Xung Đột Lợi Ích Kinh Tế / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Kiểm Soát Xung Đột Lợi Ích Trong Hoạt Động Công Vụ: Kinh Nghiệm Quốc Tế

Thứ ba, 21 Tháng 11 2017 11:13

(LLCT) – Xung đột lợi ích (XĐLI) trong hoạt động công vụ là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, vì nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn dẫn đến tham nhũng. Kiểm soát và hạn chế các tình huống phát sinh XĐLI trong hoạt động công vụ sẽ giúp ngăn ngừa tham nhũng một cách có hiệu quả.

1. Khái quát về xung đột lợi ích

Kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là tổng thể các cách thức, biện pháp nhà nước sử dụng để nhận diện các tình huống XĐLI qua đó phát hiện, phòng tránh, ngăn chặn, giải quyết các tình huống XĐLI; áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý cá nhân vi phạm các quy định về kiểm soát XĐLI.

Hiện nay, khái niệm “xung đột lợi ích” (conflict of interest), về cơ bản đã được các quốc gia, tổ chức quốc tế và giới nghiên cứu đi đến sự thống nhất chung.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): XĐLI là “mâu thuẫn giữa chức trách nhà nước và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó công chức có những lợi ích ở phương diện cá nhân có thể gây ảnh hưởng không phù hợp đến kết quả thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm công chức của mình”(1).

Ủy ban Độc lập chống tham nhũng (ICAC) cho rằng: “XĐLI xảy ra khi một công chức ở vào một vị trí bị ảnh hưởng hoặc xảy ra ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân của mình khi thực thi công vụ”(2).

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), XĐLI là “…tình huống trong đó một cá nhân hoặc tổ chứcnơi họ làm việc, có thể là chính phủ, doanh nghiệp, hãng truyền thông hoặc tổ chức xã hội dân sự, phải đối mặt với việc lựa chọn giữa trách nhiệm và yêu cầu xuất phát từ vị trí công việc của họ vớinhững lợi ích cá nhân của chính họ”(3).

Theo Từ điển Black Law Dictionary, XĐLI là “…sự không tương thích trên thực tế hoặc có khả năng xảy ra trên thực tế giữa những lợi ích của cá nhân với nghĩa vụ công hoặc với trách nhiệm mà họ được ủy thác”(4).

Theo Từ điển pháp luật Anh-Việt, XĐLI là “…sự mâu thuẫn quyền lợi, sự không tương xứng giữa địa vị chức tước với quyền lợi cá nhân của người giữ chức vụ đó, việc sử dụng chức vụ để mưu lợi ích cá nhân”(5).

TS Hoàng Văn Luân cho rằng: “XĐLI được hiểu là sự vi phạm, xâm phạm hoặc làm tổn hại lẫn nhau giữa các lợi ích trong một quan hệ nhất định”(6). Tác giả Trần Văn Long cho rằng: “XĐLI được hiểu là bất kỳ một tình huống nào trong đó cá nhân hay tổ chức được ủy thác trách nhiệm (được trao quyền) có những lợi ích riêng hay chung đủ lớn để ảnh hưởng (hay có thể ảnh hưởng) đến việc thi hành các trách nhiệm được ủy thác một cách khách quan, đúng đắn”(7). Theo tác giả Vũ Công Giao và Đỗ Thu Huyền thì XĐLI “là khả năng một cá nhân hoặc tổ chức được giao quyền lực công sử dụng vị trí công tác một cách không thích đáng để tư lợi”(8).

Như vậy, chủ thể của tình huống XĐLI có thể là cá nhân cán bộ, công chức (CBCC) hoặc tổ chức được giao quyền lực (thẩm quyền) trong khi thực hiện công vụ.

Về khách thể, lợi ích vật chất (tiền, tài sản…) hoặc phi vật chất (trao đổi mối quan hệ, sự hàm ơn, khả năng thăng tiến trong công việc…). Về tính chất, có thể là lợi ích riêng (với cá nhân) hoặc lợi ích chung (đối với tổ chức).

Hai yếu tố tạo thành XĐLI là lợi ích cá nhân của CBCC và chức vụ, quyền hạn của cá nhân đó trong quá trình ra quyết định. Ở đây là sự xung đột giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân trong quá trình ra quyết định của CBCC; các tình huống có XĐLI gây khó khăn cho CBCC khi ra quyết định trong quá trình thực thi công vụ.

Việc nhận diện và kiểm soát XĐLI góp phần phòng, ngừa tham nhũng đồng thời tạo niềm tin của xã hội đối với sự liêm chính của tổ chức, cá nhân.

– Sự khác nhau giữa XĐLI trong hoạt động công vụ và tham nhũng

Quy định về xung đột lợi ích trong Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và pháp luật quốc tế

Vấn đề XĐLI được Liên Hợp quốc đề cập lần đầu vào năm 1996 trong Bộ quy tắc xử sự quốc tế dành cho công chức. Bộ quy tắc đã khuyến nghị một loạt vấn đề để tránh rủi ro XĐLI đối với công chức:

Công chức phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền về xung đột lợi ích khi nhận thức được về nó và phải tuân thủ đúng những gì mình được yêu cầu phải làm. Mọi xung đột về lợi ích cần phải được giải quyết trước khi tuyển dụng người mới hoặc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ mới.

Công chức không được tham gia vào những hoạt động bên ngoài (kể cả nắm giữ chức vụ) khi mà hoạt động đó xung đột với chức năng, nhiệm vụ của mình. Công chức phải xin phép và được phép của cấp có thẩm quyền thì mới được tham gia vào công việc ở bên ngoài.

