Cấu Tạo Một Chiếc Xe Đua F1

1. Khí động học

Những đặc tính khí động học của xe F1 là bài toán đầu tiên, quan trọng nhất mà các nhà thiết kế phải giải quyết khi thai nghén một chiếc xe đua. Nó quyết định không chỉ hình dáng mà còn cả vị trí của mọi bộ phận lắp đặt bên trong xe như động cơ, hộp số hay buồng lái. Khi chạy, không khí tạo ra một lực tác động rất lớn, có thể lật nhào xe ở tốc độ cao. Kiểm soát luồng khí chạy qua xe nhằm tối đa hoá lực ép xuống là một vấn đề làm đau đầu các kỹ sư, và nó tuỳ thuộc vào việc chiếc xe nằm ở vị trí dẫn đầu hay cuối đoàn đua lúc xuất phát.

Cánh trước xe

Cánh trước xe là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với lực cản của gió. Nó định hướng luồng không khí chạy suốt chiều dài xe và vì thế, mỗi thay đổi dù nhỏ nhất đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng toàn thể của xe.

Cánh đuôi xe

Mục đích của cánh gió lắp phía sau là giúp chiếc xe bám đường tốt hơn, nhưng nó cũng làm tăng lực ma sát. Điều đó có nghĩa là các chuyên gia thiết kế phải thường xuyên nghiên cứu làm sao để có góc tới (góc nghiêng cánh gió) nhỏ nhất ở mức có thể mà không ảnh hưởng đến hiệu suất chung.

Gầm xe

Khoảng không bên dưới mỗi xe phải đạt được tiêu chí sao cho luồng khí thoát đi một cách nhanh nhất. Nếu như không khí bị giữ lâu dưới gầm xe, lực ép xuống sẽ bị giảm đi, ảnh hưởng đến tốc độ. Càng nhiều lực ép xuống, xe càng bám đường tốt hơn và càng dễ dàng tăng tốc.

Dưới gầm xe còn gắn một miếng gỗ cứng nhỏ, dày 10 mm. Đây là biện pháp đảm bảo các xe không chạy sát mặt đất quá mức cho phép. Nếu miếng gỗ của xe nào mòn đi hơn 1 mm, nó sẽ không được phép tham gia các cuộc đua.

Sườn xe

Sau khi va phải các bánh trước, luồng không khí rẽ theo 2 đường. Một phần, chạy dọc 2 bên sườn xe, nhờ đó mà triệt tiêu bớt lực cản. Phần còn lại đi thẳng vào các bộ tản nhiệt đặt ở bên hông, giúp làm mát động cơ.

2. Máy móc

Các bộ phận cơ khí là những gì làm cho chiếc xe có thể chạy hay dừng lại. Chúng được chế tạo bằng vật liệu cao cấp nhất.

Có dung tích 3 lít, động cơ V-10 là loại được sử dụng phổ biến nhất trên các xe F1 hiện nay. Nặng khoảng 100 kg, các động cơ này có tốc độ lên tới 19.000 vòng/phút và sinh ra công suất 900 mã lực. Như vậy, dung tích chỉ gấp 2 lần một chiếc xe sedan hạng trung, nhưng động cơ xe F1 nhẹ bằng một nửa, có tốc độ vòng tua máy cao gấp 3 lần và công suất lớn hơn tới 8 lần. Hộp số có 6 hoặc 7 cấp, thời gian để chuyển số diễn ra trong vòng vài phần nghìn giây.

Phanh và giảm xóc

Hệ thống giảm xóc cũng được thiết kế với những tiêu chuẩn về khí động học, giảm lực cản. Khi hãm phanh hay tăng tốc, chỉ cần giảm xóc nhún thấp hơn 1 mm so với mức cho phép đều có thể làm đổi hướng luồng khí chạy dọc xe, gây khó khăn cho việc điều khiển.

Khi giảm tốc độ, lực tác động lên hệ thống phanh cực lớn. Bánh trước và sau xe đua F1 đều được trang bị phanh đĩa, chế tạo bằng sợi cacbon công nghệ cao, chịu được nhiệt độ lên đến 1.300 o C. Một hệ thống phanh đạt tiêu chuẩn phải hãm chiếc xe đang lao đi với tốc độ 290 km/h xuống còn 80 km/h trong vòng chưa đầy 2 giây.

