Xem Công Dụng Của Quả Lựu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Công Dụng Chữa Bệnh Của Quả Lựu

Ít ai biết trong quả lựu chứa chất có thể cải thiện được khả năng cương dương đối với nam giới. Bên cạnh đó, lựu còn có rất nhiều tác dụng khác nữa.

David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vỗn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.

2. Giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ

Grotto cho biết: “Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia đều bị tăng huyết áp. Họ được đưa cho uống hơn 220 gram nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%”.

3. Chống lại ung thư tuyến tiền liệt

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.

Grotto cho biết: “Những người đàn ông trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt và trung bình hấp thụ hơn 220 gram nước lựu trong hai năm đã giảm đáng kế mức tăng của lượng PSA (kháng nguyên chuyên biệt tuyến tiền liệt), một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt”.

“Polyphenol có trong lựu làm tăng apoptosis, hoặc sự ra đi lập trình sẵn của tế bào, trong các tế bào ung thư nhất định”.

Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây trên tạp chí Molecules mà chỉ ra rằng những chiết xuất từ 6 loại lựu Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu quả trong việc giết chết 7 chuỗi vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm chuỗi E. coli và Staphylococcus.

Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.

Hãy ăn lựu với các thành phần kháng khuẩn như tỏi, hành, hạt tiêu Giamaica và oregano, mà được phát hiện là “Chất giết chết vi khuẩn tốt nhất”.

5. Cải thiện khả năng cương dương

Grotto cho biết chất polyphenol, mà được tìm thấy nhiều trong lựu, “không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể”.

Ông cho biết trong một cuộc nghiên cứu về những người đàn ông được chẩn đoán bị rối loạn cương dương, “những người uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những anh chàng dùng giả dược”.

Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.

Hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên cắt giảm natri và ăn thực phẩm chứa nhiều kali, như khoai lang, khoai tây, nấm, đậu lima, cam và sữa chua không chất béo.

6. Có thể tăng tỉ trọng xương

Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu trong đó những con chuột được cho ăn chiết xuất từ lựu trong hai tuần đã ít rơi vào tình trạng “mất xương” hơn đáng kể so với những con chuột khônng ăn lựu.

Cách bóc vỏ quả lựu

Bổ quả lựu ra làm tư hoặc rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó.

Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra.

Mùa hè sắp đến rồi, có muôn vàn loại thức uống mát bổ cho bạn lựa chọn. Hãy thêm nước quả lựu vào danh sách thức uống ưa thích của mình vì nó chứa nhiều thành phần ôxy hoá rất tốt cho sức khoẻ.

1. Nước quả lựu giàu chất chống ôxy hoápolyphenol. Chất này rất quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.2. Nước quả lựu chứa nhiều thành phần Natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và photpho.3. Nước quả lựu cũng có tác dụng khử trùng.4. Nó làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.5. Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng “mau liền” với các thương tổn da.6. Thực tế cho thấy, đối với những người mắc chứng huyết áp cao, uống 50ml nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp.7. Ngoài ra nước quả lựu còn có vai trò giúp phụ nữ đối phó với các triệu chứng của thời mãn kinh.8. Nước lựu cũng có tác dụng tăng cholesterol LHD “tốt”, giảm cholesterol LHD “xấu” với tỉ lệ là 20%.9. Lợi ích của uống nước lựu đang được khẳng định trong việc điều trị các bệnh về tim, lão hóa sớm và ung thư.10. Nước lựu giúp duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Lưu ý: Để tận dụng tối lợi ích của nước quả, hãy lưu ý những điều sau đây (áp dụng đối với bất cứ loại quả nào)

– Nước quả tươi nên uống ngay sau khi chế biến. – Ép bằng máy là tốt nhất. – Nếu ép tay thì nên dùng vải lọc hết xác quả. – Nên pha nước ép hoa quả với một chút nước lọc. – Chọn rau quả tươi ngon. – Khi uống, nên bắt đầu với một lượng nhỏ rồi tăng dần dần.

“Lửa lựu lập lòe đơm bông”

Quả lựu – biểu tượng của tình dục xưa và nay?

