Xem Công Dụng Của Lá Tía Tô / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cách Xông Mặt Bằng Lá Tía Tô ? Công Dụng Xông Mặt Bằng Lá Tía Tô

Từ xa xưa lá tía tô đã được sử dụng để chữa bệnh. Bởi tía tô là một loại thuốc quý có tác dụng thải độc, an thần, kháng viêm, sát khuẩn, tiêu sưng rất tốt. Trong lá tía tô chứa perillaldehyd, L- perilla alcohol, limonene, α-pinen, hydrocumin, ngoài ra còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamote và linalool perillaldehyd, đây đều là những hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa, hỗ trợ điều trị mụn viêm, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa mụn quay trở lại. Từ thời ông bà xa xưa đã biết vận dụng cách xông mặt bằng lá tía tô để mang lại nhiều tác dụng làm đẹp cho da.

Công dụng xông mặt bằng lá tía tô

Lá tía tô có tác dụng rất tốt giúp làm trắng da, thu nhỏ lỗ chân lông. Xông mặt bằng lá tía tô là phương pháp làm trắng da được rất nhiều chị em yêu thích. Các tinh dầu trong tía tô sẽ thẩm thấu nhanh qua da giúp loại bỏ các tế bào chết trên da, đẩy các cặn bã trong lỗ chân lông ra ngoài từ đó giúp se khít lỗ chân lông, đẩy lùi các chân nám, mụn thịt teo dần và biến mất, trả lại cho bạn làn da mịn màng, trắng sáng. Để cho hiệu quả làm trắng da cao hơn, nhiều người còn kết hợp xông mặt với tắm trắng bằng lá tía tô, đắp mặt nạ tía tô làm trắng da, uống trà tía tô làm đẹp da từ bên trong.

Liệu xông mặt bằng lá tía tô có tác dụng gì với việc giải cảm Lá tía tô làm nước xông mặt giúp giảm ngay các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm mà bạn không cần sử dụng các loại thuốc tây bởi trong lá có nhiều tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Các tinh chất này sẽ được nước nóng làm bốc hơi và thẩm thấu nhanh qua mũi, miệng và các lỗ chân lông trên da để vào cơ thể giúp làm nóng người, tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh một cách tự nhiên. Ngoài ra để giải biểu giải cảm với tía tô bạn nên kết hợp uống nước lá tía tô nóng hoặc ăn cháo tía tô nóng để cho hiệu quả cao nhất.

Khi xông mặt bằng lá tía tô, mùi thơm từ loại lá này tỏa ra sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cực kì tốt, tinh thần được thư giãn sảng khoái. Đối với những bạn gặp áp lực cao trong công việc, ngủ không ngon giấc thì xông hơi bằng lá tía tô là một biện pháp tuyệt vời để bạn có thể điều trị chứng mất ngủ của bạn.

Cách xông mặt bằng lá tía tô

Trước khi bắt đầu liệu trình xông mặt trị mụn bằng lá tía tô, bạn cần làm sạch da bằng cách tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Việc này sẽ giúp da mặt bạn được sạch sẽ, các lỗ chân lông thông thoáng hơn, như vậy, khi xông hơi, lỗ chân lông sẽ giãn nở dễ dàng hơn, cũng không cho bụi bẩn, da chết… xâm nhập ngược vào bên trong.

Chuẩn bị Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và rửa sạch rồi cho lá vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 – 7 phút. Sau khi nước sôi, bạn cho nước lá tía tô ra chậu, cho thêm một chút muối hạt và ½ quả chanh vắt lấy nước cốt, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi muối tan hết.Bạn đưa mặt lại gần chậu nước rồi trùm khăn lên trên đầu để hơi nước bốc lên mặt. Mỗi quy trình thực hiện xông mặt trị mụn bằng lá tía tô thường kéo dài 20 – 30 phút/ lần, một tuần bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần là đủ.

Sả là loại thực vật chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Khi dùng sả kết hợp với lá tía tô để xông hơi sẽ giúp diệt khuẩn, thải độc và đào thải cặn bã từ lỗ chân lông. Chỉ cần xông mặt với tía tô và sả hai lần mỗi tuần sẽ giúp làn da đánh bay mụn và ngăn chặn quá trình mụn hình thành.

Chuẩn bị Cách thực hiện

Sả tươi, tía tô bạn rửa sạch, để ráo nước. Trước khi đun, bạn đập dập đầu củ sả rồi cho sả và tía tô vào cùng 2 lít nước, đun cho đến khi sôi thì đổ ra chậu để tiến hành xông hơi. Khi xong, bạn kê chậu nước lại gần mặt, dùng một chiếc khăn lớn ủ quanh đầu để xông hơi hiệu quả nhất. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút thì dùng khăn bông mềm thấm khô mặt nhẹ nhàng, sau đó dùng nước mát rửa mặt lại là được.

Nguồn : https://progressiveparenting.info/

Tía Tô: Công Dụng, Tác Hại Và Cách Dùng Lá Tía Tô Đúng

Cây tía tô ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến còn được dân gian sử dụng như bài thuốc quý giúp điều trị bệnh tê thấp, trừ đờm, ho,…

+ Tên khác: Tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá)

+ Tên khoa học: Perilla frutescens.

+ Họ: Lamiaceae

I. Mô tả cây tía tô

+ Đặc điểm sinh thái của tía tô

Là loại cây thân thảo có chiều cao tầm 0,5 – 1 m. Toàn thân có lông. Lá tía tô có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Mặt dưới thường có màu tím, đôi khi cả hai mặt đều có màu tím, xanh lục hoặc nâu. Hoa có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành. Quả hình cầu.

+ Phân bố

Cây tía tô có giá trị sử dụng cao. Vì vậy, được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi, trải dài từ Ấn Độ sang Đông Nam Á.

+ Bộ phận dùng và thu hái

Bộ phận dùng: Bao gồm lá, cành và quả

Thu hái: Tùy theo mục đích sử dụng của từng bộ phận mà cây được thu hoạch trong những khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ, nếu lấy lá, thời gian hái sau khi gieo hạt khoảng 2 tháng. Khi đó, chỉ nên hái lá già và chờ 1 tháng sau đó tiếp tục hái. Còn đối với lấy hạt, chờ cho đến khi cây tía tô già.

+ Thành phần hóa học

Hạt tía tô: Có khoảng 40% lượng dầu bao gồm acid béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic).

Lá tía tô: Chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần chính như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,…

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ôn, vị cay

+ Quy kinh

2 kinh Tỳ và Phế

+ Tác dụng dược lý

Tía tô có những tác dụng như:

#. Trị hen suyễn

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology vào tháng 6 năm 2000 cho thấy, dầu hạt tía tô có ảnh hưởng nhất định lên bệnh hen suyễn, giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị hen.

#. Chống viêm và dị ứng

Các thành phần hóa học chứa trong tía tô như Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin và giảm Cytokine, hạn chế xảy ra vấn đề viêm và dị ứng ở cơ thể.

#. Điều trị dạ dày

Hoạt chất Tanin và Glucosid chiết xuất từ tía tô có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét. Đồng thời, chúng còn giúp trung hòa, giảm acid trong dạ dày.

#. Khả năng chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa Aldehyde trong tía tô có tác dụng ngăn chặn gốc tự do hình thành và gây tổn thương đến các tế bào và DNA.

#. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Dầu hạt tía tô giàu hàm lượng chất chống oxy hóa và acid béo không bão hòa omega – 3 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

#. Hỗ trợ giảm đau, trị viêm xương khớp

Các hoạt chất tồn tại trong tinh dầu tía tô có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng viêm phát triển ở khớp, giúp điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.

#. Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn

Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland chỉ ra, hoạt chất apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic chiết xuất từ tía tô giúp phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm. Đồng thời, còn có tác dụng kích thích nâng cao tinh thần, giúp đầu óc tỉnh táo, tâm trạng thoải mái và giảm stress.

#. Tác dụng làm đẹp da

Một vài nghiên cứu đã phát hiên hoạt chất chứa trong tía tô có tác dụng ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase ở chuột, giúp làm sáng da.

+ Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng pử dạng tươi hoặc sấy khô. Tuy nhiên, liều lượng dùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ bệnh, loại bệnh,…

III. Bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa cảm mạo

Cách 1: Lá tía tô, rửa sạch, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách làm này giúp thoát mồ hôi ra ngoài, giải cảm nhanh.

Cách 2: Dùng 15 – 20 gram lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 10 phút. Sau đó, giã nát và thêm một ít nước sôi, lọc lấy nước thuốc và uống. Để thuốc phát huy tác dụng, sau khi uống xong bệnh nhân nên nằm nghỉ và đắp chăn kín. Uống nước lá tía tô chữa cảm mạo chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em và người già.

Cách 3: Sử dụng lá tía tô nấu nước và xông. Bên cạnh đó cũng có thể dùng nước ngâm chân, giúp đẩy mồ hôi ra ngoài, giải cảm.

+ Điều trị chứng ho ở trẻ sơ sinh

Dùng 20 gram lá tía tô, 5 gram hoa khế, 5 – 10 gram hoa đủ đủ đực và 5 gram đường phèn. Tất cả các nguyên liệu trừ đường phèn được đem đi rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt, thêm đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê (tương đương 2,5 ml).

+ Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi, tắm cho trẻ. Hoặc cha mẹ cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho bé.

+ Điều trị sưng vú

Sử dụng 10 gram lá tía tô, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngừng.

+ Trị trúng độc do ăn hải sản

Dùng 10- gram lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống. Hoặc sắc thuốc lá tía tô khô và uống mỗi ngày.

+ Điều trị mụn thịt mụn cơm

Hái một nắm lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối để làm sạch bụi bẩn, ký sinh trùng và giảm bớt lượng lông trên lá. Sau đó, giã nát và thoa lên những nốt mụn. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần, giúp giảm mụn và làm sáng da.

+ Chữa bụng trướng

Lấy một ít lá tía tô đã được vệ sinh sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào uống.

+ Cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da

Sử dụng một nắm lá tía tô non, giã nát rồi đắp lên vết thương. Sau đó, dùng lá tía tô tươi sao vàng, nghiền nhỏ và rắc lên.

IV. Một số tác hại khi lạm dụng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và nhan sắc. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây nên những vấn đề sau:

Đối với bà bầu: Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tía tô chỉ mang tính chất tham khảo được người xưa truyền lại và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh chúng an toàn và hiệu quả. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh tình trạng dùng sai cách cũng như sai liều lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Của Lá Tía Tô Trong Làm Đẹp

Những công dụng của lá tía tô mang lại cho sức khỏe

Lá tía tô nấu cháo giải cảm sốt

Đây là lợi ích mà loại cây này mà lại mà có lẽ hầu như mọi người đều biết. Thế nhưng, cũng có một số người nghĩ rằng. Cây tía tô có tính ấm kèm vị cay. Nên khi sử dụng có thể gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, loại cây hay được dùng làm rau thơm này. Giảm sốt, đau đầu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn ngăn ngừa bệnh cảm, ho thông thường. Khi bạn ăn cháo với lá tía tô, sẽ giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi ra ngoài. Lưu ý, nên ăn cháo khi còn nóng, tránh dùng khi đã nguội.

Uống nước tía tô mỗi ngày chữa loét dạ dày

Chất tanim và glucosid có nhiều trong loại cây này. Có tác dụng làm giảm sự gia tăng các acid dạ dày. Hơn nữa, phục hồi nhanh tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời làm liền vết sẹo, vết loét tại dây.

