Xương Có Lợi Ích Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Xương Có Lợi Ích Gì Đối Với Răng Của Chó

Tại sao răng của chó hay bị mài mòn và sâu răng?

Răng của chó bị mài mòn bởi chúng có thói quen cắn và nhai những đồ vật cứng hay do từ nhỏ không chăm sóc và bảo vệ tốt răng miệng. Do đó, mà cho chó gặm xương giúp chó mài răng được sắc bén, có thể gặm những thứ cứng hơn được dễ dàng, loại bỏ những mảng bám trên răng và giúp răng chắc khỏe.

Cún khi còn nhỏ thường sẽ bị tình trạng nướu răng, hình thành cao răng, làm nướu bị viêm, hơi thở có mùi hôi. Bạn có thể tập thói quen cho cún con gặm xương từ nhỏ thay vì chúng hay gặm những đồ vật linh tinh, ảnh hưởng không tốt đến răng miệng sau này. Là tiền đề để cún ghi nhớ và ngoan ngoãn hơn khi trưởng thành.

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng đối với răng của chó. Những thực phẩm khô sẽ giúp loại bỏ được các mảng bám, hạn chế vấn đề sâu răng. Còn có một số thực phẩm đặc biệt được đặc chế riêng giúp đảm bảo sức khỏe của cún.

Thói quen chó gặm xương hàng ngày giúp bảo vệ răng và nướu khỏe mạnh, thuận lợi cho việc nhai của thú cưng. Kiểm soát sự hình thành cao răng giúp răng sạch sẽ, và hạn chế các vấn đề răng miệng nghiêm trọng ở loài chó.

Gặm xương giúp chó nhanh nhẹn, cảm thấy thoải mái hơn, kích thích khả năng não bộ hoạt động nhạy bén. Giúp chúng hạn chế cắn những vật dụng linh tinh. Khi răng của chúng mọc nhọn thì rất khó chịu, chúng muốn được gặm cắn thứ gì đó để giảm đi cảm giác “ngứa răng”.

Trong xương rất giàu canxi, khi chó bị thiếu canxi thay vì bạn phải chuẩn bị khẩu phần ăn uống tốn nhiều thời gian mà vẫn phải đáp ứng đủ canxi, thành phần dinh dưỡng cho chó, thì việc cho chó gặm xương cũng rất đơn giản mà hiệu quả. Khi chó gặm xương giúp ổn định bài tiết khi đó chó ăn đúng mức, ăn ngon hơn và giảm được mùi vệ sinh hơn.

Việc chó gặm xương mài răng ngăn ngừa các vấn đề răng miệng, làm răng trắng sáng, giúp chó quen thuộc với chế độ ăn uống và hoạt động thường xuyên tốt hơn. Khi răng của cún bị hư, việc mài răng sẽ giúp cún thay răng cũ để mọc răng mới.

Thời điểm thích hợp nhất để chó mài răng là khi còn nhỏ, giúp chó hình thành thói quen và thích nghi tốt hơn khi chúng trưởng thành. Lúc nhỏ, cún con bắt đầu mọc răng và thay răng, sự thay đổi này sẽ kích thích khả năng thích gặm cắn của chúng. Thay vì ngứa răng và cắn những thứ linh tinh, bạn nên cho cún gặm xương, tập cho cún cách gặm xương, cún con sẽ thích thú và quấn quýt, nghe lời.

Với cún con, việc gặm xương sẽ giúp chúng phát triển răng miệng, vừa có thể mài răng. Những chiếc răng của cún khi sắc bén, chắc khỏe, cún sẽ dễ dàng gặm được những xương lớn hơn.

Những chú chó thường có giai đoạn mọc răng, khi những chiếc răng được mọc nhọn, chúng sẽ không khống chế được ham muốn gặm cắn những đồ vật linh tinh. Bất cứ đồ vật mà chúng bắt gặp sẽ được đưa vào tầm ngắm của chúng, bởi sự khó chịu nên thích gặm cắn. Như vậy, bạn sẽ cho cún gặm xương, dạy chúng không nên gặm những thứ đó.

