Viết Đoạn Văn Cấu Tạo Của Bút Bi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cấu Tạo Chiếc Bút Bi

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều hơn một lần mang theo bên mình cây bút bi. Đây là một người bạn nhỏ quen thuộc với nhiều công dụng và góp phần mang lại nhiều ích lợi cho mỗi con người chúng ta.

Bút bi được sử dụng đặc biệt rộng rãi hiện nay, nhưng không phải ai cũng biết được nó bắt nguồn từ đâu. Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary tên László Biró, giới thiệu vào năm 1938. Trong quá trình làm việc, nhận thấy những hạn chế khi viết bằng bút máy như rất dễ dây mực hoặc làm rách giấy viết, ông đã nghiên cứu và đồng sáng chế ra chiếc bút bi đầu tiên. Chúng được tạo ra từ một loại mực in cực kỳ nhanh khô, do đó khắc phục hoàn toàn nhược điểm của bút máy.

Cấu tạo của bút bi gồm 3 bộ phận chính: Vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều khiển. Vỏ bút thường được làm từ chất liệu nhựa hơi cứng hay bằng kim loại, có hình trụ tròn, dài khoảng 13-15cm, trên thân có dán nhãn mác in thông tin mã vạch, logo, tên thương hiệu và kích thước đầu ngòi. Ngoài ra thân bút còn được gắn một chiếc đai có tác dụng mở đóng ngòi bút và tiện lợi hơn khi có thể dễ dàng cài vào sách vở. Ngày nay, nhằm đáp ứng xu hướng và ưa chuộng của những người sử dụng, các hãng bút còn sản xuất những loại bút bi với nhiều kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với từng đối tượng. Vỏ bút đơn giản, sang trọng phù hợp với nhu cầu của người đi làm, còn vỏ bút in hình dễ thương luôn là lựa chọn của đa số các em học sinh. Một bộ phận không thể thiếu tiếp theo đó chính là ruột bút. Ruột bút nằm phía trong vỏ bút, cũng được làm từ loại nhựa có tính dẻo, dài khoảng 10cm giúp chứa mực. Những màu mực để lựa chọn rất đa dạng như xanh, đỏ, đen, tím…Đầu ruột bút có gắn ngòi bút làm từ một loại kim loại không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ. Độ thanh hay đậm của nét bút tùy thuộc vào đường kính của viên bi nhỏ xíu này. Để việc sử dụng được thuận tiện hơn, bút được thiết kế một bộ phận bấm giúp điều chỉnh đóng mở ngòi bút gồm lò xo và nút bật. Khi muốn sử dụng bút, ta bấm nhẹ vào nút bật, ngòi bút sẽ nhanh chóng lộ ra. Khi dùng bút xong, ta bấm vào đai bên cạnh thì ngay lập tức ngòi bút sẽ được kéo vào trong. Một số loại bút thay vì lò xo người ta thiết kế có nắp đậy tương tự bút máy để giữ mực khỏi bị khô và bảo vệ ngòi bút khỏi sự va đập.

Bút bi có 2 loại chủ yếu là loại chỉ sử dụng duy nhất một lần và loại nạp mực để dùng nhiều lần. Loại dùng nhiều lần thì có ruột bút để thay thế khi hết mực, còn loại dùng một lần thì không. Mỗi cây bút có mức giá thích hợp với túi tiền người mua, dao động khoảng 2,5 đến 5 nghìn đồng 1 cây, những cây bút thiết kế bắt mắt và sang trọng hơn thì có giá cao hơn đôi chút. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bút tên tuổi để lựa chọn như Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé…với kiểu dáng và màu sắc vô cùng sinh động. Bút bi hoạt động dựa trên nguyên lý khá đơn giản. Khi đầu ngòi bút tiếp xúc với mặt giấy viên bi sẽ chạm vào giấy và chuyển động theo kiểu lăn tròn đều, giúp mực được tiết ra, tạo ra nét chữ, nét vẽ. Nếu đã quen thuộc với việc sử dụng bút máy, vậy bạn sẽ không hề cảm thấy khó khăn trong việc dùng bút bi, thậm chí sử dụng dễ dàng hơn nhiều lần so với bút máy.

Bút bi tuy nhỏ nhắn mà vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bút bi theo chân các em học sinh tới lớp, ghi lại những kiến thức bổ ích. Bút bi trong túi áo những doanh nhân thành đạt để ký kết những hợp đồng quan trọng. Hình ảnh bút bi hiện diện trong nét mực đỏ tươi cùng lời phê đầy tâm huyết của các thầy cô giáo. Bất cứ nơi đâu ta cũng có thể bắt gặp những chiếc bút bi: Trong chiếc cặp nhỏ xinh, tại bàn làm việc, nơi công cộng…Chúng là vật vô tri nhưng với những công dụng sẵn có ta có thể biến chúng trở thành một công cụ đắc lực trong công việc cũng như trong cuộc sống. Không chỉ nhỏ gọn, tiện lợi mà việc bảo quản bút bi còn vô cùng dễ dàng. Khi sử dụng xong, nắp bút cần được đóng hoặc bấm nút để ngòi bút kéo vào trong, tránh để lâu khiến mực bị khô. Ta cũng cần lưu ý hạn chế đánh rơi bút vì điều đó có thể khiến cây bút của bạn bị tắc mực hoặc cộm lên khi viết. Thật đơn giản phải không nào!

Bạn có biết không, theo thống kê mỗi tích tắc trôi qua có đến hàng trăm cây bút bi được bán ra thị trường. Điều đó chứng tỏ người bạn nhỏ này có một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Ngày nay, trong nhịp sống hối hả, công nghệ ngày càng phát triển, nhiều thiết bị ghi chép thông tin hiện đại ra đời như máy tính, điện thoại, vậy nhưng bút bi vẫn là một sự chọn lựa không thể thay thế. Đây hẳn là một phát minh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người.