Lựu (còn gọi là thạch lựu, nhược lựu) không phải là cây được trồng quá phổ biến nhưng không đến nỗi khó tìm. Ít ra thì trong xóm nhà Vân cũng đã có nhà Vân và nhà cu Tiến trồng tổng cộng 5 cây lựu. Nhà Vân chỉ có một cây, trồng coi như làm cảnh và bố mẹ Vân cũng không mấy để ý tới tác dụng của nó. Thế nhưng nhà Tiến có ông nội chuyên bốc thuốc đông y, ông chăm chút 4 cây lựu trong khu vườn sum suê của ông lắm. Từ khi Vân còn nhỏ, đã nghe nói ông của Tiến sử dụng cả lá, hoa, vỏ quả, rễ lựu làm thuốc chữa các bệnh chảy máu cam, viêm tai giữa, làm ấm phổi, trị quai bị, đau răng, chốc đầu trĩ…

Vân nhớ nhất lần thằng Hòa – em Vân bị chảy máu cam trong khi bố mẹ đi làm vắng nhà. Vân đã cuống quýt lau, bịt lỗ mũi thằng em nhưng vẫn không hết được. Không biết xoay xở thế nào, Vân chợt nhớ tới ông của Tiến bèn cõng em sấp ngửa chạy tới nhà ông. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, ông biết ngay chuyện gì xảy ra. Vân chỉ thấy ông vội vã vào nhà lấy ra một lọ bột khô rồi thổi vào lỗ mũi thằng em từng ít một. Lạ thay, chỉ sau một hai lần thổi là thằng Hòa không bị chảy máu thêm nữa.

Vân tò mò hỏi ông về vị thuốc, ông cười rồi bảo: “Vị thuốc này ở ngay chái hiên nhà cháu đấy. Để ông dạy cho rồi về cháu tự làm, dễ thôi mà”. Vừa nói, ông vừa ra vườn hái về một bông lựu đang xòe nở và giảng giải: “Hoa thạch lựu đấy, nó có thể trị các vết thương chảy máu, viêm tai giữa, làm ấm phổi, tiêu hóa tốt. Như em cháu bị chứng chảy máu cam lâu dứt, cháu chỉ cần lấy hoa lựu phơi khô, tán thành bột mịn, mỗi lần bị thì thổi vào lỗ mũi một ít. Còn đứa nào bị đau tai do viêm tai giữa hoặc đau răng thì lấy 30g hoa lựu, nấu uống thay trà. Những ai mắc chứng nóng trong người, tiêu hóa không tốt, bụng dạ hay đau thì lấy 20g hoa lựu, 20g hoa đỗ quyên, nấu trà uống”.

Ông bảo, nhiều người chỉ biết ăn quả lựu là hết, chứ không biết những tác dụng tuyệt vời khác của cây lựu. Lá lựu cũng tốt lắm. Dùng lá lựu giã nát đắp lên các vết thương bầm tím, tụ máu sẽ giúp làm tan nhanh chỗ máu bị tụ. Trẻ con bị chốc đầu, thủy đậu, nấu lá thạch lựu để rửa sẽ chóng khỏi và lên da non. Rễ cây lựu lại có tác dụng chữa tiêu chảy, sát khuẩn. Dùng rễ lựu sắc đặc uống có tác dụng trị chứng cam răng, chảy máu cam, cam mũi, ra khí hư nhiều. Tuy nhiên, phải hết sức lưu ý là những người mắc chứng đau bụng đi ngoài vừa khỏi và người bị bệnh táo bón không dùng được những vị thuốc từ cây lựu.

Khi hoa lựu thành quả chín rồi thì vỏ quả lựu cũng thành vị thuốc tốt, giúp cầm máu, trị đau bụng do giun, hắc lào, ghẻ, trĩ ra máu, khí hư… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bóc vỏ quả lựu một cách khéo léo, “nhất là trẻ con chúng mày thì bóc vô tội vạ”. Ông vừa cười vừa mắng yêu. Rồi ông lại kiên nhẫn dặn dò: “Muốn bổ lựu thì rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó. Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra. Nếu khó quá thì bổ quả ra làm tư cũng được. Tách vỏ được rồi thì lấy vỏ lựu để riêng làm thuốc rất tốt”.

Những câu chuyện về cây lựu với ông đã trở thành một phần ký ức được vận dụng cho hiện tại của Vân. Biết rằng vỏ lựu ninh với đường trắng, ăn vào sẽ giúp trị trĩ ngoại, khí hư, Vân đã có thêm một kỹ năng để giữ gìn sức khỏe cho mình. Bạn bè chẳng may bị băng huyết, Vân cũng có kinh nghiệm rất dễ làm theo để mách bạn: Lấy 90g vỏ quả lựu sắc với nước uống cùng mật ong. Trị chứng tiêu chảy thì lấy 15 – 30g vỏ quả thạch lựu, sắc cùng đường đỏ uống.

