Bạn đang xem bài viết Uống Giấm Táo Và Mật Ong Có Tác Dụng Gì, Có Gây Hại Cho Sức Khỏe? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Uống giấm táo và mật ong có tác dụng gì, có gây hại cho sức khỏe không?
Tác dụng phụ
Cả giấm táo và mật ong mới chỉ được nghiên cứu riêng biệt và tác dụng của hỗn hợp này hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Bên cạnh đó, cũng không có nhiều thông tin về tác dụng phụ của việc tiêu thụ hỗn hợp giấm táo và mật ong.
Nhưng, bạn nên lưu ý một số tác dụng phụ tiềm năng sau:
Ngoài ra, có một sự giảm nhẹ cholesterol “tốt” HDL. Cholesterol HDL thấp là một yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu quy mô nhỏ và trong thời ngắn. Vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này. Hơn nữa, nghiên cứu mới chỉ điều tra tác dụng phụ của giấm nho, chứ không phải giấm táo.
Gây hại cho dạ dày và răng
Dù nhiều người cho rằng giấm táo có thể cải thiện trào ngược dạ dày, tuy nhiên acid trong giấm táo có thể làm tình trạng này trở nên nặng hơn.
Nhưng, tới giờ vẫn không có bằng chứng khoa học nào có thể giải quyết tranh cãi trên. Hãy lắng nghe cơ thể để có thể biết bản thân có phù hợp với nó không.
Hơn nữa, do tính acid nên giấm táo đã được chứng minh là có thể ăn mòn men răng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Bạn nên pha loãng giấm táo với nước lọc trước khi uống và súc miệng bằng nước sạch sau khi uống giấm táo.
Thế nhưng, điều thú vị là một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có thể giúp tránh viêm nướu, sâu răng và hôi miệng. Vì vậy, cần những nghiên cứu khác để tìm hiểu xem kết hợp giấm táo và mật ong có thể giảm những tác dụng không mong muốn do giấm táo mang lại hay không.
Có thể nhiều đường
Mật ong chứa cả đường fructose và glucose, tiêu thụ càng nhiều mật ong, bạn càng nạp nhiều đường vào cơ thể. Như đã biết, quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và béo phì.
Nên đọc
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bạn có thể ăn tối đa15ml mật ong mỗi ngày, nếu mật ong là chất làm ngọt bổ sung duy nhất của bạn.
Cách pha hỗn hợp giấm táo và mật ong
Nếu vẫn muốn thưởng thức hỗn hợp giấm táo và mật ong, bạn có thể làm theo công thức sau: Pha 15 ml giấm táo và 21gr mật ong trong 240 ml nước nóng. Để nguội và uống trước khi ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy.
Bạn có thể cho thêm chanh, gừng, bạc hà tươi, bột ớt hoặc bột quế để tăng hương vị cho hỗn hợp.
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng, bạn nên uống hỗn hợp trước khi ngủ khoảng 1 giờ.
Bạn có thể kết hợp giấm táo và mật ong để làm nước trộn salad hoặc nêm vào các món nước sốt, nước chấm.
Tuy nhiên, hãy tham vấn bác sỹ nhi khoa trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng hỗn hợp này. Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong.
Biết Tuốt H+
Uống Giấm Táo Và Mật Ong Có Tác Dụng Gì?
Uống giấm táo và mật ong có tác dụng gì?
Hỗn hợp nước lọc, giấm táo và mật ong được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, do cả hai thành phần mới chỉ được nghiên cứu riêng biệt và tác dụng của hỗn hợp này hiện vẫn chưa được hiểu rõ.
Nhìn chung, một số chuyên gia sức khỏe cho rằng hỗn hợp giấm táo và mật ong có thể giúp:
Thúc đẩy giảm cân
Acid acetic trong giấm táo đã được nghiên cứu có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Nhật Bản, 144 người trưởng thành bị béo phì được tiêu thụ 30 ml giấm táo pha loãng với 500ml nước lọc mỗi ngày. Sau 12 tuần, những người này đã giảm cân đáng kể và giảm được 0,9% lượng mỡ trong cơ thể.