Công chức phải khai báo về tư cách thành viên hoặc mối quan hệ với bất kỳ tổ chức nào mà có thể gây ra sự cản trở đối với việc thực thi công vụ của mình…

2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Thứ nhất,kiểm soát về thu nhập và tài sản

Singapore quy định CBCC phải từ chối mọi món quà được tặng (không giới hạn giá trị, hình thức quà tặng). Nếu người nào được tặng một món quà của một quan chức đến thăm (quà mang nghi thức ngoại giao), thì sau đó phải chuyển lại cho người đứng đầu bộ phận của mình. Giá trị của món quà sẽ được đánh giá và người nhận quà có thể trả tiền nếu muốn giữ. Người định giá đối với tất cả quà tặng là Tổng kế toán nhà nước. Croatia, Hàn Quốc lại quy định rõ thế nào là quà tặng, trường hợp nào không được coi là quà tặng. CBCC có thể giữ một món quà có giá trị tượng trưng và nếu giá trị không vượt quá 500HRK (tiền Coroatia) hoặc trong giới hạn do Trưởng đơn vị thiết lập (Hàn Quốc). Ngoài ra, ở Hàn Quốc và Coroatia những món quà CBCC có thể nhận được quy định rõ trong luật.

Các quốc gia đều có quy định về kê khai thu nhập, tài sản. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế đối tượng mà giá trị tài sản, thu nhập phải kê khai khác nhau. Đối với việc sở hữu bất động sản, đa số các quốc gia không cấm việc sở hữu bất động sản nhưng cấm việc sử dụng lợi thế thông tin hay nhận quà để sở hữu bất động sản.

Thứ hai, hạn chế về các hoạt động kinh doanh

Hầu hết các quốc gia thuộc OECD đều có quy định hạn chế CBCC có lợi ích kinh doanh riêng và công việc ngoài nhiệm vụ chính. Đa phần các quy định mang tính chất chung là cấm CBCC tham gia vào kinh doanh hoặc bất kỳ hoạt động nào có tác động trực tiếp hoặc có thể dự đoán được đối với lợi ích tài chính của họ. Ví dụ: Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Italia.

Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia quy định cụ thể những hạn chế về các hoạt động kinh doanh như Estonia, Anh, Croatia.

Thứ ba, một số hạn chế trong khi đảm nhiệm công vụ

Thứ tư, hạn chế sau khi CBCC rời khỏi vị trí công tác

Thứ năm, quy định về công khai; về giám sát và xử phạt

Quy định kê khai những lợi ích có khả năng xung đột với nhiệm vụ của CBCC, có thể kê khai khi nhận công việc mới hoặc theo định kỳ. Ngoài ra, khi có tình huống thay đổi có thể dẫn đến XĐLI thì CBCC phải kịp thời báo cáo lên cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định. Tùy theo chức vụ, vị trí công tác mà bản kê khai này được quản lý khác nhau. Nội dung kê khai có thể được công khai trong nội bộ hoặc phạm vi rộng hơn (Pháp, Singapore, Coroatia, Ba Lan…).

Cùng với kê khai là quy định về giám sát trong nội bộ hoặc của xã hội (người dân, doanh nghiệp, tổ chức, truyền thông) trong giám sát việc chấp hành pháp luật về kiểm soát XĐLI.

Một trong những biện pháp phòng ngừa là giáo dục, cung cấp thông tin để CBCC hiểu rõ và thực hiện tốt các quy định chống XĐLI. Các quy định chống XĐLI được đưa vào bài thi tuyển đầu vào, trong quá trình làm việc hoặc trong chương trình giáo dục đào tạo (Đức, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc…).

3. Kiểm soát xung đột lợi ích ở Việt Nam hiện nay và những kinh nghiệm quốc tế có thể tham khảo

Thực tế cho thấy, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI đối với CBCC trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn rời rạc, chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi. Nhiều quy định chưa thực sự hợp lý, khó áp dụng và đặc biệt là chưa có cơ chế kiểm soát việc chấp hành, thực thi nên hiệu lực, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng còn thấp.

Theo kết quả khảo sát về cảm nhận XĐLI được thực hiện với các cán bộ công chức, doanh nghiệp và người dân tại 10 địa phương và 5 bộ tại Việt Nam thì: XĐLI chưa được CBCC, doanh nghiệp và người dân nhận thức rõ như một vấn đề trong quản trị công. XĐLI và kiểm soát XĐLI chưa được chính thức hóa trong văn bản pháp luật làm cơ sở nâng cao hiệuquả quản lý công và phòng, chống tham nhũng. Các tình huống XĐLI xảy ra khá phổ biến, đa dạng và có nguy cơ trở thành “thông lệ” trong quan hệ công vụ. Hình thức XĐLI phổ biến nhất là:Tặng quà; Giúp đỡ người thân; Sử dụng lợi thế thông tin(9).

Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài”, “là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị”. Theo đó, Đảng ta chủ trương: “Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”(10).

Từ những kinh nghiệm quốc tế nêu trên, Việt Nam có thể tham khảo để ngăn ngừa, kiểm soát XĐLI:

Thứ nhất, về mặt nhận thức, các quốc gia đều nhận thức rõ tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của việc cần thiết phải kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ. XĐLI nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ dẫn đến lạm dụng công vụ, có thể dẫn đến tham nhũng.

