Xác Định Kiểu Cấu Tạo Từ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Các Kiểu Cấu·tạo Từ Tiếng Việt

Các Kiểu Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

1. Từ đơn: là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh,đỏ, vàng, tím,… – Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,… – Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

2. Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa. Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là: A. – Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. B. – Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy: a.+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó: * Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,… * Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiên lợi, cốt nhục,… * Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,… * Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ:Chân cẳng, bát đọi, chợ búa,… b.+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,… c. + Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

C. – Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp ( tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát ).

D. – Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

E. – Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa. a. + Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo. Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con… b. + Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,… Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa ( chợ búa), pheo ( tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này. Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, heo cúi, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, … Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập. Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau: d. + Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,… e. + Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa. f. + Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu: * Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa. * Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được. * Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2 Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau: A. – Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể. B. – Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó. C. – Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại: a. + Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ : • máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,… • làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,… • vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,… Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ: • vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,… • hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,… b. + Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

3. Từ láy: Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn là những vấn đề còn để ngỏ.Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến khác nhau: a.Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa ; b. Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm giữa các thành tố. Theo ý kiến thứ nhất chỉ mới có thể lí giải được một số từ láy xác định được tiếng gốc, bên cạnh những từ ấy còn rất nhiều từ hiện không xác định được tiếng gốc (ví dụ: bâng khuâng, lẩm cẩm, bủn rủn, lã chã,…), hoặc những từ có dạng láy nhưng thực ra chúng vốn được tạo ra từ phương thức ghép ( ví dụ: hỏi han, chùa chiền, dông dài, tang tóc,…). Nhìn nhận từ láy theo ý kiến thứ hai lại không có tác dụng giúp ta thấy được những nét độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo từ này, không thấy được nét riêng của dân tộc ta trong việc sáng tạo những từ ngữ mới nhằm định danh sự vật mới một cách tiết kiệm mà lại có khả năng miêu tả sinh động, biểu cảm nhất. Có thể nói ý kiến thứ nhất đã nêu ra được những từ láy chân chính trong tiếng Việt. Tuy nhiên cần nhận thức được rằng ngôn ngữ không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trong quá trình đó, những từ ghép có dạng láy và những từ láy chân chính đã hòa lẫn vào nhau mà ngay cả những nhà ngôn ngữ học cũng khó phát hiện và phân biệt được chúng trong nhiều trường hợp. Gần đây trong nhiều bài viết, các tác giả đã khôi phục được nghĩa của nhiều từ ghép có dạng láy bị mất nghĩa. Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang nhiều đặc điểm của từ láy ( về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm). Trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đầy đủ hơn nữa, có thể xem chúng là từ láy. Do vậy, đứng tên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa.

3.1. Ðặc điểm của từ láy: A. – Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu hiện ở một trong các dạng sau : + Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu. Thí dụ: vắng vẻ, vui vẻ,… + Hoặc giống nhau ở phần vần. Thí dụ: co ro, lác đác, lung túng,… + Hoặc giống nhau ở cả phần phụ âm đầu lẫn phần vần. Thí dụ: đo đỏ, hao hao,… + Riêng thanh điệu, ở từ láy đôi thường tuân theo quy tắc biến thanh sau: Cao _ / ? Thấp . ~ B. – Mối quan hệ về mặt ngữ âm trong từ láy tạo nên sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa ( Hoàng Văn Hành), tức là tạo ra một thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không phải thuộc bản ngữ. Ðó là lí do giải thích vì sao trong tiếng Việt tồn tại nhiều từ láy rất khó lòng giải nghĩa, nhưng người bản ngữ nói chung vẫn cảm nhận được cái hay, vẫn dùng đúng và hiểu đúng, nhưng khó có thể giải thích tính đúng, tính hay đó cho người ngoại quốc học tiếng Việt. Chính vì vậy ở những từ ghép có các thành tố còn rõ nghĩa và có hiện tượng lặp âm ngẫu nhiên như tươi tốt, nam nữ, mặt mũi, hầm hố,…nhưng người bản ngữ không hề nghĩ đến chúng như là từ láy. ở đây ý nghĩa của từng thành tố trong từ còn quá rõ, chúng đã cản trở việc tạo ra một thứ ý nghĩa vốn mơ hồ, yếu ớt, mặc dù khá ổn định. Và ngược lại, khi trong từ ghép đẳng lập có xuất hiện yếu tố mờ nghĩa, người ta dễ cảm thụ chúng như là từ láy. Ðó là lí do giải thích tại sao những từ chùa chiền, hỏi han, đất đai, chim chóc, tuổi tác được nhiều người lĩnh hội như là từ láy. C. – Từ đó dẫn đến đặc điểm thứ ba, trong từ láy phải có ít nhất một yếu tố không độc (mờ nghĩa hay mất nghĩa). Như vậy, từ láy trong tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp: a – Từ láy có một yếu tố độc lập ( hay tiếng gốc) và một yếu tố không độc lập ( hay tiếng láy); b – Từ láy có cả hai yếu tố đều không độc lập ( hay từ láy không có tiếng gốc).

