Xu Hướng 3/2023 # Ứng Dụng Năng Lượng Nguyên Tử Cần Tương Xứng Với Tiềm Năng # Top 4 View | Nhatngukohi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ứng Dụng Năng Lượng Nguyên Tử Cần Tương Xứng Với Tiềm Năng # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Ứng Dụng Năng Lượng Nguyên Tử Cần Tương Xứng Với Tiềm Năng được cập nhật mới nhất trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(Chinhphu.vn) – Việc ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự tương ứng với tiềm năng. Đơn cử như khó mở rộng thị trường cho chiếu xạ thực phẩm do người dân, doanh nghiệp chưa được tiếp cận đủ thông tin nên vẫn còn tâm lý e ngại.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia Ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) phát triển kinh tế-xã hội tổ chức từ 1-2/11. Nhiều thành tựu ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực cũng đã được chia sẻ, trong đó có những thành tựu đột phá trong y học, nông nghiệp… mang lại ý nghĩa to lớn trong đời sống.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, Việt Nam đã có những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử: Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg, trong đó nghiên cứu ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và phát triển tiềm lực KHCN hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đã thu được nhiều kết quả khoa học, thực tiễn, được đánh giá là có nhiều triển vọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Chia sẻ về các kết quả nổi bật về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, TS. Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT cho biết, trong lĩnh vực y tế, cả nước có 35 cơ sở y học hạt nhân với trên 45 thiết bị xạ hình, đạt tỉ lệ khoảng 0,5 máy/triệu dân. Một số kỹ thuật chụp hình chẩn đoán hiện đại tương đương với trình độ y học hạt nhân các nước trên thế giới như: xạ hình SPECT tưới máu cơ tim, xạ hình SPECT Tc99m gắn hồng cầu chẩn đoán u mao mạch gan…

Về xạ trị, cả nước hiện có 40 cơ sở xạ trị (phần lớn tập trung tại các thành phố lớn). Nhiều kỹ thuật xạ trị hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế hiện đã được triển khai tại Việt Nam.

GS. Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ứng dụng bức xạ ion hóa trong lĩnh vực điều trị ung thư đã có những bước tiến đáng kể nhờ vào các nghiên cứu tìm tòi cải tiến ứng dụng các phương pháp điều trị mới, thiết bị xạ trị mới cũng như những đóng góp của chuyên ngành hóa dược phóng xạ để có được những dược chất phóng xạ mới. Trong tương lai các kỹ thuật ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến khác như PET/MRI, xạ trị sử dụng proton và ion nặng, xạ trị kích hoạt neutron… sẽ được nghiên cứu áp dụng tại nước ta.

Về lĩnh vực nông nghiệp, PGS. Phạm Xuân Hội, Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, tính đến năm 2017, đã tạo trên 68 giống cây trồng nông nghiệp bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến trong đó chủ yếu là giống lúa (48 giống lúa, 13 giống đậu tương, 2 giống ngô, 2 giống lạc…). Theo đánh giá của IAEA, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống, được trao Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống.

PGS. Phạm Xuân Hội cho rằng, để khai thác tốt tiềm năng ứng dụng của công nghệ bức xạ trong chọn tạo giống cây trồng, cần phải có đánh giá tổng quan về hiệu quả đột biến trong chọn tạo giống cây trồng từ đó đưa ra định hướng chiến lược cùng với sự đầu tư thích đáng của Nhà nước. Đặc biệt về nhân lực và hệ thống trang thiết bị để phát huy được tiềm năng trong chọn tạo giống, đóng góp hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp đất nước.

Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh bức xạ và hạt nhân của Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội Trần Minh Quỳnh cho rằng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế và chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn an toàn của IAEA và các yêu cầu của thực tiễn. Công tác đảm bảo về an toàn bức xạ hạt nhân ở cơ sở chưa được chú trọng quan tâm.

Việc phát triển ứng dụng công nghệ bức xạ cũng gặp một số vấn đề như: Đầu tư ban đầu cao nên một số ứng dụng như chiếu xạ khử trùng y tế, biến đổi polyme chưa thể cạnh tranh về chi phí với các công nghệ truyền thống; khó mở rộng thị trường cho chiếu xạ thực phẩm do mới chỉ có một số quốc gia chấp nhận thực phẩm chiếu xạ, trong khi người dân cũng như các doanh nghiệp sản và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa được tiếp cận đủ thông tin nên vẫn còn tâm lý e ngại. Những điều này đặt ra thách thức rất lớn cho các nhà khoa học và quản lý để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng ứng dụng công nghệ bức xạ nhằm nâng cao đóng góp của ngành công nghiệp chiếu xạ vào GDP cho tương xứng với tiềm năng.

Thu Cúc

Tế Bào Gốc Dây Rốn: Tiềm Năng Ứng Dụng Trong Y Học

Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học

Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai. 

Tế bào gốc có khả năng biệt hóa tạo thành các tế bào thuộc các mô, cơ quan

khác nhau trong cơ thể.

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào chưa biệt hóa, có khả năng tự tạo mới (self-renewal) và có thể biệt hoá thành các tế bào chức năng tạo thành các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. Chính vì vậy, chúng là nguồn dự trữ nhằm thay thế, sửa chữa các tế bào ở các mô, cơ quan khi chúng bị giá hóa, mất đi hoặc bị hư tổn do các nguyên nhân khác nhau.

Tế bào gốc làm gì trong cơ thể chúng ta?

Trong cơ thể con người có hàng nghìn tỉ tế bào. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của cơ thể, là đơn vị cấu trúc hình thành nên các mô, các mô này hình thành nên các cơ quan khác nhau trong cơ thể chúng ta như tim, não, phổi, cơ, xương, v.v… Trong cơ thể chúng ta, các tế bào đóng góp vào vai trò cấu trúc và chức năng chiếm ít nhất 99%. Đa số tế bào trong 1% còn lại gọi là tế bào tiền thân, thay thế trực tiếp cho 99% kia khi chúng bị già, lão hoá, thương tổn hay chết đi. Các tế bào gốc này nằm trong các “ổ” tế bào gốc nằm rải rác ở các mô, cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể có tế bào bị hư tổn hoặc chết đi, tế bào gốc trong các mô sẽ được kích hoạt và phân chia giúp chúng tăng lên về mặt số lượng và biệt hoá thành các tế bào chức năng mới thay thế và tái tạo mô để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Khi cơ thể chúng ta bị già hoá, lão hoá, nguồn tế bào gốc trong cơ thể chúng ta cũng bị già hoá theo. Vì vậy, việc lưu giữ nguồn tế bào gốc non trẻ từ khi chúng ta mới sinh ra là một điều hết sức quan trọng. Việc làm này giống như việc chúng ta mua bảo hiểm sinh học để sử dụng trong tương lai khi cơ thể chúng ta bị bệnh tật hay già nua.

Có những loại tế bào gốc nào?

Có nhiều cách phân loại Tế bào gốc nhưng theo nguồn gốc, chúng có thể được phân thành các nhóm sau:

Tế bào gốc Phôi (Embryonic Stem Cells): Là một dạng đặc biệt của tế bào gốc xuất phát từ giai đoạn đầu của phôi được gọi là phôi nang, được hình thành chỉ vài ngày sau thụ tinh trong ống nghiệm. Những tế bào này có tính vạn năng, có thể phát triển thành hầu hết tất cả các loại tế bào của cơ thể.

Tế bào gốc Thai (Fetal Stem Cells): là các tế bào gốc được phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai, chúng có tính vạn năng hoặc đa năng, có thể phát triển thành nhiều loại tế bào của các mô và cơ quan khác nhau.

Tế bào gốc Nhũ nhi (Infant stem Cells): được thu nhận từ máu cuống rốn, màng dây rốn, mô dây rốn, nhau thai, dịch ối…

Tế bào gốc Trưởng thành (Adult stem cells): được thu thập từ các mô của người trưởng thành như tủy xương, mô mỡ, mô da, mô não, máu ngoại vi…chúng cũng tồn tại rải rác ở các mô như não, da, gan, tụy, cơ quan tiêu hoá…

Tế bào gốc Vạn năng nhân tạo (induced Pluripotent Stem Cells): được tạo thành bằng cách tái lập trình tế bào chức năng thành các tế bào giống với tế bào gốc phôi.

Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc và tiềm năng biệt hóa.

Vì sao tế bào gốc dây rốn lại là nguồn tế bào có tiềm năng ứng dụng lớn nhất?

