Tìm hiểu về vitamin b1 b6 b12 giá bao nhiêu hiện nay tại các nhà thuốc cho thấy giá thuốc Vitamin 3B được bán từ 35.000đ cho đến 40.000đ hộp/5 vỉ. Ngoài thông tin về giá thuốc Vitamin 3B giá tại nhà thuốc bán lẻ người tiêu dùng nên biết công dụng của loại Vitamin tổng hợp này có tác dụng gì với sức khỏe bà bầu, trẻ em.
Vitamin B1 B6 B12 giá bao nhiêu?
Ngoài thông tin cụ thể về giá bán Vitamin 3B như trên, người tiêu dùng cũng có thể bổ sung riêng từng loại nếu có sự tư vấn của chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ) để có cách dùng đúng nhất.
Tham khảo thị trường thuốc tây hiện nay tai các nhà thuốc tây y giá bán lẻ từng loại như là vitamin b1 lọ 100 viên giá bao nhiêu, Vitamin B6 và Vitamin B12 tùy thuộc vào quy cách đóng gói, số lượng viên trong mỗi hộp mà có giá bán khác nhau, ví dụ một số loại như sau:
Vitamin b1 lọ 100 viên giá bán lẻ 25.000đ
Vitamin b6 giá bán lẻ hộp 100 ống (10 vỉ): 120.000đ
Vitamin B12 có giá cao nhất và nhiều loại dao động từ 300.000đ đến hơn 500.000đ/hộp (tùy vào thương hiệu và nước sản xuất)
Thông tin về thuốc Vitamin B1 B6 B12 (Vitamin 3b plus) chi tiết từ nhà sản xuất trong nước như sau:
Tên thuốc: Vitamin B1, B6, B12
Quy cách đóng gói Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên
Giá tham khảo 700 đồng / Viên nang mềm
Thành phần Vitamin B1 115mg, Vitamin B6 115mg, Vitamin B12 50mcg
Thuốc Vitamin B1, B6, B12 là thuốc được sản xuất trong nước bởi Công ty CP Dược VTYT Hải Dương.
Đã có trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với B1, cứ uống vitamin B1 vào là người nổi mẫn đỏ. Nhưng do không biết loại viên thuốc tên là Neurozinceng 3B cũng có vitamin B1 trong thành phần nên đă sử dụng và bị dị ứng sau đó. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc 3B bổ trợ.
Các thuốc tiêm 3B chỉ sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc và cần chú ý cách đưa thuốc vào cơ thể sao cho an toàn nhất. Đồng thời chuẩn bị các phương tiện cấp cứu có sẵn để đề phòng tình trạng quá mẫn cảm với thuốc.
Vì vậy việc sử dụng vitamin 3B dạng tiêm chỉ nên thực hiện trong các cơ sở y tế có nhân viên được đào tạo và có bác sĩ theo dõi. Không nên lạm dụng các loại thuốc này như là một loại thuốc bổ có thể dùng cho mọi người.
Theo giáo sư Hoàng Tích Huyền, bộ môn Dược lâm sàng Đại học Dược Hà Nội, vitamin B6 nếu được dùng đồng thời với vitamin B1 thì sẽ cản trở B1 chuyển thành dạng có hoạt tính sinh học. Đây là một tương tác đối kháng hóa học nên tránh. Nếu trộn lẫn vitamin B1 với vitamin B12 trong một bơm tiêm thì sẽ có khả năng tạo thành sản phẩm gây dị ứng cho người dùng thuốc. Không nên trộn vitamin B12 với bất cứ một vitamin nào vì nó sẽ phá hủy các vitamin khác.
Vitamin B1 B6 B12 hay còn được gọi là vitamin 3B đều là những vitamin thiết yếu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Các vitamin này đều tan trong nước, có trong các loại rau tươi, quả, củ, men bia, thực phẩm… và được cung cấp cho cơ thể qua đường tiêu hóa.