3.2 . Phân loại từ láy: Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong từ, có thể phân từ láy thành các loại sau: A. – Từ láy đôi là từ láy gồm có 2 tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi sau: a. + Từ láy bộ phận: Từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. b. + Từ láy hoàn toàn: Ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn toàn. Cụ thể gồm các dạng sau: * Giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu. Thí dụ: đùng đùng, lù lù, vàng vàng,… * Giống phần vần, phụ âm đầu, khác nhau thanh điệu. Thí dụ: đu đủ, cỏn con, đo đỏ, tím tím,… * Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa. Thí dụ: đèm đẹp, bàng bạc,sành sạch, tôn tốt,… Dạng biến đổi này xảy ra trong các trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là -p, -t, -k ( thể hiện trên chữ viết là c và ch ). Trong trường hợp này, thanh điệu cũng biến đổi theo quy luật vừa nói trên. Còn phụ âm cuối biến đổi theo quy luật là tiếng gốc tận cùng bằng các phụ âm tắc-vô thanh sẽ được chuyển thành các phụ âm mũi-hữu thanh ở tiếng láy. Cụ thể: Tiếng gốc Tiếng láy ( Âm tắc, vô thanh) ( Âm mũi – hữu thanh) ăm ấp – p – m phơn phớt – t – n bàng bạc, sành sạch – k – ng ( thể hiện trên chữ ng và nh) B. – Từ láy ba và láy tư: Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Từ láy ba có kiểu phối thanh thường gặp là: -Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh ngang). -Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về bằng / trắc hoặc về âm vực cao / thấp. Ví dụ cho trường hợp thứ nhất: dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh, khỏe khòe khoe,… Ví dụ cho trường hợp thứ hai: khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp,… Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: tơ lơ mơ, tù lù mù,… Từ láy tư: Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. + Láy bộ phận kết hợp với đổi vần -a, -à hay -ơ. Ví dụ: ấm ớ — ấm a ấm ớ hì hục — hì hà hì hục sớn sát — sớn sơ sớn sát + Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh. Ví dụ: bồi hồi — bổi hổi bồi hồi lảm nhảm — lảm nhảm làm nhàm + Láy bộ phận kết hợp với tách, xen . Ví dụ: thơ thẩn — lơ thơ lẩn thẩn nhồm nhoàm — lồm nhồm loàm nhoàm + Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen Ví dụ: hăm hở — hăm hăm hở hở vội vàng — vội vội vàng vàng

