Xi Măng Có Lợi Ích Gì / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Nhatngukohi.edu.vn

Bạn Có Biết Xi Măng Làm Từ Gì? Xi Măng Có Tính Chất Gì Không?

Xi măng ( trong tiếng anh là cement) là loại vật liệu quan trọng trong xây dựng. Bởi vì chỉ có xi măng mới có khả năng làm tăng độ bám chắc của bê tông. Đồng thời làm cho sỏi và cát kết dính hơn trong hỗn hợp bê tông.

Xi măng được sản xuất từ nguyên liệu chính đó là Clinker cùng với thạch ca, đá vôi, đá đen, Puzzolan và một số phụ gia khác.

Theo đó, tỷ lệ để sản xuất ra được xi măng đúng theo tiêu chuẩn đặt ra như sau:

Hàm lượng Clinker: chiếm từ 55 – 75% ( nguyên liệu chính của xi măng).

Hàm lượng thạch cao: chiếm từ 4 – 5% ( nguyên liệu này quyết định đến thời gian đông kết của xi măng).

Hàm lượng Puzzolan + đá vôi + đá đen: chiếm từ 20 – 40 %.

Dựa theo thành phần khoáng, ta có thể phân xi măng thành các loại như: xi măng alit, thường, belit, cao nhôm, xeelit,… và đánh giá sơ bộ được tính chất của loại xi măng đó.

Xi măng alit có cường độ cao nhưng lại kém bền nước, tỏa nhiều nhiệt khi đóng rắn.

Xi măng alumin và cao nhôm kém bền trong môi trường có chứa sunfat và nước mặn, tỏa nhiệt cao trong quá trình đóng rắn.

Xi măng beelit, xeelit ít tỏa nhiệt, thích hợp sử dụng trong môi trường bị xâm thực.

Xi măng có độ mịn càng cao thì khi pha trộn sẽ có chất lượng tốt hơn và rắn chắc cũng nhanh hơn. Thông thường, chúng ta sẽ dử dụng sàng lọc No008 để xác định độ mịn của xi măng hoặc đo tỷ diện tích bề mặt của xi măng (cm2/g). Đối với các công trình không yêu cầu quá cao thì cần sử dụng loại xi măng có lượng sót trên sàng lọc dưới 15%. Tương ứng với tỉ diện tích là 2500- 3000 cm2/g.

Xi măng không có phụ gia khoáng sẽ có khối lượng riêng vào khoảng 3,05- 3,15 g/cm3. Còn khối lượng thế tích tùy theo độ lèn chặt mạnh là 1600, trung bình là 1300 kg/m3.

Khi pha trộn chúng ta cần căn chỉnh tỷ lệ nước và xi măng nhất định để có thể tạo ra hồ xi măng đạt chuẩn. Khi thí nghiệm, đánh giá người ta sẽ sử dụng kim Vicat để đo tỷ lệ này. Theo đó nếu kim Vicat có thể cắm sau từ 33- 35mm thì hồ xi măng đó đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, lượng nước pha trôn xi măng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào thành phần khoáng vật có trong xi măng, độ mịn,…

Thời gian ninh kết là thời gian tính từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi kim Vicat cắt sâu tới 38-39mm. Còn thời gia ninh kết là thời gian từ khi nhào trộn với nước đến khi kim Vicat cắm sâu được 1-2 mm.

Thông thường, khi xi măng rắn chắc hoàn toàn sẽ có sự thay đổi về thể tích. Nếu xi măng rắn chắc trong môi trường khong khí thì thể tích sẽ bị co lại còn nếu trong môi trường nước thì có thể sẽ nở ra chút ít.

Nhiệt lượng phát ra khi rắn chắc của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ mịn và hàm lượng thạch cao có trong xi măng.

Hiện nay, xi măng được dùng để trộn bê tông cốt thép, vữa trát tường cùng 1 số loại đá nhân tạo khác. Những kết cấu này để có khả năng chịu nén và chịu uốn. Vữa xi măng có cường đọ chịu uốn và chịu nén càng cao thì bê tông cũng có cường độ chịu uốn, én càng tốt.

Theo TCVN 6016-1995, mác của xi măng sẽ được xác định theo cường độ chịu uốn của các mẫu hình dầm. Có kích thước 40 x 40 x 160 mm và cường độ chịu nén của các nửa mẫu hình dầm sau khi uốn. Các mẫu thí nghiệm sẽ này được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn (phơi 1 ngày trong khuôn ở môi trường có nhiệt độ xấp xỉ 27 độ. Độ ẩm trên 90% và ngâm trong nước liên tục trong 27 ngày tiếp theo ở nhiệt độ tương tự)

Xi măng lò quay lượng vôi tự do thường dưới 1% tối đa là 2%. Xi măng lò đứng dùng nguyên liệu, nhiên liệu, phối liệu gi công và cách nung thường nung tới trên 3%, có nơi trên 5%. Đặc biệt có cơ sở ra lò lấy cả bột tả hàm lượng vôi tựu do lên đến 7-13%.

Xi măng được lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành bởi những ưu điểm vượt trội mà nguyên liệu này đem lại. Với tính chất cơ học tốt, chịu nhiệt, thời tiết, cũng như những yếu tố bên ngoài tác động vào, các bước thực hiện đơn giản, cốt liệu ban đầu có sẵn, nên xi măng đã được ưu ái lựa chọn là vật liệu chính để xây dựng cầu đường, nhà ở, kênh, cống, các công trình qua trọng khác…

Ngoài ra, xi măng còn được sử dụng trong việc xử lý các chất thải hạt nhân, nó đóng vai trò thực hiện thủy hóa. Cho phép làm bất động các chất phóng xạ một cách triệt để trong môi trường vi cấu trúc.

Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu. Thông thường trong khoảng 20 – 30 phút thì xi măng sẽ khô.

Trong đổ bê tông, do được trộn cùng cát, đá nên xi măng ( chính xác là bê tông ) sẽ khô trong khoảng 3 – 4h. Để xi măng trong bê tông có độ kết dính tốt nhất thì cần bảo dưỡng bê tông đúng cách.

Các hỗn hợp của xi măng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da được nhiều người biết đến. Thưòng xuyên tiếp xúc vói xi măng ướt có thể gây ra bệnh viêm da dị ứng và bị kích thích. Kéo dài thời gian tiếp xúc với xi măng ướt. Chẳng hạn nếu bạn quỳ hoặc đứng trong xi măng có thể gây bỏng xi măng hoặc loét da.

Khi tiếp xúc với xi măng, cần chú ý các nguyên tắc sau:

Sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp để phòng tránh việc hít phải bụi xi măng. Hay các chất bụi sinh ra khi xử lý các bề mặt bê tông hoá cứng có thể hàm chứa lượng silic cao.

Mặc quẩn dài và áo dài tay. Đi ủng cao su và đeo găng tay nếu thấy cẩn thiết.