Khi sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm 3B cần lưu ý tiền sử dị ứng của người dùng thuốc với các thành phần của thuốc. Vitamin B1, B12 có thể gây sốc phản vệ chết người. Một số biệt dược 3B phối hợp ở liều cao gấp hàng nghìn lần nhu cầu bình thường, chỉ dùng điều trị các chứng đau dây thần kinh.
Thuốc dạng tiêm được dùng phổ biến hiện nay là becomplex hoặc trivit B, có nhiều biệt dược ngoại nhập khá đắt tiền như terneurin H5000, Neurobion, Becofort…
Trong điều trị, loại thuốc này thường được dùng để pḥòng và điều trị bệnh thiếu vitamin nhóm B với các biểu hiện như kém ăn, suy nhược cơ thể, thiếu máu, tê phù, đau dây thần kinh…
Cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản các loại viên thuốc 3B. Thuốc rất dễ bị ẩm mốc ngay cả khi vỉ thuốc vẫn còn kín do độ ẩm của nước ta khá cao. Các thuốc vitamin 3B dạng tiêm được khuyến cáo chỉ nên dùng để tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch.
Dạng thuốc uống vitamin 3B có nhiều dạng bào chế như viên nén, viên bao phim, viên capsule… Người dùng thuốc cần lưu ý đến hàm lượng của từng loại vitamin trong mỗi chế phẩm.
Theo khuyến cáo, chúngta nên ưu tiên bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin B6, bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá,thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, trứng…
Để nhận được lợi ích vitaminB6 tốt nhất, sản phẩm hoa quả, thịt tươi sống cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh; sữa và ngũ cốc nên để nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt và tránh ánhnắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Vitamin B6 hoạt động như mộtcoenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quantrọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Tham gia vàoquá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, và duy trìchức năng não khỏe mạnh.
Nam, nữ (19-50 tuổi): 1,3 mg
Nam (51 tuổi): 1,7 mg
Nữ (51 tuổi): 1,5 mg
Phụ nữ đang mang thai: 1,9 mg
Phụ nữ đang cho con bú: 2,0mg
Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 0,1mg
Trẻ sơ sinh (7-12 tháng): 0,3mg
Trẻ em (1-3 tuổi): 0,5 mg -không vượt quá 30 mg
Trẻ em (4-8 tuổi): 0,6 mg -không vượt quá 40 mg
Trẻ em (9-13 tuổi): 1 mg -không vượt quá 60 mg
Nam (14-18 tuổi) :1 mg -không vượt quá 80 mg
Nữ (14-18 tuổi): 1,2 mg -không vượt quá 80 mg (ngay cả khi mang thai hoặc cho con bú).
Nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính. Ở người lớn, việc bổ sung vitaminB6 quá 100 mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Liều cao vitamin B6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.
Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần,môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim,hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6.
Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine là một loại vitamin có thể tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất hiệu quả, cũng như bảo đảm cho hệ thần kinh và rất nhiều những cơ quan khác trên cơ thể thực hiện tốt chức năng của chúng.
Gan: Các thực phẩm thuộc nội tạng động vật như gan luôn được biết đến như những nguồn cung cấp dồi dào vitamin B6 cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều gan thì có nguy cơ rằng bạn sẽ mắc phải những vấn đề khác về sức khỏe vì trong gan cũng chứa rất nhiều cholesterol. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ loại thực phẩm này ở một mức độ vừa phải.
Mật đường và xi rô cây mía cỏ: Các loại chất tạo ngọt tự nhiên này chứa hàm lượng cao các vitamin thiết yếu cho cơ thể cũng như các chất khoáng sẽ là một sự lựa chọn thông minh hơn cho bạn thay vì sử dụng các loại đường tinh luyện và xi rô bắp. Cả hai loại nguyên liệu này đều có thể cung cấp cho cơ thể 0.67 mg vitamin B6 trên khẩu phần 100g.
Các loại đậu và rau họ đậu: Việc bổ sung các loại thực vật thuộc họ đậu và các loại đậu vào chế độ dinh dưỡng của bạn là một cách tuyệt vời để giữ lượng vitamin B6 trong cơ thể ổn định. Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh và đậu lăng là những lựa chọn thay thế tốt nhất cho bạn để tránh tình trạng cơ thể thiếu vitamin B6.
Cám và gạo nguyên cám: Gạo nguyên cám, bột cám và những loại ngũ cốc nguyên cám là một trong những nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin B6 cho cơ thể. Theo chúng tôi bạn nên sử dụng các sản phẩm trên để làm các món bánh ngọt, bánh quế, bánh nướng, bánh mì nâu và pizza hay các thức uống ngũ cốc dinh dưỡng khác.
Các loại thảo dược sấy khô và gia vị thực phẩm: Các loại thảo dược và gia vị đa dạng rất giàu vitamin B6. Mặc dù chúng chỉ được sử dụng với hàm lượng nhỏ nhưng bạn chỉ cần thêm một ít những loại gia vị này vào trong món nước sốt và súp thì bữa ăn của bạn đã trở nên giàu vitamin B6. Thực tế, một muỗng canh bột ớt khô hoặc ớt bột đã có thể cung cấp cho cơ thể 0.29 mg vitamin B6. Tương tự, tỏi khô, cây ngải dấm, xô thơm, húng quế, bạc hà khô, nghệ, lá hương thảo, bột hành khô, cây kinh giới là những gia vị cũng như các loại thảo dược cung cấp dồi dào vitamin B6 cho cơ thể.
Các loại hạt: Các loại hạt thường là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ và vitamin B6 cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn, một cốc hạt hướng dương chứa đến 1.1 mg vitamin B6 hay 100 g hạt vừng rang có thể cung cấp đến 0.8 mg chất này. Vì thế, bạn nên thử kết hợp hạt hướng dương hoặc vừng rang với món bánh mì sandwich mỗi sáng để bổ sung thêm vitamin B6. Ngoài ra, các loại hạt khác như hạt điều, quả phỉ, hồ trăn và đậu phộng cũng chứa rất nhiều vitamin B6 và có thể dễ dàng kết hợp để chế biến các món ăn nhẹ cũng thức ăn vặt hằng ngày.
Các loại trái cây: Trong các loại trái cây, chuối là loại quả chứa rất nhiều vitamin B6. Trung bình cứ 100g chuối sẽ bổ sung cho cơ thể bạn một lượng tương đương 0.3 mg vitamin B6. Bạn nên ưu tiên ăn các loại quả có vị nhạt và thêm chúng vào các món rau trộn để làm cho bữa ăn của bạn giàu dinh dưỡng hơn.
Các loại rau củ: Hầu như các loại rau củ đều có chứa vitamin B6 nhưng hàm lượng chất này đặc biệt cao trong một số loại như rau cải mâm xôi, ớt chuông đỏ, đậu hà lan, bông cải xanh, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ và rau củ cải. Ngoài việc các loại thực vật này rất giàu vitamin B6 thì chúng cũng mang lại rất nhiều những lợi ích khác thông qua việc cung cấp cho cơ thể các chất béo thực vật, các loại chất dinh dưỡng và vitamin khác tốt cho sức khỏe.
Cá: Vitamin B6 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá tuyết và cá chỉ vàng. Cụ thể, hàm lượng vitamin trong một khẩu phần cá ngừ cung cấp cho cơ thể bạn khoảng ½ nhu cầu cần thiết mỗi ngày.
Các loại thịt: Hầu hết các loại thịt đều có chứa một lượng vừa phải vitamin B6. Trong đó, các loại thịt gia cầm như thịt gà ta cung cấp khoảng ½ mg vitamin B6 mỗi khẩu phần. Tương tự, thịt bò cũng có chứa rất nhiều loại vitamin này bên cạnh các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Bạn có thể dễ dàng bổ sung các loại thịt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách kết hợp chúng để chế biến ra những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Rất ít khi xảy ra hiện tượng thiếu hụt vitamin B1 mà giới chuyên môn gọi là hiện tượng beriberi. Tuy nhiên, các dấu hiệu như giảm tính ngon miệng, mệt mỏi, ngại vận động, khó tiêu hóa, táo bón, lo sợ, đặc biệt các cơ bắp có hiện tượng như có kim châm, đầu ngón chân ngón tay bị tê cứng thường xuất hiện khi bị thiếu vitamin B1. Hiện tượng ngộ độc do dùng vitamin B1 không thấy xuất hiện vì tình trạng dùng quá liều vitamin B1 ít khi xảy ra.
Những người mắc các loại bệnh mạn tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiêu chảy, bệnh stress thì quá trình hấp thụ vitamin B1 thường bị cản trơ. Do đó, nhóm người này nên tư vấn bác sĩ điều trị sớm các loại bệnh bản thân đang mắc phải và bổ sung thêm vitamin B1 cho cơ thể bằng ăn uống hoặc bằng thuốc bổ.
Những người nghiện cà phê, chè: Cà phê cũng có tác hại giống như rượu, làm cho vitamin B1 nhanh bị rửa trôi qua con đường nước tiểu.
Những người nghiện rượu: Nhóm bị thiếu hụt vitamin B1 cao nhất là những người nghiện rượu theo số liệu thống kê. Nguyên nhân do thủ phạm làm rửa trôi B1 và đưa nhanh thải ra ngoài qua đường nước tiểu chính là rượu. So với người không uống rượu, thì những người uống rượu có nhu cầu về vitamin B1 cao hơn từ 10-100 lần do rượu có tác hại phá hủy gan thận rất mạnh.
Tùy vào từng đối tượng sử dụng cụ thể mà có mức hấp thu Vitamin B1 hợp lý mỗi ngày như sau:
Phụ nữ đang cho con bú: 1,5mg/ngày.
Phụ nữ mang thai: 1,4mg/ngày.
Phụ nữ trên 14 tuổi: 1,4mg/ngày.
Nam giới trên 14 tuổi: 1,2mg/ngày.
Trẻ từ 9-13 tuổi: 900mcg/ngày.
Trẻ từ 4-8 tuổi: 600mcg/ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi: 500mcg/ngày.
Trẻ từ 7-11 tháng tuổi: 300mcg/ngày.
Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi: 200mcg/ngày.
Bảo quản hợp lý: Các loại thực phẩm rau củ quả giàu vitamin B1 nên bảo quản ở môi trường tự nhiên, ngay sau khi thu hoạch hoặc mua về dùng ngay vì tính chất nhạy nhiệt của chúng. Ngoài ra, hàm lượng dưỡng chất vitamin B1 sẽ bị mất dần nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.
Tăng cường thực phẩm nguyên chất: Nên ăn nhiều thực phẩm tươi sống, nguyên chất. Chẳng hạn như hàm lượng vitamin B1 cũng các loại dưỡng chất khoáng chất khác trong các loại ngũ cốc sẽ bị giảm từ 20-60% khi chế biến quá kỹ, quá nhiều.
Không nên chế biến quá kỹ: Việc chế biến thực phẩm quá kỹ, nhất là các loại rau dạng lá đậu đỗ sẽ làm giảm hàm lượng vitamin B1 do nó là dưỡng chất rất nhạy nhiệt.
Nên hạn chế rượu, cà phê: Lượng vitamin B1 sẽ bị đào thải ra ngoài nhanh qua con đường nước tiểu khi sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều caffein, rượu làm tăng số lần tiểu tiện.
bổ sung vitamin b12 như thế nào
bổ sung vitamin b12 bằng cách nào
Comments