Thứ hai, các quy định về phòng, chống XĐLI cần được ghi nhận thành các quy định pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Pháp luật là căn cứ pháp lý để CBCC nhà nước hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc ra quyết định trong hoạt động công vụ nhất là trong các tình huống có XĐLI. Pháp luật quy định vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong phòng, chống XĐLI. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức chủ động tham gia vào công tác phòng, chống XĐLI bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát XĐLI; xây dựng văn hóa không khoan nhượng với XĐLI trong tổ chức, cung cấp thông tin về XĐLI cho các cơ quan chức năng để làm rõ và có biện pháp xử lý; mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào công tác phòng, chống XĐLI, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong phòng, chống XĐLI. Pháp luật về kiểm soát XĐLI là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý. Chỉ có ghi nhận thành văn bản pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế thì việc kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Luật cần quy định rõ các trường hợp được nhận và giữ lại quà tặng, các trường hợp nhận và nộp lại quà tặng cho cơ quan có thẩm quyền, các trường hợp không được nhận quà tặng. Quy định về công khai thông tin quà tặng…

Tùy từng vị trí công tác khác nhau quy định về kê khai, tiến tới công khai toàn bộ thu nhập, tài sản của CBCC.

Quy định rõ khái niệm XĐLI trong Luật, các tình huống XĐLI, quy trình giải quyết tình huống XĐLI, trách nhiệm giải quyết XĐLI, nghĩa vụ báo cáo của CBCC khi có việc làm thêm, được quà biếu, quà tặng, kê khai thu nhập tài sản; các tình huống có XĐLI… các biện pháp kỷ luật đối với công chức khi không báo cáo các tình huống XĐLI; quy định kiểm soát việc sử dụng thông tin có được trong hoạt động công vụ khi còn đương chức hoặc khi chuyển làm việc từ khu vực công sang khu vực tư, chế tài xử phạt đối với cá nhân khi không tuân thủ các quy định về XĐLI, các biện pháp quản lý đối với vi phạm quy định về XĐLI…

Thứ tư, tăng cường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước. Công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Thứ năm, tăng cường giáo dục, cung cấp thông tin để cán bộ công chức biết được chính sách, pháp luật về phòng, chống XĐLI đồng thời tự tránh các XĐLI

Trong nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng cần đưa các nội dung, yêu cầu về phòng, chống XĐLI nhằm nâng cao ý thức cho người dân, CBCC về phòng, chống XĐLI. Tăng cường giáo dục, cung cấp thông tin để CBCC hiểu rõ chính sách, pháp luật về phòng, chống XĐLI. Đưa nội dung giáo dục về tự tránh XĐLI trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, xây dựng văn hóa công khai, liêm chính trong tổ chức…

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị số 5-2017

(1) OECD (2005) “Policy Brief: Managing Conflict of interest in the Public Service.” OECD, Paris, http://oecd.org.

(2) ICAC (2012): Identifying and managing conflict of interest in the public sector, https://www.icac.nsw.gov.au.

(3) Xem: ICAC (2014): Managing Conflict of Interest in the Public Sector Guidelines, tr.1, tại: http://www.icac.nsw.gov.au.

(4) Xem: Bryan A.Garner: Black Law Dictionary, Ninth Edition, tr.341.

(5) Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải, Phan Thăng: “Từ điển pháp luật Anh – Việt”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.318.

(6) TS Hoàng Văn Luân: “Quản trị xung đột lợi ích – các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2014.

(7) Trần Văn Long: “Xung đột lợi ích và tham nhũng”, Tạp chí Nội chính số 24, tháng 7-2015.

(8) Vũ Công Giao, Đỗ Thu Huyền: “Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa, quản lý xung đột lợi ích của thế giới”, Tạp chí Nội chính, số 31 tháng 3-2016.

(9) Nhóm Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ ấn hành: “Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công: Quy định và thực tiễn ở Việt Nam”, Nxb Hồng Đức, 2016, tr.67-69.

(10) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.50.

ThS Đinh Thị Hương Giang

Ban Thanh tra,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Xung Đột Lợi Ích (Conflict Of Interest) Là Gì? Các Hành Vi Xung Đột Lợi Ích Phổ Biến

Khái niệm

Xung đột lợi ích trong tiếng Anh là Conflict of Interest.

Xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức trở nên không đáng tin cậy do xung đột giữa lợi ích cá nhân và nhiệm vụ hoặc trách nhiệm nghề nghiệp.

Xung đột lợi ích xảy ra khi một tổ chức hoặc một người có quyền lợi riêng, chẳng hạn như tiền bạc, địa vị, kiến thức, mối quan hệ hoặc danh tiếng làm nảy sinh nghi vấn liệu hành động, phán đoán hoặc việc ra quyết định của họ có công bằng hay không.

Khi một tình huống như vậy phát sinh, cá nhân hoặc tổ chức này thường bị yêu cầu tự từ chức hoặc rút lui, theo yêu cầu của tổ chức hoặc theo nghĩa vụ pháp lí.

Bản chất của xung đột lợi ích

– Xung đột lợi ích trong kinh doanh thường đề cập đến một tình huống trong đó lợi ích riêng của một cá nhân xung đột với lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp họ làm việc hoặc công ty mà họ nhận được đầu tư.

– Ví dụ: Tất cả các thành viên hội đồng quản trị có nhiệm vụ ủy thác và nghĩa vụ trung thành với các tập đoàn mà họ giám sát. Nếu một trong những thành viên hội đồng quản trị chọn thực hiện một hành động có lợi cho họ mà đẩy công ty vào vị trí bất lợi, thì họ đang làm hại công ty do mâu thuẫn lợi ích.

Các hành vi xung đột lợi ích phổ biến

– Kinh doanh vụ lợi là loại xung đột lợi ích phổ biến nhất trong giới kinh doanh. Nó xảy ra khi một chuyên gia cấp quản lí chấp nhận giao dịch từ một tổ chức khác có lợi cho chính mình và gây tổn hại cho công ty hoặc các khách hàng của công ty.

– Nhận quà tặng cũng là một kiểu xung đột lợi ích phổ biến, xảy ra khi người quản lí hoặc nhân viên nhận một món quà từ khách hàng hoặc một bên tương tự và đưa ra các quyết định có lợi cho người tặng. Các công ty thường giải quyết vấn đề này bằng cách cấm việc nhận quà của khách hàng cho một nhân viên riêng lẻ.

– Thuê hoặc thiên vị họ hàng hoặc người yêu của mình trong công ty.

– Sử dụng thông tin bí mật của công ty cho lợi ích cá nhân là một xung đột lợi ích lớn, ít nhất là ở Mỹ, và được cho là giao dịch nội gián.

Hằng Hà

Kinh Tế Thị Trường Và Mâu Thuẫn, Xung Đột Lợi Ích Giữa Nhóm Trục Lợi Và Nhóm Thiệt Hại Hiện Nay

Từ nghiên cứu mâu thuẫn xung đột lợi ích ở chúng tôi chúng tôi cho rằng về thực chất và nổi bật là mâu thuẫn xung đột giữa các nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại lợi ích. Đây coi như một sự khái quát mới về một cặp mâu thuẫn, xung đột lợi ích hiện nay ở nước ta và trong đó có chúng tôi

1. Kinh tế thị trường với sự hình thành nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại

– Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có đặc điểm chủ yếu như sau:

Đó là nền kinh tế có nhiều chế độ sở hữu và thành phần kinh tế với nhiều chủ thể lợi ích có xu hướng phân hóa đa dạng khác nhau, có khi đối lập nhau như lợi ich cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích giai tầng xã hội…, từ đó nảy sinh mâu thuẫn lợi ích.

Nền kinh tế thị trường có bản chất và động lực cơ bản là chạy theo mục đích lợi nhuận, thậm chí có lúc gần như là mục đích duy nhất.

Nền kinh tế bên cạnh mặt tích cực như: năng động, đòi hỏi sự minh bạch, tạo cơ hội cho mọi người làm việc và phát triển… nhưng đồng thời nó cũng có mặt khuyết tật, tiêu cực tạo nên khủng hoảng kinh tế chu kỳ, phân hóa tạo nên những người rất giàu và những người rất nghèo, gây nên xung đột lợi ích.

Nền kinh tế thị trường hiện đại có đặc điểm là gắn với xu hướng công nghệ sạch, thân thiện môi trường, gắn với công bằng xã hội, phúc lợi xã hội, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…. Xu hướng này là tiền đề của nền kinh tế thị trường XHCN.

Cùng với quá trình đó là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề về lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhất là trên lĩnh vực nhà đất, các quan hệ lao động trong các doanh nghiệp và môi trường sống.

Nước ta từ khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhưng nền kinh tế này còn sơ khai, trình độ thấp, mặc dù có yếu tố để tiến tới nền kinh tế thị trường hiện đại, hướng tới kinh tế thị trường hiện đại. Trong thời kỳ mới này những mâu thuẫn, xung đột lợi ích đã và đang diễn ra rất đa dạng và có phần phức tạp.

– Đời sống xã hội.

Đời sống xã hội là toàn bộ không gian xã hội gắn với hoạt động của con người, cộng đồng người với những nhu cầu, lợi ích nhất định. Có nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đời sống xã hội trong công trình này chủ yếu lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, nhưng là xét trong quan hệ với các lĩnh vực khác, hoặc bao gồm một phần lĩnh vực khác.

Đời sống xã hội của một quốc gia là tổng thể các mặt kinh tế xã hội tạo nên trong đó về mặt tổ chức, cộng đồng thì bao gồm nhiều nhóm xã hội, cư dân, các giai tầng. Các nhóm xã hội, nhóm lợi ích và các giai tầng được phân chia dựa trên một số tiêu chí chung: hoặc chủ yếu về tư liệu sản xuất, hoặc phân công lao động xã hội hoặc về quyền lực (uy tín). Trong quá trình đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống đã nảy sinh những lợi ích khác biệt, mâu thuẫn từ đó mà ra. Đời sống xã hội luôn luôn vận động, phát triển làm nảy sinh những mâu thuẫn và thông qua những mâu thuẫn khá phức tạp, nhất là về mặt lợi ích hay quyền lợi.

– Sự hình thành nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại.

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa (1986) cho đến nay, có thể bước đầu phân quá trình này thành 3 phân kỳ với những đặc điểm khác nhau:

Phân kỳ 1 (1986-1994): giai đoạn chuẩn bị các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội cho việc định lại các phạm vi tác động của hệ thống kế hoạch hóa và quản lý tập trung trong điều kiện thị trường mở, hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như tạo những tiền đề mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường vĩ mô cho việc phát triển kinh tế hàng hoá – dịch vụ vận hành theo cơ chế thị trường, hình thành và phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Giai đoạn chuyển đổi này diễn ra nhanh chóng và đầy kịch tính với những biểu hiện của khủng hoảng (lạm phát 3 con số, biến động giá cả – tiền tệ, sản xuất – kinh doanh trì trệ tại nhiều cơ sở quốc doanh cả trung ương lẫn địa phương…), đồng thời bắt đầu xuất hiện một số nhân tố mới từ đầu thập niên 90 (xuất khẩu gạo, dầu thô; đầu tư nước ngoài và sự có mặt của nhiều văn phòng đại diện công ty nước ngoài và tổ chức quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội). Các nhóm trục lợi đầu tiên xuất hiện, gây hậu quả lớn là những nhóm núp bóng tín dụng (Thanh Hương, Anh Đào…), các nhóm buôn bán qua biên giới chủ yếu qua con đường phi hạn ngạch, kinh tế ngầm….