Lốp xe có ảnh hưởng lớn đến tốc độ của một chiếc xe F1 hơn bất cứ thành phần đơn lẻ nào khác. Chúng có 4 đường rãnh để giúp kiểm soát chiếc xe khi đang vào cua ở tốc độ cao. Vành xe bằng hợp kim nhẹ và mỗi bánh xe gắn với xe bằng một con ốc duy nhất. Các bánh xe lại được gắn vào xe bởi một đai ốc duy nhất. Khi các tay đua trở về khu vực kỹ thuật của đội, thay vì đổi lốp mới, các đội thay luôn cả bánh xe để tiết kiệm thời gian.

Vị trí bình được đặt phía sau lưng tay đua. Thành bình đủ dày đến mức có thể chống được đạn, do vậy không gây ra nguy hiểm trong các tai nạn.

Bình chứa nhớt được đặt ngay trước động cơ, giúp trọng lượng xe phân bổ tốt hơn.

3. Điện tử

Hầu hết các tính năng của những chiếc xe F1 chịu sự kiểm soát của một máy tính trung tâm, từ động cơ, hộp số và các trợ giúp dành cho tay đua như kiểm soát độ bám đường. Hệ thống này ngăn không cho bánh sau bị trượt, đảm bảo tăng tốc trong thời gian tối thiểu. Nhiều người cho rằng máy tính đã can thiệp quá sâu vào những chỗ lẽ ra nên để cho các tay đua thể hiện kỹ năng. Theo quy định mới của Liên đoàn Ôtô Quốc tế (FIA), hệ thống kiểm soát độ bám đường đã bị loại bỏ kể từ Grand Prix Anh năm nay.

4. Khoang lái

Đây không đơn thuần là nơi mà tay đua ngồi vào và tham dự cuộc đua. Bánh lái là một trong những bộ phận quan trọng nhất, trên đó là bảng điều khiển của hầu hết các hệ thống điện tử trên xe. Khoang lái được tạo thành bởi một bộ khung làm bằng chất liệu sợi cacbon, để giảm thiểu chấn thương trong các vụ đụng xe. Khung xe phải trải qua một loạt cuộc kiểm tra về sự an toàn trước khi nó được phép tham gia đua.

Các chặng đua xe F1 sẽ được trực tiếp trên kênh Sky Sports F1, BBC Sport, Fox Sports HD, BBC Radio 5 và chúng tôi ( BBC One và Fptplay để xem lại Highlights chặng đua) và đua xe MotoGP trên kênh Fox Sports HD hoặc Fox Sports HD 2, BT Sport 2. Mời quý vị và các bạn chú ý theo dõi.

Bá Hảo

Cấu Tạo Van 1 Chiều, Van 1 Chiều , Van Một Chiều

07/08/2023

Van một chiều được kích hoạt bởi chính chất lỏng chảy trong ống và chỉ mở ra khi chất lỏng chảy theo một hướng cụ thể.

Áp lực của chất lỏng đi qua mở van, trong khi bất kỳ đảo ngược dòng chảy sẽ đóng van.

Đóng van được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: bằng trọng lượng của cơ chế kiểm tra, bằng áp suất, vào pittong hoặc bởi sự kết hợp của các yếu tố này. Tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà khác nhau phù hợp với chức năng của mỗi loại.

Cấu tạo van một chiều xoay

Van một chiều xoay được đóng kín hoàn toàn khi dòng chảy hướng về phía trước và không để trở lại dòng chảy. Sự nhiễu loạn cũng như sự giảm áp suất trên van được giữ ở mức tối thiểu.

Van một chiều xoay cơ bản bao gồm một đĩa và bản lề, cả hai đều được treo lơ lửng từ thân của van qua một chốt bản lề.

Các van này thường được lắp đặt cùng với van cửa, do chúng cung cấp dòng chảy tương đối tự do với áp suất giảm tối thiểu.