Phải bảo vệ mắt. Nếu bị xi măng rơi vào mắt phải dùng thật nhiều nước ấm xối rửa sạch ngay.

Rửa sạch ngay các vết bụi hoặc xi măng tươi dính vào da.

Giặt quần áo và rửa sạch giày dép sau khi làm việc.

Để có được sản phâm cuối cùng, đạt chuẩn, đem ra ngoài thị trường cung cấp cho người sử dụng, cần phải trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô

Giai đoạn 2: Nghiền, phân chia nguyên liệu theo tỉ lệ và trộn lẫn với nhau

Giai đoạn 3: Giai đoạn trước khi cho hỗn hợp vào lò

Giai đoạn 4: Cho hỗn hợp vào lò

Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền mịn hỗn hợp nguyên liệu đã được nung ở lò

Giai đoạn 6: giai đoạn cuối cùng, đóng bao và vận chuyển ra thị trường để tiêu thụ

Theo nghiên cứu của các kỹ sư, chất lượng của xi măng ngoài việc chịu ảnh hưởng vào chất lượng của Clinker Portland. Các loại phụ gia khoáng, độ nghiền mịn của xi măng. Thì công nghệ sản xuất xi măng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nó.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại xi măng : xi măng rời và xi măng bao.

Xi măng bao là xi măng thành phẩm đã được đóng bao theo khối lượng. Loại xi măng này thường được sử dụng cho công tác xây dựng nhỏ lẻ. Như xây công trình nhà dân, xây tường, sân, công trình phụ…

Đặc điểm

Xi măng có khả năng dẻo mịn giúp xây và tô tường nhanh chóng

Xi măng chịu được chống nứt do co ngót dẻo

Diện tích nhẹ hơn cho cùng diện tích xây tô

Xi măng rời là loại xi măng được thiết kế chuyên biệt. Sử dụng cho sản xuất bê tông chất lượng cao, bê tông ứng lực, bê tông chuyên dụng. Sản phẩm được các nhà thầu xây dựng dùng để phục vụ cho các công trình có quy mô lớn. Như: chung cư, cao ốc, đập thuỷ điện, cầu đường, sân bay…

Đặc điểm

Không giống xi măng bao, xi măng rời có một số đặc điểm nổi trội như:

Lượng nước cần thấp, giảm thiểu sự tách nước, phân tầng bảo đảm cho hỗn hợp bê tông đồng nhất và đạt cường độ cao.

Hỗn hợp bê tông có độ sụt cao, với khả năng duy trì độ sụt trong thời gian dài. Từ đó đáp ứng yêu cầu vận chuyển, giúp cho bê tông dễ bơm và dễ thi công.

Giảm bớt sự co ngót và toả nhiệt, tránh nứt vỡ bê tông.

Tăng cường tính chống thấm và chống xâm thực của môi trường.

Cường độ ban đầu (3 và 7 ngày) của xi măng phát triển nhanh, giúp rút ngắn thời gian thi công. Xi măng rời cũng có cường độ cao sau 28 ngày.

Khi lựa chọn mua xi măng bao hay xi măng rời thì điều quan trọng là chất lượng phải tốt. Và Sỹ Mạnh chính là địa chỉ uy tín tại khu vực Miền Nam.

Hotline: 0937.181.999 – 0989.469.678

Túi Giấy Xi Măng, Túi Giấy Kraft Có Lợi Ích Gì?

túi giấy xi măng được in ấn và sử dựng rất nhiều trên thị trường hiện nay, chúng được sử dụng để đựng và đóng gói cho rất nhiều các mặt hàng, sản phẩm khác nhau mà khách hàng có thể bắt gặp bất kỳ đâu trên thị trường.

Các sản phẩm in túi giấy kraft giá rẻ hcm được sử dụng rất nhiều tại các cửa hàng, các shop kinh doanh, bán lẻ để đựng hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng và người tiêu dùng. Với thiết kế dạng túi xách tiện lợi, khách hàng và người dùng có thể dễ dàng cầm nắm trên tay mà không gây vướng víu cho người cầm trong quá trình mua sắm sản phẩm.

Các mẫu túi giấy xi măng được in ấn, sử dụng và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng, khách hàng bởi nhiều lý do khác nhau có thể kể đến như:

Túi giấy xi măng đựng hàng hóa sản phẩm hiện nay thường được in ấn và thiết kế với những mẫu mã rất đa dạng, đẹp mắt và dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng, người tiêu dùng dành cho sản phẩm. Túi giấy cũng được thiết kế với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn cho mình những mẫu túi giấy phù hợp nhất để đựng hàng hóa, sản phẩm.

Những sản phẩm túi giấy xi măng thường được in ấn các họa tiết đơn giản, không cầu kỳ nhưng được làm nổi bật bằng chính màu sắc đặc trưng và ấn tượng của chất liệu giấy xi măng. Điều này giúp cho các mẫu túi giấy trở nên nổi bật hơn mà không gây rối mắt cho người nhìn bởi những họa tiết rắc rối.

Chất liệu giấy xi măng có độ bền cao hơn hẳn so với các laoij túi giấy khác. Chính vì vậy mà khi sử dụng giấy xi măng để in túi giấy, các mẫu túi giấy có thể đựng được những mặt hàng, sản phẩm có trọng lượng tương đối nặng,

Ngoài ra, chất liệu giấy dùng để in túi giấy xi măng còn rất thân thiện với môi trường. Là loại giấy tái sinh nên túi xi măng có thể sử dựng để tái chế thêm nhiều lần sau khi khỉ dụng. Đối với các trường hợp túi giấy bị thải ra ngoài môi trường, nó cũng sẽ phân hủy rất nhanh chóng trong điều kiện tự nhiên bởi chất liệu thân thiện.

Giá cả của các sản phẩm túi giấy cũng là một trong những lý do để túi xi măng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Giá in túi bánh mì hcm, in túi giấy xi măng trên thị trường khá rẻ, phù hợp với nhu cầu in ấn, sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng và người dùng khác nhau.