Cấu Tạo Của Bút Bi

Bút bi thường được thiết kế đơn giản, trẻ trung hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, phổ biến nhất là dạng nút bấm.

 

Dáng bút thon gọn, màu sắc vỏ đa dạng (nhựa trong/ nhựa mờ). Thân bút được làm từ nhựa bền chắc, khó nứt vỡ. Grip cao su hoặc thiết kế tạo gân nhằm đảm bảo cầm êm tay, giảm trơn trượt khi viết.

 

Một chiếc bút bi đầy đủ thường gồm các bộ phận:

Ruột bút gồm: Đầu bi và ống pic chứa mực bi

Lò xo

Cổ bút

Cán bút

Nắp bút

Agrap (Phần để gài)

Các chi tiết nhỏ khác

Các bộ phận cấu tạo của bút bi

 

Bút semigel được thiết kế tương tự như bút bi, song có sự khác biệt ở loại mực sử dụng. Vỏ bút làm nhựa bền chắc, có màu sắc đa dạng (nhựa trong/nhựa mờ). Phần đệm cao su (grip) được đưa vào nhằm giảm trơn trượt do mồ hôi tay khi viết. 

Các bộ phận cơ bản của bút semigel gồm:

Ruột bút: Đầu bi và ống pic chứa mực bi, có nhúng bảo vệ đầu ngòi. 

Lò xo

Cổ bút

Cán bút

Nắp bút

Agrap (phần để gài)

Chi tiết nhỏ khác

Các bộ phận cấu tạo của bút semi gel

 

Khác với bút bi và bút semi gel, bút gel thường được thiết kế dạng nắp đậy. Hình dáng nhỏ gọn, phù hợp với tay cầm của học sinh. Thân bút làm từ nhựa bền chắc, phối màu  bắt mắt.

Bút gel thường gồm các bộ phận sau:

Ruột bút: Gồm đầu gel và ống pic chứa mực gel, chất chống chảy mực

Cổ bút

Cán bút

Nắp bút

Phần nhựa bảo vệ đầu ngòi (thường lắp bên trong nắp bút)

Agrap (phần để gài)

Đuôi bút (thường lắp với cán bút)

Các bộ phận cấu tạo của bút gel

 

Để có thể sở hữu một chiếc bút bi đáp ứng cả chất lượng và tính thẩm mỹ. Khi mua bút, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:

Bút không bị chảy mực: Bút bị chảy mực thường do để lâu hoặc bảo quản không đúng cách. Sử dụng bút này dễ làm bẩn giấy viết, tay cầm, gây mất mỹ quan. 

Viết thử kiểm tra xem bút có tắc mực: Nên thử bút trên giấy nháp có tại quầy trước khi mua, đảm bảo bút ra mực đều.

Chất liệu vỏ bút: Chọn bút có vỏ làm bằng nhựa ABS, SAN hoặc PC. Đây là những chất liệu an toàn với sức khỏe người dùng và đảm bảo được độ bền trong quá trình sử dụng. 

Thiết kế, kiểu dáng: Nên chọn cổ bút có tạo vân hoặc đệm cao su để tăng ma sát, tăng độ bám của tay, giúp người viết không bị trơn trượt, mỏi tay khi sử dụng. 

Độ bền của ngòi bi: Những chiếc bút bi khi viết có cảm giác viết êm tay, không gai, gợn sẽ tạo trải nghiệm viết tốt và có độ bền cao hơn. 

Độ xuống mực liên tục: Một chiếc bút bi chất lượng, khi viết phải xuống mực liên tục. Đồng thời, trong quá trình viết, không xảy ra tình trạng đọng mực, chảy mực, tắc mực.

Để sở hữu được chiếc bút bi có đầy đủ tiêu chí trên, bạn nên chọn bút bi của các thương hiệu lớn, uy tín như Hồng Hà. Bút bi Hồng Hà có cấu tạo bền chắc, chất liệu an toàn, thiết kế thông minh và ngòi viết trơn êm, mực ra đều… Đồng thời, các sản phẩm cũng có màu sắc, kiểu dáng đa dạng giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc bút yêu thích. 

Bút bi Hồng Hà thiết kế thông minh, ngòi viết trơn êm

 

Cấu Tạo Và Công Dụng Của Bút Bi

Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.

Cấu tạo của bút bi khá đơn giản, gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút:

– Vỏ bút được làm từ nguyên liệu nhựa là chính, đôi khi là kim loại. Chính sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng của vỏ bút mà người sử dụng cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi lựa chọn và sử dụng bút bi.

– Ruột bút có cấu tạo phức tạp hơn, được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, có chứa mực, gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken. Viên bi nhỏ xíu ấy có khả năng chuyển động tròn đều giúp đẩy cho mực ra đều hơn.

Cùng với các loại đồ dùng học tập và thiết bị văn phòng phẩm khác như sách vở, hộp bút, các loại giấy in, giấy dán, các loại kim kẹp, kim bấm, băng keo dán,… bút bi là một vật dụng không thể thiếu đối với bất kì học sinh- sinh viên hay người đi làm nào. Khảo sát trên toàn thế giới cho thấy cứ 1 giây thì bán được 57 cây bút bi. Điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như là sự phổ biến, tính ứng dụng rộng rãi của bút bi.

Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó (vì có thể đánh máy và gửi qua theo địa chỉ điện tử), nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Bút bi và sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được.

Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Của Bút Bi

4.9

/

5

(

301

bình chọn

)

bút bi có hai loại chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng