Xét Nghiệm Cấu Trúc Gen / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Xét Nghiệm Gen Là Gì? Xét Nghiệm Gen Có Hiệu Quả Không?

Phương pháp xét nghiệm gen

Vậy tại sao phải xét nghiệm gen? Bởi, thông qua phương pháp này (xét nghiệm gen), các chuyên gia có thể phát hiện sớm các bất thường và những rối loạn do di truyền. Qua quá trình phân tích mối liên kết của các gen, bác sĩ có thể xác định huyết thống, chẩn đoán nguy cơ gây ung thư, tỷ lệ mắc bệnh mạn tính, bệnh di truyền… Từ đó, bác sĩ đưa ra hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả cao hơn.

Tính hiệu quả của phương pháp giải mã gen

1. Hiệu quả trong giải mã gen trước hôn nhân

Sức khỏe tiền hôn nhân là vấn đề cần được chú trọng đặc biệt. Nhằm đảm bảo sức khỏe vợ chồng, lên kế hoạch cho tương lai gia đình tốt hơn – giải mã gen là việc làm cần thiết

Gen di truyền là yếu tố tiềm ẩn, ít biểu hiện bên ngoài. Trong rất nhiều trường hợp, cơ thể tưởng chừng khỏe mạnh lại có thể mang những gen bệnh, gen đột biến… gây nguy cơ sinh con dị tật, mang bệnh di truyền cao. 

2. Giải mã gen sàng lọc trước sinh

Giải mã gen được các chuyên gia khuyến khích thực hiện trước khi quyết định mang thai. Đặc biệt với nữ giới tuổi tác đã cao, có bệnh lý mạn tính thì việc sàng lọc trước sinh sẽ tăng cường tính an toàn cho cả mẹ và em bé.

Phương pháp giải mã gen giúp bác sĩ tiên lượng chính xác các nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh ở trẻ và các bệnh lý di truyền khác.

3. Hiệu quả trong việc xác định nguy cơ ung thư

Ung thư có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, khoảng 10% số người mắc ung thư là do di truyền. Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị ung thư, bạn nên lựa chọn dịch vụ giải mã gen để xác định các nguy cơ mắc bệnh.

Kỹ thuật ứng dụng xét nghiệm gen là gì? Để xác định ung thư, y học hiện đại sử dụng phổ biến kỹ thuật PCR nhằm phát hiện sớm mầm mống ung thư HPV, gen Rb – 105 gây u nguyên bào lưới, gen APC gây ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 gây ung thư vú,…

Ngoài ra, phương pháp giải mã gen còn mang tới hiệu quả cao trong chẩn đoán các vấn đề sức khỏe có mang tính di truyền như: bệnh về tim mạch, bệnh mạn tính tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp, phản ứng với thuốc…

Ai nên xét nghiệm gen?

Qua những hiệu quả trên, bạn có thể biết được ý nghĩa của xét nghiệm gen là gì rồi? Nhưng có phải ai cũng phù hợp với phương pháp này?

Giải mã gen để chẩn đoán/tầm soát chính xác bệnh mạn tính có khả năng di truyền.

Giải mã gen nhằm đánh giá chính xác nguy cơ trong gia đình có người mắc bệnh ung thư.

Giải mã gen với các cặp vợ chồng hoặc phụ nữ đang có ý định mang thai, đang có thai muốn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Tùy vào từng mục đích xét nghiệm gen là gì mà chuyên gia sẽ tư vấn gói dịch vụ phù hợp.

Gen di truyền là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp bạn theo dõi, kiểm soát sức khỏe bản thân, người thân và gia đình tốt hơn. Giải mã gen hỗ trợ chẩn đoán & điều trị hiệu quả, bảo vệ tốt hơn cho các thế hệ tiếp theo.

Là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu, ứng dụng giải mã gen vào y học chính xác, Công ty Cổ phần Giải pháp Gene (Gene Solutions) tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực giải mã gen; sở hữu đội ngũ cố vấn chuyên môn, y khoa đứng đầu các khoa, bệnh viện, viện, chuyên ngành về y sinh học, di truyền học. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới từ chính hãng Hoa Kỳ giúp đem tới hiệu quả chẩn đoán chính xác tới 99, 99%, công suất cao và phạm vi khảo sát rộng, đáp ứng số lượng lớn nhu cầu của khách hàng.

Bài viết đã giải đáp xét nghiệm gen là gì và tính hiệu quả chẩn đoán của phương pháp này. Nếu quý khách có nhu cầu tìm nơi giải mã gen uy tín, chuyên nghiệp, độ chính xác cao, hãy tham khảo Gene Solutions và liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0287 101 8688 để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký dịch vụ tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE

Trụ sở tại chúng tôi 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 1) – 0911 649 383

Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 503, tòa nhà Vạn Phúc, số 2 Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0287 101 8688 (Phím 2) – 0936 455 025

Website: genesolutions.vn/tin-tuc 

Xét Nghiệm Gen Và Những Ý Nghĩa Quan Trọng Trong Y Học

Xét nghiệm gen là quá trình phân tích các gen đột biến, gen xấu gây bệnh nhằm xác định nguy cơ rối loạn trong di truyền. Hiện nay, mục đích chính của xét nghiệm này là chẩn đoán nguy cơ ung thư, xác định huyết thống, tiên đoán tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính có khả năng di truyền,…

Gen là gì? Chức năng của gen

Gen là gì? – Gen đơn vị nhỏ nhất có chức năng di truyền. Thực tế, gen thường là một chuỗi phân tử axit nucleic. Nhiều gen tập hợp lại thành 1 phân tử ADN được gọi là nhiễm sắc thể. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi người có khoảng 30.000 gen.

Bộ gen của con người được lưu trữ trong các tế bào mầm (trứng và tinh trùng) với chức năng chính là vật liệu di truyền. Vì vậy hiện nay, xét nghiệm gen có khả năng sàng lọc trước hôn nhân, xác định huyết thống, dự đoán nguy cơ ung thư và các bệnh lý di truyền khác.

Xét nghiệm gen là gì?

Xét nghiệm gen là xét nghiệm nhằm phân tích các gen đột biến, gen xấu gây bệnh và xác định nguy cơ rối loạn trong di truyền. Hiện nay, mục đích chính của xét nghiệm gen là nghiên cứu các rối loạn di truyền, chẩn đoán nguy cơ ung thư, xác định huyết thống,…

Ý nghĩa của xét nghiệm gen trong y học

Xét nghiệm gen được xem là bước đột phá trong y học. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể tiên đoán được các rối loạn di truyền, sàng lọc nguy cơ trước khi mang thai, xác định huyết thống,… Hiện nay, xét nghiệm gen chủ yếu được thực hiện thông qua mẫu máu. Ngoài ra, một số cơ sở y tế còn tiến hành xét nghiệm gen với mẫu nước bọt.

Các ý nghĩa của xét nghiệm gen trong y học, bao gồm:

1. Xác định nguy cơ ung thư

Ung thư là bệnh lý có mức độ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy bệnh lý có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết.

Trong trường hợp có tiền sử gia đình bị ung thư, bạn có thể xét nghiệm gen để xác định nguy cơ mắc bệnh lý này. Xét nghiệm gen giúp bác sĩ kịp thời phát hiện bất thường ở gen, protein và nhiễm sắc thể.

Hiện nay, xét nghiệm gen có thể tiên đoán được nguy cơ mắc các bệnh lý như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng và ung thư vú. Ngoài ra để xác định được nguy cơ ung thư, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm PCR (xét nghiệm sinh học phân tử).

Kỹ thuật PCR giúp phát hiện các mầm móng ung thư như HPV (gây ung thư cổ tử cung), gen Rb-105 (gây u nguyên bào lưới), gen BRCA1-BRCA2 (gây ung thư vú), gen APC (gây ung thư đại tràng),…

2. Xác định huyết thống

Trẻ sinh ra sẽ mang nửa gen của cha và nửa gen của mẹ. Vì vậy xét nghiệm gen có khả năng xác định huyết thống chính xác đến 99.99%. Hiện nay xác định huyết thống chủ yếu được thực hiện bằng cách xét nghiệm ADN – ADN là phân tử chứa nhiều gen.

Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định sơ đồ cấu trúc ADN và so sánh sự tương đồng nhằm xác định quan hệ huyết thống.

3. Xét nghiệm gen trước hôn nhân

Gen là yếu tố tiềm ẩn trong cơ thể và có thể không biểu hiện ra bên ngoài. Trên thực tế, một số người khỏe mạnh vẫn có thể mang gen xấu, gen đột biến,… Vì vậy xét nghiệm gen trước hôn nhân có thể giúp phát hiện các gen bất thường hoặc gen di truyền xấu.

Những trường hợp mang gen xấu thường có nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh di truyền cao. Tuy nhiên nếu xét nghiệm gen trước hôn nhân, bác sĩ có thể tìm ra các giải pháp để đảm bảo sức khỏe của cặp vợ chồng và đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường.

4. Sàng lọc trước khi sinh

Xét nghiệm gen thường được khuyến khích thực hiện trước khi sinh, đặc biệt là ở thai phụ có tuổi tác cao và mắc các bệnh lý mãn tính. Xét nghiệm này giúp bác sĩ dự đoán nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, hội chứng Turner, hội chứng Down ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, xét nghiệm gen còn giúp mẹ xác định tính cách, khuynh hướng hành vi, năng lực và khả năng nhận thức của trẻ.

5. Dự đoán một số vấn đề sức khỏe khác

Ngoài ung thư, xét nghiệm gen còn giúp dự đoán một số vấn đề sức khỏe có tính chất di truyền như:

Bệnh tim mạch

Phản ứng thuốc

Các bệnh mãn tính như tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp,…

Các đối tượng nên xét nghiệm gen

Xét nghiệm gen có thể phát hiện và dự đoán nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp xác định huyết thống, phát hiện gen biến đổi và gen gây bệnh.

Các nhóm đối tượng nên tiến hành xét nghiệm gen:

Muốn xác định huyết thống

Sàng lọc nguy cơ ung thư và các bệnh lý mãn tính có khả năng di truyền

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, rối loạn tự miễn và một số bệnh hệ thống

Cặp vợ chồng đang có ý định mang thai

Các loại xét nghiệm gen phổ biến hiện nay

Hiện nay, xét nghiệm gen thường có các loại sau đây:

1. Xét nghiệm thể mang

Xét nghiệm thể mang giúp xác định người xét nghiệm có gen đột biến hay không. Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với người khỏe mạnh nhưng có tiền sử gia đình bị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý do di truyền.

Ngoài ra, xét nghiệm thể mang còn được thực hiện cho phụ nữ mang thai hoặc các cặp vợ chồng bị thai lưu và sảy thai nhiều lần.

2. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Đối tượng của xét nghiệm này là trẻ sơ sinh. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa và rối loạn nội tiết tố ở trẻ. Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị điều trị sớm để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng.

3. Xét nghiệm chẩn đoán

4. Xét nghiệm chẩn đoán di truyền làm tổ

Xét nghiệm được thực hiện trong biện pháp thụ tinh nhân tạo ở giai đoạn phôi thai – trước khi cấy phôi vào tử cung của nữ giới. Xét nghiệm này bao gồm chẩn đoán di truyền tiền làm tổ và sàng lọc di truyền tiền làm tổ.

Đối tượng của xét nghiệm chẩn đoán di truyền làm tổ là các cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đặc biệt là các trường hợp có tiền sử sinh con có bất thường về di truyền hoặc cặp vợ chồng đã xét nghiệm thể mang và phát hiện có gen đột biến.

5. Xét nghiệm trước khi sinh

Xét nghiệm trước khi sinh được chỉ định cho thai phụ có nguy cơ sinh con mắc các bệnh lý di truyền. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định sự thay đổi của nhiễm sắc thể và gen của thai nhi.

Đối với những bất thường nhẹ, bác sĩ có thể tìm hướng xử lý để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ rối loạn di truyền ở trẻ. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, có thể cân nhắc bỏ thai nếu cần thiết.

6. Xét nghiệm tiên đoán

Xét nghiệm tiên đoán được áp dụng cho hầu hết các đối tượng có mong muốn phát hiện đột biến gen ngay trong thời điểm hiện tại và tương lai. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tiên đoán được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư trước khi phát sinh biểu hiện lâm sàng.

7. Xét nghiệm Pharmacogenomics (xét nghiệm phản ứng thuốc)

Khi dung nạp vào cơ thể, thuốc sẽ được chuyển hóa bằng enzyme được tổng hợp từ các đoạn gen (ADN). Tuy nhiên gen biến thể có thể ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa thuốc. Xét nghiệm này được thực hiện đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng thuốc phức tạp hoặc tiền sử gia đình có bất thường về chuyển hóa thuốc.

Xét nghiệm Pharmacogenomics giúp bác sĩ đánh giá mức độ chuyển hóa của thuốc, từ đó chỉ định loại thuốc, cân chỉnh liều lượng và tần suất phù hợp với cá thể.

8. Xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN (một đoạn gen) được thực hiện nhằm xác định quan hệ huyết thống cha – con hoặc mẹ – con. Theo quy luật di truyền, người con sẽ mang 1 nửa gen của cha và 1 nửa gen của mẹ. Do đó, cấu trúc gen của con sẽ có điểm tương đồng so với cấu trúc của mẹ và cha.

Xét nghiệm gen được xem là bước đột phá trong y học giúp phát hiện các gen gây bệnh, gen đột biến, tiên đoán được nguy cơ ung thư và các bệnh lý có khả năng di truyền, sàng lọc trước hôn nhân, xác định quan hệ huyết thống,… Nếu có nhu cầu xét nghiệm gen, bạn có thể thực hiện tại các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc.

Tham khảo liên kết ngoài: Kỹ thuật PCR

Chỉ Số Xét Nghiệm Sgpt Là Gì? Khi Nào Nên Làm Xét Nghiệm Sgpt?

1. Chỉ số xét nghiệm SGPT là gì?

SGPT (ALT) là loại enzyme nằm chủ yếu trong tế bào gan. Một lượng nhỏ nằm trong tế bào cơ vân và tim. Chỉ số SGPT (ALT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương ở gan. Từ đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về gan mà bạn có thể gặp phải.

2. Chỉ số SGPT bình thường là bao nhiêu?

Ở người bình thường nồng độ SGPT trong cơ thể thường thấp. Chỉ số này nằm trong khoảng từ 3-40 U/L. Tuy nhiên khi các tế bào gan có dấu hiệu bị hủy hoại và tổn thương, chúng sẽ giải phóng vào máu nhiều hơn, khiến chỉ số này tăng lên rõ rệt.

3. Chỉ số xét nghiệm SGPT tăng cao là bệnh gì?

Đối với bệnh nhân mắc viêm gan cấp tính, chỉ số SGPT cùng với các men gan khác sẽ tăng cao trong vòng 1 – 4 tháng. Sau đó SGPT giảm dần về mức bình thường. Tuy nhiên nếu tăng cao quá 6 tháng thì rất có thể đó là dấu hiệu của viêm gan mạn tính.

