Viết Bài Văn Nghị Luận Về Lợi Ích Của Việc Đọc Sách / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Viết Mở Bài Bài Văn Nghị Luận Lợi Ích Của Việc Đọc Sách

Bài văn: Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Đó còn là một tài sản tinh thần vô giá vì nó làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, mạng… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Bài Văn Nghị Luận Tác Dụng Và Lợi Ích Của Việc Đọc Sách

Trang sách aiáo khoa trở thành người thầy, người bạn, gán bó với tâm hồn tuổi măng non. Nhờ được thầy dạy dỗ, qua việc đọc sách, thiếu nhi lớn lên từng ngày. Trí tuệ được mở mang, tâm hổn được cất cánh. Thiếu nhi được “gặp gỡ” tiên ông, tiên bà trong cổ tích; được theo Ông Gióng ra trận nhổ gộc tre đánh giặc Ân tơi bời; được đi hội Xuân về thăm đền Hùng ngày giỗ Tổ, v.v…

Sách là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Đọc sách là một nhu cầu về văn hóa, về phát triển. Học để hiểu biết; đọc sách để phát triển. Qua những nãm tháng học tập, thanh thiếu nhi “lớn lên”, được trang bị bao kiến thức về khoa học tự nhiên, về khoa học xã hội, về kĩ năng sống làm người. Nhở đọc sách mà tầm mát được mớ rộng, tri thức được nâng cao, chúng ta được sống hạnh phúc trong hiểu biết và mơ ước.

Đọc sách là một trong những hình thức tự học rất quan trọng và tốt đẹp, rất thiết thực và hiệu quả. Tứ thư, Ngũ kinh là sách gối đầu giường của các nho sĩ, các ông Cống, ông Nghè ngày xưa. Sau ba năm chăn trâu cho phú ông mà Hàn Hoành (bên Tàu) đọc hết ba kho sách, về sau làm nên Tể tướng. Nhà bác học Lê Quý Đồn của Đại Việt trong thế kỉ 18, suốt đời “tay không vời hút, mắt không rời sách”. Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa thời 7, 8 tuổi đã đọc và học qua hàng nghìn bài thơ. Học sinh TIỈPT ngày nay, sách tham khảo về Văn, sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh dã “dọc nớt” đê chuẩn bị cho cuộc đua “vượt Vũ Môn” ở phía trước.

Thanh thiếu nhi đọc sách gắn liền với 12 năm siêng năng học hành. Tuổi già lấy việc đọc sách làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Một chén trà, một chén rượu, một ánh trăng,… là niềm vui của các cụ, như Nguyễn Trãi đã viết;

“Án sách, cây đèn hai hạn cũ,

Song mai, hiên trúc một lòng thanh.”

“Sách một hai phiên làm hậu hạn,

Rượu năm ha chén đổi công danh.”

Sống và học tập không thể không đọc sách. Nhưng đọc sách phải như thế nào? Đọc sách không cần nhiều, đọc lan man từ sách nọ qua sách kia, mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ, liên hệ với thực tế. Học giả Chu Quang Tiềm trong bài “Bàn vê đọc sách” đã chỉ rõ: đọc lướt qua mười quyển sách không tốt bằng “dọc mười lần” một quyển sách:

“Sách cũ trăm lần xem không chán,

Thuộc lòng, ngắm kĩ một mình hay.”

Đọc sách phải trên tinh thần “phản hiện”, đối thoại cùng tác giả để tìm ra chân lí. Ycu sách nhưng không nên “quá tin” vào sách. Cần ghi nhớ lời dạy của cổ nhân: “Tận tin ư thư, hất như vô thư” (Tin hết vào sách thà rằng không có sách). Vì thế, đọc sách phái biết chọn sách tốt, sách hay. Không đọc tràn lan trở thành “con mọt sách!”

Tóm lại, đọc sách là một nhu cầu học tập, cũng là để giải trí, mua vui. Phải biết say mc đọc sách và biết cách đọc sách. Đọc sách nên biết yêu sách, quý sách, trân trọng giữ gìn sách, coi “sách là người thầy, người hạn” cùng đồng hành trong suốt cuộc đời.

