Ví Dụ Về Lợi Ích Nhóm / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tổng Hợp Về Cấu Trúc As If/As Though: Cách Dùng, Ví Dụ

As if/As though : như thể là…, cứ như là…

Ex: Kalin talks as if she knows everything.

(Kalin nói như thể là cô ấy biết tất cả mọi thứ)

Cấu trúc As if/As though được dùng trong các trường hợp như sau:

– Khi muốn nói người nào đó/vật gì đó trông như thế nào, trông ra sao, cảm thấy gì (thường là bày tỏ quan điểm cá nhân)

– Cấu trúc As if/As though vừa đứng trước mệnh đề có thật vừa đứng trước mệnh đề không có thật.

Form: S + V…+ as if/as though + S +V…

➔ Cấu trúc này dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên, đã xảy ra.

Ex: He as though he rich. (But he is not rich).

(Anh ta hành động như thể là người giàu)

➔ Trong trường hợp này muốn diễn đạt việc thật ra anh ta không giàu như những gì anh ta đang làm.

** Note: Theo Anh – Mỹ, trong văn viết trang trọng, người ta thường dùng “were” thay cho “was”.

Form: S + V HTĐ +… + as if/as though + S +tobe(not)/V QKĐ +…

➔ Cấu trúc As though dùng để diễn tả sự việc ở hiện tại.

Ex: She talkes as though she knew where Hung lived.

(Cô ấy nói như thể là cô ấy biết Hùng sống ở đâu)

➔ Cấu trúc As though dùng để diễn tả sự việc ở quá khứ.

Ex: My sister ate as though she hadn’t eaten during a week.

(Chị gái tôi ăn cứ như thể là chị ấy không được ăn trong suốt một tuần liền)

– Mệnh đề sau 2 cặp cấu trúc này không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật trên. Trong một số trường hợp, nếu câu điều kiện có thật hoặc dựa vào quan điểm của người nói/người viết là có thật thì sử dụng loại 1, loại 2 và loại 3 không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau dựa vào mối quan hệ với động từ ở mệnh đề trước.

Ex: The girl looks as if/as though she has finished the exam.

(Cô gái trông có vẻ như là vừa kết thúc bài kiểm tra)

– Cấu trúc As if/As though đi kèm với động từ nguyên mẫu có to hoặc một cụm giới từ.

Ex: Windy moved his lips as though to smile.

(Windy di chuyển môi của cô ấy như thể là cười)

– Cấu trúc này có thể dùng với Feel/Look

Ex: It looks as if/as though we’ve had a shock.

(Trông chúng tôi có vẻ như đã có một cú sốc)

– As if có thể dùng tương tự như ‘Like’. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng chính xác trong mọi ngữ cảnh.

Ex: It could like it could snow at any time.

(Nó trông có vẻ như là vừa có tuyết)

My sister spends money as if she owned a bank.

Minh walks as if he were a big hero.

Zen always acts as though he were rich.

It sounds as though they had a happy time.

His sister looked as though she had seen a ghost.

Binz was having as if nothing had happened.

Ducky shook her headd as if to say “don’t trust him”.

She felt as though she was plunging into something new and quite abnormal.

We took as if we were overworked.

Black – faced, he looked as though he had been drained of all sensation.

Điệp Cấu Trúc Là Gì? Ví Dụ Về Điệp Cấu Trúc

1 – Định nghĩa Điệp Cấu Trúc

Điệp Cấu Trúc là gì? – Điệp cấu trúc là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.

2 – Tác dụng của phép Điệp Cấu Trúc

Giúp cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu

Bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh

Tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối.

3 – Ví dụ về phép Điệp Cấu Trúc

Ví dụ: điệp cấu trúc ” Tôi yêu người Việt Nam này “

Tôi yêu người Việt Nam này

Cả trong câu hát ca dao

Tôi yêu người Việt Nam này

Cười vui để quên đớn đau

Tôi yêu người Việt Nam này

Mẹ ơi con mãi không quên

Ngàn nụ hôn trong tim

Dành tặng quê hương Việt Nam

(Phương Uyên)

4 – Các hình thức điệp khác

4.1 – Điệp phụ âm đầu

Đâylà biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai

4.2 – Điệp vần

Điệp vần là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên cành ngẩn ngơ

4.3 – Điệp thanh

Đây là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

Ví dụ: điệp thanh bằng

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà (Nguyễn Tuân)

4.4 – Điệp từ

Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Ca dao)

Quy Tắc, Ví Dụ, Bài Tập Về Danh Từ Ghép Trong Tiếng Anh

Danh từ ghép là cấu trúc ngữ pháp khá phổ biến khi làm bài tập tiếng Anh. Để làm tốt bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh, bạn cần có kiến thức vững chắc về cấu tạo, quy tắc, cũng như một số danh từ ghép phổ biến.

Bài viết sau đây, Langmaster sẽ giúp các bạn giải quyết tất tần tật các vấn đề về danh từ ghép gồm: định nghĩa, cấu tạo, quy tắc, ví dụ. Phần cuối bài sẽ là một số bài tập danh từ ghép trong tiếng Anh đề các bạn vận dụng.

Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, danh từ kép là danh từ có cấu tạo gồm 2 từ trở lên ghép lại với nhau. Phần lớn danh từ kép trong tiếng Anh được thành lập khi một danh từ hay tính từ kết hợp với một danh từ khác. Ví dụ:

Bản thân 2 từ tooth (răng) và paste (hồ/bột) đều có nghĩa riêng của nó, nhưng khi ta nối chúng lại với nhau thì sẽ tạo thành một từ mới toothpaste (kem đánh răng).

Hay như từ black (đen) là một tính từ và board (bảng) là một danh từ, nhưng nếu ta nối chúng lại với nhau ta sẽ có một từ mới blackboard (bảng đen).