Không chỉ nguyên nhân viêm gan do virus (A, B, C, D, E…) mà những tổn thương khác về gan như viêm gan, xơ gan do rượu hay ung thư gan đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao, trong đó có SGPT. Vì vậy bệnh nhân nên đi kiểm tra men gan ít nhất 6 tháng một lần để kịp thời đánh giá và kiểm soát chức năng gan.

4. Các xét nghiệm kết hợp cùng SGPT để đánh giá chức năng gan

Hiện nay xét nghiệm ALT (SGPT) cùng với AST (GOT) được coi là hai trong số những chỉ số xét nghiệm quan trọng dùng để phát hiện ra những tổn thương gan, mặc dù ALT tăng cao hơn AST. Đôi khi chỉ số AST được so sánh trực tiếp ALT và được tính toán một tỷ lệ AST/ALT. Tỷ lệ này còn được sử dụng để phân biệt giữa các nguyên nhân gây ra tổn thương gan khác nhau.

Ngoài ra, xét nghiệm ALT còn được sử dụng cùng với cùng với AST để theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân gan. Hoặc nó có thể tiến hành cùng với các xét nghiệm khác nhằm mục đích chẩn đoán.

5. Khi nào nên làm xét nghiệm SGPT?

Bệnh nhân khi có các triệu chứng rối loạn chức năng gan sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm SGPT:

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chán ăn.

– Vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.

– Nổi mẩn ngứa.

Ngoài ra, xét nghiệm SGPT còn được sử dụng phối hợp với các xét nghiệm khác thực hiện ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan như:

– Bệnh nhân mắc bệnh béo phì, tiểu đường.

– Người từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus viêm gan.

– Người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gan.

– Người nghiện rượu nặng.

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng giúp đánh giá chỉ số ALT (SGPT). Bác sĩ sẽ căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm này cùng các kết quả xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Để có chỉ số xét nghiệm SGPT chính xác, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín, sở hữu trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, nên thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên gia trong lĩnh vực gan mật. Các bác sĩ chuyên khoa giỏi có nhiều năm kinh nghiệm sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Bài Tập Cấu Trúc Adn (Gen)

Bài tập 1 : Tổng số liên kết hóa trị Đ – P của một gen là 2998. Gen này có số G = 2/3 số A.

a. Tìm số nuclêôtit của gen.

b. Tính số liên kết hyđrô của gen.

Bài tập 2: Một gen có số nuclêôtit loại xitôzin là 1050 và số nuclêôtit loại guanin chiếm 35% tổng số nuclêôtit của gen.

a. Tính chiều dài của gen bằng micromét

b. Tìm tỉ lệ % của các loại nuclêôtit còn lại.

Bài tập 3: Một phân tử ADN chứa 650000 nu loại X, số nu loại T bằng 2 lần số nu loại X.

a. Tính chiều dài của phân tử ADN đó (m)

b. Tính số nu mỗi loại của ADN?

Bài tập 4: Cho một gen có chiều dài 0,408µm, trong đó A chiếm 30%.

a) Tính số nu mỗi loại của gen.

b) Tính số liên kết hiđrô và khối lượng của gen.