Nên sử dụng những loại xương mài răng nào phù hợp?

Thông thường, những miếng xương thừa khi chúng ta bỏ đi thì được cho chó gặm và chó là loài rất thích gặm những loại xương như vậy. Tuy nhiên có một vài loại xương động vật không phù hợp có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến chó cưng nhà mình như xương gà, xương vịt, bởi những mảnh xương vụn mảnh này sẽ làm thủng ruột chó, hay là xương cá, tuy nhỏ ăn rất dễ dàng, nhưng loại xương này hơi nhọn có thể làm chó bị hóc xương.

Ngoài ra, bạn không nên lựa những loại xương quá cứng dễ làm răng chó bị gãy. Chọn xương như thế nào phù hợp với chó nhà bạn, vừa giúp mài răng mà còn không gây hại đến vấn đề tiêu hóa của chúng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm xương gặm giả làm từ các nguyên liệu khác nhau cũng có tác dụng giúp cún mài răng. Thay vì bạn sử dụng những loại xương được chế biến từ thịt sống, thì việc sử dụng những xương gặm được thiết kế giống đồ chơi, giúp chó cưng nhà bạn không buồn chán, không cắn phá đồ đạc và không bị đói hay ăn lung tung.

Việc lựa chọn xương phù hợp với kích cỡ rất quan trọng. Bởi những chú chó rất hay kén chọn, bạn cần tìm hiểu kỹ thói quen hay nhai gặm của chúng qua từng bữa ăn hàng ngày để chọn được kích cỡ phù hợp cho chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm xương gặm giả cho chó (hay còn gọi là bánh thưởng)

Mài răng bằng cách cho chó gặm xương mài răng Inu rất thiết thực, hiệu quả. Thành phần của xương giàu canxi, bổ sung chất dinh dưỡng cho chó phát triển tốt nhất. Giúp răng được sạch sẽ, trắng sáng, giải quyết được các vấn đề răng miệng ở thú cưng.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Theo chúng tôi

Sụn Xương Có Tác Dụng Gì?

Sụn xương là gì? Sụn xương là mô liên kết mềm dẻo tham gia vào cấu tạo bộ xương được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể người có trong khớp giữa các đầu xương, khung sườn lồng ngực, vành tai, mũi, các phế quản và các đĩa gian đốt sống. Sụn không giòn chắc bằng xương nhưng lại cứng hơn và không mềm dẻo bằng cơ.

Sụn xương cấu tạo bởi 3 thành phần chính là tế bào sụn, chất căn bản sụn và sợi liên kết.

Mô sụn có ít tế bào chiếm không quá 10% trọng lượng chứa khoảng 70-80% nước, 10-15% chất hữu cơ. Nguyên bào sụn sản xuất một lượng lớn chất nền ngoại bào gồm các sợi collagen, chất căn bản chiếm lượng lớn giàu proteoglycan và sợi elastin bị giữ lại trong chất nền gọi là tế bào sụn có kích thước và hình dạng phụ thuộc vào mức độ biệt hóa. Tế bào sụn nằm trong hốc nhỏ của chất căn bản được gọi là ổ sụn. Các ổ sụn được phân cách nhau bằng chất nền sụn. Mỗi ổ sụn có thể chứa một hoặc một số tế bào sụn cùng nhóm. Nhân tế bào sụn hình cầu, có một hoặc hai hạt nhân. Bào tương có đủ bào quan và một số chất vùi glycogen, lipid mà số lượng phụ thuộc vào loại sụn.

Chất căn bản sụn ưa nước, có thể khuếch tán muối khoáng, nhiều chất chuyển hóa, khí. Nhưng các phân tử protein lớn có tính kháng nguyên không thể vào miếng sụn được, điều đó giải thích tại sao có thể ghép sụn dễ dàng. Chất căn bản sụn và sợi liên kết được gọi chung là chất nền sụn, chất này chứa các loại sợi liên kết khác nhau tùy theo loại sụn. Sụn tăng trưởng bằng cách sinh sản đắp thêm hoặc sinh sản gian bào.