Chỉ Dẫn: Cấp Phối Đá Gia Cố Xi Măng (Xi Măng Pooc Lăng)

MỤC 04200 – CẤP PHỐI ĐÁ DĂM GIA CỐ XI MĂNG

MỤC LỤC

1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC……………………………………………………………………………………………………………………………….. 2

2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU VÀ CÁC QUI ĐỊNH CHUNG…………………………………………………………………………. 2

3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT LIỆU………………………………………………………………………………………………………………. 2

3.1 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƯỜNG ĐỘ ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG:………………………………………………………………………. 2

3.2 THÀNH PHẦN HẠT CỦA CẤP PHỐI ĐÁ……………………………………………………………………………………………….. 3

3.3 YÊU CẦU ĐỐI VỚI XI MĂNG…………………………………………………………………………………………………………………. 4

3.4 YÊU CẦU VỚI NƯỚC DÙNG ĐỂ TRỘN CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG…………………………………………. 5

4. YÊU CẦU THI CÔNG:……………………………………………………………………………………………………………………………. 5

4.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG:……………………………………………………………………………………………………….. 5

4.2 CHẾ TẠO HỖN HỢP CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG Ở TRẠM TRỘN:……………………………………………. 7

4.3 THI CÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG:……………………………………………………………………………………………………………. 7

4.4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU LỚP CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG:….. 10

4.5 THÔNG XE…………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 11

5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN………………………………………………………………………………….. 11

5.1 ĐƠN VỊ ĐO ĐẠC TÍNH BẰNG DIỆN TÍCH…………………………………………………………………………………………. 11

5.2 ĐƠN VỊ ĐO ĐẠC…………………………………………………………………………………………………………………………………… 12

5.3 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG SỬA CHỮA………………………………………………………………………………………………… 13

5.4 CƠ SỞ THANH TOÁN……………………………………………………………………………………………………………………………. 13

MỤC 04200 – CẤP PHỐI ĐÁ DĂM GIA CỐ XI MĂNG

Công việc này bao gồm việc cung cấp và rải một hoặc nhiều lớp hỗn hợp vật liệu cấp phối đá gia cố xi măng (xi măng Pooc lăng) và chất phụ gia trên một bề mặt đã được chuẩn bị sẵn phù hợp với hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đúng hướng tuyến, cao độ, độ dốc, chiều dày và mặt cắt ngang điển hình ghi trên các bản vẽ thiết kế chi tiết trong hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

(a) Cấp phối đá gia cố xi măng ở đây được hiểu là một hỗn hợp vật liệu hạt có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục (trong đó kích thước cỡ hạt cốt liệu lớn nhất D max = 31.5 ¸ 37,5 mm) đem trộn với xi măng theo một tỷ lệ nhất định rồi lu lèn chặt ở độ ẩm tốt nhất trước khi xi măng ninh kết và gọi chung là cấp phối đá gia cố xi măng.

(b) Để bảo đảm cho lớp cấp phối đá gia cố xi măng duy trì được tính toàn khối và bền vững lâu dài, thì trước đó cần phải tiến hành xử lý lún triệt để cho nền đường.

(c) Cho phép sử dụng chất phụ gia làm chậm ninh kết để tạo thuận lợi cho việc thi công cấp phối đá gia cố xi măng nhưng việc lựa chọn loại chất phụ gia cụ thể phải thông qua thí nghiệm, làm thử và phải được cấp xét duyệt thiết kế chấp thuận.

4.1 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƯỜNG ĐỘ ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG:

Yêu cầu này được đặc trưng bởi cường độ chịu nén giới hạn (MPa) và cường độ ép chẻ giới hạn (MPa) như ở bảng sau:

Yêu cầu đối với cường độ đá gia cố xi măng

Yêu cầu về các điều kiện thử (thí nghiệm):

(a) Mẫu nén hình trụ có đường kính 152mm, cao 117mm và được tạo mẫu sau khi trộn cáp phối với xi măng để 2h ở độ ẩm tốt nhất với dung trọng khô lớn nhất theo phương pháp đầm nén bằng cối cải tiến (cối CBR) theo tiêu chuẩn 22TCN 333-06. Mẫu được bảo dưỡng ẩm 7 ngày và 7 ngày ngâm nước rồi đem nén với tốc độ gia tải khi nén là ( 6 ± 1) KPa/sec. Kết quả nén mẫu phải nhân với hệ số 0,96 (để quy đổi về cường độ nén mẫu lập phương 150x150x150cm). Cường độ chịu nén tương ứng với một tỷ lệ xi măng là trị số trung bình của tối thiểu 3 mẫu thí nghiệm.

(b) Mẫu ép chẻ cũng được chế tạo với độ ẩm, độ chặt giống như mẫu nén và bảo dưỡng như mẫu nén, sau đó được thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ theo đúng quy trình tiêu chuẩn TCVN 8862:2011. Cường độ ép chẻ tương ứng với một tỷ lệ xi măng là trị số trung bình của tối thiểu 3 mẫu thí nghiệm.

(c) Các mẫu khoan lấy ở hiện trường phải có đường kính (d) tối thiểu bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất của hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng và có chiều cao mẫu (h) bằng hoặc lớn hơn đường kính mẫu (d). Khi ép kiểm tra cường độ chịu nén thì tuỳ theo tỷ số h/d khác nhau của mẫu, kết quả nén được nhân với hệ số là 1,07; 1,09; 1,12; 1,15 và 1,18 nếu h/d tương ứng là 1,0; 1,2; 1,4; 1,6 và 1,8(với đường kính trong mũi khoan là 10cm) và nhân với hệ số là 1,08; 1,09; 1,10; 1,11 nếu h/d tương ứng là 1,0; 1,1; 1,2 và 1,8 (với đường kính trong mũi khoan là 15cm). Trong đó:

– Dùng khoan bê tông có đường kính trong mũi khoan là 10cm đối với CPĐD có Dmax=31,5;

– Dùng khoan bê tông có đường kính trong mũi khoan là 15cm đối với CPĐD có Dmax=37,5;

Vật liệu thích hợp bao gồm mọi vật liệu có thể chấp nhận phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật dùng trong công trình và có đầm theo các quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật này để hình thành một nền đắp vững chắc như quy định trong bản vẽ kỹ thuật.

4.2 THÀNH PHẦN HẠT CỦA CẤP PHỐI ĐÁ

Yêu cầu về thành phần hạt của cấp phối đá dăm gia cố xi măng

Cả hai cỡ hạt ở bảng trên đều được phép sử dụng để gia cố với xi măng làm lớp móng trên hoặc móng dưới cho mọi loại kết cấu áo đường cứng hoặc mềm. Khi cấp phối đá dăm gia cố xi măng dùng làm lớp móng trên của đường cấp cao A1 hoặc làm lớp mặt dưới lớp láng nhựa hoặc của đường cao tốc, cấp I, cấp II thì sử dụng cấp phối đá dăm có D max = 31,5mm.

(e) Độ cứng của đá dùng để gia cố với xi măng trong mọi trường hợp phải được đánh giá thông qua thử nghiệm Lốt – Angiơlét (L.A) và phải đảm bảo có chỉ tiêu L.A không vượt quá 35%; riêng trường hợp dùng làm lớp móng dưới (không trực tiếp với tầng mặt của kết cấu áo đường) thì chỉ cần bảo đảm có chỉ tiêu L.A không vượt quá 45%.

(f) Hỗn hợp cốt liệu cấp phối đá phải có tỷ lệ các chất hữu cơ không được quá 2%, hàm lượng muối sunfat ≤0.25%, chỉ số dẻo <6% và tỷ lệ hạt dẹt xác định theo tiêu chuẩn TCVN7575-13:2006 không được quá 18%.