Uống giấm táo cũng đã được chứng minh là giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, vì nó làm chậm tốc độ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm vào máu.
Tuy nhiên, khi kết hợp mật ong và giấm, hãy nhớ rằng mật ong có lượng calorie và đường khá cao. Vì vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ đồ uống này ở mức độ vừa phải.
Giúp giảm bớt triệu chứng dị ứng theo mùa và cảm lạnh
Cả mật ong và giấm táo đều được coi là chất kháng khuẩn tự nhiên.
Mật ong giúp giảm dị ứng theo mùa, vì nó chứa một lượng phấn hoa và các hợp chất thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa.
Nên đọc
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ việc thêm giấm táo vào mật ong có thể ảnh hưởng đến các hiệu ứng này hay không.
Ngoài ra, hỗn hợp này có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng cảm lạnh, đặc biệt là ho. Hơn nữa, giấm táo có chứa probiotic – lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Acid chlorogenic trong giấm được cho là có thể giảm mức cholesterol “xấu” LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thêm vào đó, trong các nghiên cứu trên chuột, mật ong đã được chứng minh là làm giảm tình trạng tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
Nó cũng chứa chất chống oxy hóa polyphenol, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách cải thiện lưu lượng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và quá trình oxy hóa cholesterol LDL. Hơn nữa, giấm táo có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh những lợi ích này.
Biết Tuốt H+
Uống Giấm Táo Có Hại Không Và 11 Tác Dụng Phụ Của Giấm Táo
Uống giấm táo có hại không? Cách sử dụng giấm táo?
Tổn thương mô
Đối với cả dạng viên và dạng lỏng, khi tiêu thụ quá nhiều giấm táo (Apple Cider Vinegar), nó vẫn có thể gây thiệt hại hoặc ăn mòn thực quản, men răng và niêm mạc dạ dày do mức độ cao acid citric. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, giấm táo có thể gây kích ứng, mẩn ngứa và nóng rát.
Giải pháp: Để ngăn chặn các tác dụng phụ của giấm táo trên da, hãy trộn nó với nước, mật ong, nước trái cây hoặc một nhúm baking soda trước khi sử dụng.
Mức kali thấp Giấm táo có dạng lỏng và dạng viên uống bổ sung
Lạm dụng thực phẩm bổ sung giấm táo dạng viên có thể gây nên tình trạng hạ kali máu với nhiều triệu chứng như: Buồn nôn, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, hạ huyết áp, gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim dẫn đến suy hô hấp, thậm chí liệt tứ chi nếu không được xử trí kịp thời.
Phản ứng thuốc
Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn trước khi bạn bắt đầu sử dụng các viên bổ sung chứa giấm táo.
Vì có acid tự nhiên, giấm táo có thể dễ dàng phản ứng với một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, insulin và thuốc hạ huyết áp.
Vấn đề tiêu hóa
Giải pháp: Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng giấm táo.
Tính acid trong giấm táo cũng có thể gây ra: Tiêu chảy nghiêm trọng, khó tiêu và ợ nóng, đặc biệt khi bạn dùng giấm táo với mục đích cai nghiện.
Hại men răng
Giải pháp: Nên tiêu thụ giấm táo nguyên chất, chưa tinh chế với độ pH từ 5 – 7 ngăn ngừa các tác dụng phụ. Nếu các tác dụng phụ không giảm đi theo thời gian, thì hãy ngưng hoặc giảm liều lượng sử dụng giấm táo.
Nên pha loãng giấm táo trước khi uống
Uống giấm táo đậm đặc, chưa được pha loãng có thể phá hủy men răng, khiến răng ố vàng và trở nên nhạy cảm, dễ đau buốt.