Trong khi tế bào gốc phôi và tế bào gốc thai gặp phải những trở ngại về vấn đề đạo đức cũng như khó kiểm soát sự tăng sinh và biệt hóa của chúng, các tế bào gốc vạn năng nhân tạo tuy không gây tranh cãi về mặt đạo đức nhưng lại gặp những khó khăn như chúng có thể tạo khối dị mô, đột biến, cần nhiều thời gian để tạo ra và giá thành tương đối cao. Tương tự, các tế bào gốc trưởng thành từ mô mỡ, tủy xương, máu ngoại vi…cũng có tiềm năng ứng dụng lớn, tuy nhiên chúng cũng có thể “già” hóa theo sự lão hóa của cơ thể, khi chúng ta già đi thì số lượng và chất lượng tế bào gốc trưởng thành cũng giảm theo.

Trong bối cảnh đó, tế bào gốc nhũ nhi đặc biệt là tế bào gốc từ dây rốn là nguồn tế bào có tiềm năng ứng dụng hấp dẫn nhất do những ưu điểm vượt trội của chúng:

Sẵn có, an toàn, không xâm lấn: Việc thu thập dây rốn không vi phạm đạo đức như các tế bào gốc phôi, thai hay là gặp trở ngại về kỹ thuật khi thu thập như các tế bào gốc “già” từ các mô của người trưởng thành, dây rốn được thu nhận sau khi em bé được sinh ra, bởi vậy không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của mẹ và em bé. Việc thu thập rất đơn giản và nhanh chóng

Tế bào gốc phong phú và đa dạng: Từ dây rốn có thể thu được nhiều loại tế bào gốc bao gồm các tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn, các tế bào gốc trung mô và các tế bào gốc biểu mô từ màng dây rốn. Đây là những loại tế bào gốc có tiềm năng ứng dụng hấp dẫn nhất hiện nay.

Các tế bào gốc dây rốn còn rất “non trẻ”: Tế bào gốc từ dây rốn là các tế bào gốc nhũ nhi, có khả năng tăng sinh mạnh mẽ và có tiềm năng ứng dụng lớn hơn nhiều so với các loại tế bào gốc trưởng thành.

Tính sinh miễn dịch thấp: Điểm đặc biệt của tế bào gốc dây rốn so với các nguồn khác đó là tính sinh miễn dịch thấp tức là khả năng đào thải khi cấy ghép các tế bào gốc này cho các cơ thể khác là rất thấp, nên có thể sử dụng để điều trị cho những người khác trong gia đình em bé hoặc những người khác trong cộng đồng có các chỉ số sinh học phù hợp với mẫu tế bào gốc dây rốn đó.

Ứng dụng của tế bào gốc từ dây rốn

Hai loại tế bào gốc quan trọng thu được từ dây rốn đó là tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells) và Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells) ngoài ra ở dây rốn chúng ta còn có thể thu được tế bào gốc biểu mô (EpiSCs).

Dây rốn có chứa rất nhiều loại tế bào gốc.

Tế bào gốc tạo máu – HSCs là loại tế bào có thể tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Thành công của ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên vào năm 1988 tại Pháp cho 1 cậu bé bị mắc chứng bệnh thiếu máu Fanconi – một rối loạn di truyền hiếm gặp, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc ứng dụng tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị bệnh trên toàn thế giới. Cho đến nay, ghép tế bào gốc máu cuống rốn đã được ứng dụng trong điều trị hơn 70 bệnh khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2017, có trên 40,000 ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn đã được thực hiện, hơn 25,000 bệnh nhân đã được chữa trị bằng nguồn tế bào gốc này. Không những thế, có khoảng 700,000 đơn vị máu cuống rốn trên toàn thế giới đã được hiến tặng khi ai đó trong cộng đồng có nhu cầu sử dụng.

Một số bệnh đã được chữa trị bằng cách ghép tế bào gốc máu cuống rốn:

Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính – ALL, bệnh bạch cầu cấp tính dòng tuỷ – AML, đau tuỷ xương, hội chứng loạn sinh tuỷ (MDS), hội chứng tăng sinh tuỷ mạn ác tính – CML, bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho – CLL, u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin, u nguyên bào thần kinh, bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia, hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng – SCID, hội chứng Wiskott – Aldrich, các bệnh chuyển hoá như hội chứng ALD và hội chứng Hurler và thiếu máu bất sản trầm trọng – Aplastic nemia, chấn thương não, bại não, tự kỷ, bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ – HIE, một số bệnh tim mạch.