Có 3 loại sụn: sụn trong, sụn chun và sụn xơ, tên gọi khác nhau là do thành phần sợi liên kết:

Sụn trong gặp ở các sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.

Sụn chun có thành phần sợi là sợi chun. Các sợi chun phân bố quanh các ổ sụn, trong chất căn bản và từ màng sụn xâm nhập vào mô sụn. Lipid, glycogen, chondroitin sulfat ở sụn chun ít hơn ở sụn trong. Sụn chun không bao giờ có hiện tượng vôi hóa. Sụn chun gặp ở vành tai và nắp thanh quản.

Sụn xơ có thành phần cấu tạo là sợi collagen type I, chúng tạo thành các bó khá lớn và xếp song song nhau. Như vậy sụn xơ chỉ khác với mô liên kết đặc ở thành phần tế bào và vì các bó sợi tương đối lớn nên có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học. Sụn xơ gặp trong 1 số dây chằng.

Ngoại trừ sụn khớp và sụn xơ, tất cả các loại sụn khác đều có màng sụn bao bọc. Màng sụn phát triển rất mạnh quanh các miếng sụn đang tăng trưởng. Màng sụn là mô liên kết chính thức phân cách mô sụn với các mô xung quanh, cấu tạo gồm 2 lớp, lớp ngoài chứa nhiều sợi collagen và lớp trong chứa nhiều tế bào sợi non (hoặc tế bào trung mô) có thể sinh sản được và biệt hóa thành nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn vừa sinh sản, vừa tạo chất căn bản và tự vùi vào trong ổ sụn, biến thành tế bào sụn. Khi miếng sụn đã qua giai đoạn tăng trưởng, màng sụn thường bị teo lại thành 1 bao liên kết rất mảnh..

Không giống như các loại mô liên kết khác, sụn không chứa mạch máu. Tế bào sụn được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu được hỗ trợ bằng áp lực tạo nên bởi lực nén của sụn khớp hay sự đàn hồi của sụn chun. Do vậy so với các loại mô liên kết khác thì sụn xương sinh trưởng và sửa chữa chậm hơn.

Xương sụn có tác dụng gì? Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Phần sụn trong che phủ đầu xương trở thành sụn khớp. Trước tuổi trưởng thành, các vùng giữa đầu xương và thân xương vẫn tồn tại một tấm sụn gọi là sụn đầu xương, một cấu trúc giúp xương dài tăng trưởng về chiều dài. Khi càng lớn tuổi hoặc vận động nhiều khiến các mô sụn dần bị bào mòn, do các chất dịch nhờn không đủ bôi trơn khiến sụn ngày càng xấu đi. Đến khi bề mặt xương cọ sát vào nhau, lâu dần gây nên gai xương hoặc xương tổn thương dẫn đến đau và viêm xương khớp, đồng thời ảnh hưởng đến các mô xung quanh, khiến vị trí bị tổn thương sưng tấy đỏ và hoạt động khó khăn.

Mặc dù quan trọng như vậy nhưng sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào.

Chính vì thế, việc bảo vệ và chăm sóc sụn rất quan trọng, bởi nó giúp cơ thể khỏe mạnh khi bước đến các giai đoạn của tuổi trung niên hay cao tuổi, đồng thời hoạt động, sinh hoạt hàng ngày được thuận tiện và tốt hơn. Để bảo vệ sụn khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống và luyện tập và làm việc phù hợp, luôn giữ cân nặng ở mức ổn định.

Những Lợi Ích Từ Cây Xương Rồng Có Thể Bạn Vẫn Chưa Biết

Có lẻ chẳng ai lại dám ăn xương rồng khi còn nguyên bản chưa qua chế biến bởi nó có vị chua và kèm theo rất nhiều gai nhọn. Tuy vậy, nhiều nhà hàng ở Anh đã dùng các phần của cây như: lá, thân và quả của chúng để làm thành các món ăn như salad, bánh mỳ hoặc ép xương rồng lấy nước để uống.