Quả lựu – biểu tượng của tình dục xưa và nay?

Quả lựu còn được xem là một chất chống oxy hóa tốt nhất. Dường như lợi ích của các chất chống oxy hóa đã giúp cho lựu trở thành phương thuốc kích thích khoái cảm tình dục nổi tiếng.

Ngoài công dụng làm thuốc, quả lựu còn có tác dụng làm đẹp rất hữu hiệu. Quả chứa vitamin C, vitamin E, beta caroten, kẽm, selen và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư. Các chất chống oxy hoá, bảo vệ tế bào có hiệu lực lớn hơn 3 – 4 lần cao như trà xanh hoặc rượu vang đỏ.

Quả lựu phơi khô, tán bột mịn, mỗi lần uống từ 10 – 20g với nước cơm, rất hiệu quả để chữa kiết lỵ. Ai chẳng may bị quai bị, chỉ cần lấy 1-2 quả lựu tươi, bóc lấy hạt nghiền nát. Cho vào nước sôi ngâm khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước ngậm, súc miệng ngày vài lần.

Mới đây, Vân đọc thấy công dụng của quả lựu với quá trình lão hóa và sức khỏe vợ chồng, một lần nữa lại được khẳng định. Rất nhiều bản tin đã truyền đi tin tức về nghiên cứu trên quả lựu của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Probelte Bio ở Murcia, Tây Ban Nha. Theo đó, quả lựu có tác dụng tăng cường đời sống tình dục và giúp con người lưu giữ vẻ thanh xuân lâu dài. Sử dụng một số lượng quả lựu đều đặn hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa của ADN.

Tiến sĩ Sergio Streitenberger, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng về kết quả nghiên cứu và chúng tôi tin rằng, thường xuyên ăn lựu có thể làm chậm quá trình oxy hóa AND. Lão hóa là một quá trình tự nhiên, gây tổn hại đến cơ thể và thật bất ngờ khi loại trái cây này lại có thể bảo vệ con người trước điều đó”.

Chất polyphenol được tìm thấy nhiều trong lựu không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Những người đàn ông uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương. Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương. Bí mật này, Vân nhất định sẽ chia sẻ với người bạn đời của mình.

Giờ đây, trở thành một phụ nữ hiện đại, sống ở thành phố với những thông tin đầy đủ hơn về thứ quả dân dã gần gũi của mình, Vân lại càng thường xuyên sử dụng lựu. Từ những ly cocktail cho đến món tráng miệng ưa thích hàng ngày, Vân đều cố ý thêm một phần lựu vào đó. Vài hạt lựu trong ly rượu sâm banh đã đủ để tạo thành loại cocktail đơn giản. Nước ép lựu là món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của Vân. Từng ấy lý do đủ lý giải cho vẻ thanh xuân đầy sức sống của người phụ nữ đã cận kề tuổi trung niên ấy.

Ở Việt Nam, lựu đã được trồng khá lâu nhưng quả lựu không phải là loại trái cây thông dụng lắm. Người ta thường tách những hạt nhỏ li ti mọng nước rồi ăn từng hạt như một trò giải trí chứ chưa xem đó là loại trái cây yêu thích dù mùi vị của hạt lựu chua chua, ngọt ngọt, rất hấp dẫn và quả lựu để được lâu ngày, dễ ăn, dễ bảo quản.

Bộ phận nào cũng quý

Tuy là loại trái cây không được ưa thích nhưng về mặt khoa học, bộ phận nào trên cây lựu cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì quả lựu. Quả để ăn; thân, vỏ bào chế thuốc và làm cảnh. Về phương diện y học, tất cả các bộ phận của cây lựu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, về thành phần hóa học, mỗi bộ phận trên cây lựu chứa một số hoạt chất khác nhau, đều rất có ích cho sự phát triển của cơ thể. Chẳng hạn, quả lựu chứa nhiều ka-li, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tannin, granatin, peletierin, izopeletierin… Trong Đông y, vỏ quả lựu (gọi là thạch lựu bì) có vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, lương huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ có vị đắng chát, tính ấm, sát trùng nên thường được dùng để tẩy sán.