3 3. ý nghĩa của từ láy. ở đây, ta chủ yếu bàn về từ láy đôi. Xét tác dụng của các tiếng tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia từ láy nói chung thành 3 nhóm : A. Từ láy phỏng thanh: là từ láy trong đó không xác định được tiếng gốc, các tiếng được hình thành và được ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự sật, hiện tượng trong thực tế. Cụ thể, đấy có thể là sự nhại lại âm thanh của đối tượng. Ví dụ: oa oa, gâu gâu, đùng đùng,…; hay dựa vào mô phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng. Thí dụ: con bìm bịp, xe cút kít, chim tu hú,… B. Từ láy sắc thái hóa: là những từ mà trong đó có một yếu tố gốc và một hoặc hơn một yếu tố láy . Yếu tố gốc chi phối nghĩa của toàn bộ từ láy, yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó khiến cho từ láy khác với phần gốc khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố gốc. Ví dụ, so sánh bối rối với rối rắc rối, rối ren, rối rít; dễ dãi với dễ, dễ dàng; xanh xanh với xanh và xanh xao,…Xét về mặt phạm vi biểu vật của từ láy so với tiếng gốc, cần phân biệt hai trường hợp: thứ nhất là từ láy phi cá thể hóa – những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật rộng hơn so với tiếng gốc; thứ hai là từ láy cụ thể hóa những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật hẹp hơn so với tiếng gốc. Ví dụ cho trường hợp thứ nhất như: chim chóc, mùa màng, hội hè,…Ví dụ cho trường hợp thứ hai như: dễ dàng, dễ dãi, bối rối, rắc rối, rối rít, xanh xanh, xanh xao,… Có thể nêu ra một số mô hình ngữ nghĩa tương đối thuần nhất của một số kiểu láy như sau: – Kiểu từ láy toàn bộ: + Tiếng gốc gốc tính từ, kiểu L( láy).G( gốc). * L. có thanh bằng: thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: kha khá, đo đỏ, tôn tốt,… * L. có thanh trắc: thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng. Ví dụ: cỏn con, tẻo teo,… + Tiếng gốc gốc động từ: thường diễn đạt các hành động lặp đi lặp lại một cách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, cường độ của hành động mang tính chất giảm nhẹ. Ví dụ: gật gật, lắc lắc, rung rung,… + Tiếng gốc gốc danh từ: thường diễn tả sự lặp đi lặp lại của các sự kiện, hiện tượng. Ví dụ: ngày ngày, người người, nhà nhà,… – Kiểu láy âm: * Kiểu G. L( -ăn): thường diễn tả tính chất hoặc đặc điểm đạt chuẩn mực. Ví dụ: đầy đặn, vuông vắn, ngay ngắn, thẳng thắn,… * Kiểu L (-âp). G ( gốc động từ) : thường diễn tả hành động không ổn định tại chỗ hoặc diễn ra theo tình thế hiện ra biến mất. Ví dụ: lấp ló, thập thò, nhấp nháy,… C. Từ láy âm cách điệu: là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó không còn tác dụng làm cơ sở nghĩa của toàn từ nữa. Ví dụ: bâng khuâng, linh tinh, thình lình,…Lọai này hiện chiếm một số lượng khá lớn trong tiếng Việt. Theo Diệp Quang Ban, đây là kiểu láy thuần khiết nhất, tiêu biểu cho toàn bộ từ láy – một kiểu cấu tạo từ lấy sự hòa phối ngữ âm tạo ý nghĩa biểu trưng làm cơ sở. Về mô hình ngữ nghĩa của kiểu từ láy này vẫn là một vấn đề còn đang để ngỏ. Phi Tuyết Hinh trong bài Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong từ biểu tượng tiếng Việt đã cố gắng mô hình hóa nghĩa của kiểu từ này dựa vào các đặc điểm cấu âm – âm học của chúng.

4. Từ ngẫu hợp : Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp. Ðấy là trừơng hợp mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa. Thí dụ: cà phê, a xít, a pa tít,…cổ hũ, mè nheo, ba láp, ba hoa, bồ hóng,… • Chú ý: 1. Hiện tượng chuyển di kiểu cẩu tạo từ trong tiếng Việt: Không kể từ đơn và từ ngẫu hợp, tiếng Việt có 3 kiểu cấu tạo từ cơ bản cùng với các kiểu nhỏ là: – Từ ghép đẳng lập: gộp nghĩa, hợp nghĩa, đơn nghĩa. – Từ ghép chính phụ: dị biệt, sắc thái hoá. – Từ láy: phỏng thanh, sắc thái hóa, cách điệu. Xét các đơn vị trên trục đồng đại hay lịch đại, ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói, việc nhận thức về kiểu cấu tạo lớn nhỏ của chúng có thể di chuyển khá phức tạp, làm cho con đường phân giới giữa chúng có thể bị nhòe đi. Trong những trường hợp đó, nếu thiên về mặt này thì từ đang xét được xếp vào kiểu cấu tạo này, nhưng nếu thiên về mặt khác thì nó thuộc kiểu cấu tạo khác. Chẳng hạn từ chùa chiền, đất đai, hỏi han, xét về mặt lịch sử chúng là từ ghép đẳng lập, tuy nhiên do sự tác động của phương thức cấu tạo từ và mô hình ngữ nghĩa ( nghĩa khái quát của A+B = A hoặc B) đã làm cho nghĩa của một trong hai yếu tố bị mờ nghĩa. Ngoài ra do sự trùng hợp ngẫu nghiên về mặt ngữ âm đã làm cho người bản ngữ hiện đại nhận diện chúng như là những từ láy. Xuất phát từ đặc điểm vừa nêu, trong tiếng Việt ngày nay tồn tại nhiều từ có thể có hai hướng nhìn nhận như học hành, hình hài, nhăn nheo, chăm chú, đền đài,…Như vậy, để biện luận kiểu cấu tạo của một từ, cần dựa vào một tiêu chí rõ ràng, dứt khoát. Trong khi chờ đợi những phát hiện mới mẻ hơn nữa của ngôn ngữ học lịch sử, ta có thể dựa vào tiêu chí đồng đại để xác định kiểu cấu tạo của từ.

Việc nhận thức các tiểu loại trong từ ghép đẳng lập cũng không nhất thành bất biến nếu xét từ ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói. Trong sử dụng có thể xảy ra hiện tượng chuyển di từ tiểu loại này sang tiểu loại khác đối với những từ cụ thể. Ví dụ: – Cửa hàng ăn uống ( gộp nghĩa); ở đây ăn uống khá thật ( rất có thể là đơn nghĩa, chỉ nói về ăn đối với các nhà ăn tập thể). – Cơm nước đã sẵn sàng ( gộp nghĩa); cơm nước chán quá ( rất có thể đơn nghĩa). – Ăn ở dơ dáy ( gộp nghĩa); ăn ở với nhau được hai mụn con ( chỉ sự chung sống với nhau ), ăn ở chí tình sự ( chỉ sự cư xử với nhau trong xã hội). Hai trường hợp sau này chúng được chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa thứ nhất. Do đó muốn xác định được kiểu cấu tạo của chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể và biện luận rõ ràng. 2. Các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ trong tiếng Việt. Như ta đã biết, vốn từ tiếng Việt vô cùng phong phú, mỗi từ đều được cấu tạo theo một phương thức nhất định và mang một ý nghĩa nhất định. Các kiểu cấu tạo từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa của từ. Chính vì vậy, trong chương trình Tiếng Việt ở bậc phổ thông cơ sở và trung học, nội dung xác định các kiểu cấu tạo từ rất được những nhà giáo dục quan tâm. Tuy nhiên ở các cấp học này vấn đề tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ không phải đã sáng rõ, đặc biệt là ranh giới giữa từ láy và từ ghép. Ðể có thể xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt một cách nhất quán, cần dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Dựa vào những vấn đề có tính chất lí thuyết về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã nêu, ta có thể nêu lên và áp dụng một cách tuần tự các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt sau dây: – Về góc nhìn, trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đủ rõ, ta có thể xét từ tiếng Việt dựa trên quan điểm đồng đại, tức dựa vào sự nhận thức chung của người bản ngữ đương đại về nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ. – Dựa vào số lượng tiếng trong từ. Nếu từ có một tiếng ( dĩ nhiên là tiếng độc lập) thì đó là từ đơn. Nếu từ có hơn một tiếng thì đó là từ phức. – ở những từ phức, để xác định cụ thể các kiểu cấu tạo từ, ta lại tiếp tục dựa vào quan hệ giữa các thành tố. + Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, đồng thời trong đó có yếu tố không độc lập và không mang nghĩa thực thì đó là từ láy ( Ví dụ: vắng vẻ, dễ dàng, sạch sẽ,…). Tiêu chí này sẽ loại trừ các trường hợp các từ ghép có quan hệ ngẫu nhiên về mặt ngữ âm ( như hầm hố, máu mủ, tốt tươi,…). ở những từ láy ta lại tiếp tục dựa vào số lượng tiếng, dựa vào các bộ phận giống nhau trong từ để xác định các từ láy đôi, láy ba, các từ láy bộ phận hay hoàn toàn, láy âm hay láy vần. + Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mật ngữ nghĩa thì đó là từ ghép. ở từ ghép, ta lại tiếp tục dựa vào các mô hình ngữ nghĩa cụ thể của từng từ để xác định các kiểu cấu tạo cụ thể. Nếu một tổ hợp tiếng gợi lên các sự vật mang ý nghĩa khái quát, tổng loại thì đó là từ ghép đẳng lập. Còn nếu một tổ hợp nêu lên một phạm vi sự vật mang ý nghĩa cụ thể thì đó là từ ghép chính- phụ. + Nếu giữa các thành tố không có quan hệ ngữ âm hoặc ngữ nghĩa thì đó là từ ngẫu hợp.