Bạn có biết mứt xương rồng và nước ép đã bắt đầu xuất hiện trên các quầy hàng trong nhiều siêu thị lớn nhỏ trong thời gian gần đây. Xương rồng được coi là một loại siêu thực phẩm mới với các thành phần chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp chúng ta chống lại với nhiều loại bệnh hơn. Tuy bên ngoài nhiều gai góc như thế nhưng bên trong lại có chứa nhiều khoáng chất và đặc biệt không thể bỏ qua đó chính là chất chống oxy hóa. Xương rồng là loại cây rất giàu chất xơ và pectin, các chất này được dùng như chất kết dính trong mứt nhưng đồng thời cũng được xem như một loại vũ khí chống lại tiểu đường và cholesterol cao trong máu. Với tỉ lệ chất xơ cao cũng giúp làm chậm đi quá trình tiêu hóa cacbonhydrate, đảm bảo chúng không biến đổi lại thành đường là tác nhân chính gây nên tình trạng tiểu đường. Cây xương rồng lại chứa rất ít calo nên khá tốt khi các bạn đang trong giai đoạn giảm cân.

Bệnh cạnh đó, vitamin A và vitamin C có trong cây xương rồng giúp ích cho da trong việc cải thiện các tế bào và trao đổi chất. Khi ăn xương rồng, hương vị của sẽ giống với quả dưa chuột nhưng có vị hơi đắng một chút. Vì vậy mà có thể mùi vị của xương rồng có thể là không phù hợp với khá nhiều người, và đó cũng chíng là lý do mà mọi người ít khi ăn xương rồng tươi. Thay vào đó thì người ta lại tập trung vào các phần ăn được như thân, lá, quả và cả hoa chế biến chúng theo nhiều cách khác.

Với những lợi ích không ngờ đến của cây xương rồng chắc chắn bạn cũng đang thắc mắc có thể mua xương rồng tại đâu. Đến với cây cảnh mini Hà Nội bạn có thể tìm thấy các mẫu xương rồng đa dạng và cây cảnh mini Hà Nội còn với các mẫu xương rồng mới lạ còn có thể sử dụng với nhiều công năng khác nhau để trưng bày hay cả để sử dụng làm thực phẩm.

Xương Chậu Nằm Ở Đâu Và Có Chức Năng Gì?

Xương chậu nằm ở đâu? Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh phần xương cột sống đoạn dưới.

Ở góc độ khác, xương chậu nằm ở trên phần xương đùi, được đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.

Vùng xương chậu là ở đâu? Diện tích vùng xương chậu từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, nằm dưới eo và bao trọn vùng hông đến đùi.

Xương chậu là gì? Xương chậu hay còn được gọi là xương dẹt, là vùng xương có diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương của cơ thể con người. Xương chậu có hình cánh quạt gồm 4 bờ, 2 mặt và 4 góc, do 3 xương hợp thành: xương cánh chậu ở trên, xương mu ở trước, xương ngồi ở sau.

Cấu tạo 2 mặt của xương chậu

Mặt ngoài xương chậu: ở giữa có ổ cối khớp với chỏm xương đùi. Xung quanh là vành ổ cối gắn với khuyết ổ cối. Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác, phía sau là xương ngồi, phía trước là xương mu, ở trên là xương cánh chậu lõm xuống tạo thành hố chậu. Ở hố chậu có 3 diện bám vào cơ mông.

Mặt trong của xương chậu có 1 gờ nhô lên chia mặt sau thành 2 phần:

Phần trên có lồi chậu, phía sau có diện nhĩ

Phần dưới có diện vuông và lỗ bịt

Cấu tạo 4 bờ của xương chậu

Bờ trên (mào chậu) bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Hình dạng cong theo hình chữ S, mỏng ở giữa, dày hơn ở phía trước và phía sau.

Bờ dưới (ngành ngồi) được hình thành do xương ngồi và xương mu.