(g) Để làm các lớp móng trên cho kết cấu mặt đường cấp cao A1 và lớp móng tăng cường trên mặt đường cũ thì phải sử dụng hỗn hợp cốt liệu là đá dăm loại I hoặc II, nhưng khi lưu lượng xe lớn thì nên dùng cốt liệu là đá dăm loại I.

4.3 YÊU CẦU ĐỐI VỚI XI MĂNG

(a) Xi măng dùng trong cấp phối đá gia cố xi măng phải là các loại xi măng Poóc lăng thông thường có các đặc trưng kỹ thuật phù hợp các quy định ở Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (TCVN 2682 – 2009 hoặc TCVN 6260:2009). Xi măng sử dụng có mác ≥30MPa.

(b) Lượng xi măng dùng để gia cố tối thiểu là 3% và thường không quá 6% tính theo khối lượng hỗn hợp cốt liệu khô khi gia cố cấp phối đá dăm. Lượng xi măng cần thiết phải được xác định thông qua thí nghiệm trong phòng để đạt các yêu cầu đối với cấp phối đá gia cố xi măng quy định ở mục 3.1.

(c) Xi măng phải có thời gian bắt đầu ninh kết tối thiểu là 120 phút và càng chậm càng tốt. Khi cần phải sử dụng chất phụ gia làm chậm ninh kết thì phải theo quy định ở mục 2.

4.4 YÊU CẦU VỚI NƯỚC DÙNG ĐỂ TRỘN CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG

Các loại nước dùng cho cấp phối đá gia cố xi măng phải thoả mãn các chỉ tiêu sau:

– Không có váng dầu hoặc váng mỡ;

– Không có màu;

– Lượng hỗn hợp hữu cơ không quá 15 mg/lít;

– Độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5;

– Lượng muối hoà tan không lớn hơn 2000mg/lít;

– Lượng Ion Sulfat không lớn hơn 600mg/lít;

– Lượng Ion Clo không lớn hơn 350mg/lít;

– Lượng cặn không lan không lớn hơn 200mg/lít;

– Tỷ lệ nước cần thiết thường trong khoảng 4 – 7% và phải được xác định chính xác bằng thí nghiệm nói ở mục 3.4

5.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG:

(a) Trước khi thi công nhà thầu phải tiến hành mọi thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu theo các yêu cầu nói ở mục 3. Đặc biệt là phải tiến hành thí nghiệm đầm nén cải tiến theo quy định tạ 22TCN 333-06 ứng với hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng đã được thiết kế (với tỷ lệ xi măng thiết kế) để xác định chính xác độ ẩm tốt nhất W op và dung trọng khô lớn nhất d kmax của hỗn hợp, đồng thời phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm đầm nén này để tiến hành đúc mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cường độ đã nêu ở mục 3.1. Các kết quả thí nghiệm đều phải được Tư vấn giám sát xác nhận và chấp thuận trên các cơ sở của qui định này. Nếu kết quả thí nghiệm cường độ không đạt yêu cầu, thì cần phải trao đổi với Tư vấn giám sát để thay đổi tỷ lệ xi măng rồi lặp lại các thí nghiệm nói trên.

(b) Chuẩn bị trạm trộn chế tạo hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng: Việc chế tạo hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng bắt buộc phải được thực hiện ở trạm trộn, không cho phép trộn trên đường. Trạm trộn phải có các điều kiện sau:

§ Thiết bị cân đong phải đảm bảo chính xác, đặc biệt là bộ phận cân đong xi măng và nước; sai số cân đong cho phép đối với cốt liệu chỉ là ± 2%, với xi măng chỉ là ± 0,5% và với nước chỉ là ± 1% theo khối lượng của mỗi loại đó;

§ Thiết bị trộn phải thuộc loại trộn cưỡng bức;

§ Năng suất và vị trí trạm trộn phải tương ứng với đoạn dây chuyền thi công sao cho đảm bảo đựơc thời gian trộn, chuyên chở, rải và đầm nén chỉ trong vòng 120 phút (tức là không vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết của hỗn hợp gia cố xi măng).

(c) Chuẩn bị các thiết bị thi công: Nhà thầu phải chứng minh có đầy đủ năng lực và các thiết bị phục vụ để bảo đảm đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong việc thi công hỗn hợp và phải bảo đảm hoàn thành việc rải, lu lèn và hoàn thiện một mẻ hỗn hợp trước thời gian 120 phút hoặc theo chỉ định của Tư vấn giám sát. Các thiết bị chính phải thoả mãn các yêu cầu sau:

§ Ô tô tự đổ (Dump truck) có bạt phủ thùng xe để chuyên chở hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng;

§ Máy rải: trường hợp không thể có máy rải thì có thể cho phép dùng máy san để san gạt thành lớp nếu được sự đồng ý của Tư vấn giám sát;

§ Ván khuôn thép cố định xuống lớp dưới để tạo bờ vách vệt rải;

§ Lu bánh sắt 8-10 tấn; lu bánh lốp loại 4 tấn /bánh với áp suất lốp ³ 0,5MPa hoặc lu rung bánh cứng có thông số M/L ³ 20 – 30 (M là khối lượng rung tính bằng kg; L là chiều rộng bánh rung tính bằng cm);

§ Thiết bị tồn trữ, bơm hút, phun tưới nhũ tương (nếu thực hiện việc bảo dưỡng lớp gia cố xi măng bằng nhũ tương); thiết bị phun tưới nước (nếu bảo dưỡng bằng cách phủ cát tưới nước);

§ Đầm rung hoặc đầm cóc loại nhỏ để đầm nén các dải mép.

(d) Nhà thầu phải tính toán lịch trình, thiết kế dây chuyền công nghệ thi công chi tiết để đảm bảo sao cho mỗi ca chỉ để một khe thi công, tức là việc rải, đầm nén và hoàn thiện được thực hiện liên tục trong một ca với các điều kiện sau:

§ Hỗn hợp đã rải ra đường không được để quá 30 phút rồi mới lu;

§ Toàn bộ quá trình công nghệ thi công từ khi đổ nước vào máy trộn hỗn hợp đến khi lu lèn, hoàn thiện xong bề mặt lớp gia cố măng không vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết của xi măng (với xi măng poóc lăng là 120 phút nếu không dùng thêm phụ gia làm chậm ninh kết), kể cả thời gian rải chờ lu nói trên.

Dựa vào dây chuyền công nghệ thiết kế, nhà thầu phải tổ chức thi công rải thử một đoạn tối thiểu là 100m (chiều dài thí điểm) trước khi triển khai thi công đại trà với sự chứng kiến của Tư vấn giám sát, qua đó để chỉnh sửa và hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ, đồng thời qua đó kiểm tra chất lượng cấp phối đá gia cố xi măng trên thực tế và kiểm tra năng lực thực sự của nhà thầu và các chỉ tiêu năng suất của trạm trộn và của các phương tiện xe, máy.

(e) Nhà thầu phải chuẩn bị các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và nghiệm thu sau khi thi công xong.