Dây rốn không chỉ chứa tế bào gốc máu cuống rốn mà còn là nguồn vô cùng dồi dào của tế bào gốc trung mô – MSCs – loại tế bào gốc có tiềm năng ứng dụng hấp dẫn nhất hiện nay trong y học tái tạo. Tế bào gốc trung mô là loại tế bào gốc đa tiềm năng, có khả năng tự làm mới (self-renewal) và biệt hoá thành các tế bào thuộc mô liên kết  như mỡ, sụn, xương và các loại tế bào khác như thần kinh, gan, tuỵ, thận…Theo thống kê tại chúng tôi có khoảng 940 thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc trung mô (MSCs) nhằm điều trị các bệnh như:

– Tim mạch, nhồi máu cơ tim

– Đột quỵ

– Tự kỷ

– Bại não

– Bệnh Parkinson’s

– Bệnh Alzheimer

– Xơ gan

–  Xơ hóa phổi

– Tiểu đường

–  Viêm xương khớp

–  Chấn thương tủy sống

–  Dùng hỗ trợ cho các cuộc ghép tế bào gốc tạo máu, giúp nhanh mọc mảnh ghép và hạn chế chứng mảnh ghép chống ký chủ (GVHD)

–  Vết thương, vết loét khó lành

–  Điều trị tổn hại mắt sau bỏng

–  Thay thế các tế bào tiết insulin bị tổn hại trong tiểu đường

– Các loại bỏng khác nhau

–  Chấn thương cơ

–  Một số bệnh tự miễn

Như vậy có thể thấy, tế bào gốc đã mở ra một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học. Việc ứng dụng tế bào gốc sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn trong điều trị bệnh lý phức tạp. Quan tâm tới lưu giữ tế bào gốc dây rốn ngay từ bây giờ được xem là một biện pháp bảo đảm tương lai sức khoẻ cho con bạn và gia đình bạn khi mà tới đây sự phát triển của ngành y học sẽ giúp nhiều người có cơ hội điều trị tốt hơn.

Thông tin chi tiết xin liên hệ Đơn nguyên Tế bào gốc và Di truyền – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện

ĐT: 0963161177

Cấu Tạo Nguyên Tử. Năng Lượng Liên Kết, Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 12

Chủ đề này gồm các vấn đề sau: Thuyết tương đối hẹp, cấu tạo nguyên tử, năng lượng liên kết.

A. LÍ THUYẾT

I. Thuyết tương đối hẹp

1. Khối lượng tương đối tính:

2. Năng lượng toàn phần:

(Năng lượng toàn phần là gồm 2 loại năng lượng năng lượng nghỉ và động năng, K là động năng, m là khối lượng tương đối tính, m0 khối lượng nghỉ)

II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

1. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

a. Cấu tạo

* Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn. Có hai loại nuclôn:

– Prôtôn (p), khối lượng , mang điện tích nguyên tố dương +e ().

– Nơtrôn (n), khối lượng , không mang điện

b. Kí hiệu. trong đó:

+ Z là nguyên tử số hay số prôtôn trong hạt nhân.

+ A là số khối bằng tổng số proton (Z) và số nơtron A = Z + N.

c. Kích thước của hạt nhân:

2. Đồng vị

– Là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôton Z nhưng có số nơtron N khác nhau.

VD:

3. Đơn vị khối lượng nguyên tử

a. Khái niệm:

– Đơn vị khối lượng trong vật lí hạt nhân là khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u.

đồng vị

b. Chú ý:

+ Khối lượng của nguyên tử ; Khối lượng của hạt nhân

+

+

+

– Dựa vào công thức: hoặc

III. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

1. Lực hạt nhân

– Lực hạt nhân: là lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân

– Đặc điểm của lực đó:

+ Có cường độ rất mạnh

2. Độ hụt khối

+ Chỉ có tác dụng trong bán kính hạt nhân

Hạt nhân có khối lượng m.

– Độ hụt khối:

Trong đó: m: khối lượng hạt nhân

: khối lượng Z protôn

: khối lượng N notrôn

3. Năng lượng liên kết

: độ hụt khối

– ( Năng lượng để phá cần thiết để phát vỡ hạt nhân = năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nu thành 1 hạt nhân) là năng lượng liên kết giữa các nuclôn trong hạt nhân:

hay .