Giảm mật độ xương
Giải pháp: Để răng tránh tiếp xúc trực tiếp với giấm táo, nên sử dụng ống hút khi uống giấm táo. Nên pha loãng giấm táo trước khi uống và súc miệng hoặc đánh răng sau khi uống.
Việc tiêu thụ quá nhiều giấm táo cũng làm giảm mật độ khoáng của xương, làm cho xương yếu và dễ gãy.
Đau họng
Giải pháp: Người có nguy cơ loãng xương cao nên tránh tiêu thụ giấm táo.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng việc lạm dụng uống giấm táo có thể dẫn đến sưng rát cổ họng do tác động của acid acetic trong giấm táo.
Giải pháp: Pha loãng giấm táo với nước trước khi uống.
Hạ đường huyết
Nên đọc
Tuy có lợi cho người đái tháo đường type 2, nhưng lạm dụng giấm táo có thể gây hạ đường huyết đái tháo đường, cắt đứt nguồn cung cấp glucose cho não khiến người dùng bất tỉnh và thậm chí hôn mê.
Ngứa da và mụn
Giải pháp: Tham vấn bác sỹ kỹ lưỡng trước khi sử dụng giấm táo cho mục đích chữa bệnh.
Giấm táo có thể giúp cơ thể thải độc. Tuy nhiên, uống quá nhiều giấm táo cũng có thể khiến làn da mọc mụn vì các độc tố thải ra khỏi cơ thể có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông.
Nhức đầu và buồn nôn
Giải pháp: Pha loãng giấm táo với nước trước khi uống.
Uống quá nhiều giấm táo cũng có thể dẫn đến đau đầu đau kèm theo cảm giác buồn nôn. Điều này xảy ra do giấm táo giúp cơ thể thải độc, đồng thời cũng giúp bộ não giải phóng các chất độc – nếu giải phóng ồ ạt sẽ gây đau đầu.
Giảm hàm lượng khoáng chất
Giải pháp: Tránh uống giấm táo nhiều vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy như cơ thể của chúng ta chỉ là ra khỏi một giấc ngủ sâu. Pha giấm táo với nước càng loãng càng tốt trước khi uống.
Giấm táo có thể thải độc tố khỏi cơ thể và nó cũng có thể đào thải luôn những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều.
Giải pháp: Hãy bổ sung thêm vitamin tổng hợp và các chất khác nếu bạn uống giấm táo mỗi ngày. Ăn chuối mỗi ngày cũng có thể giúp đỡ bổ trợ những hao hụt chất do giấm táo mang lại.
Biết Tuốt H+ (Theo Style Caze)
Uống Cam Với Mật Ong Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe
Tìm hiểu uống cam với mật ong có tác dụng gì
Trong đời sống của con người, tác dụng của nước cam và mật ong mang lại là rất lớn. Từ chữa bệnh, tăng cường sức khỏe đến làm đẹp, thậm chí có cả nội trợ, ẩm thực.
Cam là một loại hoa quả có chứa lượng lớn vitamin C, uống 2 ly nước cam với mật ong thiên nhiên mỗi ngày có thể tăng lượng vitamin C tập trung trong cơ thể lên đến 40-64%, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một bữa ăn có nhiều chất béo hoặc glucoso có thể dẫn tới phản ứng sưng viêm. Phản ứng sưng viêm sẽ dẫn đến sự kháng lại của insulin, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại II và xơ vữa động mạch. Uống nước cam pha mật ong giúp ngăn chặn hiện tượng viêm, từ đó loại bỏ các nguy cơ xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu cho thấy nước cam chứa hesperidin, thường dùng để trị bệnh về mao mạch rất tốt cho sức khỏe. Nó giúp cơ thể cải thiện hoạt động của các mạch máu nhỏ, chính điều này giúp cho huyết áp luôn ổn định và cân bằng, làm giảm nguy cơ về máu cũng như tim mạch.