(f) Phải chuẩn bị móng phía dưới lớp cấp phối đá gia cố xi măng bảo đảm vững chắc, đồng đều và đạt độ dốc ngang quy định; đặc biệt, nếu dùng cấp phối đá gia cố xi măng làm lớp móng tăng cường trên mặt đường cũ thì phải phát hiện, sử lý triệt để các hố cao su và phải vá sửa, bù vênh mặt đường cũ. Lớp bù vênh phải được thi công trước bằng các vật liệu có cỡ hạt thích hợp với chiều dầy bù vênh, tuyệt đối không được thi công lớp bù vênh gộp với lớp móng tăng cường.

5.2 CHẾ TẠO HỖN HỢP CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG Ở TRẠM TRỘN:

(a) Hỗn hợp cốt liệu cấp phối đá dùng để gia cố với xi măng có thể được đưa vào máy trộn theo một trong hai phương thức sau:

§ Cấp phối đá được sản xuất có thành phần hạt đạt yêu cầu ở mục 3.

§ Cấp phối đá được tạo thành từ nhiều cỡ hạt được đưa vào máy trộn riêng rẽ theo những tỷ lệ tính toán trước để sau khi trộn sẽ đạt được thành phần hạt yêu cầu ở mục 3.

Tại nơi điều khiển của trạm trộn, dù theo phương thức nào cũng cần có bảng ghi rõ khối lượng phối liệu (kể cả khối lượng xi măng và nước) để tiện kiểm tra với sai số nói ở mục 3.

(b) Trong mỗi ca hoặc khi mưa nắng thay đổi cần phải thí nghiệm xác định độ ẩm của cấp phối đá, cát để kịp thời điều chỉnh lượng nước đưa vào máy trộn.

(c) Công nghệ trộn phải được tiến hành theo hai giai đoạn:

§ Trộn khô hỗn hợp cốt liệu (cấp phối đá) với xi măng;

§ Trộn ướt với nước.

§ Thời gian trộn của mỗi giai đoạn phải được thông qua trộn thử (với sự chấp thuận và có mặt trực tiếp của Tư vấn giám sát) tuỳ thuộc loại thiết bị trộn thực tế sử dụng.

(d) Để tránh hỗn hợp sau khi trộn bị phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp đã trộn kể từ miệng ra của máy trộn đến thùng xe của xe chuyên chở không được lớn hơn 1,5m. Thùng xe chở hỗn hợp phải được phủ bạt kín (chống mất nước).

5.3 THI CÔNG TẠI HIỆN TRƯỜNG:

(a) Trước khi rải lớp cấp phối đá gia cố xi măng phải kiểm tra độ bằng phẳng và độ dốc ngang của lớp móng dưới theo tiêu chuẩn nghiệm thu của lớp đó. Nếu lớp móng dưới là loại có thể thấm nước thì phải làm ẩm bằng cách tưới đẫm nước trước khi rải.

(c) Việc rải bằng máy rải hoặc san gạt bằng máy san cấp phối đá gia cố xi măng phải được thực hiện trong phạm vi có ván khuôn thép cố định chắc chắn xuống lớp móng dưới tạo bờ vách vệt rải (trừ trường hợp sử dụng máy rải ván khuôn trượt). Chiều cao của ván khuôn phải bằng bề dày của lớp hỗn hợp gia cố xi măng sau khi lu lèn chặt nhân với hệ số lu lèn. Nếu rải bằng máy rải thì xe chở hỗn hợp đã trộn đổ trực tiếp vào máy rải. Nếu rải bằng máy san thì xe đổ đổ thành đống với cự ly tính toán trước để tiện cho máy san gạt thành lớp.

(d) Cả lớp kết cấu cấp phối đá gia cố xi măng theo bề dày chỉ được phép thi công một lần (rải một lần và lu lèn một lần); không được phân thành hai lớp để thi công nhằm tránh xảy ra sự tiếp xúc không tốt giữa hai phân lớp, dẫn tới làm giảm khả năng chịu tải của cả hai lớp kết cấu, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng đầm nén, bề dầy lớp cấp phối đá gia cố xi măng tối đa thi công một lần chỉ được bằng 18 cm (sau khi đã lu lèn chặt) và nhà thầu phải có đủ thiết bị bảo đảm được yêu cầu này. Việc kiểm tra khả năng này của nhà thầu được thực hiện thông qua kết quả đánh giá chất lượng đầm nén khi thi công thí điểm nói trên. Trường hợp lớp kết cấu cấp phối gia cố xi măng có chiều dày lớn hơn 18cm thì được phân thành các lớp. Sau khi thi công xong lớp dưới có thể thi công ngay lớp trên (trước đó phải tưới ẩm bề mặt lớp dưới) hoặc phải tiến hành bảo dưỡng theo quy định (nếu chưa có điều kiện làm ngay lớp trên).

(e) Hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng phải được lu lèn ở độ ẩm tốt nhất theo kết quả thí nghiệm đầm nén với sai số cho phép về độ ẩm là – 1% (không cho phép độ ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất).

(f) Phải chuẩn bị một số mái che phòng khi mưa đột ngột. Những chỗ hỗn hợp bị nước mưa làm tăng độ ẩm lên quá 3% so với độ ẩm tốt nhất thì phải loại bỏ không được sử dụng. Những chỗ hỗn hợp bị nước mưa làm tăng độ ẩm lên chưa quá 3%, nếu được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát có thể trộn thêm 2 đến 3% xi măng để giảm độ ẩm trước khi lu lèn.

(g) Hỗn hợp đá dăm gia cố xi măng tối thiểu phải được đầm nén đạt độ chặt K=1,0 theo kết quả thí nghiệm đầm.

Để đạt độ chặt yêu cầu trước tiên phải dùng lu vừa bánh sát lu sơ bộ 2 lần/điểm, sau đó dùng một trong hai loại lu bánh lốp hoặc lu rung làm lu chủ yếu. Nếu dùng lu lốp thì số lần lu cần thiết khoảng 15 – 20 lần /điểm; nếu dùng lu rung thì cần khoảng 6 – 10 lần/điểm . Cuối cùng dùng lu bánh sắt lu là phẳng (số lần lu cần thiết phải được chính xác hoá thông qua kết quả thi công rải thử. Trường hợp không có lu rung hoặc lu bánh lốp thì có thể dùng lu bánh nặng nhẵn để lu nhưng phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát và thông qua rải thử để xác định bề dày lu lèn thích hợp.

(h) Việc hoàn thiện bề mặt lớp gia cố phải được thực hiện ngay trong quá trình lu lèn nhưng chỉ được gạt phẳng các chỗ lồi mà không được bù phụ vào chỗ lõm; vật liệu thừa sau khi gạt phẳng phải bỏ đi không được sử dụng lại. Trường hợp có vệt lõm lớn hơn 1cm.