1= G2 + X2 N1 = N2 ; N =N1 +N2 = 2N1 = 2N2 1. TỔNG SỐ NU CỦA ADN (N) Tính theo số lượng: N= 2A + 2G (1) A + G = Tính theo %: %A + %T + %G + %X = 100% (A% = ANx100; G% = GNx100) mà: %A = %T ; %G = %X %A + %G =%T + %X = 50% %A = %T = (%A1 + %A2 )/2= (%T1 + %T2 )/2= (%A1 + %T1 )/2= (%A2 + %T2 )/2 %G = %X = (%G1 + %G2 )/2= (%X1 + %X2 )/2= (%G1 + %X1 )/2= (%G2 + %X2 )/2 2. CHIỀU DÀI CỦA ADN (L) Chiều dài của 1 cặp nu là 3.4A0 nên chiều dài của ADN là: ( L1 = L2= L ) 3. KHỐI LƯỢNG CỦA ADN ( M) Mỗi nu nặng trung bình 300 đv.C (300 Dalton) nên khối lượng ADN là: M = N x 300 đv.C 4. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ Liên kết cộng hóa trị giữa các nu: HT = N - 2 Liên kết cộng hóa trị giữa đường và acid phosphoric (của gen): HT = 2N - 2 5. LIÊN KẾT HIDRO (H) Cứ mỗi cặp A - T có 2 lk Hidro và 1 cặp G - X có 3 lk Hidro nên số lk Hidro có trong ADN là: G = H - N Trong đó : N : tổng số nu của ADN L : chiều dài của ADN M : khối lượng của ADN HT : số liên kết hoá trị có trong ADN H : số liên kết hidro có trong ADN 6. SỐ VÒNG XOẮN (CHU KÌ XOẮN) (C) C = = Đổi đơn vị: 1mm = 103mm; 1mm = 106nm; 1mm = 107A0. II. BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài tập 1 : Tổng số liên kết hóa trị Đ - P của một gen là 2998. Gen này có số G = 2/3 số A. Tìm số nuclêôtit của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen. Bài tập 2: Một gen có số nuclêôtit loại xitôzin là 1050 và số nuclêôtit loại guanin chiếm 35% tổng số nuclêôtit của gen. Tính chiều dài của gen bằng micromét Tìm tỉ lệ % của các loại nuclêôtit còn lại. Bài tập 3: Một phân tử ADN chứa 650000 nu loại X, số nu loại T bằng 2 lần số nu loại X. Tính chiều dài của phân tử ADN đó (mm) Tính số nu mỗi loại của ADN? Bài tập 4: Cho một gen có chiều dài 0,408µm, trong đó A chiếm 30%. Tính số nu mỗi loại của gen. Tính số liên kết hiđrô và khối lượng của gen. Bài tập 5: Cho 1 gen có 3900 liên kết hiđrô và A chiếm 20% Tính chiều dài của gen Tính số nu mỗi loại Bài tập 6: Cho 1 gen có chiều dài 0,51µm và 3900 liên kết hiđrô Tính số nu mỗi loại Tính số vòng xoắn và khối lượng của gen. Bài tập 7: Cho một gen có khối lượng 72.104đvC, trong đó A/G = 2/3. Tính chiều dài của gen (µm). Tính số nu mỗi loại của gen. Bài tập 8: Cho 1 gen có 2998 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit và có hiêu của A với nu không bổ sung là 10%. Tính chiều dài của gen Tính số nu mỗi loại Bài tập 9: Cho 1 gen có 120 vòng xoắn, trong đó số nu của A nhiều hơn nu khác là 600. Tính chiều dài Tính số nu mỗi loại. Bài tập 10: Cho 1 gen có chiều dài 0,255µm. Hãy tính số nu mỗi loại trong các trường hợp sau: Tổng % của 2 loại nu là 80%. Hiệu % của A với nu khác là 20%. Tích % của A với nu không bổ sung là 6% A/G = 3/2 Bài tập 11: Tế bào X mang cặp gen Bb có tổng 5396 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit và số liên kết hóa trị của gen B nhiều hơn gen b là 600. Gen B có A+T =60%, gen b có X - A = 10% Tính chiều dài của 2 gen Tính số nu mỗi loại của 2 gen. Bài tập 12: Số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn ADN là 8.105. Phân tử ADN này có số cặp nu loại G - X nhiều gấp 2 lần số cặp A -T. Tính số nu mỗi loại. Tính chiều dài (micrômet). Bài tập 13: Trong phân tử ADN, số nu loại Timin là 100000 