Có thể nói ngắn gọn, với các thành phần như vậy thì cây lựu có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, trừ sán, bổ phổi, ích thận, kích thích ăn uống…

Thuốc hay từ lựu

– Ép quả lựu lấy nước uống để giải khát:

Quả lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất lớn nên giúp chống lại quá trình lão hóa, tăng cường đàn hồi cho da, thậm chí còn làm mờ vết nhăn giúp da căng mịn. Ngoài ra, nước ép quả lựu còn chứa các dưỡng chất tốt cho da như: selen, vitamin E và kẽm. Đặc biệt, quả lựu còn chứa các flavonoid có tác dụng chống kích ứng da.

– Ngâm hoa lựu cùng với đường phèn:

Rồi nấu hỗn hợp này uống trước khi đi ngủ để chữa ho.

– Sắc vỏ quả lựu cùng với hạt cau già:

Dùng để uống sẽ bài trừ được giun sán.

– Giảm rong huyết:

Chị em có thể dùng quả lựu chín còn nguyên vỏ đã muối (giống muối dưa) nấu canh với thịt heo để ăn.

– Sâu răng:

Dùng vỏ thân cây hoặc vỏ quả lựu sắc thật đặc rồi ngậm.

– Nếu bị ghẻ ngứa:

Có thể dùng vỏ quả lựu sắc lấy nước để ngâm, bôi lên chỗ bị tổn thương hoặc giã nhuyễn lá lựu tươi xoa lên vết lở.

– Viêm loét trong miệng:

Lấy hạt lựu giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước, để nguội, ngậm nhiều lần trong ngày.

Tốt nhưng phải đúng liều

Nói thêm về công dụng của lựu, TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng khẳng định, cây lựu rất tốt cho sức khỏe. Lựu có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè. Khi nấu canh, cho vào một số hạt lựu tươi sẽ giúp phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hóa tốt. Trong trường hợp tiêu hóa kém, có thể dùng hạt lựu sấy khô, tán bột pha với nước hoặc giã nát quả lựu tươi (để nguyên vỏ) rồi sắc với vài hạt muối để uống.

Cũng theo TS. Lâm, lựu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng tùy loại bệnh mà người ta dùng bộ phận tương ứng trên cây lựu để chữa.

Ngoài ra, khi sử dụng nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia để có cách dùng hiệu quả nhất.

Còn lương y Vũ Quốc Trung thì lưu ý cụ thể là mỗi ngày chỉ nên dùng từ 15 – 30g vỏ quả hay vỏ thân cây lựu mà thôi.

Các bài viết khác:

(ST).

Những Công Dụng Của Quả Lựu Trong Việc Làm Đẹp

Mẹ&Con – Lựu là trái cây được nhiều người ưa chuộng, đồng thời cũng có công dụng làm đẹp “kỳ diệu” mà không phải ai cũng biết.

Công dụng của quả lựu: Chống lão hóa

Lựu có chức năng chống lão hóa và giúp trẻ hóa làn da của bạn từ trong ra ngoài. Lựu giúp kéo dài tuổi thọ của nguyên bào sợi, tế bào sản sinh ra elastin và collagen. Elastin và collagen giúp cho da được săn chắc và cải thiện độ đàn hồi của da.

Dầu từ hạt lựu cũng giúp lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) được săn chắc khỏe mạnh hơn, làm giảm hoặc xóa mờ hẳn nếp nhăn.

Bí quyết: Uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày cho làn da căng bóng, rạng ngời.

Tách lựu lấy phần hạt, xay nhuyễn rồi trộn đều với sữa chua. Đắp lên mặt và cổ, vỗ nhẹ để các chất dinh dưỡng ngấm sâu vào da. Để trong 15-20 phút. Sau đó, rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ tuần. Làn da sẽ ngậm nước căng mọng.

Giúp trị nám, đồi mồi

Khi bạn có tuổi, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như nám da và đốm đồi mồi. Lúc này chính là lúc lựu trở thành tri kỷ của bạn. Lựu góp phần giúp quá trình sản sinh chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, giúp tái tạo tế bào da.

Bí quyết: Hãy bắt đầu 1 ngày mới với 1 cốc sinh tố lựu. Trộn một nửa cốc nước ép quả lựu với một số loại quả mọng (dâu, việt quất…) theo ý thích của bạn và 2 muỗng canh sữa chua để có được cốc sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng.

