thấy trong ví dụ về thảm hoạ môi trường là sự cố tràn dầu – những chi phí cho việc khắc phục sự cố đó lại làm tăng GDP thực tế!

● Một bài báo đăng trên Nhà kinh tế, với tựa đề “Một môi trường vô giá trị,” ngày 18 tháng Tư năm 1998, bàn đến một số nỗ lực để tạo nên một “GDP xanh”.

Cuối cùng, rõ ràng tăng trưởng kinh tế làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với một cái giá mà chúng ta phải trả cho việc làm nguy hại đến môi trường, cũng như những chi phí khác như là sự thay đổi không chắc chắn và nhanh chóng trong nghề nghiệp và văn hoá mà sẽ có tác động đến những lợi ích.

5) Xác định lạm phát.

Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, chúng ta quan tâm đến sức mua thực tế trong thu nhập của người dân, chúng ta quan tâm đến GDP thực tế.

● Chúng ta có được GDP thực tế bằng cách tính toán GDP danh nghĩa, và sau đó xác định bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát GDP.

● Chỉ số giảm phát GDP cho chúng ta biết giá cả của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tăng lên như thế nào.

● Chúng ta cũng quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát đối với chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình – chúng ta sử dung Chỉ số Giá Tiêu dùng (Consumer Price Index CPI), chỉ số này xác định giá trung bình của hàng hoá.

● So với chỉ số giảm phát GDP, CPI cho chúng ta mốt cái nhìn tốt hơn về chi phí sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, chỉ số giảm phát GDP là cái mà chúng ta nên lưu ý, khi chúng ta muốn giải thích GDP thực tế và nền kinh tế.

Tại sao lạm phát lại làm tổn hại đến nền kinh tế?

● Lạm phát gây ra những vấn đề bởi vì nó tạo nên sự thay đổi không thể dự đoán được trong giá trị của đồng tiên.

● Giá trị của đồng tiền là số lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được với một lượng tiền xác định.

● Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống – bạn sẽ phải mua hàng hoá với số lượng ít hơn với cùng một số tiền so với năm trước đó.

● Bảng trên cho thẩy rằng tác động cộng dồn của lạm phát trong giai đoạn này, cũng như hệ quả là đồng đô la giảm trị tương ứng – sức mua của nó ở năm 1996 đã giảm đi 1/10 so với năm 1950. Nếu ông của bạn nói với bạn rằng “một đô la không có được giá trị như nó đã từng có,” thì ông bạn đang nói đến sự thật!

● Sự thay đổi về giá trị của đồng tiền sẽ gây ra những rắc rối đặc biệt nếu nó là không thể dự đoán – nếu nó biến động từ năm này qua năm khác. ở Canada trong hai mươi năm qua, tỷ lệ lạm phát biến động từ 12.4% đến 0.2%.

● Sự biến động này gây nên việc lợi và lỗ ngẫu nhiên đối với mọi người.

● Sự ngẫu nhiên này có xu hướng gây bất công – ví dụ như, những người hưu trí sẽ bị lỗ trong trường hợp này.

● Hơn nữa, sự ngẫu nhiên này buộc mọi người phải cố gắng bảo vệ chính họ từ lạm phát – có một sự thay đổi về các nguồn lực như là lao động và vốn từ sản xuất đối với dự báo về lạm phát.

● Sự thay đổi này là vô hiệu. Ví dụ mà tôi thường đưa ra là hệ quả của lạm phát rất cao ở Đức trong những năm 1920, người lao động được trả lương hai lần mỗi ngày, và họ sử dụng thời gian nghỉ để tiêu những tờ séc lương. Việc mất giá của đồng tiền rất nghiêm trọng, bạn không muốn giữ nó trong túi thậm chí chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, hệ quả là sự mất mát lớn về những nguồn lực sản xuất.

Hiện nay chúng ta đã đưa ra một số biến số cơ bản đáng quan tâm, và xem xét cách chúng được xác định, và những lý do khiến chúng ta quan tâm. Bây giờ, chúng ta quay lại việc xây dựng những mô hình kinh tế để giải thích điều gì quyết định đến những biến này. Chúng ta sẽ bắt đầu với mô hình tổng cầu, tổng cung.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xác Định Mật Độ Trồng Mía trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!