Một số bác sỹ khuyên rằng. Người có bệnh về tiêu hóa nên uống trà tía tô thường xuyên. Và nếu có thể, nên dùng nước tía tô dạng sắc. Vì không chỉ giúp bạn giảm đau dạ dày, giảm dịch xuống mức bình thường, an toàn. Mà còn làm cải thiện giấc ngủ, giúp ăn ngon hơn.

Lá tía tô “đánh bay” mẩn ngứa, mề đay

Một trong những công dụng của lá tía tô với da cực kỳ hiệu quả. Chính là chữa chứng mề đay, mẩn ngứa. Khi bạn tiếp xúc với côn trùng, nước, không khí. Hay dị ứng với thức ăn, cơ thể sẽ nổi những vết đỏ. Điều đó khiến bạn có cảm giác ngứa rất khó chịu.

Và giải pháp hữu hiệu dành cho bạn là đây. Hãy dùng cây tía tô, lấy lá và giã nhỏ. Sau đó vắt lấy nước. Phần nước lá tía tô, bạn sẽ uống đặc như vậy hoặc có thể pha thêm với ít nước. Còn phần bã, bạn sẽ chà xát vào chỗ da bị nổi mẩn. Chỉ một lúc sau, bạn sẽ thấy vết đỏ đỡ đi nhiều. Và cảm giác ngứa cũng được giảm đi đáng kể.

Sau khi thực hiện xát lá lên da. Khi chúng khô, bạn cần bỏ hết lớp bã đó trên người. Và tắm lại thật sạch với nước. Hãy thực hiện đúng như trên để phát huy được hết công dụng của lá tía tô.

Lá tía tô có tác dụng làm đẹp da

Lá tía tô được rửa sạch, mang đi phơi khô. Và sẽ được dùng tương tự như trà. Vậy uống trà tía tô có tác dụng gì giúp làm đẹp da? Khi bạn dùng trà này hằng ngày, da bạn sẽ luôn giữ được độ ẩm. Tạo sự mềm min, trắng sáng và chống lão hóa da.

Nếu có thể và tăng độ hiệu quả trong làm đẹp bằng lá tía tô. Bạn có thể dùng cả cành và lá của cây này khi còn tươi. Thái nhỏ, rửa sạch và cho vào nước sôi khoảng 15 phút. Cuối cùng, pha thêm nước lạnh đến khi cảm thấy ấm vừa đủ tắm. Việc làm đẹp với rau tía tô không chỉ bằng cách uống nước của cây này. Bạn còn dùng nó để tắm.

Các cách làm đẹp da từ lá tía tô trên cần bạn phải thực hiện liên tục. Và đảm bảo điều độ để đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ sau vài tháng duy trì, bạn sẽ bất ngờ với kết quả mà nó mang lại.

Lá tía tô chữa bệnh gút

Đây là tác dụng tuyệt vời của loại cây này mà không thể phủ nhận được. Không những trị khỏi bệnh gút. Mà việc dùng lá này cho mỗi bữa ăn giúp đề phòng bệnh tái phát. Bạn nên ăn ngay lá tía tô mỗi khi xuất hiện cơn đau, bị sưng. Đồng thời uống nước từ lá này mỗi ngày. Khiến cơn đau giảm nhanh chóng.

Trị mụn thanh tẩy da bằng lá tía tô

Phần lớn những người khi nổi mụn sẽ bị viêm da, tạo thành các ổ mụn bọc chứa rất nhiều vi khuẩn. Sử dụng lá tía tô đặc biệt hữu hiệu cho việc tiêu diệt mụn nhọt, chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa hiện tượng lây lan ổ viêm.

Cách sử dụng lá tía tô vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện dễ dàng ở nhà mỗi ngày. Thông thường bạn có thể dùng lá tía tô nguyên chất mà không cần kết hợp với nguyên liệu khác. Nếu muốn sát khuẩn lá tía tô, bạn có thể rửa sạch với lá tía tô với nước muối loãng.