Đây là tác dụng của nước cam và mật ong được khá nhiều chị em yêu thích. Sử dụng thức uống này thường xuyên giúp bạn có được làn da sáng ngời, khỏe mạnh hơn, có thể bổ sung và cân bằng độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, nước cam cũng có thể dùng để làm sạch da, ngừa nếp nhăn và se khít lỗ chân lông.
Tăng cường miễn dịch và chữa được một số bệnhVới tác dụng của mật ong từ thiên nhiên kết hợp với vitamin C trong cam có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tránh được các mối nguy hại ngoài môi trường. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn có thể trị ho hiệu quả hơn cả dùng các loại siro ho, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Giấm Táo Pha Mật Ong Có Nhiều Tác Dụng
Lợi ích của giấm táo pha mật ong đã được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại. Quân lính của Julius Caesar, một lãnh tụ quân sự và chính trị kiệt xuất của La Mã cổ xưa, đã từng dùng dược liệu này để có sức khoẻ dẻo dai và phòng bệnh khi tham gia vào cuộc chiến với các nước. Người Ai Cập hiện nay cũng xem phương thuốc này là một thành tựu nổi bật của y học dân gian.
Cách làm giấm táo
Ngoài axít acetic như những loại giấm khác, thành phần axít malic được coi là một tác dụng đặc biệt của giấm táo (có ích cho quá trình tiêu hoá thức ăn). Nồng độ enzyme cao trong giấm cũng giúp loại bỏ các tế bào chết, phân giải các phân tử béo. Trong giấm táo còn chứa nhiều muối khoáng quan trọng với cơ thể. Hàm lượng potassium giúp điều hoà huyết áp và giữ cho nhịp đập tim ở mức ổn định, giảm căng thẳng thần kinh. Các chất chống oxy hoá có trong giấm táo ngăn chặn quá trình lão hoá, giúp khử độc cơ thể hiệu quả. Còn mật ong là vị thuốc có khả năng diệt khuẩn, chứa nhiều chất khoáng như sắt, đồng, mangan, manhê… và các loại vitamin tối cần thiết.
Để làm giấm táo, cần có một ký táo không quá chín (táo tây hay táo ta đều được, nếu được táo mèo càng tốt). Rửa sạch bằng nước muối hơi mặn để diệt khuẩn, chờ ráo nước rồi bổ nhỏ ra. Để cả hạt, ngâm với ba lít nước sôi, đợi nguội còn hơi ấm. Sau đó, cho vào hai quả chuối sứ (chuối tây) có tác dụng giúp cho táo nhanh lên men. Đựng giấm trong lọ thuỷ tinh, bịt kín bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo, dùng dần. Giấm có màng là tốt còn như thấy có muỗi bay lên là bị hư, phải làm lại.
Một số công dụng chữa bệnh
Tuỳ từng loại bệnh mà có thể dùng kết hợp thêm giấm táo pha mật ong với một số chất hỗ trợ khác:
Cao huyết áp: cho giấm táo với mật ong (mỗi thứ hai muỗng nhỏ) vào ly nước đun sôi để nguội. Uống hết sau bữa ăn.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: dùng hai muỗng nhỏ giấm táo, hai muỗng nhỏ mật ong, một giọt dung dịch iốt lugol, hoà chung trong ly nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1 – 3 tuần. Cách khác, mỗi ngày uống một ly nước có pha ba muỗng nhỏ giấm táo với ba muỗng mật ong, nếu có thì nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã). Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
Ho dai dẳng: lấy giấm táo, mật ong, glycerin mỗi thứ hai muỗng nhỏ. Ho ban ngày thì uống ngày hai lần vào sáng và chiều, mỗi lần 1 – 2 muỗng. Ho ban đêm thì uống trước khi đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống sáu lần một ngày, chia đều từ sáng đến tối.
Đau họng, viêm amidan: pha một muỗng nhỏ giấm táo, nửa muỗng mật ong vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì hai giờ làm một lần.
Viêm khớp: sau mỗi bữa ăn, uống một ly nước pha 10 muỗng nhỏ giấm táo, năm muỗng mật ong, uống ấm.