Nguồn: http://cadao.org/index.php?option=com_content&view=article&id=841:cac-kiu-cu-to-t-ting-vit&catid=63:th-ng&Itemid=91

Bình chọn

Chia sẻ:

Facebook

Twitter

Thư điện tử

Tumblr

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Xác Định Vị Trí, Cấu Tạo, Tính Chất Của Nguyên Tố

I.Kiến thức cần nhớ

*Trong một chu kì – Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố nằm trong chu kì. – Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: +Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính bazo của nguyên tố giảm dần

+ Tính phi kim tăng dần, tính axit của nguyên tố tăng dânf

*Trong một nhóm – Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm

– Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính bazo của nguyên tố tăng dần

+ Tính phi kim giảm dần, tính axit của nguyên tố giảm dần

II.Các dạng bài tập thường gặp

2) Dạng 1: Biết vị trí của nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

– Biết số thứ tự của nguyên tố, dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố xác định được:

+ Tên nguyên tố

+ Số thứ tự của chu kì

+ Số thứ tự của nhóm

+ Phân nhóm chính hay phụ

Ví dụ: Nguyên tố A có số thứ tự là 56 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A?

Từ vị trí này ta biết: + Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 56, đó là Ba. + Điện tích hạt nhân của nguyên tử bằng 56+, số electron chuyển động xung quanh hạt nhân là 56e. + Nguyên tố A ở chu kì 6, do đó có 6 lớp electron. + Nguyên tố A ở nhóm IIA có 2e ở lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh. 2) Dạng 2: Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.

– Từ cấu tạo nguyên tử xác định được:

+ Số thứ tự chu kì

+ Số thứ tự nhóm

– Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố suy ra:

+ Vị trí của nguyên tố

+ Các tính chất cơ bản của nguyên tố

Ví dụ: Nguyên tố B có 2 lớp electron, có 7e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B và tính chất cơ bản của nó? Giải:

+ Nguyên tố B có 2 lớp e nên B thuộc chu kì II.

+ Nguyên tố B có 7 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm VII

3) Dạng 3: So sánh tính kim loại, phi kim, tính axit, bazo của oxit, hidroxit của các nguyên tố

Bước 1: Dựa vào tên nguyên tố hoặc số hiệu nguyên tử của nguyên tố để xác định số electron của nguyên tử nguyên tố đó

Bước 2: Dựa vào đặc điểm cấu hình electron để xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học

-Nguyên tử có số e lớp ngoài cùng:

+Có từ 1-3 e: Nguyên tố đó là kim loại (trừ H)

+Có 8 electron là khí hiếm (trừ Heli có 2e)

-Với các nguyên tố phân nhóm chính:

+Số e = Số thứ tự nguyên tố

+Số lớp e = Số thứ tự chu kì

+Tổng số e lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm = hóa trị cao nhất

+Hóa trị cao nhất với oxi ( hóa trị dương) của các nguyên tố bằng số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó

+Số oxi hóa của 1 nguyên tố nào đó thuộc phân nhóm chính IV, V, VI, VII tuân theo quy tắc sau: Tổng giá trị tuyệt đối của số oxi hóa dương cao nhất n O (trong hợp chất với oxi) và số oxi hóa thấp nhất n H ( trong hợp chất đối với hidro) bằng 8

-Ta có oxit cao nhất của Clo với oxi là Cl 2O 7: Hóa trị cao nhất trong oxit của Clo với oxi cũng là 7

Bước 3: Dựa vào sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong 1 chu kì và nhóm để so sánh tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố cũng như so sánh tính axit, bazo của oxit và hidroxit

Ví dụ 2: Cho các nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử là 7, 12, 14

a)Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại, tính phi kim

b)So sánh tính bazo của các hidroxit tương ứng

Xét nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VA (Z X = 15)

Tính phi kim B < C <A

Ví dụ 3: Cho nguyên tố R có Z = 16

a)Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn, hóa trị và công thức oxit cao nhất, hidroxit, hợp chất với hidro (nếu có) và tính chất của các hợp chất đó

b)So sánh tính chất của R với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn

-Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxit là 6, hóa trị trong hợp chất với H là 2

– Công thức oxit cao nhất SO 3, công thức hidroxit H 2SO 4

b)Các nguyên tố lân cận với S trong cùng chu kì: P(Z=15, Cl(Z=17)

Các nguyên tố lân cận với S trong cùng nhóm VA: O (Z= 8) , Se (Z=34)

Cách Xác Định Thành Phần Cấu Tạo Nguyên Tử Cực Hay, Có Đáp Án

Cách xác định thành phần cấu tạo nguyên tử cực hay, có đáp án

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

– Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

– Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.

– Trong nguyên tử số proton (p, điện tích +) bằng số electron (e, điện tích -).

Số p = số e

– Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

Chẳng hạn sơ đồ sau minh họa thành phần cấu tạo của nguyên tử Na:

Chú ý: Cách giải bài tập xác định thành phần các hạt có trong nguyên tử khi biết tổng, hiệu và tỉ lệ các hạt.

Bước 1: Đặt ẩn:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử lần lượt là p, n và e.

Do nguyên tử trung hòa và điện nên p = e.

Bước 2: Dựa vào dữ kiện đề bài lập các phương trình. Lưu ý:

+) Tổng các hạt trong nguyên tử = p + n + e.

+) Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = p + n.

+) Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử = p + e.

Bước 3: Kết hợp các phương trình, giải ra nghiệm p, n, e và kết luận theo yêu cầu đề bài.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt nơtron?

Hướng dẫn giải:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e thay vào (1) ta được:

2p + n = 40 (2)

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 nên:

(p + e) – n = 12 hay 2p – n = 12 (3)

Từ (2) và (3) ta sử dụng máy tính giải hệ phương trình được: p = 13 và n = 14.

Vậy X có 14 nơtron trong nguyên tử.

Chú ý: Trong trường hợp các em học sinh lớp 8 chưa học hệ phương trình, có thể giải như sau:

Lấy (2) + (3) được 4p = 52 → p = 13.

Thay p = 13 vào (2) hoặc (3) được n = 14.

Ví dụ 2: Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những loại hạt nào? Hãy nêu kí hiệu và điện tích của các loại hạt đó.

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa là proton, nơtron và electron.

– Trong đó:

+ Proton kí hiệu là p, mang điện tích dương.

+ Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm.

+ Nơtron kí hiệu là n, không mang điện tích.

Ví dụ 3: Cho sơ đồ minh họa cấu tạo của nguyên tử clo như sau:

Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử clo.

Hướng dẫn giải:

Quan sát vào sơ đồ xác định được:

– Clo có số proton = số electron = 17.

– Clo có 3 lớp electron trong nguyên tử và lớp ngoài cùng có 7 electron.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 3: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

A. Electron.

B. Electron và nơtron.

C. Proton và nơton.

D. Proton và electron.

Câu 4: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Nơtron và electron.

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt proton của X là:

A. 10.

B. 12.

C. 15.

D. 18.

Câu 7: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là:

A. 9.

B. 18.

C. 19.

D. 28.

Câu 8: Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là:

A. Ar.

B. Ne.

C. F.

D. O.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Theo bài ra có:

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử là

A. 46.

B. 50.

C. 54.

D. 51.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Theo bài ra ta có:

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt. X là

A. S.

B. N.

C. F.

D. O.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Hay 2p + n = 28 (1).

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết – Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Xác Định Cơ Cấu Vốn Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu.

Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất.

Bước 1 : Xác định WACC tối ưu

1.1 Xác định Chi phí Nợ vay sau thuế (Rd*)

Rd* = (Rd + CRT)*(1 – T)

Rd* : Chi phí nợ vay sau thuếRd : Chi phí nợ vay cơ bản (Lãi suất ngân hàng, lãi suất danh nghĩa trái phiếu)CRT : được xác định thông qua tỷ lệ interest coverage ratio, dựa vào bảng xếp hạng trái phiếu.T : Tỷ lệ thuế TNDN

1.2 Xác định Chi phí vốn cổ phần (Re) a. Sử dụng mô hình CAPM để XĐ Re Re = Rf + β*(Rm-Rf)

Rf : Tỷ lệ sinh lời phi rủi ro. Được xác định bằng lãi suất trung bình của trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm phát hành trong năm liền trước.β : Hệ số Beta đo lường mức độ rủi ro của doanh nghiệpRm – Rf: Phần bù rủi ro, bằng mức chênh lệch giữa market return với lãi suất trung bình trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm.

Xác định hệ số Beta hiện hành của doanh nghiệp :

Dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ta ước lượng hệ số Beta của doanh nghiệp như sau : Xác định chuỗi return của giá chứng khoán để có được giá chứng khoán trong quá khứ.

Rt= (Pt-Pt-1)/Pt-1Pt : Giá đóng của điều chỉnhPt= Pđóng cửa * hệ số tách tích lũy + DPS*hệ số tách tích lũy

Xác định beta của chứng khoán đã niêm yết

B1: Xác định chuỗi lợi suất Ri và Rm

B2: Xác định hiệp phương sai và phương sai

Cov(Ri,Rm)Var (Rm)

B3: Xác định Beta: β = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)

Ước lượng beta của chứng khoán chưa niêm yết

B1: Xác định tỷ trọng đầu tư theo ngành tại DN

B2: Tính beta của các ngành hoặc DN điển hình

B3: Tính theo công thức : βi=∑βj*Wj

Điều chỉnh hệ số β theo tỷ lệ Nợ :

β0 : Hệ số Beta ứng với tỷ lệ Nợ hiện tạiβu : Hệ số Beta ứng với trạng thái không vay nợ (Unleverage)βL : Hệ số Beta ứng với trạng thái vay nợ (Leverage)

Ta có :

βu = βL/(1 + (1 – T)*DL/EL) (1) βu = β0/(1 + (1 – T)*D0/E0) (2)

Từ (1) và (2), Ta được công thức điều chỉnh Hệ số Beta theo tỷ lệ Nợ như sau βL = (β0*(1 + (1 – T)*DL/EL))/(1 + (1 – T)*D0/E0)

b. Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức Gordon

Dựa trên nguyên tắc gía trị hiện hành của một tài sản bằng giá trị hiện tại hóa của các luồng thu nhập từ tài sản đó trong tương lai. Phương pháp này áp dụng đôi với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và chính sách chia cổ tức ổn định.

Chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu luồng cổ tức về thời điểm hiện tại.

Giả sử cổ tức tăng trưởng với tốc độ g

DPSt+1 = PDSt*(1+g)

P0 = DPS1/(1+Ks) + DPS1*(1+g)/(1+Ks)^2) + DPS1*(1+g)^2/(1+K_s)^3 + …+ DPS1*(1+g)^(n-1)/(1+K_s)^n

= (DPS1/(1+Ks))/(1-(1+g)/(1+Ks)) = DPS1/(Ks-g) Ks = DPS1/P0 + g

P0 : Giá trị hiện tại của cổ phiếu (Giá trị thị trường)

DPS1 : Cổ tức trên một cổ phần (Cổ tức dự kiến chia trong năm tới)

1.3 Xác định chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi cổ tức (Rps) Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi cổ tức là tỷ lệ lợi nhuận cần đạt được của khoản đầu tư mà các cổ đông ưu đãi cổ tức của công ty mong đợi. Rps = DPS/P DPS : Cổ tức ưu đãi trả hàng năm P : Giá bán cổ phiếu ưu đãi hiện hành trên thị trường

Cuối cùng xác định Chi phí vốn trung bình WACC theo công thức sau :

WACC = Wd*Rd* + Wps*Rps + We*Re

=(Rd+CRT)*(1-T)*D/(D+E) + Rps*PS/(D+E) +Re*(E-PS)/(D+E)

Ứng với các tỷ lệ Nợ khác nhau, sẽ có WACC khác nhau

Bước 2 : Phương pháp tái cấu trúc vốn

Bắt nguồn từ WACCmin, chúng ta có được cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, ta xác định mức vay ngắn hạn hợp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Việc tiến hành điều chỉnh cơ cấu nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu sẽ được căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1 : Trường hợp Tăng Nợ, Giảm VCSH – Trong trường hợp này có các phương pháp điều chỉnh cơ cấu vốn như sau :

– Vay ngân hàng và mua lại cổ phần.– Phát hành trái phiếu và mua lại cổ phần…

a. Xác định mức vay nợ ngắn hạn hợp lý

* Đối với doanh nghiệp có vòng quay vốn nhỏ (ngành bất động sản…)

Xác định đường xu thế của FA+Cash Needs : Ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định đường đường xu thế có dạng Y = Ax + bSau khi xác định được mức vay nợ ngắn hạn hợp lý =&gt; Tỷ trọng từng loại Nợ =&gt; Quyết định Vay ngắn hạn ngân hàng hay vay dài hạn hoặc phát hành trái phiếu.

* Đối với doanh nghiệp có vòng quay vốn lớn (ngành sản xuất kinh doanh hàng hóa…)

Xác định phương án cơ cấu vốn

Căn cứ vào mức vay nợ ngắn hạn hợp lý ở trên để xem xét việc tăng hay giảm vay nợ ngắn hạn.

Căn cứ vào tỷ lệ nợ mục tiêu, chúng ta tiến hành điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp tiến dần về mục tiêu.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể tăng vay nợ ngắn hạn hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường.

Sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc nguồn kinh phí khác thuộc Nguồn vốn chủ sở hữu để mua lại cổ phiếu quỹ. Kiến nghị Hội đồng cổ đông hủy cổ phiếu quỹ.

2.2 Trường hợp giảm Nợ, tăng VCSH

a. Xác định mức vay nợ ngắn hạn hợp lý

Tương tự 2.1

b. Xác định phương án cơ cấu vốn

Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới (đối với công ty cổ phần) hoặc các thành viên đóng góp thêm (đối với công ty TNHH). Hoặc doanh nghiệp cơ cấu lại vốn dài hạn thành vốn chủ sở hữu thông qua trái phiếu chuyển đổi.

Nguồn Internet