(i) Toàn bộ quá trình rải, lu lèn và hoàn thiện bề mặt phải được thực hiện trong thời gian khống chế đã nói ở mục 4.1

(j) Yêu cầu thi công đối với các chỗ nối tiếp dọc và ngang như sau:

§ Phải dùng đầm rung loại nhỏ đầm nén bổ sung ở các chỗ lân cận với bờ vách của ván khuôn thép đặt ở hai bên vệt rải và ở hai bên khe ngang ngừng thi công trong mỗi ca;

§ Ván khuôn thép cũng phải được đặt ở cuối vệt rải của một ca thi công (đặt thẳng góc với vệt rải) để tạo khe ngừng thi công;

§ Ở chỗ nối tiếp vệt rải giữa các đoạn lu lèn trong cùng 1 ca thi công, ngoài việc phải khống chế nghiêm ngặt điều kiện về thời gian như nói ở mục 4 ra còn phải xáo xới lại chỗ hỗn hợp đã rải trong phạm vi 60cm cuối của đoạn rải trước rồi trộn thêm 50% khối lượng hỗn hợp mới chở đến và san gạt đều trước khi lu tiếp đoạn sau, đặc biệt là tăng thêm số lần lu tại chỗ nối tiếp này theo sự chỉ thị của Tư vấn giám sát;

§ Trước khi rải tiếp các vệt rải bên cạnh hoặc rải tiếp sau mỗi khe ngừng thi công, phải dỡ ván khuôn thép và tưới đẫm nước các vách nối tiếp dọc và ngang.

§ Tưới nhũ tương với khối lượng 0,8 – 1,0 lít/m2; yêu cầu nhũ tương phủ kín đều và phải quét nhũ tương kín cả các bờ vách chỗ nối tiếp dọc và ngang;

§ Phủ kín 5cm cát trên bề mặt lớp và tưới nước giữ cho cát ẩm liên tục trong 7 ngày;

Ít nhất sau 14 ngày bảo dưỡng như trên mới cho thi công tiếp lớp kết cấu bên trên (trước đó phải quét dọn sạch lớp cát bảo dưỡng).

Trường hợp có nhu cầu phải bảo đảm giao thông trong thi công thì ít nhất cũng phải cấm xe 14 ngày để bảo dưỡng và xác định tải trọng xe có thể được chạy trên lớp cấp phối gia cố xi măng hoặc theo chỉ thị của Tư vấn giám sát. Tốc độ xe chạy không quá 30Km/h.

5.4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU LỚP CẤP PHỐI ĐÁ GIA CỐ XI MĂNG:

(a) Kiểm tra hỗn hợp cốt liệu trước khi đưa vào máy trộn:

§ Cứ 500 tấn kiểm tra thành phần hạt một lần: thành phần hạt phải nằm trong phạm vi quy định ở mục 3. Đối với hỗn hợp gồm nhiều cỡ hạt đưa vào máy trộn riêng rẽ thì phải lấy mẫu kiểm tra ở trong máy trộn trước khi cho xi măng vào trộn;

§ Cứ 2000 tấn kiểm tra độ cứng của cấp phối đá bằng thí nghiệm Lốt Angiơlét và tỷ lệ hạt thoi dẹt 1 lần;

§ Cứ 500 tấn kiểm tra độ sạch của hỗn hợp cốt liệu 1 lần thông qua chỉ số dẻo và tỷ lệ chất hữu cơ;

§ Phải kiểm tra tỷ lệ hạt bị nghiền vỡ theo quy định tại TCVN 8857:2011.

(b) Kiểm tra chất lượng ximăng: Phải theo đúng các qui định kiểm tra trong TCVN 2628 – 2009 hoặc TCVN 6260:2009, kể cả các quy định về vận chuyển và bảo quản xi măng.

(c) Kiểm tra chất lượng của nước: Như với nước dùng cho bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam về bê tông xi măng đã nói trên.

(d) Mỗi ca sản xuất đều phải kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp cốt liệu bằng phương pháp rang ở chảo hoặc thùng sấy để kịp điều chỉnh lượng nước trộn hỗn hợp.

(e) Tại hiện truờng, cứ mỗi ca thi công phải lấy mẫu hỗn hợp đã trộn và chở ra hiện trường (lấy trên máy rải hoặc lấy ở đống do xe ben đổ xuống đường) để thí nghiệm kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp trước khi lu lèn theo đúng quy định ở mục 4.

(f) Kiểm tra độ chặt sau khi lu lèn: Cứ mỗi đoạn thi công của một vệt rải phải kiểm tra một lần ngay sau khi lu lèn xong lớp hỗn hợp gia cố xi măng bằng phương pháp rót cát. Kết quả trị số khối lượng thể tích dung trọng khô lấy trung bình của 3 mẫu thử không được nhỏ hơn trị số d kmax xác định theo thí nghiệm đầm nén nói ở mục 4.

Ngoài ra nên thường xuyên kiểm tra bề dày rải (có kể đến hệ số lu lèn trên) để bảo đảm lớp hỗn hợp gia cố đạt được độ chặt sau khi lu lèn bằng cao độ thiết kế.

(g) Kiểm tra cường độ của hỗn hợp gia cố xi măng ở trạm trộn và ở hiện trường sau khi thi công: Cứ 1000 tấn hỗn hợp được sản xuất thì phải lấy mẫu ngay tại phễu trút ở trạm trộn để đúc mẫu và thí nghiệm như nói ở điểm 3, 4. Kết quả thí nghiệm phải phù hợp với yêu cầu ở mục 3, 4.

(h) Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra mọi khâu công tác từ các khâu sản xuất hỗn hợp gia cố đến các khâu thi công ở hiện trường theo yêu cầu nói ở mục 3 và mục 4 của quy định này. Đặc biệt phải chú trọng kiểm tra các yêu cầu về khống chế thời gian và các yêu cầu về chỗ nối tiếp nói ở mục 3, 4.

(i) Sai số cho phép:

§ Cứ 1000m dài phần xe chạy 1 làn xe phải khoan 6 mẫu (3 mẫu thứ nén, 3 mẫu thử ép chẻ), các mẫu này không cùng trên một mặt cắt mà phân bố đều trên 1000m) để kiểm tra cường độ như nói ở mục 3, đồng thời để kiểm tra bề dày và trị số dung trọng khô của mẫu. Nếu kết quả có lỗ khoan và mẫu không đạt yêu cầu quy định thì lân cận vùng đó phải khoan thêm 2 mẫu nữa để kiểm tra cho chắc chắn. Sai số cho phép về cường độ cục bộ là 5% nhỏ hơn so với yêu cầu ở mục 3 (hoặc yêu cầu quy định trong hồ sơ thiết kế nhưng trung bình trên 1 km không được nhỏ hơn yêu cầu).