Đoạn Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Việc Đọc Sách

Đề bài : Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thú đọc sách

Đoạn văn Nghị luận 200 chữ về thú đọc sách

Thú đọc sách, ở thời nào cũng được coi là một trong những thú tao nhã của đời sống văn minh. Mỗi cuốn sách đều là những kho tàng tri thức bổ ích đối với con người. Đặc biệt một cuốn sách sẽ dẫn dắt người đọc vào một thế giới khác, một thời đại khác. Cuốn sách hay là những cuốn sách bổ ích đối với con người, là nơi gửi gắm những tâm huyết tình cảm, những tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt tới bạn đọc. Từ xa xưa khi chưa có các phương tiện thông tin đại chúng con người đã biết tìm đến sách để mở mang trí óc của mình . Cho đến bây giờ sách vẫn là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Sách giúp con người nắm bắt nhiều điều bổ ích truyền đạt cho thế hệ trẻ những kiến thức về lịch sử, địa lý. Nhờ có những cuốn sách hay mà con người muốn được sống trong một thế giới khác hẳn. Thực tế cho thấy đã rất nhiều người thành công nhờ việc đọc sách . Tiêu biểu là ông Trạng Nguyễn Hiền, dù nhà nghèo phải chờ bạn đọc xong mới mượn cuốn sách nhưng bằng sự ham học đã đỗ Trạng nguyên, khi thi chỉ 13 tuổi. Dù cuốn sách hay đến đâu mà con người không say mê, nghiên cứu thì đó cũng mãi chỉ là một cuốn sách. Nhiều người tỏ ra chán ghét việc đọc sách, thậm chí quay lưng lại với sách để tìm đến với các phương tiện thông tin đại chúng như internet, máy tính, điện thoại, số khác thì không biết chọn những cuốn sách hay để đọc đã làm mất đi những giá trị của sách. Mỗi người chúng ta hãy phê phán những con người không ham đọc sách, tuyên truyền cho mọi người về lợi ích của sách để thú đọc sách mãi là thú tao nhã của đời sống văn minh, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tagged Đoạn văn NLXH 200 chữ Nghị luận về tư tưởng đạo lí

Nghị Luận Xã Hội Về Lợi Ích Của Việc Đọc Sách

Ngày nay khi công nghệ thông tin vô cùng phát triển, người ta có thể dễ dàng tìm được những nguồn giải trí khác nhau. Thế nhưng đôi với rất nhiều người, đọc sách vẫn là một thói quen thú vị mang đến nhiều lợi ích. Chúng ta bắt đầu bước vào cuộc sống, bắt đầu bước vào những tháng ngày học tập và rèn luyện bằng những ngày tháng học tập và rèn luyện bằng những cuốn sách thân yêu.

Sách mở mang cho ta trí tuệ, đem đến cho ta hiểu biết, dẫn dắt chúng ta vào những chỗ sâu xa và giải thích cho chúng ta những gì bí ẩn. Sách là sông, là biển, là rừng. Sách là cả xã hội rộng lớn bao la. Sách đưa chúng ta đến những thiên hà nghĩa là đưa chúng ta đến những thế giới vượt xa ngoài tầm với. Thế nhưng cũng có những cuốn sách viết về những thế giới vi mô. Khi ấy, chúng ta mới biết ngay trong bàn tay nhỏ bé của mình cũng là cả một thế giới riêng đang ngự trị.Sách đem đến cho chúng ta hiểu biết nhưng sách còn giúp chúng ta thư giãn. Khi buồn ta có thể giải khuây bằng những mẩu chuyện hài. Khi vui, chúng ta có thể thư thái mà cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống qua những áng văn chương.

Xem phim ảnh, chúng ta thấy vô cùng thích mắt. Thế nhưng trí tưởng tượng chắc chắn không được phát huy mạnh mẽ bằng khi ta đọc sách. Đọc một cuốn sách, chúng ta có thể thỏa sức bay lượn theo những thú chơi của ngôn từ để mà hình dung, để mà tưởng tượng. Đọc sách nhiều, chúng ta sẽ có những ý nghĩa hay, những ngôn từ đẹp. Và thế là khi cần ta có thể pha trò hay có thể tự tin mà giao tiếp với xung quanh.

Lợi ích của việc đọc sách còn là ở chỗ. Sách không bị giới hạn về không gian và thời gian. Bạn có thể đi về quá khứ, đi đến tương lai. Bạn có thể kiếm tìm bất cứ những gì mình thích. Bởi ngay cả khi đã có thêm máy tính thì sách vẫn là công cụ quan trọng nhất lưu giữ trí khôn của nhân loại bao la. Chính việc sách không bị giới hạn về không gian và thời gian mà đọc sách sẽ giúp chúng ta học cũ mà biết mới. Từ đó mà ấp ủ, nâng niu, vun đắp và xây dựng cho những khát vọng trong tương lai.

Trong những ý nghĩa lớn lao của sách, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc sách làm đẹp tâm hồn. Đọc sách nhất là sách văn chương, chúng ta được đi đến những miền đất bao la. Ở đó, chúng ta có thể gặp những người hạnh phúc hay những người bất hạnh. Những người ấy có thể vui sướng hay đau khổ hơn cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta có thể vui mừng hay cảm động chia sẻ, tự hào, thích thú hay thất vọng, nhói đau. Tất cả những tình cảm ấy, dần dần bồi đắp tình thương yêu cho tâm hồn của mỗi chúng ta. Nó nối kết chúng ta với mỗi người trong cùng một dân tộc hay cả nhân loại bao la.

Như vậy đọc sách đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là báu vật của mỗi người. Hãy biết quý trọng và nâng niu nó. Hãy để nó là chiếc cầu đưa chúng ta đến với tương lai.