Ngoài sử dụng để trị mụn trên da mặt, các vùng mụn nhọt khác như lưng, cánh tay, ngực,….đều có thể sử dụng lá tía tô.

Quả là một loại cây tuyệt vời phải không các bạn. Không chỉ làm rau thơm đơn giản trong các món ăn. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn. Mà lá tía tô còn mang lại rất nhiều công dụng. Vậy lý do gì khiến bạn chần chừ mà không sử dụng ngay loại rau bổ dưỡng này đi chứ.

uống nước tía tô có tác dụng gì cây tía tô có tác dụng gì lá tía tô có tác dụng gì nước tía tô có tác dụng gì công dụng của tía tô lá tía tô chữa bệnh gì

Công Dụng Của Lá Tía Tô Với Cơ Thể Trẻ Nhỏ

Nếu như chúng ta mới chỉ biết đến lá tía tô như một gia vị thì thật thiếu sót bởi vì nó còn có công dụng rất lớn đối với cơ thể của trẻ.

Như chúng ta đã biết có nhiều căn bệnh của bé không nên chữa trị bằng thuốc tây mà phải dùng đến các loại thuốc dân gian mới điều trị được tận gốc. Trước đây khi chưa có điều kiện kinh tế và khoa học cũng kém phát triển, người ta chủ yếu tìm những vị thuốc quen thuộc ngay xung quanh mình. Một trong số đó chính là lá tía tô.

Công dụng lớn nhất là giải cảm và hạ sốt. Có hai cách sử dụng phổ biến nhất là mang thái nhỏ nấu cùng cháo hoặc giã lấy nước cho bé uống. Với bài thuốc này triệu chứng cảm sốt của trẻ sẽ nhanh chóng tan biến, giúp bé ra nhiều mồ hôi và cũng là quá trình thải độc, thanh lọc cho cơ thể.

Lá tía tô là một bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả với trẻ nhỏ​

Khi vận động với các loại quá nhiều khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, thì bạn hãy nấu một bát cháo cùng tía tô cho bé ăn. Sử dụng cách này dễ ăn hơn nhiều so với việc giã lấy nước cho bé uống. Vì vị tươi của lá tía tô không thơm ngon một chút nào nên khó ép trẻ dùng được. Cách uống nước thì hay dùng với người lớn hơn.

Ngoài ra tía tô còn dùng như một loại thuốc điều trị ho cho trẻ nhỏ. Cả hạt và lá của nó đều có tác dụng như nhau. Bởi vì lá dễ kiếm hơn nên mới được dùng nhiều. Mang hạt tía tô tán nhỏ, đun sôi khoảng 10 phút và lọc lấy nước cho trẻ uống, làm tương tự như vậy với lá tía tô sẽ giúp bé giảm triệu chứng ho, hen suyễn lâu ngày.

Cháo tía tô rất tốt trong việc giải cảm, trị ho cho bé

Không chỉ có vậy, nếu như không may trên của bé có chứa sinh vật lạ khiến cho da bị bị dị ứng thì bạn hãy lấy lá tía tô giã lấy bã, mang chà lên khu vực ngứa nhiều lần trong ngày sẽ rất hiệu quả. Đồng thời nước tía tô còn có thể giúp trẻ điều trị trong tình huống ngộc độc thực phẩm.

Thật bất ngờ đúng không ạ? Với loại lá rẻ tiền mà dễ kiếm thế lại chứa đựng trong nó những công dụng vàng với trẻ nhỏ. Để giúp bé an toàn trong khi sử dụng nên tìm đến những nơi bán lá không có chất kích thích. Hoặc gia đình bạn nên tận dụng một khoảng đất trống để trồng cây. Chỉ cần một khóm nhỏ là có thể sử dụng thoải mái rồi.

Lưu ý khi dùng phải rửa thật sạch và chỉ chọn những lá tươi mới, không héo úa mới mang lại hiệu quả cao được. Nếu lá héo thì nồng độ các chất trong đó sẽ không được như ban đầu.