§ Sai số về độ chặt cục bộ là -1% nhưng trung bình trên 1km không được nhỏ hơn 1.0;

§ Sai số về bề dày là ± 5 % xác định từ các lõi khoan tại hiện trường;

§ Sai số về cao độ bề mặt móng là -10 mm đến +5mm, đo bằng máy thuỷ bình chính xác;

§ Sai số về chiều rộng lớp kết cấu là ± 10cm, đo bằng thước thép;

§ Sai số về độ dốc ngang là ± 0,5%, đo bằng máy thuỷ bình chính xác và thước thép;

(j) Đối với các yếu tố hình học cứ 1km đường kiểm tra tối thiểu ở 5 mặt cắt ngang: Sai số về cao độ là 5mm, đo bằng máy thuỷ bình chính xác; Độ bằng phẳng được thử bằng thước 3m; khe hở cho phép không được quá 5mm theo chiều dọc và ngang đường và cứ 1km kiểm tra 5 vị trí, ở mỗi vị trí đặt thước kiểm tra đối với từng làn xe cả theo chiều dọc và chiều ngang đường.

5.5 THÔNG XE

Đoạn đường làm xong sẽ không được phép thông xe trước khi có sự đồng ý của chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

6.1 ĐƠN VỊ ĐO ĐẠC TÍNH BẰNG DIỆN TÍCH

Tương ứng với bề dầy của thiết kế các lớp móng đường, diện tích được xác định như sau:

(a) Bề rộng của các diện tích được đo đạc sẽ được lấy là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị chiều rộng danh định như thể hiện trên Bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát chấp thuận và chiều rộng đã thi công thực sự (do Nhà thầu xác định bằng thước dây dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát).

(b) Việc đo bằng thước dây sẽ được tiến hành bằng cách đo vuông góc với tim đường và sẽ không bao gồm các diện tích không đạt yêu cầu cần phải sửa chữa. Chiều rộng được sử dụng trong khi tính toán diện tích để kiểm tra khối lượng đối với bất kỳ đoạn móng đường được đo đạc sẽ là bề rộng trung bình của các lần đo đã được chấp nhận hoặc chiều rộng thiết kế danh định, chọn cái nào nhỏ hơn.

(c) Chiều dài theo phương dọc của lớp móng sẽ được đo dọc theo tim đường, sử dụng các phương pháp khảo sát kỹ thuật tiêu chuẩn và loại trừ bất kỳ đoạn không đạt yêu cầu. Chiều dài đo đạc này là chiều dài sẽ được sử dụng để kiểm tra khối lượng.

(d) Phần vật liệu nằm bên ngoài giới hạn thiết kế sẽ không được thanh toán.

(e) Các đoạn thử nghiệm không được xác định khối lượng riêng biệt mà được coi như khối lượng lớp móng thông thường.

(f) Vật liệu phụ nếu được sử dụng để bảo vệ bề mặt của lớp cấp phối đá dăm trước tác hại của xe cộ qua lại sẽ không được đo đạc khối lượng để thanh toán riêng. Phần vật liệu dùng để sửa chữa các lớp đường bị hư hại do xe cộ đi lại hay do các điều kiện tự nhiên khác cũng sẽ không được xác định khối lượng để thanh toán.

(g) Khối lượng vật liệu bù cho phần thiếu hụt ở lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng sẽ không được đo đạc thanh toán.

6.2 ĐƠN VỊ ĐO ĐẠC TÍNH BẰNG THỂ TÍCH

Khối lượng lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng được xác định như sau:

(a) Khối lượng lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng là thể tích tính bằng mét khối (m3) vật liệu đã được đầm nén, hoàn thiện tại công trường và đã được nghiệm thu. Khối lượng này tính được dựa trên các mặt cắt ngang thiết kế.

(b) Phần vật liệu nằm bên ngoài giới hạn thiết kế sẽ không được thanh toán.

(c) Các đoạn thử nghiệm không được xác định khối lượng riêng biệt mà được coi như khối lượng lớp móng thông thường.

(d) Vật liệu phụ nếu được sử dụng để bảo vệ bề mặt của lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng trước tác hại của xe cộ qua lại sẽ không được đo đạc khối lượng để thanh toán riêng. Phần vật liệu dùng để sửa chữa các lớp đường bị hư hại do xe cộ đi lại hay do các điều kiện tự nhiên khác cũng sẽ không được xác định khối lượng để thanh toán.

(e) Khối lượng vật liệu bù cho phần thiếu hụt ở lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng sẽ không được đo đạc thanh toán.

6.3 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG SỬA CHỮA

(a) Công việc và khối lượng vật liệu dùng cho việc sửa chữa những đoạn hư hỏng do lỗi của Nhà thầu theo đúng các yêu cầu của Tư vấn giám sát, sẽ được chi trả bằng kinh phí của nhà thầu mà không có bất kỳ một thanh toán bổ sung nào.

(b) Nếu Tư vấn giám sát yêu cầu phải điều chỉnh độ ẩm của vật liệu trước khi đầm nén thì mọi chi phí để tưới nước hoặc làm khô vật liệu và các công việc cần thiết khác nhằm đạt được độ ẩm yêu cầu cũng sẽ không được thanh toán thêm.

6.4 CƠ SỞ THANH TOÁN

– Việc xác định khối lượng và thanh toán phải phù hợp với cơ cấu của bảng giá trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

– Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).

– Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Khối lượng này phải phù hợp với khối lượng trong Bản vẽ thi công đã được duyệt & khối lượng trong Tiên lượng mời thầu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu thi công.

– Khối lượng phát sinh được xử lý theo các Quy định hiện hành.

Đánh Bóng Sàn Xi Măng: Lợi Ích Và Cách Đánh Bóng Hiệu Quả

Sàn xi măng được đánh bóng sẽ có thời gian sử dụng dài lâu

Đánh bóng sàn xi măng đem lại lợi ích gì?

Trước khi tìm hiểu về cách đánh bóng nền bê tông sao cho hiệu quả, chúng ta cùng điểm qua một số công dụng và lợi ích của việc đánh bóng cho sàn xi măng.

– Đánh bóng sàn xi măng giúp người dùng tiết kiệm được tối đa chi phí. Việc đánh bóng sẽ làm tăng độ sáng bóng cho mặt sàn, tăng tính thẩm mỹ, độ bền và độ cứng của sàn xi măng.

– Một đặc điểm mang tính ưu thế của việc đánh bóng sàn đó là khả năng thoát khí cao, tăng cường sự thoáng mát. Những ưu điểm mà các vật liệu khác như sơn epoxy hay gạch men không có được. Sàn xi măng thoát khí tốt, không bị xuống cấp nhanh trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao.

– Sàn xi măng sau khi được đánh bóng sẽ không bị bám bụi trên bề mặt, không bong tróc do sử dụng khối bê tông hiện trạng để tạo bề mặt hoàn thiện, đem lại hiệu suất sử dụng cao.

