Vit Có Lợi Ích Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Vitamin Có Lợi Ích Gì?

Vitamin là các hợp chất hữu cơ cần thiết với số lượng nhỏ để duy trì sự sống. Hầu hết các vitamin cơ thể cần đến từ thực phẩm.

Điều này là do cơ thể con người hoặc không sản sinh đủ chúng, hoặc nó không sản sinh ra.

Mỗi sinh vật có nhu cầu vitamin khác nhau. Ví dụ, con người cần tiêu thụ vitamin C, hoặc axit ascorbic nhưng chó thì không. Chó có thể sản sinh hoặc tổng hợp đủ vitamin C cho nhu cầu của riêng chúng. Nhưng con người thì không thể.

Mọi người nhận được hầu hết vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì nó không có sẵn với số lượng đủ lớn trong thực phẩm. Tuy nhiên, cơ thể con người có thể tổng hợp nó khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Các vitamin khác nhau có vai trò khác nhau, và chúng cần với số lượng khác nhau.

Bài viết sẽ này giải thích vitamin là gì? Chúng có lợi ích cho sức khỏe như thế nào? Cuối cùng là thực phẩm nào cung cấp cho từng loại vitamin.

Thông tin nhanh về vitamin

Có 13 loại vitamin được biết đến.

Vitamin tan trong nước hoặc tan trong chất béo.

Các vitamin tan trong chất béo dễ dàng cho cơ thể lưu trữ hơn so với hòa tan trong nước.

Vitamin luôn chứa carbon, vì vậy chúng được mô tả là chất hữu cơ.

Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin tốt nhất. Nhưng một số người có thể được bác sĩ khuyên nên sử dụng thực phẩm bổ sung.

Vitamin là một trong một nhóm các chất hữu cơ có mặt với số lượng nhỏ trong thực phẩm tự nhiên. Vitamin rất cần thiết cho sự trao đổi chất bình thường. Nếu chúng ta không có đủ loại vitamin. Điều đó sẽ dẫn đến một số điều kiện sức khỏe có thể xảy ra.

Một vitamin là:

Một hợp chất hữu cơ, có nghĩa là nó chứa carbo

Một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất đủ và cần thiết để lấy từ thực phẩm.

Hiện tại có 13 loại vitamin đã được công nhận.

Vitamin tan trong chất béo và nước

Vitamin là hòa tan trong chất béo hoặc hòa tan trong nước.

Vitamin tan trong chất béo

Các vitamin tan trong chất béo được dự trữ trong các mô mỡ của cơ thể và gan. Vitamin A, D, E và K tan trong chất béo. Những loại này dễ dàng dự trữ hơn các vitamin tan trong nước. Chúng có thể tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ trong nhiều ngày và đôi khi là vài tháng.

Các vitamin tan trong chất béo được hấp thụ qua đường ruột với sự trợ giúp của chất béo, hoặc lipid.

Các vitamin tan trong nước không tồn tại lâu trong cơ thể. Cơ thể không thể lưu trữ chúng. Do đó chúng sẽ sớm được bài tiết qua nước tiểu. Bởi vì điều này cho nên các vitamin tan trong nước cần phải được thay thế thường xuyên hơn so với các vitamin tan trong chất béo.

Vitamin C và tất cả các vitamin B đều tan trong nước .

Các loại vitamin và những lợi ích hoặc rủi ro của nó

Tên hóa học: thiamine.

Tên hóa học: Riboflavin

Tên hóa học: Niacin, niacinamide

Tên hóa học: Axit pantothenic

Tên hóa học: Pyridoxine, pyridoxamine, pyridoxal

Tên hóa học: Axit folic, axit folinic

Tên hóa học: Cyanocobalamin, hydroxocobalamin, methylcobalamin

Người ăn chay nên uống bổ sung B12.