4.Năng lượng liên kết riêng

– Là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn: đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân.

– Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững: Hạt nhân có số khối trung bình từ 50-70 là hạt nhân bề cũ nhất (năng lượng liên kết riêng lớn nhất cỡ 8,8 MeV/nu)

5. Ví dụ

Ví dụ về hệ thức Anhxtanh: Một vật có khối lượng nghĩ 75 kg chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ của ánh sáng trong chân không) thì khối lượng tương đối tính của nó là

Hướng dẫn

A. 100 kg. B. 80 kg. C. 75 kg. D. 60 kg.

Ví dụ về độ hụt khối và năng lượng liên kết: Khối lượng của hạt nhân là 10,0113u, khối lượng của nơtron là , khối lượng của proton là và .Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là

A. 64,366 MeV/nuclôn B. 6,4332 MeV/nuclôn

Hướng dẫn

C. 0,064332 MeV/nuclôn D. 643,32 keV/nuclôn

Tổng khối lượng các hạt nhân nuclôn:

Độ hụt khối của hạt nhân :

Năng lượng liên kết của hạt nhân :

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân :

Tính Năng Kháng Nước Trên Samsung Note 9 Có Xứng Đáng Với

Sở hữu nhiều thông số đáng mơ ước và Galaxy Note 9 trở thành chiếc smartphone có tính năng chống nước tốt nhất trong năm 2018.

Trang tin công nghệ nổi tiếng đã chính thức đưa ra danh sách những thiết bị smartphone có chức năng chống nước tốt nhất trên thị trường, tính đến năm 2018. Không phụ sự kỳ vọng của nhiều người, Samsung Galaxy Note 9 đã đánh bại nhiều đối thủ “đáng gờm” khác và leo lên ngôi vị bá chủ.

Sở hữu thiết kế đẹp mắt cùng thông số kỹ thuật mạnh mẽ nhất, chất lượng camera hàng đầu và chiếc bút S Pen độc nhất vô nhị, Samsung Note 9 đã trở thành chiếc điện thoại trong mơ với các tín đồ công nghệ.

Tại thời điểm bắt đầu bán ra, Note 9 có mức giá khá cao, có phần hơi vượt “tầm với” cũng như điều kiện của một vài người. Tuy nhiên ở hiện đại, mức giá dành cho “cuốn sổ” mới nhất của gã khổng lồ Hàn Quốc đã dần ổn định ở khoảng hợp lí, chấp nhận được.

Và chúng tôi chắc chắn rằng, hiệu suất hoạt động cũng như các tính năng mới trên Galaxy Note 9 sẽ không khiến bạn phải thất vọng với khoản tiền bỏ ra.

Chống nước cực tốt cùng khả năng kháng nước đạt được tiêu chuẩn IP68 nên Samsung Galaxy Note 9 Hàn Quốc hoàn toàn xứng đáng với danh xưng “chiếc smartphone Android chống nước tốt nhất”.

Mặc khác, việc trang bị viên pin với dung lượng lớn, lên đến 4.000 mAh đã giúp thiết bị này trở thành bạn đồng hành hằng ngày với những đối tượng có nhu cầu sử dụng smartphone cao. Nếu bạn thường xuyên di chuyển và không có quá nhiều thời gian, tính năng sạc nhanh không dây sẽ là “chiếc phao cứu sinh” hữu hiệu nhất.

Đặc biệt, phiên bản lớn nhất sở hữu bộ nhớ trong lên đến 512GB, có thể sử dụng thêm thẻ nhớ ngoài SD giúp người dùng có thể gia tăng dung lượng lưu trữ bộ nhớ lên đến 1TB.

Năm ngoái, khi iPhone X quốc tế chính thức ra mắt, đã có hàng loạt những nhà sản xuất smartphone học tập thiết kế, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm với sự xuất hiện của tai thỏ tương tự. Tuy nhiên, Samsung không chạy theo trào lưu này, đi theo xu hướng riêng biệt và tạo nên sự thành công nhất định.

Để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc, vui lòng đến trực tiếp cửa hàng tại 399 Hoàng Văn Thụ phường 2 quận Tân Bình TPHCM hoặc liên hệ vào Hotline 093.405.9986 hay 0931.391.333 . Di Động Mới luôn hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ứng Dụng Năng Lượng Nguyên Tử Cần Tương Xứng Với Tiềm Năng trên website Nhatngukohi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!