Chúng được khuyến cáo sử dụng trong các dòng có lưu lượng thấp. Nếu chúng được sử dụng ở những dòng có nhịp điệu.

Cấu tạo van một chiều đĩa

Van một chiều đĩa tương tự như van kiểm tra xoay.

Chúng có thể được cài đặt theo các đường ngang hoặc các đường thẳng đứng với dòng chảy hướng lên trên. Các thiết kế của đĩa cho phép nó trôi nổi xung quanh dòng chảy.

Nếu áp suất dòng chảy ngược không đủ để đảm bảo kín, van cũng có thể được trang bị với đòn bẩy và trọng lượng bên ngoài.

Cấu tạo van một chiều nâng

Van một chiều nâng có sắp xếp chỗ ngồi tương tự với van cầu.

Như vậy, chúng khá phổ biến trong các hệ thống đường ống, trong đó van toàn cầu được sử dụng làm van điều biến dòng chảy.

Chúng hầu hết được đề nghị sử dụng với đường ống hơi nước, không khí, ga và nước có lưu lượng nước cao.

Lưu lượng để nâng Van một chiều phải luôn luôn được đặt từ dưới.

Khi dòng chảy vào, đĩa được nâng lên từ chỗ ngồi do áp lực của dòng chảy thượng lưu.

Khi dòng chảy dừng lại hoặc đảo ngược, đĩa được buộc vào chỗ của van bằng hành động của cả dòng chảy ngược và lực hấp dẫn.

Van một chiều piston là một Van một chiều nâng.

Nó về cơ bản bao gồm một piston và xi lanh giúp cung cấp hiệu ứng ” đệm ” trong quá trình hoạt động.

Tương tự như van một chiều thang máy, luồng vào phải nhập từ dưới.

Van một chiều piston thường được tìm thấy trong các hệ thống sử dụng van cầu và mặt cầu thay đổi rất thường xuyên theo hướng dòng chảy.

Cấu tạo van một chiều dừng

Van một chiều dừng thực sự là một sự kết hợp của van một chiều thang máy và một van toàn cầu.

Tương tự như van toàn cầu, thân của nó, khi đóng lại, cũng như ngăn không cho đĩa di chuyển ra khỏi ghế.

Sơ bộ như trên có lẽ bạn đã nắm được cơ bản các bộ phận của từng loại van một chiều thế nào rồi. Nếu bạn còn điều gì chưa sáng tỏ bạn có thể tìm đến Eriko. Eriko chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm van một chiều với chất lượng cao, giá cả ưu đãi và cạnh tranh, được các nhà máy vận hành tại Việt Nam tin dùng. Sản phẩm hoạt động lâu dài nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và chính xác, giúp tiết kiệm chi phí thay thế và vận hành so với những sản phẩm khác.

Đến với Eriko quý khách hàng sẽ được đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sản phẩmtư vấn tận tình quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với hotline: 0988628586

Cấu Tạo Một Từ Tiếng Hàn Quốc

Với bài viết Bảng chữ cái Hàn Quốc, chúng ta đã biết được rằng: hiện nay, trong hệ thống bảng chữ  Hangul có tất cả 40 chữ cái, với 21 nguyên âm và 19 phụ âm. Trong đó có 24 chữ cơ bản và 16 chữ được ghép từ các chữ cơ bản tạo thành.

Vậy thì hôm nay chúng ta đã có các nguyên liệu để tạo thành một từ trong tiếng Hàn rồi. Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Hàn là loại ngôn ngữ ghép.

Trong một từ tiếng Hàn gồm 3 bộ phận:

phụ âm (có thể có hoặc không) + nguyên âm (bắt buộc) + phụ âm cuối hay còn gọi là patchim 받침 (có thể có hoặc không)

Trước khi bắt đầu, Trang muốn bắt đầu với một bảng phụ âm cuối mà trong bài viết trước của Trang chưa đề cập đến. Trong cấu tạo của một từ tiếng Hàn, các bạn sẽ thấy có một phụ âm cuối mà người ta gọi là patchim 받침. Patchim có là 2 loại gồm phụ âm cuối đơn và phụ âm cuối kép.

Với phụ âm cuối đơn ta sẽ có như sau:

ㄱ, ㅋ, ㄲ → [k]

ㄴ → [n]

ㄷ,ㅅ,ㅈ,ㅊ,ㅌ,ㅎ,ㅆ → [t]

ㄹ → [t]

ㅁ → [l]

ㅂ,ㅍ → [p]

ㅇ → [ng]

Với phụ âm cuối kép ta lại có chia làm 2 loại phát âm để phân chia:

Phát âm theo âm trước gồm: ㄵ, ㄶ, ㄼ, ㅄ

앉다 [안따] (động từ “ngồi”), 많다 [만타] (tính từ: “nhiều”), 없다[업따](động từ: “không có”), 값[갑](danh từ “giá”)

Phát âm theo âm sau: ㄺ, ㄻ

닭[닥](danh từ: “gà”), 밝다[[박다](tính từ: “sáng”), 맑다[말다](tính từ: “trong sáng”), 젊다[점다](tính từ: “trẻ”)

Cấu trúc: nguyên âm đơn

Đây là cấu trúc từ đơn giản nhất. Để có được một từ nguyên âm đơn thì trước nguyên âm chúng ta phải có “ㅇ”.

Ví dụ:

아이: em bé

여우: con cáo

오이: dưa leo, dưa chuột

왜: vì sao, tại sao

이: số 2

우유: sữa

2. Cấu trúc gồm: phụ âm + nguyên âm

Cấu trúc này sẽ gồm một phụ âm và một nguyên âm đơn hoặc kép đi cùng.

Ví dụ:

가 =ㄱ + ㅏ :động từ “đi”

하= ㅎ + ㅏ: động từ “làm”

과 = ㄱ + ㅘ : liên kết từ: “và”

3. Cấu trúc gồm: phụ âm + nguyên âm đơn hoặc kép + phụ âm cuối

Cấu trúc này gần như là cấu trúc đầy đủ của một từ trong tiếng Hàn. Bao gồm một phụ âm đứng đầu, tiếp theo là một nguyên âm đơn hoặc nguyên âm kép và cuối cùng sẽ gồm một phụ âm cuối hay còn được gọi là patchim (받침)

Ví dụ:

강 =ㄱ + ㅏ + ㅇ

공 = ㄱ + ㅗ + ㅇ

광 = ㄱ + ㅘ + ㅇ

4. Cấu trúc gồm: phụ âm + nguyên âm + hai phụ âm kết thúc

 Cấu trúc này khác với cấu trúc 3 ở điểm, phụ âm cuối kết thúc sẽ gồm 2 phụ âm gộp lại để tạo thành 1 phụ âm cuối hoàn chỉnh.

Ví dụ:

없 = ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ

많 = ㅁ + ㅏ + ㄴ + ㅎ

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bài 1. Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

Ngày soạn:15/8/2023 Ngày dạy: 17/8/2023Tiết 1: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆTI.Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức – Khái niệm về từ, các loại từ TV xét theo cấu tạo ngữ pháp2. Kỹ năng – Xác định được từ đơn, từ phức – Biết sử dụng từ thích hợp3. Thái độ – Có ý thức sử dụng từ tiếng việtII. Chuẩn bị – GV: bài giảng, bảng phụ – HS: bài soạnIII. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Gv kiềm tra sự chuẩn bị bài của Hs. 2. Bài mới: Gv giới thiệu bàiHoạt động của GV

Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học

– Gv gọi hs đọc ví dụ sgk– Em hãy cho biết trong câu đó có bao nhiêu từ, bao nhiêu tiếng? ( hs tb, yếu).

? Tiếng và từ có gì khác nhau?