– Đánh bóng nền xi măng sẽ giúp việc vệ sinh được dễ dàng hơn, chỉ cần dùng nước lau bề mặt như bình thường hoặc có thể dùng máy đánh bóng chuyên dụng (đối với sàn lớn). Việc mài và đánh bóng sàn không đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, mang lại hiệu quả rõ ràng, tiết kiệm chi phí.

– Độ bóng cao sẽ có sự phản xạ ánh sáng tốt hơn, điều này làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian. Sàn xi măng khá thân thiện với môi trường, giảm chi phí chiếu sáng đối với các công xưởng, nhà kho hay các tòa nhà; đặc biệt là an toàn với con người.

Đánh bóng sàn xi măng sẽ ít bị bám bụi và dễ làm sạch hơn

Cách vệ sinh và đánh bóng nền xi măng hiệu quả

Nền xi măng được đánh bóng đều được bắt đầu bằng một loạt các bước mài; sau đó được tăng cứng và hoàn thành từ các bước đánh bóng bằng các đĩa mài. Sự khác biệt cơ bản giữa đánh bóng cơ học và đánh bóng sau tăng cứng đó chính là khác biệt về độ bóng, chống ẩm, bám bụi.

Theo đó, để công việc đánh bóng sàn xi măng được hiệu quả, các bạn cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Dùng đĩa (Phíp) kết hợp với máy mài và máy hút nước công nghiệp hút sạch những vết dơ vừa mài ra.

Bước 2: Phun màu lên bề mặt nền xi măng.

Bước 3: Dùng hoá chất tạo cứng và phủ lên bề mặt xi măng khi vừa mài xong.

Bước 4: Sau khi phủ 24h bắt đầu dùng đĩa mài để đánh bóng.

Bước 5: Sơn phủ tạo bóng lên bề mặt xi măng.

Bước 6: Tiếp theo dùng đầu đĩa để đánh bóng, giúp cho bề mặt sàn bê tông mịn và bóng lên. Sử dụng máy đánh bóng chuyên dụng đối với những khu vực có diện tích mặt sàn lớn để mang lại hiệu quả tối ưu.

Bước 7: Nếu muốn sàn xi măng bóng hơn thì người dùng nên dùng hoá chất đánh bóng chuyên dụng, máy chà sàn tạ (khoảng 80kg đến 140kg) để giúp công việc tạo bóng hiệu quả hơn.

Trước khi đánh bóng, cần phải thực hiện mài sàn xi măng trước

Một số lưu ý khi đánh bóng nền xi măng

Chỉ cần nắm được kỹ thuật đánh bóng sàn, chuẩn bị vật liệu cần sử dụng… là bạn hoàn toàn có thể tự đánh bóng cho nền xi măng mà không phải tốn kém chi phí thuê dịch vụ bên ngoài.

Theo đó, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa tự tin về kỹ năng của mình, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Luôn giữ sàn nhà sạch sẽ

Việc quét dọn và vệ sinh sàn mỗi ngày chính là cách để giúp bạn có thể giữ gìn sàn nhà trong trạng thái sạch sẽ nhất. Không chỉ vậy, việc giữ sàn nhà sạch sẽ tránh được những vết bẩn tích tụ lâu ngày, giúp quá trình đánh bóng sàn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Sử dụng hóa chất chuyên dụng

Nên sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu trước khi đánh bóng sàn xi măng. Thông thường, với những công trình nhỏ lẻ, người dùng có thể sử dụng xà phòng, bởi đây là hóa chất dễ kiếm và có sẵn trong nhà.

Dùng muối để lau sàn xi măng

Để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả; bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của muối. Muối pha với nước sau đó sử dụng chổi và quét lên bề mặt sàn để tẩy rửa vết bẩn.

Không dùng hóa chất tẩy rửa có màu

Bạn có thể sử dụng xà phòng để lau sàn xi măng, thế nhưng hãy tránh xa các loại hóa chất tẩy rửa có màu. Nền xi măng thấm nhanh, rất dễ thấm màu từ hóa chất và loang màu ra gây mất thẩm mỹ.

Quả Măng Cụt Có Lợi Ích Gì?

Măng cụt là một trong những trái cây được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Loại quả này đang được nghiên cứu để đa dạng sử dụng vì lợi ích của nó đối với sức khỏe.

1. Quả măng cụt có lợi ích gì?

Chứng viêm có thể là nguyên nhân gốc rễ của một loạt vấn đề về sức khỏe. Alzheimer, tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh khác đều do một chứng viêm gây ra. Măng cụt có nhiều đặc tính kháng viêm và một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều đó. Hợp chất xanthone trong măng cụt giúp tạo ra các đặc tính trên, theo trang Brinkwire.

Nhiễm trùng xảy ra khi cơ thể có khả năng miễn dịch tồi. Khi hệ miễn dịch quá yếu không chống lại được sự nhiễm trùng, bạn sẽ dễ mắc bệnh.

Nghiên cứu cho thấy măng cụt giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch ở những người ăn măng cụt trong 30 ngày. Đó là do măng cụt chứa nhiều vitamin C và chất chống ô xy hóa.

Quả măng cụt có lợi ích gì? Măng cụt có nhiều đặc tính kháng viêm và một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều đó

Măng cụt giúp bạn chống chọi ung thư bằng cách giảm bớt nguy cơ tế bào ung thư tăng trưởng. Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp bạn chống các loại ung thư, vú, ruột kết, da và tuyến tiền liệt, theo trang Brinkwire.

Các đặc tính chống ô xy hóa của măng cụt giúp bạn giảm stress ô xy hóa do các gốc tự do tạo ra, qua đó giảm hạ thấp rủi ro mắc bệnh tim. Nó cũng giúp chống những cơn đau tim, các tác động của đột quỵ và những thương tích ở tim.

Hãy đưa măng cụt vào chế độ ăn kiêng do loại quả này chứa nhiều nước và chất xơ. Chúng tồn tại trong cơ thể lâu hơn do cần thời gian dài hơn để tiêu hóa. Chúng khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, qua đó ngăn chặn những cơn đói cồn cào, theo trang Brinkwire.

Tiêu hóa kém và các vấn đề dạ dày – ruột đã trở nên phổ biến trong thế giới hiện đại, chủ yếu do lối sống không lành mạnh. Hãy thay thế quà ăn vặt bằng măng cụt. Chất xơ trong loại quả này hấp thu nước từ thức ăn và giúp ngăn ngừa táo bón.

Dị ứng là vấn đề mạn tính và đi theo bạn cả đời. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol từ măng cụt giúp giảm dị ứng và chữa trị chứng viêm.

2. Những người không nên ăn măng cụt

Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa và phát ban ở những người quá nhạy cảm. Nó cũng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng miệng, môi, họng, hoặc tức ngực, đau đớn. Bạn nên ngừng ăn măng cụt ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nói trên để đảm bảo sức khỏe.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa

Cơ thể chúng ta sở hữu một khả năng tự nhiên để ngăn chặn chảy máu. Ăn măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng này, do hợp chất xanthone gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.

Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.