Tên hóa học: Tocopherols, tocotrienols

Vitamin K có lợi ích và rủi ro gì

Tên hóa học: Phylloquinone, menaquinones

Việc tập trung vào chế độ ăn uống tổng thể là cách tốt nhất để có đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe tốt. Vitamin nên được lấy từ một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng với nhiều trái cây và rau quả.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thực phẩm tăng cường và chất bổ sung có thể phù hợp hơn.

Các chuyên gia y tế có thể đề nghị bổ sung vitamin cho những người mắc một số bệnh, trong khi mang thai hoặc cho những người có chế độ ăn kiêng hạn chế.

Những người dùng thực phẩm bổ sung nên chú ý không vượt quá liều tối đa đã nêu. Nguyên nhân là vì các vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra. Một số loại thuốc cũng có thể kết hợp với các chất bổ sung vitamin. Vì vậy điều quan trọng là nên nói chuyện với một nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng các chất bổ sung.

Cây Atisô Có Lợi Ích Gì???

1. Giàu vitamin và chất khoáng

Một lượng Atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.

Khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của Atisô giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.

2. Tốt cho hệ tiêu hoá

Gan yếu, hoạt động kém sẽ không kịp tiêu hoá lượng thức ăn cơ thể đưa vào gây đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn và khó tiêu, Atisô kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những tiến triển rõ rệt khi điều trị chứng khó tiêu bằng chiết xuất astisô.

3. Giảm cholesterol và bệnh tim

Astiso hạn chế cholesterol từ các chất béo cơ thể hấp thu, gan không tiết đủ mật gây tăng cholesterol cho cơ thể nên những người mắc các bệnh về gan thường có chỉ số cholesterol cao.

Astisô kích thích gan tiết mật nên giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng dùng chiết xuất Astisô trong thời gian 6 tuần giảm lượng cholesterol xấu LDL xuống còn hơn 22 %.

Astisiô ngừa việc hình thành những cholesterol mới ở vùng gan.

4. Giảm lượng đường máu

Gan tiết ra mật để tiêu hoá thực phẩm và chất béo cơ thể đưa vào đồng thời giữ lượng đường dư dưới dạng glycogen rồi biến đổi lại thành glucose cung cấp cho máu.

Đây là 1 hệ thống hoạt động hoàn hảo trong cơ thể. Tuy nhiên ở một số người, gan làm việc liên tục tạo ra quá nhiều glucose mà máu không cần tới, lượng glucose thừa này gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khoẻ khác.

Qua nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trong Astiso có chứa chất có khả nặng ngăn chặn quá trình tạo ra quá nhiều glucose trong gan.

5. Lựa chon Atisô đủ tiêu chuẩn

Chọn Astisô có lá màu xanh, không nên dùng những loại lá đã phơi khô hay lá héo.

Nên tỉa khoảng 2,5cm từ ngọn cây và cắt khoảng 0,6cm phía đầu lá vì phần dưới rất thô ráp và không ăn được.

Có thể dùng Astisô dưới hình thức hấp cách thuỷ hay đun trong nước sôi khoảng 30 phút để ăn hoặc uống.

Nghe Nhạc Có Lợi Ích Gì?

Kích thích tế bào não:

 2. Tăng cường sự lạc quan:

Nghe những bản nhạc có tiết tấu tươi vui, nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn, yêu cuộc sống hơn vì chính những giai điệu đó sẽ tác động đến não bộ của bạn tạo tâm trạng hưng phấn tươi vui

 3. Giảm căng thẳng ( Stress ):

 4. Giảm đau:

Âm nhạc là liệu pháp giảm đau tự nhiên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc sẽ kích thích làm giảm vùng trung tâm đau, vì khi nghe nhạc bộ não sẽ tập trung vào việc cảm nhận âm nhạc nên làm “nhiễu” dẫn truyền cảm giác đau.

Âm nhạc như là một vị bác sĩ giỏi có thể giúp giảm đau, giảm căng thẳng cho các bệnh nhân mắc ung thư, tim mạch, nhất là các bệnh nhân đang điều trị bệnh mạch vành.

 5. Âm nhạc làm tăng hiệu suất luyện tập thể dục:

Nghe nhạc trong quá trình luyện tập thể dục làm chệch hướng sự chú ý của bạn vào các bài tập thể dục lặp đi lặp lại. Vì thế nó giúp bạn xua tan đi cảm giác mệt mỏi, chán nản trong quá trình tập làm tăng hiệu suất luyện tập của bạn lên nhiều lần.

 6. Mang lại cảm giác ngủ ngon

Nghe nhạc với giai điệu nhẹ nhàng và  âm lượng tương đối sẽ giúp bạn dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Tránh nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh, dồn dập vì sẽ kích thích sự hưng phấn từ bộ não gây tình trạng chưa muốn ngủ.

 7. Kết nối cộng đồng với nhau:

Âm nhạc là cầu nối giúp các mối quan hệ cộng đồng trở nên khăng khít hơn. Người ta dễ dàng nhìn thấy những nụ cười, những câu hỏi xã giao, sự nhún nhảy ở các buổi tiệc, buổi gặp mặt khi âm nhạc vang lên dù đa số khách mời đều không biết hết nhau.

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với nhiều cảm xúc cung bậc khác nhau nên chúng ta thường tiếp cận với âm nhạc qua việc nghe nhạc. Tuy nhiên để đạt được hiểu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta nên nghe nhạc với âm lượng và thời gian phù hợp. Tránh nghe nhạc quá lâu với âm lượng lớn, vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thính giác của chúng ta.

Nhịn Ăn Có Lợi Ích Gì?

Theo suy nghĩ thông thường thì nhịn ăn để giảm cân với lý do rất dễ hiểu: đã ăn nhiều quá làm tăng cân nay nhịn ăn cho giảm cân. Không sai, nhưng nhịn ăn còn cho rất nhiều lợi ích khác mà lại an toàn, hiệu quả lại nhanh, đó là phòng bệnh và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính.

CƠ CHẾ

Nhịn ăn có thể áp dụng trên bệnh cấp tính và mạn tính đều có lợi ích. Trên bệnh cấp tính (cảm cúm, nhiễm siêu vi …), bệnh nhân thường không muốn ăn. Nếu cố ăn thì càng khó chịu, nặng bụng, thậm chí ói ra, mệt mỏi hơn, làm bệnh càng nặng hơn. Tốt nhất là nên nhịn ăn (vẫn uống) một hoặc hai bữa. Cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh, do đó tự cải thiện sức khỏe, tự chữa bệnh. Khi bị bệnh cấp tính, phản ứng tự nhiên của cơ thể là tập trung năng lượng để trị bệnh, do đó cần ức chế một số cơ quan không cần hoạt động liên tục, trong đó bộ máy tiêu hóa ưu tiên bị tạm ngưng hoạt động, hậu quả là bệnh nhân chán ăn, ngửi thấy thức ăn muốn ói…, è cần phải tuân thủ phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nói cách khác nên nhịn ăn nhưng vẫn có thể uống. Nhịn một vài bữa ăn không lo suy dinh dưỡng vì cơ thể luôn có nguồn dự trữ. Nếu bệnh nhân là người béo phì thì đây là dịp rất tốt để giảm cân, càng khỏe.