Bờ trước lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu (củ mu).

Bờ sau cũng lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi.

Cấu tạo 4 góc của xương chậu

Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên

Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên

Góc trước dưới: ứng với gai mu (củ mu)

Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi

Nếu xem cơ thể là một ngôi nhà, thì xương chậu chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Với diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể con người, xương chậu nối cột sống với xương đùi và trải đều trọng lượng cơ thể từ phần đỉnh đầu xuống thắt lưng, giữ vai trò là bộ phận quan trọng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là “chìa khóa” giữ gìn sức khỏe.

Về cơ bản, xương chậu có các chức năng chính và phụ :

Chức năng chính

Chống đỡ trọng lượng của phần thân trên khi cơ thể ngồi và đứng, chuyển hóa trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung ruột thừa dưới khi thao tác đi đứng, chạy nhảy và hoạt động phần dưới cơ thể. Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh.

Vai trò này cũng chính là điểm tiến hóa khiến con người trở thành động vật bậc cao so với các loài động vật khác.

Chức năng phụ

Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới của đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản bên trong.

Đối với phụ nữ, xương chậu có đặc trưng là rộng và nông, giống hình dáng của thau rửa mặt bao trọn lấy các cơ quan nội tạng khác như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang, và khi phụ nữ mang thai, xương chậu còn có vai trò quan trọng là bảo vệ thai nhi.

Nếu không may bị giãn xương chậu sẽ khiến tử cung và đường ruột bị đẩy xuống sâu hơn so với bình thường, dẫn đến việc phình bụng dưới, cản trở tuần hoàn máu vùng xương chậu gây ra các tình trạng phổ biến như đau bụng kinh, lạnh bụng, són tiểu.

Các dấu hiệu bất thường ở xương chậu

Một số biểu hiện bất thường của xương chậu có thể kể đến:

Cảm giác đau khớp xương chậu kèm theo biểu hiện tê cứng chân.

Đau dai dẳng ở vùng chậu hông giữa hai mông, có dấu hiệu teo mông.

Chân vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ, khoảng cách giữa hai chân lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu

Đau nặng hơn mỗi khi cử động mạnh, thậm chí là không thể xoay hoặc là nghiêng người, khó cúi ngửa, xoay, ngồi lâu một tư thế…

Cơn đau lan dần xuống đùi và có dấu hiệu teo cơ vùng mông đùi.

Đau vùng bụng dưới âm ỉ, đại tiện thấy đau và có mùi lạ, chảy máu.

Khi quan hệ thấy đau, sốt hoặc rét run người, buồn nôn, choáng váng…

Tê cứng các khớp xương chậu, cơn đau lan xuống cả hai chân, đùi, cẳng chân giống như là khi bị đau thần kinh tọa.

Khi có bất kì biểu hiện nào trong những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sớm có nhận định chuẩn xác và kịp thời nhất, hỗ trợ cho công tác điều trị sau này.

Phương thức trị liệu, chăm sóc vùng xương chậu

Để chăm sóc vùng xương chậu được tốt nhất, chúng ta nên chú trọng rèn luyện các cơ bắp xung quanh xương chậu.

Thường xuyên tập luyện, làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như kegel, phương pháp soutai đẩy đầu gối, bắt chước các động tác của võ sĩ sumo như “sonkyo”, “shiko” và “suriashi”.

Khi bị đau vùng xương chậu, có thể dùng gạc ấm, khăn ấm chườm vào vùng bị đau hoặc tắm bằng nước ấm.

Đối với phụ nữ mang thai, việc châm cứu và massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.

Người bệnh có thể chữa căng cơ vùng xương chậu bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với bài tập vật lý trị liệu.

Tương tự người bị đau xương chậu do viêm ruột thừa thì cần phải được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi phần ruột thừa trước khi chuyển hóa thành viêm nhức, nhiễm trùng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm botox để ngăn ngừa được sự co thắt cơ vùng chậu, giúp giảm nhanh cảm giác đau mỏi.