Công dụng của quả lựu: Xóa nếp nhăn

Lựu tách hạt, ép lấy nước, trộn đều nước lựu với dầu ô liu, mật ong và bột yến mạch. Đắp lên mặt và nằm thư giãn trong 30 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm. Bạn có thể đắp dầy hơn ở phần da hình thành nhiều nếp nhăn như trán, mắt, khóe miệng…Lựu chứa hợp chất punicalagins giúp bạn trẻ lâu.

Thực hiện thường xuyên 1-2 lần/tuần để làm chậm quá trình lão hóa da. Tinh chất trong lựu sẽ ngăn cản sự già đi của các tế bào khiến nếp nhăn giảm dần.

Vậy ăn lựu thế nào mới có tác dụng tăng size vòng một? Thịt lựu mọng nước, hạt lựu có vị hơi chát, chính vì thế phần lớn mọi người đều bỏ hạt. Nhưng trên thực tế, hạt lựu mới là phần chứa nhiều chất có lợi cho sự phát triển của ngực. Ngoài ra, hạt lựu có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết estrogen, có vai trò nhất định cho sự phát triển của tuyến vú.

Thông thường các thực phẩm giàu chất béo sẽ càng có lợi cho sự phát triển của vòng ngực. Tuy nhiên nếu ăn nhiều chất béo từ động vật sẽ gây bất lợi cho cơ thể. Nhưng chất béo có trong lựu là chất béo lành mạnh vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho sự phát triển của vòng một.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quả Lựu

Cây lựu còn có tên: Thạch Lựu, Thừu Lựu.

Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt Nam, cây lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm thuốc và làm cảnh. Cả cây lựu đều làm thuốc chữa bệnh. Từ xưa quả lựu được ca tụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và trị liệu.

Thành phần hóa học: dịch quả chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin.

Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Vỏ thân rễ dùng tẩy sán.

1. Một số cách dùng quả lựu chữa bệnh:

a- Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già: quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

b- Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu.

(thực tích, thực trệ, tiêu chảy…): lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn.

2. Quả lựu muối làm như sau:

Hái quả lựu chín tốt nhất là những quả chín nứt vỏ, cho vào thố (vại, lọ…), rắc muối, đậy kín đem phơi nắng, mỗi ngày trở vài lần. Một thời gian vỏ lựu mềm, nước từ trong quả lựu thoát ra ngoài hoà lẫn nước muối. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô nước thì lấy lựu ra cất vào hũ. Cất càng lâu công hiệu càng cao.

a) Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè – nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.

b) Thực tích (do ăn nhiều thịt) khó tiêu, bệnh trĩ và ra máu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều: dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn.

c) Viêm loét trong miệng: lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.

d) Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy: lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.

e) Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài: ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.

g) Sâu răng: vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu.

– Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi: bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước.

h) Trĩ loét chảy máu: vỏ quả lựu 50 – 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn.

– Nước ngâm rửa khi bị đới hạ, khí hư: vỏ quả lựu 30g, phèn chua 10g sắc lấy nước ngâm rửa.

f) Ghẻ ngứa: vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương – có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát.

Kiêng kỵ:– Lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.

– Không dùng lựu cùng củ cải.

Nguồn: Sưu tầm

Công Dụng Của Quả Lựu Đỏ Trong Các Sản Phẩm Dưỡng Da

Lựu có khả năng kích thích các tế bào da mới hình thành giúp tái tạo lớp hạ bì. Đồng thời, chất chống oxy hóa trong lựu sẽ bảo vệ lớp biểu bì ngoài cùng của da. Ngoài ra, lựu còn có chức năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và chữa lành vết thương để da luôn trẻ đẹp, rạng ngời.

Quả lựu đỏ giúp bảo vệ da khỏi những tác hại gây ra bởi tia cực tím UVA và UVB. Bên cạnh đó, các tinh chất trong lựu còn có thể chữa trị những tổn thương gây ra từ ánh nắng mặt trời như cháy nắng, ung thư da. Được chứng minh bởi Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ, lựu rất dồi dào hoạt chất polyphenol có khả năng ức chế sự hình thành và tăng trưởng của bệnh ung thư da.

Thường xuyên ăn lựu hoặc sử dụng những sản phẩm làm từ lựu sẽ giúp các bạn giữ mãi nét thanh xuân. Công dụng của quả lựu đỏ còn được kể đến trong việc kích thích quá trình sản sinh những chất nuôi dưỡng làn da như collagen và elastin. Các chất này sẽ làm tăng độ đàn hồi giúp da luôn căng mịn, trẻ trung. Các vitamin C và chất chống oxy hóa trong lựa sẽ ngăn ngừa các biểu hiện của quá trình lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi, nám… Từ đó, các nàng sẽ sở hữu làn da tươi trẻ, rạng ngời.

Với 82% thể tích là nước, lựu có khả năng cấp ẩm tức thì và giúp da khóa ẩm hiệu quả. Nhờ lựu, các hoạt chất collagen và elastin được sản xuất liên tục nên các nàng sẽ tránh được tình trạng khô da. Đặc biệt, dầu hạt quả lựu đỏ có cấu trúc phân tử rất nhỏ nên có khả năng thấm sâu vào nhiều lớp biểu bì và dưỡng ẩm da từ trong đến ngoài.

5. Điều trị viêm da

Quả lựu có chứa một chất siêu chống oxy hóa, được gọi là axit ellagic – một chất mạnh hơn cả chất chống oxy hóa trong trà xanh. Vì vậy, quả lựu cực kỳ hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, ngăn ngừa mụn. Để nói về công dụng của quả lựu đỏ phải kể đến khả năng làm dịu da khi da bị viêm nhờ có các polyphenol và các thành phần kháng viêm khác. Từ đó, điều trị các vết xước nhỏ trên da hoặc để ngăn ngừa sự hình thành sẹo do một vấn đề về da nào đó.

6. Tốt cho da dầu

Công dụng của quả lựu đỏ không chỉ tốt cho da khô mà còn có lợi không kém cho da dầu. Quả lựu giúp cân bằng và điều tiết lượng dầu trên da nên cực kỳ phù hợp cho da dầu. Các công dụng của quả lựu đỏ như có lợi trong việc điều trị các vấn đề về da như da dễ lên mụn không kiểm soát, thâm sẹo và kích ứng da.

7. Phù hợp với cả hai loại da

Dù là da khô hay da dầu, lựu vẫn có tác dụng tuyệt vời cho làn da. Nếu bạn có làn da khô, hãy tăng cường lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ lựu để da được ngậm nước. Lựu còn giàu axit punicic hỗ trợ quá trình loại bỏ da chết trên mặt giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Ngoài ra, sản phẩm từ quả lựu đỏ cũng sẽ là bảo bối cho các bạn gái da dầu. Vitamin C dồi dào trong lựu sẽ giúp ổn định quá trình sản sinh ra dầu và chất bã nhờn trên da. Thêm vào đó, hàm lượng nước cao trong lựu sẽ thấm sâu vào da và đào thải bụi bẩn, bã nhờn cùng những chất độc hại ra khỏi lỗ chân lông.

Giới thiệu sản phẩm

Bên cạnh việc bổ sung lựu vào bữa ăn hằng ngày, các nàng có thể sử dụng các sản phẩm skincare làm từ lựu để có được làn da tươi trẻ, trắng sáng. Các sản phẩm mà Đẹp365 muốn gợi ý cho các nàng ngày hôm nay bao gồm:

1. Sữa rửa mặt Innisfree Jeju Pomegranate Revitalizing Foam Cleanser ( Khoảng 285.000VNĐ/150ml)

Sữa dưỡng thể Hazeline chính là sự kết hợp tinh tế, mới lạ của hai thành phần Matcha và Lựu đỏ – sự hòa quyện đầy bất ngờ từ những dưỡng chất tinh túy từ thiên nhiên. Trong đó:

Matcha là bí quyết làm đẹp lâu đời của phụ nữ Nhật Bản, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, kể cả ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Từ đó, ngăn ngừa những đốm nâu và vùng da sạm màu.

Lựu đỏ lại chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có công dụng cải thiện độ sáng của da, nuôi dưỡng và tái tạo làn da thuần khiết vốn có của bạn.

Sữa dưỡng thể Hazeline Matcha Lựu đỏ tạo cảm giác mịn màng, không vón cục, không bết dính khi được apply lên da. Sản phẩm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Công dụng của quả lựu đỏ thật tuyệt vời cho làn da đúng không nào? Các nàng hãy nhanh tay bỏ túi cho mình những sản phẩm chiết xuất từ lựu để sở hữu làn da mịn màng, trắng sáng.

Nhận thông báo hàng tuần cho tin tức làm đẹp