Còn trong bệnh mãn tính hay trên người bình thường, nhịn ăn có lợi gì? Cần biết rằng trong quá trình sống, ta luôn tiếp xúc với môi trường càng ngày càng độc hại (không khí, ăn uống), do đó chắc chắn cơ thề ít nhiều bị nhiễm độc, là nguồn gốc của bệnh tật. Trong thời gian nhịn ăn, ta ngưng nhập độc chất từ thực phẩm nhưng cơ quan giải – thải độc là gan và thận vẫn làm việc bình thường không nghỉ, số độc chất còn tồn trước khi nhịn ăn đươc tống xuất ra hết, cơ thể được thanh lọc – giải độc rốt ráo hơn. Nhịn ăn giúp bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn, do đó giúp phục hồi toàn bộ niêm mạc của đường tiêu hóa, đã bị ít nhiều tổn thương trong quá trình tiêu hóa trước đây, từ đó giúp cho bộ máy tiêu hóa phòng chống lại rò rỉ các protein chưa được tiêu hóa hoàn toàn, đi xuyên qua niêm mạc ruột bị tổn thương, vào máu gây bệnh (bệnh lý tự miễn…). Nhịn ăn một thời gian giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giúp cơ thể ngăn chặn những tác nhân gây bệnh từ ăn uống. Nhịn ăn giúp cơ thể tự thanh lọc, khử độc rất hiệu quả. Khi nhịn ăn, thiếu năng lượng cung cấp từ bên ngoài, cơ thể phải sử dụng những nguồn năng lượng sẵn có, ưu tiên chọn nguồn mỡ – đường – đạm dư thừa, kể cả tế bào – mô viêm, bất thường… theo một cơ chế gọi là tự tiêu, tự phân (tiêu hóa, phân hủy). Cụ thể như chuyển hóa mỡ dự trữ, phóng thích những a xít béo tự do vào máu, đưa qua gan để tạo thành năng lượng. Khi lượng mỡ dự trữ được tiêu thụ càng nhiều thì nhiều chất độc hại đã bị ăn uống vào trong quá khứ, tích trữ trong những mô mỡ sẽ được phóng thích đưa vào máu, và đào thải ra ngoài cơ thể. Ngay cả những độc chất không tìm thấy trong thức ăn nhưng đã được cơ thể hấp thu từ môi trường xung quanh (qua đường hô hấp, qua da,…) như chất DDT, một vài chất thuốc trừ sâu cũng tích trữ tại mô mỡ và được loại khỏi cơ thể trong quá trình nhịn ăn (điều này đã được chứng minh bằng các xét nghiệm tìm thấy DDT trong phân, nước tiểu, của những người đang thực hành phương pháp nhịn ăn). Các chất đang dư thừa trong máu (đường ở bệnh nhân tiểu đường, cholesterol triglycerite ở bệnh nhân béo phì) được cơ thể ưu tiên tiêu thụ, nhờ vậy trong qúa trình nhịn ăn có thể ngưng hay giảm thuốc đang dùng, càng đỡ mệt do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra các độc chất có sẵn trong cơ thể từ quá trình tiêu hóa thực phẩm như axit uric – gây bệnh gout, urê, NH3…(ứ đọng quá nhiều do ăn uống dư thừa chất đạm trong quá khứ) cũng được cơ thể “thanh toán” nhanh chóng, nhờ nhịn ăn. Các mô viêm có chứa đầy chất gây viêm có nguồn gốc từ đạm, các mụn nhọt đầy chất bã cũng bị tiêu thụ sạch sẽ ( nhịn ăn làm kháng viêm – giảm đau – tiêu trừ mụn nhọt rõ rệt). Thậm chí các khối U nhất là u lành, có chứa đầy đạm – mỡ – đường, đối với cơ thể là thứ ngoại lai, dư thừa cũng có thể bị ảnh hưởng do quá trình “tự tiêu – tự phân”. Nhịn ăn là một quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc tự nhiên, do đó có kết quả rất tốt trên hệ thần kinh, trí óc minh mẫn, sáng suốt, giảm lo âu, ngủ ngon. Để nhịn ăn có hiệu quả cao, tránh các tai biến cần phải nắm vững phương pháp. Đó là nhịn ăn lần đầu nên nhịn ăn tập thể, trong một môi trường không khí trong sạch, luôn luôn có kết hợp luyện thở (tăng cường lượng oxy để thay thế phần nào thức ăn), thể dục nhẹ, tránh lao động nặng, stress và nhất là nên có một chuyên viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhịn ăn, theo dõi và giúp đỡ, nhịn ăn nhưng không nhịn uống, uống kèm nước trái cây (juice fasting), thời gian nhịn ăn từ một đến ba ngày tùy bệnh lý, sức khỏe. Nhịn ăn những lần sau có thể nhịn lâu hơn nhưng luôn luôn phải có chuyên viên theo dõi sát để phòng tai biến.