? Khi nào tiếng đó trở thành từ? (hs khá, giỏi)

-Từ là gì?( hs tb, yếu)

– Gv gọi hs đọc mục I phần II, và cho hs điền từ vào bảng kẻ sẵn

– Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? ( hs tb , yếu)

– Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau? ( hs khá, giỏi)

Nội dung cần đạt

I/ Từ là gì?1.Ví dụ: sgk2. Nhận xét-Trong câu có 12 tiếng, 9 từ. Mỗi tiếng được phát ra thành một hơi, khi viết được viết thành một chữ và có một khoảng cách nhất định. Mỗi từ được dùng bằng một dấu chéo.– Tiếng là đơn vị ngôn ngữ dùng để tạo nên từ, từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu.– Khi tiếng đó có nghĩa dùng để đặt câu. Từ đó có thể do một hoặc hai tiếng kết hợp nhau tạo thành nghĩa 3. Kết luận– Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa dùng để đặt câu.* Ghi nhớ : sgkII/Từ đơn, từ phức1. Ví dụ (sgk)2. Nhận xét* Điền vào bảng phân loại: – Cột từ đơn: từ, đấy, , ta…. – Cột từ ghép: chăn nuôi – Cột từ láy: trồng trọt.-Từ đơn:là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.– Từ phức: là từ có hai hoặc hơn hai tiếng ghép lại tạo nên nghĩa(từ ghép, từ láy)* Phân biệt từ láy- từ ghép– Giống: Đều là từ phức(có hai hoặc hơn hai tiếng)– Khác: +Từ ghép là kiểu ghép hai hoặc hơn hai tiếng tạo thành nghĩa nên từ + Từ láy: Các tiếng trong từ được lặp lại một bộ phận của tiếng.3. Kết luận*Ghi nhớ: sgk/14.

*. Củng cố: Nội dung bài học.

3.Dặn dò – Nắm vững nội dung bài học– Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt ( phần luyện tập).

Ngày soạn:16 /8/2023 Ngày dạy: 14/8/2023Tiết 2: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT ( tiếp theo)I.Mục tiêu cần đạt1. Kiến thức – Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.– Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ 2. Kỹ năng– Nhận diện, phân biệt được:+ Từ và tiếng+ Từ đơn và từ phức+ Từ ghép và từ láy.– Phân tích cấu tạo của từ.3. Thái độ – Có ý thức sử dụng từ tiếng việtII. Chuẩn bị – GV: bài giảng, bảng phụ – HS: bài soạnIII. Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Từ là gì? Thế nào là từ đơn và từ phức ? ( hs tb, yếu) 2. Bài mới: Gv giới thiệu bàiHoạt động của GV và HS

Thực hiện phần luyện tập– Gv cho hs thực hiện bài tập 1

– Gv cho hs thực hiện bài tập 3

? Từ thút thít miêu

Bản Chất Tia X Và Cấu Tạo

a. Tia X là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Thông thường tia X có bước sóng trong khoảng từ 10-3 A0 đến 1 A0 (1A0 = 10-10m) tương ứng với dãy tần số từ 3×1016 Hz đến 3×1019 Hz và năng lượng từ 120eV đến 120keV.

b. Cơ chế phát tia X: Electron của Catod được tăng tốc trong điện trường mạnh nên có động năng rất lớn. Khi gặp các nguyên tử Anode, các electron này xuyên sâu vào vỏ nguyên tử, tương tác với hạt nhân và các lớp electron của nguyên tử làm dịch chuyển các electron từ tầng này qua tầng khác (Nguyên tử có nhiều lớp các eclectron từ trong ra ngoài được đặt tên K, L , M.. theo mức năng lượng của electron từ thấp tới cao).Chính quá trình dịch chuyển từ tầng này sang tầng khác của các electron tạo ra tia X. Có hai dạng tia X được tạo là ‘bức xạ hãm’ và tia X đặc trưng. Bức xạ hãm tạo ra do sự tương tác giữa các điện tử và hạt nhân nguyên tử vật liệu làm bia. Tia X đặc trưng tạo ra khi các electron bắn phá bia làm bật electron trên các quỹ đạo bên trong ra khỏi nguyên tử vật liệu làm bia. Tia X này được gọi là tia X đặc trưng vì nó đặc trưng riêng cho từng loại nguyên tố làm bia. (Về bản chất sâu hơn nữa hiện nay chưa cập nhật rộng rãi). Hình ảnh được tạo ra khi chụp X quang là do bức xạ hãm, tia X đặc trưng sinh nhiệt lớn cần được giải nhiệt để đầu đèn hoạt động tốt.

2. Các tính chất và ứng dụng trong y học của tia X:

a. Tính chất:

Khả năng đâm xuyên tốt: truyền qua được những vật chắn sáng thông thường như giấy, gỗ, hay kim loại mỏng … Bước sóng càng ngắn, đâm xuyên càng mạnh.

Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.

Làm phát quang một số chất.

Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí.

Tác dụng sinh học rất mạnh: hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn, …

Sử dụng trong các máy X quang, Ct-scanner, PET- CT, xạ trị… rất có giá trị trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

c. Tác dụng không mong muốn của tia X:

Với bước sóng ngắn tia X có thể đi xuyên qua mọi vật chất và gây hai rất lớn cho các dạng sinh vật sống. Với con người tia X ở mức độ tiếp xúc khác nhau rất dễ gây rối loạn quá trình trao đổi chất, thay đổi mã di truyền…

Ngay nay các kỹ thuật đã hỗ trợ cho bệnh nhân phải hấp thu liều tia X giảm song vẫn đạt được hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị. Các biện pháp bảo vệ thụ động như các phòng sử dụng tia X được bọc trì, nhân viên bức xạ có áo trì vv…

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy X quang:

a. Cấu tạo: Các thành phần chính trong hệ chụp X-quang bao gồm:

Bóng phát tia X và bộ tạo cao áp

Phin lọc

Hệ chuẩn trực

Lưới chống tán xạ.

Bộ phận nhận tia X: Phim, tấm nhận ảnh KTS, bìa tăng quang hoăc tăng sáng truyền hình (khuếch đại ảnh)

Bộ kiểm soát liều xạ tự động (AEC)

Trung tâm điều khiển thông số và phát tia.

Hình: Các thành phần chính trong hệ chụp X-quang

b. Nguyên lý tạo hình của máy chụp X quang

Bóng X-Quang có thể xem như dạng đặc biệt của điốt chỉnh lưu chân không, bóng X-quang gồm các bộ phận chủ yếu sau:

Nguồn bức xạ điện tử – cathode (âm cực);

Nguồn bức xạ tia X – Anode (dương cực) .

Vỏ thủy tinh (vỏ trong) bao quanh anode và cathode, đã được hút chân không để loại trừ các phân tử khí cản trở trên đường đi chùm tia điện tử.

Vỏ bóng (vỏ ngoài) thường làm bằng hợp kim nhôm phủ chì để ngăn ngừa tia X bức xạ theo những hướng không mong muốn ra môi trường xung quanh và còn có tác dụng tản nhiệt. Ngoài ra trên vỏ còn bố trí cửa sổ tia X nơi ghép nối với hộp chuẩn trực và vị trí các đầu nối.

Có hai loại bóng được ứng dụng phổ biến trong thiết bị X-Quang là bóng sử dụng Anode quay và bóng sử dụng Anode cố định. Bóng Anode cố đinh hiện ít sử dụng do nhanh rỗ đĩa Anode gây ảnh hưởng chất lượng tia X do cố định điểm bắn từ Catod sang. Máy X quang tại phòng khám chúng ta sử dụng Anode quay.

Bác sĩ Phạm Khắc Hòa Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Phòng khám đa khoa Thành Công.

Hình: mô hình của bóng phát tia X

Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua do vậy tác động của chùm tia còn lại tới bộ phận thu nhận (film, detector, màn chiếu…) là khác nhau qua đó bộ xử lý hình ảnh sẽ cho thang xám khác nhau. Mức độ thang xám sẽ tạo ra ảnh.

Bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ máy X quang.

X quang cổ điển: sử dụng phim x quang để nhận tín hiệu, dùng máy rửa hoặc rửa tay qua các hoạt chất khác nhau để hiện hình ảnh.

X-Quang kỹ thuật số: Sử dụng các tấm nhận ảnh CR hoặc DR, các máy tính sẽ sử lý tín hiệu và tạo ảnh. Các ảnh nhận được dễ dàng được sử lý, lưu trữ , truyền ảnh giúp thuận tiện cho theo dõi và chẩn đoán bệnh.

Mô hình về X quang cổ điển, CR và DR.