và chiếm 20% tổng số nu. Tính số nu các loại A, X và G Tính chiều dài của phân tử ADN bằng micromet Bài tập 14: Một gen có khối lượng là 540000 đvC và có số nu loại G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tính số nu mỗi loại và số liên kết hyđrô của gen Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 10% ađênin và 40% guanin. Xác định số nu từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen. Bài tập 15: Một gen có chiều dài 0,408µm và có chứa 780 ađênin Xác định khối lượng phân tử và số liên kết hóa trị của gen Tính số lượng và tỉ lệ mỗi loại nu của gen Trên một mạch của gen có 520 timin và 240 xitozin. Xác định số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn. Bài tập 16: Trên mạch 1 của một gen có A = 40%, T = 30%, G = 20% và X = 150 nuclêôtit. Tính chiều dài của gen Tính số nu mỗi loại của gen Bài tập 17: Số liên kết hiđrô giữa 2 mạch đơn của 1 phân tử ADN bằng 8.105. Phân tử ADN này có số cặp loại G - X nhiều gấp 2 lần số cặp A - T. Tính số nu mỗi loại của gen Xác định số nu mỗi loại trên 2 mạch đơn. Biết rằng mạch 1 của phân tử ADN ban đầu có 40000A và bằng ½ số G ở mạch 2. Bài tập 18: Một gen ở tế bào nhân sơ dài 5100A0, có tổng số phần trăm của A và T ở mạch 1 chiếm 60% số nu của mạch, có hiệu số % ở mạch 2 giữa X với G bằng 10% và tỉ lệ phần trăm của A gấp 2 lần tỉ lệ của G. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nu của gen Xác định số liên kết hiđrô của gen Xác định số nu trên 2 mạch đơn của gen Bài tập 19: Hai gen đều có chiều dài bằng nhau là 3060A0. Trên mạch thứ nhất của gen I có A: T: G: X lần lượt có số lượng phân chia theo tỉ lệ 1: 2 : 3 : 4. Trên mạch thứ 2 của gen II có số lượng A = 2T = 3G = 4X. Xác định số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. Bài tập 20: Một gen có hiệu số Guanin với một loại nu khác bằng 15% và có 2862 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa G và A bằng 40% và hiệu số giữa G với A bằng 20%. Xác định từng loại nuclêôtit của gen Số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen. Bài tập 21: trên mạch thứ nhất của gen có 15% ađenin, 25% timin, 35% guanin. Gen đó có 3276 liên kết hyđrô. Xác định tỷ lệ và số lượng từng loại nu của gen. Xác định số lượng từng loại nu trên 2 mạch của gen. Chiều dài và khối lượng của gen Tỉ lệ và số lượng từng loại nu của gen. Bài tập 23: Trên mạch thứ nhất của gen có 300 xitôzin, hiệu số giữa X với A là 10% và hiệu số G với X bằng 20% số nu của mạch. Trên mạch 2 của gen có hiệu số A với G là 10% số nu của mạch. Số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen. Xác định từng loại nuclêôtit của gen Bài tập 24: Một gen có 630A và trên mạch 1 có tỉ lệ các gen như sau: A : T : G : X lần lượt là 4 : 3 : 2 : 1. Xác định số lượng từng loại nu trên 2 mạch của gen Xác định tỷ lệ và số lượng từng loại nu của gen. Bài tập 25: Một đoạn ADN gồm 2 gen M và N. Gen M có chiều dài 0,204mm và số liên kết hyđrô của gen là 1560. Gen N có số liên kết hyđrô ít hơn số liên kết hyđrô của gen M là 258, trên mạch 1 của gen N có G = 36% và X = 12%. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen M Tính chiều dài gen N Tính số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN. Bài tập 26: Một gen có A + G = 900 nuclêôtit và X = 2/3 T. Mạch thứ nhất của gen có T = ¼ A của gen, mạch thứ hai có X = ¼ G của gen. Tính số nuclêôtit từng loại của gen. Suy ra % từng loại nuclêôtit của gen. Tính số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch. Gen thứ hai có số liên kết hyđrô bằng số liên kết hyđrô của gen nói trên nhưng chiều dài ngắn hơn 204A0. Hãy tính số nuclêôtit từng loại của gen hai. Tìm % từng loại nuclêôtit của mỗi mạch. Gen nói trên có chiều dài 0,255mm . Khối lượng phân tử của 1 nuclêôtit A hoặc G là 400đvC, của 1 nuclêôtit loại T hoặc X là 300đvC. Tính khối lượng của gen. Đoạn ADN mang gen nói trên có số liên kết hyđrô là 6000. Đoạn ADN này gồm 2 gen, gen thứ hai dài gấp đôi gen 1 nói trên. Hãy tính số nuclêôtit từng loại của gen hai. Bài tập 28: Một phân tử ADN có 360 chu kì xoắn, trên một mạch đơn của phân tử này có các nucleotit loại A, T, G, X lần lượt tỉ lệ với 1, 2, 3, 4. a. Chiều dài của phân tử ADN bằng bao nhiêu micrômet? b. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mạch đơn và của phân tử ADN? Bài tập 29: Có 2 gen dài bằng nhau. Gen thứ nhất có tỉ lệ G = 15% tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen là 1725. Gen thứ hai có số liên kết hydrô nhiều hơn gen thứ nhất là 225. Tìm chiều dài của mỗi gen Tính % nuclêôtit từng loại của gen 2 Trên mạch thứ 2 của gen 1 có tích A với T bằng 12% (A<T) và hiệu % giữa G và X bằng 10%. Trên mạch thứ nhất của gen hai có hiệu % giữa G với X bằng 20% và thương số giữa A với T bằng 1/3. Tính số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch và cả gen của gen 1 và gen 2. Bài tập 30: Một phân tử ADN chứa 11000 liên kết hydro và có khối lượng phân tử là 27.105 đvC. ADN này chứa 5 gen có chiều dài lần lượt hơn nhau 255A0. Số nuclêôtit loại A của 5 gen đều bằng nhau. Trong mạch thứ nhất của gen 1 có A = 10%; G = 20%. Trong mạch thứ nhất của gen 2 có A = 200; G = 300. Trong mạch thứ nhất của gen 3 có A = 300; G = 400. Trong mạch thứ nhất của gen 4 có A = 350; G = 400. Trong mạch thứ nhất của gen 5 có A = 500; G = 450. Biết chiều dài của gen 1 < gen 2 < gen 3 < gen 4 < gen 5 và khối lượng phân tử của 1 nuclêôtit là 300 đvC. Tính chiều dài của mỗi gen. Tính số nuclêôtit mỗi loại của từng gen. Tính số nuclêôtit mỗi loại của từng mạch của các gen. BÀI TẬP PHÂN BÀO I. CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG 1. Nguyên phân: - Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân: Gọi x là số lần nguyên phân bằng nhau của a tế bào ban đầu: + Số tế bào con được tạo thành: a*2x + Số tế bào con lần lượt xuất hiện trong quá trình nguyên phân: (2x + 1 - 2)*a - Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân: (2x - 1)*a - Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con: 2x*a*2n - Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân: Nếu có a tế bào mẹ (2n) nguyên phân x lần bằng nhau: + Nguyên liệu tương đương với số NST môi trường cung cấp: (2x - 1)*a*2n + Số NST hoàn toàn mới trong các tế bào con: (2x - 2)*a*2n - Số NST, số tâm động và số crômatit trong mỗi tế bào ở các kỳ khác nhau của nguyên phân: Kỳ Cấu trúc Trung gian Đầu Giữa Sau Cuối TB chưa tách TB đã tách Số NST Trạng thái Số tâm động Số Crômatit 2n Kép 2n 4n 2n Kép 2n 4n 2n Kép 2n 4n 4n Đơn 4n 0 4n Đơn 4n 0 2n Đơn