CHỈ ĐỊNH (Khi nào nên nhịn ăn)

1/ Giảm cân: nhịn ăn là phương pháp giải quyết béo phì tốt nhất (nhanh, an toàn, không tốn tiền). Sau khi nhịn ăn 1 thời gian và cân nặng đã giảm, để duy trì kết quả phải theo 1 chế độ ăn đặc biệt (giảm bột đường dầu mỡ đạm…) và tập luyện thể dục tích cực.

2/ Hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính: tiểu đường, huyết áp – tim mạch, cholesterol cao, thống phong (gout), viêm khớp mạn, ngoài da…

3/ Đang bệnh cấp tính mà không muốn ăn

4/ Thanh lọc – giải độc cơ thể: định kỳ hằng tháng – quý

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1/ Suy dinh dưỡng

2/ Bệnh nặng

3/ Đang mang thai, trẻ em, già yếu

Các phản ứng có thể xảy ra trong lúc nhịn ăn

Nhức đầu: có thể kèm theo đau lưng

Chóng mặt, thường xảy ra lúc mới đầu nhịn ăn hoặc lúc đang nằm mà dậy đột ngột

Mạch: có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian nhịn ăn, thình lình mỗi phút 120 nhịp hoặc có khi xuống còn 40 nhịp

Sự thèm ăn: trong ngày đầu nhịn ăn thì chưa có gì khó chịu lắm, đến ngày thứ 2 thì sự thèm ăn trở nên khẩn thiết hơn, nhưng đến ngày thứ 3 thì giảm xuống rất nhiều hay có khi không thèm ăn nữa. Đặc biệt những người “xấu máu đói”, than van, xót xa, bủn rủn, đau bụng, sôi bụng, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng mặt mày, chân tay rời rã, lạnh… những triệu chứng này y hệt những cảm giác của người nghiện ma tuý lên cơn khi thiếu thuốc. Nếu người bệnh kiên nhẫn nhịn ăn trong ít hôm thì sự khó chịu sẽ giảm bớt.

Lưỡi và hơi thở: trong suốt thời gian nhịn ăn thì phần lớn lưỡi có bợn dơ và từ từ giảm bớt và hết khi sự thèm ăn thật sự trở lại, hơi thở cũng nặng mùi và cũng trở thành sạch khi sự thèm ăn trở lại. Cơ thể càng nhiều độc tố thì hơi thở càng có mùi và lưỡi đóng bợn nhiều hơn.

Cảm giác lạnh :rét run

Sốt thường ở người phàm ăn, thường nhẹ, chấm dứt nhanh

Giấc ngủ: thường chỉ ngủ được 3-4h do căng thẳng thần kinh, lạnh chân (dùng 1 túi chườm nóng áp vào chân), thực sự người nhịn ăn không cần phải ngủ nhiều. Đặc biệt nhịn ăn cũng là 1 phương pháp chữa lành bệnh mất ngủ (ở người bệnh mất ngủ)

Đau thượng vị: ở những người bệnh dạ dày, có thể tăng lên trong 3 ngày đầu nhịn ăn

Mụn đỏ ngoài da, các chứng viêm nhiễm dường như nặng lên trong những ngày đầu

Tăng tiết dịch ở mũi, xoang, họng, tử cung, ruột già

Tay chân nhức mỏi: thường về đêm

Buồn nôn, đầy hơi

Hồi hộp: do nhiều hơi trong ống tiêu hoá, do lo sợ hay làm việc mệt nhọc

và cách khắc phục PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Nhịn ăn là 1 phương pháp thanh lọc, tẩy lọc trong cơ thể 1 cách tự nhiên không cần dùng thuốc, vì là 1 biến cố bất thường xảy ra trong 1 quá trình quen sống theo tập quán – quán tính (sống là phải ăn, ăn liên tục), do đó có thể xảy ra 1 số phản ứng khó chịu ít nhiều, nhưng thường không kéo dài, có thể ngừa – hạn chế tối đa:

LƯU Ý: Các phản ứng nêu trên không xảy ra cùng lúc trên tất cả bệnh nhân mà là thay đổi, người có người không, nếu có chỉ 1 vài phản ứng chứ tất cả khó chịu kể trên cùng ập đến trên 1 bệnh nhân tại cùng 1 thời điểm.

Để phòng ngừa, hạn chế các phản ứng khi nhịn ăn nên:

– Nhịn ăn tập thể: đặc biệt là lần đầu tiên, trong 1 tổ chức có kinh nghiệm

– Nhiều đợt: đợt đầu tiên nên ngắn hạn (1-3 ngày)

– Trong 1 môi trường không khí thoáng đãng, sạch sẽ, (biển, núi rừng, nông thôn…)

– Tạm ngưng tất cả công việc và tư việc

– Tập thể dục nhẹ nhàng nhất là tập thở bụng (là bí quyết để vượt qua các khó chịu nếu có do nhịn ăn)

T1: tinh thần, tâm lý, tâm linh liệu pháp: giữ tâm trí hoàn toàn nghỉ ngơi, bình an, yên tâm do hiểu biết tác dụng của phương pháp nhịn ăn. Thiền định, tĩnh tâm, niệm phật, đọc kinh,… rất có lợi cho tinh thần bình an

T2: thực phẩm liệu pháp: không ăn bất cứ thứ gì, chỉ uống nước vừa đủ ( khi có cảm giác khát nước), thường có thể uống nước ép trái cây (juice fasting): nước chanh mật ong, nước dừa xiêm, nước mía…

T4 thuốc liệu pháp: tạm ngưng tất cả các thuốc đang dùng (hay giảm liều) vì hệ thần kinh trở nên nhạy bén mẫn cảm hơn với tác dụng của thuốc, nhưng phải theo dõi thật sát các dấu hiệu sinh tồn để kịp thời xử lý. Có thể dùng các phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, chườm nóng…

– Luôn giữ ấm cơ thể

Không tin vào phép nhịn ăn mà còn lo sợ

Người gầy quá mức: không nên nhịn ăn dài ngày, chỉ có thể nhịn 1-2 ngày

Những bệnh nhân cực kỳ suy yếu thì nhịn ăn ngắn hạn chỉ uống nước trái cây (juice fasting ), có thể đem lại nhiều sự cải thiện triệu chứng (giảm đau đớn vật vã, kéo dài thêm thời gian sống)

KẾT LUẬN

Các phản ứng xảy ra thường thoáng qua có thể chịu đựng được. Để hạn chế các phản ứng khó chịu có thể áp dụng liệu pháp 4T:

Ths.Bs. Quan Vân Hùng Phó Giám đốc Trung tâm Y võ & Dưỡng sinh

THẬN TRỌNG: cần theo dõi thật sát các đối tượng thực hành phương pháp nhịn ăn:

Cơ thể con người chắc chắn bị nhiễm độc trong quá trình sống (từ không khí, thực phẩm, thuốc…), hậu quả tất yếu là suy giảm sức đề kháng, là điều kiện tốt để mọi bệnh tật phát sinh, bệnh khó chữa, nguy cơ tái phát cao. Điều trị dù bằng bất cứ liệu pháp nào cũng ít hiệu quả. Do đó thanh lọc cơ thể – tẩy độc toàn thân là hết sức cần thiết để ngừa bệnh, để hỗ trợ điều trị. Và phương pháp thanh lọc tuyệt vời nhất chính là nhịn ăn, mấu chốt thành công là nhịn ăn đúng cách, được hướng dẫn bởi vị thầy nhiều kinh nghiệm.