Đau bàng quang, viêm thận: uống thường xuyên hàng ngày một ly nước có pha hai muỗng nhỏ giấm táo, hai muỗng mật ong. Trường hợp bị nước tiểu có mủ, sau bữa ăn uống một ly nước có pha hai muỗng giấm táo, một muỗng mật ong.
Những người không có bệnh, dùng giấm táo pha mật ong vào nước uống hàng ngày cũng sẽ giúp khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, do vị chua và nồng độ axít của giấm, nên những người có tiền sử đau dạ dày, bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc đang dùng một số loại kháng sinh kỵ môi trường axít… không nên dùng giấm táo.
Tác Dụng Của Giấm Táo Và Mật Ong
Mật ong rất tốt cho thai phụ và em bé.
Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng như trứng, cá, gan, bầu dục và rau tươi, nước ép nho, phụ nữ có thai nên dùng mật ong và giấm táo. Chỉ với 2 thìa mật ong rừng mỗi bữa ăn, bạn đã giúp bé có một hệ thần kinh khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh, mật ong có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn như khuẩn thương hàn, phó thương hàn, vi trùng gây viêm phế quản, viêm màng bụng. Nó chứa nhiều chất khoáng như sắt, đồng, mangan, manhê… và các loại vitamin tối cần thiết. Hàm lượng vitamin C trong mật ong cao hơn tất cả các loại rau quả. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trong thời gian cai sữa, mật ong là thức ăn lý tưởng. Ngoài sự bổ dưỡng, nó còn giúp nhuận tràng và diệt các loại ký sinh trùng. Mật ong có tác dụng giữ nước thừa trong cơ thể nên trị được đái dầm. Trẻ uống mật ong đều đặn sẽ không có giun kim, giun đũa, lại ít bị đau bụng vì mật ong làm giảm nguy cơ lên men trong ruột, dạ dày. Mỗi bữa chỉ cần cho vào 1-2 thìa cà phê mật ong vào bột quấy. Nếu bé táo bón thì thêm một ít mật ong nữa, còn nếu tiêu chảy thì giảm đi. Nếu trẻ đái dầm, nên cho uống 1 thìa cà phê mật ong khi đi ngủ. Còn dung dịch giấm táo chứa nhiều muối khoáng của trái cây, lại tiêu diệt được vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hoá . Theo Đông y, táo vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ gan mật, định tâm an thần, dùng chữa hư phiền, không ngủ được, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, miệng khô, người yếu, ra nhiều mồ hôi… Trong bữa ăn nếu không đủ rau tươi và trái cây, thai phụ nên uống 2 thìa giấm táo hoà trong 1 cốc nước, dùng ngày 2 lần (sáng sớm ngủ dậy và 8 giờ tối). Người mẹ nào làm như vậy thường xuyên, đều đặn thì em bé sinh ra sẽ nhiều tóc, móng tay dài, nhanh ngóc đầu dậy và sớm biết đi, bộ máy tiêu hóa và răng phát triển tốt; mẹ thì đủ sữa nuôi con. Cách làm giấm táo: Lấy 1 cân táo (không chín quá) rửa sạch bằng nước muối hơi mặn nhằm diệt khuẩn, để ráo nước rồi bổ nhỏ ra, để cả hạt, ngâm với 3 lít nước sôi để nguội còn hơi ấm (mục đích là giúp táo chóng chua). Sau đó, cho vào 2 quả chuối tây (để táo chóng lên men), đựng trong lọ thủy tinh bịt kín bằng vải màn (giúp trao đổi khí). Sau 1 tháng thì lọc lấy nước giấm táo, dùng dần. Giấm có màng là tốt; còn thấy như có muỗi bay là hỏng, phải làm lại. Lương y Minh Chánh, Sức Khoẻ & Đời SốngCập nhật thông tin chi tiết về Uống Giấm Táo Và Mật Ong Có Tác Dụng Gì, Có Gây Hại Cho Sức Khỏe? trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!