Phân kỳ 2 (1995-2006): giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đặc biệt tập trung vào các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương), và từ 2002, lan rộng ra các tỉnh phía bắc sông Hồng của Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc), cũng như một số tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi)…. Với sự phát triển nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn đầu tư trong nước và nước ngoài, thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thị trường lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội…, cùng với những cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy hình thành nhanh chóng và phát triển đồng bộ các nhân tố thị trường theo xu thế toàn cầu hóa và các mục tiêu, định hướng chiến lược quốc gia phát triển nhanh, bền vững… hàng loạt nhóm trục lợi thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhiều cấp độ hình thành, âm thầm, kiên trì nhưng nhanh chóng lợi dụng mọi cơ hội, mọi phương thức (hợp pháp, phi pháp, công khai, ngấm ngầm, hình thức, phi hình thức, trong nước, ngoài nước…) để trục lợi ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực (tới cả văn hóa, tâm linh…) có thể. Vì thế, rất cần có nhiều công trình nghiên cứu để nhận dạng đúng đắn, đầy đủ, cũng như những đặc điểm nguồn gốc, mâu thuẫn của các nhóm này như một loại hiện tượng mới theo những quy luật mới của các nền kinh tế chuyển đổi trong điều kiện bước đầu hình thành nền kinh tế mới toàn cầu hóa.

Phân kỳ 3 (từ 2007): Làn sóng đầu tư mới sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), những cơ hội và quy mô, tốc độ lan rộng các nhân tố thị trường ra nhiều tỉnh, thành phố khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, các tuyến giao thông xuyên Á hình thành và hoạt động, có thể dự báo về sự bột phát của nhiều nhóm trục lợi mới (tương tự như sự bột phát của thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc 2007).

Trong quá trình đổi mới của kinh tế Việt Nam diễn ra trong khung cảnh đặc biệt của nền kinh tế thế giới giai đoạn vừa qua – giai đoạn tái cấu trúc và chuyển hướng về chất, mang tính lịch sử quy mô thiên niên kỷ.

Trước hết, đó là những chuyển biến đột phá được dự báo trước (từ những năm 70 của thế kỷ XX) về sự chấm dứt không thể trì hoãn của các mô hình công nghiệp hóa trên nền khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, thay đổi khí hậu toàn cầu; đó là những tiền đề khoa học và kỹ thuật cho phép loài người từng bước và nhanh chóng chuyển sang một kỷ nguyên mới – kinh tế tri thức và xã hội thông tin – chỉ trong vòng 50 – 60 năm (chứ không phải hàng trăm năm đối với các cuộc cách mạng công nghiệp, hàng ngàn năm đối với xã hội nông nghiệp – nền kinh tế dựa vào sức người là chính, đồng thời cũng không phải là đã chuyển hẳn sang kỷ nguyên mới này, mà hiện mới chập chững những bước đầu tiên).

Nhiều mô hình kinh tế đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ trong thế kỷ XX (trước 1973) gặp hàng loạt những khó khăn, từng bước đổ vỡ (như mô hình kế hoạch hóa tập trung) hoặc ở ngưỡng của sự đổ vỡ (như mô hình kinh tế Mỹ); mô hình kinh tế Nhật Bản đã thành công trong gần 40 năm sau đại chiến thế giới lần thứ hai (thành công tới mức: vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều học giả nổi tiếng, trong đó có cả các học giả Mỹ, đều từng xác định nhiều luận cứ về khả năng “nước Nhật mua cả thế giới” vào đầu thế kỷ 21- điều chưa xảy ra và thậm chí còn khó có thể xảy ra). Những gì diễn ra trong 14 -15 năm gần đây là những mâu thuẫn gay gắt mới trong nền kinh tế Nhật Bản trước những thực tiễn mới của hệ thống kinh tế toàn cầu; sự xuất hiện và phát triển đầy kỳ tích của mô hình “đàn sếu bay” của nhiều quốc gia khu vực Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Công, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia, Philippin), trong trên 20 năm (kể từ 1967) tạo nên một loạt các nước “công nghiệp hóa mới – NIC” bỗng chao đảo trong cuộc khủng hoảng trước thềm thiên niên kỷ (khởi đầu từ khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á với quy mô và tốc độ lây lan lạ kỳ, chưa từng có – 1996-1999); sự xuất hiện và phát triển của mô hình kinh tế chuyển đổi thành công một cách đáng khích lệ của Trung Quốc trong 15 năm gần đây (với 3 lần tăng trưởng và tụt dốc của hơn 12 năm trước đó)… Thực tiễn mới quan trọng cần đặc biệt quan tâm tại Việt Nam là: Hội nhập đầu tiên, trước hết là nông nghiệp (đối với các sản phẩm hàng hóa quy mô lớn đã hình thành: lúa, thủy sản, cà phê, điều, tiêu) sau đó mới là công nghiệp (dầu khí, may, giầy, điện tử, chế biến gỗ…) và dịch vụ. Các nhóm trục lợi luôn bám sát thực tiễn mang tính hệ thống này. Các kịch bản liên kết động lực thị trường, liên ngành, liên vùng theo sản phẩm – dịch vụ có lợi thế so sánh quy mô chiến lược… cần được nghiên cứu, phân tích theo sơ đồ cho các hệ thống động và mở.

– Nguồn gốc các nhóm trục lợi tại Việt Nam, chúng tôi và những mâu thuẫn mang tính cộng sinh, ký sinh.

Bước đầu phân tích, nghiên cứu vô số các dữ liệu của công luận và thông tin đại chúng theo sơ đồ hệ thống, có thể thấy rằng các nhóm trục lợi tại Việt nam, chúng tôi có các nguồn gốc khá đa dạng:

Có nguồn gốc thị trường

– Thị trường bất động sản: lợi dụng những kẽ hở pháp lý và chênh lệch rất lớn giữa giá trị đất đai trong các bước của quá trình chuyển đổi, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự tham gia khôn khéo – thậm chí trắng trợn – của những phần tử có chức có quyền tha hóa, biến chất.

– Thị trường lao động: lợi dụng nhận thức bảo thủ, lỗi thời về lao động, quản lý lỏng lẻo các công ty, trung tâm xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm.

– Thị trường hàng nông nghiệp, hải sản,…: lợi dụng các biến động thị trường cung vật tư thiết bị và cầu sản phẩm nông nghiệp, đặc điểm tiêu thụ… nhằm trục lợi, dẫn tới nghịch lý “được mùa thua được giá”.

Có nguồn gốc cơ hội:

– Lợi dụng sự yếu kém trong quản lý: quy hoạch treo, quy hoạch chưa đạt yêu cầu, kể cả “các mảng còn trắng” trong quy hoạch; hàng giả, hàng nhái, vi phạm quy định tràn lan; cố tình im lặng, chậm giải quyết các khiếu kiện và phát hiện của công luận, dư luận…

– Lợi dụng sự ấu trĩ và bảo thủ trong tư duy chiến lược (núp bóng bảo hộ ngành mũi nhọn, trọng điểm,…): lợi dụng chủ trương đầu tư của Nhà nước nhập khẩu trang thiết bị lạc hậu, rẻ tiền (nhà máy đường, xi măng lò đứng…), linh kiện, vật tư dưới các danh nghĩa nội địa hóa, bảo hộ sản xuất trong nước để ăn chênh lệch giá (xe máy từ Trung Quốc, clinhke, phôi thép, rác thải…).

– Lợi dụng sự thoái hóa, biến chất cùa các người có chức, có quyền (lan tới cả các lĩnh vực tòa án, thanh tra, kiểm tra, thuế vụ, hải quan, công an, kiểm lâm…).

Có nguồn gốc khác :

– Kinh tế ngầm xuyên quốc gia: buôn lậu qua biên giới (xăng dầu, vải vóc, thuốc lá, rượu, hàng điện tử, than đá…), trốn thuế.

– Xã hội đen: buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em; bảo kê; mại dâm trá hình; cờ bạc, số đề, hụi; bán hàng đa cấp, đầu tư đa cấp, ăn cắp cước viễn thông (sử dụng các phương tiện hiện đại)…

Đặc điểm mâu thuẫn lợi ích bao trùm của các nhóm trục lợi với những nguồn gốc nêu trên chính là khả năng cộng sinh và ký sinh rất cao: bám chặt vào những thời cơ và kẽ hở, điều kiện thuận lợi, linh hoạt liên kết (hoặc biến dạng), chuyển hướng theo những thời cơ, điều kiện mới nhằm tồn tại và trục lợi, làm hao mòn lòng tin vào chế độ, xâm hại lợi ích chung của cộng đồng.

2. Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại lợi ích – cái nhìn về bản chất chiều sâu các loại nhóm lợi ích trong đời sống xã hội hiện nay.

Đó là mâu thuẫn, xung đột chính trong đời sống xã hội ta.

Mâu thuẫn trong đời sống xã hội thường có loại mâu thuẫn còn tiềm ẩn, các chủ thể tạo nên mâu thuẫn còn mờ nhạt, chưa hình thành nhóm rõ nét. Nhưng cũng có loại mâu thuẫn xã hội hình thành và biểu lộ, hiện hữu giữa các nhóm người. Có thể có nhiều các gọi như nhóm xã hội, nhóm lợi ích hay gọi thẳng tên nhóm người cụ thể hơn (nhóm người sử dụng lao động hay người lao động, nhóm các nhà đầu tư, nhóm người hưởng lợi, người tiêu dùng). Cách gọi và phân loại này mang tính chất trung tính. Nhưng từ tính chất, động cơ của các loại nhóm ấy trong quá trình tương tác cũng có thể phát sinh loại nhóm, theo cách phân loại khác. Cho nên có một cách khái quát khác làm rõ bản chất của loại nhóm này xét ở góc nhìn bản chất lợi ích. Đó là “nhóm trục lợi” (có lúc, chúng tôi gọi là nhóm đầu cơ) và “nhóm thiệt lợi”.

Nhóm trục lợi có thể xuất hiện nhiều ở các nhóm lợi ích tư và cũng có thể xuất hiện từ các nhóm lợi ích công (bị lợi dụng và biến dạng) 1. Các dự án, đề án như dự án – đề án công nghệ thông tin (đề án 112) mấy năm trước là lĩnh vực công nhưng từ đó cũng sinh ra nhóm trục lợi. Nhóm thiệt lợi là nhân dân và nhà nước, nhưng hiện hình thành các nhóm người cụ thể.

Như vậy, xem xét theo tuyến nhóm trục lợi trong quan hệ với nhóm thiệt hại lợi ích, một sự phát hiệnvà khái quát mới của nhóm đề tài, phải được xét trong tương quan tương sinh tương khắc với loại nhóm lợi ích – như mặt đối lập mâu thuẫn của chính nó – nhóm thiệt hại lợi ích. Nhóm thiệt lợi ở đây không chỉ là hiểu theo nghĩa rộng là nhân dân và đất nước mà thực tế đã nảy sinh ra nhóm người cụ thể mà chúng tôi tạm gọi là “nhóm thiệt lợi” (bị thiệt hại về lợi ích). Còn trong quan hệ với các nhóm trục lợi, là có “nhóm chính lợi” (nhóm theo đuổi những lợi ích chân chính, hợp pháp). Nhưng từ nhóm chính lợi trong thực tế cũng có thể bị phân hóa thành một tuyến nhóm trục lợi và nhóm thiệt lợi và đó là một mâu thuẫn nằm ở chiều sâu các nhóm lợi ích, các nhóm xã hội mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong thực trạng phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Tuy rằng, các nhóm chính lợi (lợi ích chân chính, hợp pháp) vẫn tồn tại trong tương qnan với nhóm trục lợi. Và khi các nhóm trục lợi hay nhóm thiệt lợi được cải biến, thay đổi theo hướng hợp với luật pháp và mục tiêu chung của đất nước thì cũng có thể trở lại, trở thành nhóm chính lợi. Nhưng ở đây chúng ta chỉ bàn về quan hệ giữa nhóm trục lợi và nhóm thiệt lợi.

Có người cho rằng không có nhóm trục lợi riêng. Thực ra cả nhóm trục lợi và nhóm thiết lợi là tồn tại trong thực tế, có thể đan xen vài các nhóm lợi ích, đến lúc nào đó áp đảo và hình thành nhóm riêng. Chẳng hạn, vụ tiêu cực đất đai ở Gò Vấp hay Hóc Môn, Cần Giờ, quận 2 (TP.HCM) và nhiều nơi khác mà trong đó có cấu kết giữa công chức nhà nước và những người làm ăn trục lợi bên ngoài hết sức phức tạp. Trong lĩnh vực nhà đất, đó chính là nhóm những cò đất cấu kết với cán bộ công chức tha hóa và làm thiệt hại lợi ích của cộng đồng dân cư (diện giải tỏa, đền bù hay mua bán đất bất hợp pháp) và làm thiệt hại cả lợi ích của nhà nước. Báo Người Lao động ngày 2-4-2008, đã thông tin về tình trạng cán bộ tiếp tay cho “cò” lộng hành trong việc cấp chủ quyền nhà đất tại quận Gò Vấp – chúng tôi Qua tìm hiểu, chúng tôi còn phát hiện một số doanh nghiệp “chung sức” với cán bộ để biến không thành có, trắng thành đen…, điển hình là sai phạm tại phường 11, quận Gò Vấp 2.

Mà không chỉ lĩnh vực nhà đất, các lĩnh vực khác như trong giáo dục, y tế cũng vậy. Trong lĩnh vực y tế thì đó là nhà sản xuất, kinh doanh thuốc và nhà quản lý, thực hành chức năng nghiệp vụ và người dân gồm người tiêu dùng sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế khi khám và chữa bệnh. Những vụ việc về giá thuốc và dịch vụ mua bán thuốc cũng như hoạt động khám chữa bệnh cũng đã có móc ngoặc với nhau làm thiệt hại lợi ích bệnh nhân. Hoặc trên lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, chúng ta cũng thấy tình tình tương tự đã có sự cấu kết nào đó giữa người quản lý và nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong lĩnh vực giáo dục thì các nhà sản xuất sách giáo khoa, hay thực hành chức năng giáo dục trong chừng mực đã hình hành nên nhóm vụ lợi hay trục lợi làm thiệt hại lợi ích của học sinh, sinh viên- nhóm thiệt lợi. Trong lĩnh vực doanh nghiệp, ngoài nhóm trục lợi trong việc cổ phần hóa thì khi các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, chủ doanh nghiệp trốn thuế, không đóng bảo hiểm cho người lao động và bớt xén tiền công, và các chế độ khác của người lao động thì đó cũng là một loại trục lợi. Và những người thiệt lợi là những người lao động – những người công nhân.

Tất nhiên, nhóm thiệt hại được sinh ra có 4 tác nhân chính: 1) Hoặc do chính sách phát triển của nhà nước còn bất cập, hạn chế, chưa đồng bộ chẳng hạn chính sách đền bù giải tỏa không thỏa đáng, không theo giá thị trường) nên hình thành nên những người ít hưởng lợi được từ tăng trưởng kinh tế, trái lại bị thiệt hại từ tăng trưởng ấy (khoảng cách giàu nghèo gia tăng, ô nhiễm môi trường, bệnh tật) hoặc từ thiên tai bất thường; 2) Những tác động do cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có thể gây thắng lợi của nhóm này và thiệt hại ở nhóm khác như phá sản trong kinh doanh; 3) Cũng còn tác nhân là do yếu thế hơn từ hoàn cảnh khách/ chủ quan nào gây nên (hậu quả chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, trình độ tay nghề…); 4) Nhưng trực tiếp là do các nhóm trục lợi gây nên như là hệ quả của nó như nói ở trên… Cần nghiên cứu biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa nhóm trục lợi và nhóm thiệt hại.

Nhóm trục lợi thường sử dụng nhiều thủ đoạn thu lợi bất chính như: 1) Lợi dụng và lạm dụng quyền lực cả quyền lực kinh tế và quyền lực hành chính, kể cả mua quan bán chức; 2) Lợi dụng sự chênh lệch giá cả thị trường và giá cả nhà nước quy định trong nền kinh tế chuyển đổi và đầu cơ, bất chấp thiệt hại cho cộng đồng; 3) Lợi dụng sự bất cập và yếu kém trong quản lý của Nhà nước và sự tha hóa một bộ phận công chức; 4) Thường liên kết những phân tử có động cơ vụ lợi, trục lợi có khi theo kiểu mafia, hoạt động ngầm, dưới hình thức tổ chức phi chính thức theo từng phi vụ làm ăn.

Khi họ muốn thì có thể có trăm phương ngàn kế để phù phép biến trắng thành đen, biến công thành tư, biến luật pháp thành luật rừng, nghĩa là ai hại mặc ai miễn ta có lợi. Kết cục là nhiều nhóm trục lợi làm giàu bất chính và càng giàu như thế càng thao túng quyền lực của chính quyền; còn hệ quả là càng nhiều các nhóm thiệt lợi, thất thế và nghèo đi. Bất công xã hội và bất bình đẳng xã hội cũng như phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai tầng từ đó mà ra và gia tăng. Nhưng họ- những nhóm thiệt lợi này – phản ứng lại và đấu tranh với nhóm trục lợi và những bất cập, sai lầm trong chính sách của Nhà nước bằng cách nào? 1) Khiếu kiện và khiếu kiện mang tính chất biểu tình kéo dài (lĩnh vực nhà đất). Họ khiếu kiện đối với Nhà nước để giúp họ đòi lại công bằng. 2) Đình công, bãi công (trong doanh nghiệp), tức đòi doanh nghiệp, chủ đầu tư sản xuất phải trả lại công bằng cho họ, trả lại lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng bị gian lận và tước đoạt phi pháp. 3) Hoặc họ phản ánh và phản ứng về sự thiệt hại lợi ích của mình – người hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng tạo dư luận xã hội (lĩnh vực y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác). 4) Bất lực, bất mãn, âm thầm chịu đựng, mất dần niềm tin và hoặc phản ứng tự phát… (nhiều lĩnh vực). Đó cũng là biểu hiện của xung đột (tranh chấp) lợi ích. Rõ ràng, đã đến lúc phải đặt trên bàn nghị sự để tìm chính xác, nhận thức và giải pháp đấu tranh hạn chế và loại trừ dần, nhưng dứt khoát đối với các nhóm đầu cơ, trục lợi, đảm bảo lợi ích chính đáng và công bằng cho các nhóm thiệt hại lợi ích (thiệt lợi)./.

2 Vụ cấp chủ quyền nhà đất tại quận Gò Vấp – chúng tôi Biến không thành có, trắng thành đen. 03-04-2008

Luật Và Vấn Đề Xung Đột Lợi Ích

Xung đột lợi ích là trường hợp hai hoặc nhiều nhóm lợi ích trái ngược cạnh tranh để tồn tại. Khi đứng trước yêu cầu giải quyết xung đột giữa các lợi ích hợp pháp trong quá trình xây dựng một quy tắc pháp lý, người làm luật phải lựa chọn giữa hai phương án: hoặc hy sinh hẳn một lợi ích (tất nhiên là với điều kiện bồi thường thỏa đáng) để bảo toàn lợi ích còn lại; hoặc dung hòa bằng cách cắt giảm mỗi lợi ích một chút, để cả hai tiếp tục cùng tồn tại hòa bình trong một ngôi nhà chung.

Đâu là căn cứ khoa học, đạo lý để quyết định hy sinh một lợi ích hoặc dung hòa các lợi ích trái ngược ? Điều chắc chắn là không thể để mặc cho người soạn thảo văn bản luật tự mình cân phân, đánh giá và quyết định phương án giải quyết vấn đề nhạy cảm này. Lý do là bản thân người soạn thảo văn bản luật cũng có những lợi ích của riêng mình và không loại trừ trường hợp lợi ích mà người soạn thảo luật nhắm tới cũng là lợi ích đang tham gia vào cuộc xung đột ấy.

Nói rõ hơn, việc xây dựng pháp luật nhằm giải quyết xung đột lợi ích phải được đặt trong một cơ chế chặt chẽ, nghiêm ngặt, nhắm đến mục tiêu cho ra đời các quy tắc thỏa mãn các tiêu chí công bằng. Tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của cơ chế, đến lượt mình, thể hiện thành hai tính chất cần thiết và là hai yêu cầu cơ bản đối với một quy trình làm luật gọi là có chất lượng nhân văn: tính dân chủ và tính minh bạch.

Ở Việt , việc nhận thức về tầm quan trọng của một cơ chế bảo đảm chất lượng nhân văn của luật chưa được coi trọng. Cơ chế làm luật đang vận hành ở Việt , về phần mình, có những khuyết tật.

Một mặt, việc phân bổ quyền hạn trong hoạt động xây dựng pháp luật tỏ ra mất cân đối rõ nét theo hướng có lợi cho cơ quan hành pháp. Theo một tập quán làm luật phù hợp với một bộ máy lập pháp không chuyên nghiệp, luật chỉ có những quy tắc chung chung và chỉ phát huy được tác dụng theo thể thức và điều kiện do cơ quan hành pháp ấn định trong các văn bản lập quy. Với một quyền lập quy rộng rãi, cơ quan hành pháp có điều kiện đặt hệ thống pháp luật trong tầm chi phối của mình.

Mặt khác, vấn đề đánh giá tính khách quan, vô tư của người làm luật trong việc lựa chọn phương án giải quyết xung đột lợi ích đang bị bỏ ngỏ. Trừ việc tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với dự án luật, việc xử lý các ý kiến đóng góp của các chủ thể khác được thực hiện “tùy nghi”. Đặc biệt, không có bất kỳ một biện pháp nào được đặt ra nhằm kiểm soát sự tác động của các nhóm lợi ích trái ngược đối với quyết định của người làm luật trong quá trình xây dựng pháp luật.

Điều đáng chú ý nữa là: người làm luật ở Việt Nam, khi đứng về một phía trong cuộc xung đột lợi ích, có thể chịu sự công kích xã hội của nhóm có lợi ích bị hy sinh, nhưng không sợ sự công kích pháp lý của bất kỳ ai. Trong khung cảnh của luật hiện hành, công dân không có quyền kiện người làm luật trước tòa án về việc ra một văn bản lập quy trái với các nguyên tắc của luật, một văn bản luật trái với quy định của hiến pháp.

Đã đến lúc xây dựng mới cơ chế làm luật, coi trọng nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong việc xây dựng pháp luật nhằm giải quyết xung đột lợi ích, nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với việc theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.