Trong cả 2 ví dụ trên, từ đầu tiên đóng vai trò bổ nghĩa hay mô tả kĩ hơn từ thứ hai, ngụ ý nói cho người đọc biết loại/nhóm của đồ vật/con người mà từ thứ hai mô tả, hay cho ta biết về mục đích sử dụng của đồ vật đó.

QUY TẮC GHÉP DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH

Danh từ kép có thể được thành lập bằng các cách kết hợp từ sau:

Danh từ + Danh từ: toothpaste (kem đánh răng), bedroom (phòng ngủ), motorcycle (xe mô tô), policeman (cảnh sát), boyfriend (bạn trai), fruit juice (nước trái cây)

Danh từ + Động từ: haircut (hành động cắt tóc/kiểu tóc được cắt), rainfall (lượng mưa), car park (bãi đậu xe hơi)

Danh từ + Giới từ: hanger-on (kẻ a-dua), passer-by(khách qua đường), full moon (trăng rằm)

Tính từ + Danh từ: bluebird (chim sơn ca), greenhouse(nhà kính), software (phần mềm), redhead (người tóc hoe đỏ)

Động từ + Danh từ: swimming pool (hồ bơi), washing machine (máy giặt), driving license (bằng lái xe), dining room (phòng ăn)

VÍ DỤ VỀ DANH TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH

Một số ví dụ về danh từ ghép

MỘT VÀI LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DANH TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH

Những quy tắc cơ bản về danh từ ghép trong tiếng Anh

– Những danh từ ghép được viết thành một từ như “blackbird” (con sáo), “whiteboard” (bảng trắng), “bathroom” (phòng tắm) .v.v… thường là những từ có hai âm tiết. Những từ đơn lẻ thành phần của chúng thường là những từ một âm tiết. Ví dụ:

– Trọng âm của những danh từ ghép thường rơi vào âm tiết đầu tiên. Đây là điểm khác biệt giữa danh từ ghép và hiện tượng các từ đơn lẻ được kết hợp để bổ nghĩa cho nhau. Ví dụ: a BLACKbird a black BIRD: (con chim sáo) (con chim đen) Hay: a WHITEboard a white BOARD

– Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ như “bus stop” (điểm dừng xe buýt) không hề đuợc viết liền, “drop-out/ dropout” (kẻ bỏ học, học sinh bỏ học) được viết theo cả hai cách hay “stepmother” (mẹ kế) lại được viết liền thành một từ. Vì vậy, không gì có thể thay thế một cuốn từ điển tốt trong trường hợp này vì không phải danh từ ghép nào trong tiếng Anh cũng tuân thủ những nguyên tắc này.

Cách phát âm đối với danh từ ghép trong tiếng anh

Danh từ ghép thường có trọng âm ở từ đầu tiên. Trong cụm từ “pink ball”, cả hai từ đều có trọng âm như nhau (như bạn đã biết, danh từ và tính từ thường xuyên được nhấn mạnh). Trong danh từ ghép “golf ball”, từ đầu tiên được nhấn mạnh hơn, mặc dù cả 2 từ đều là danh từ. Vì “golf ball” là một danh từ ghép ta coi nó như một danh từ đơn và vì thế nó có một trọng âm đơn chính – ở từ đầu tiên. Trọng âm rất quan trọng trong danh từ đơn. Ví dụ, nó giúp chúng ta biết được nếu ai đó nói “a GREEN HOUSE” (ngôi nhà sơn màu xanh) hay “a GREENhouse” (nhà kính để trồng cây).

Áp dụng quy tắc OpSACOMP để làm bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh

Việc bạn nhận biết được đâu là danh từ ghép và hiểu rõ về quy tắc cũng như cấu tạo của nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn rất nhiều trong việc làm các bài tập về sắp xếp trật tự câu, đặc biệt là đối với các câu phức tạp. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn quy tắc OpSACOMP. Bạn hãy ghi nhớ những chữ cái này, nó sẽ vô cùng hữu ích khi bạn gặp phải những bài tập sắp xếp phức tạp. Vậy OpSACOMP là gì?

Opinion – tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…

Size/Shape – tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…

Age – tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ: old, young, old, new…

Color – tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….

Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese, American, British, Vietnamese…

Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…

Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng.

Sắp xếp các tình từ theo trật tự OPSACOMP: Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ: a /leather/ handbag/ black. Ta thấy xuất hiện các tính từ:

Vậy theo trật tự OpSACOMP, cụm danh từ trên sẽ được sắp xếp theo vị trí đúng là: a black leather handbag. Một ví dụ khác: car / black / big / a. Các tính từ bao gồm:

Vậy theo trật tự OpSACOMP, cụm danh từ trên sẽ được sắp xếp theo vị trí đúng là: a big black car.

MỘT SỐ DANH TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

nhất tại linkdưới

HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP

BÀI TẬP VỀ DANH TỪ GHÉP TRONG TIẾNG ANH

Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 1

What do we call these things and people? 1 A ticket for a concert is a concert ticket. 2 Problems concerning health are health problems. 3 A magazine about computers is ………………….. 4 Photographs taken on your holiday are your ………. 5 Chocolate made with milk is ………. 6 Somebody whose job is to inspect factories is ……. 7 A horse that runs in races is ………………….. 8 A race for horses is ………………………….. 9 A horel in central London is …………………… 10 The results of your exams are your …………….. 11 The carper in the dining room is ………………. 12 A scandal involing an oil company is …………… 13 Workers at a car factory are ………………….. 14 A scheme to improve a road is …………………. 15 A course that lasts five days is ………………. 16 A question that has two parts is ………………. 17 A girl who is seven years old is ……………….

Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 2

Answer the questions using two of the following words each time:

accident belt card credit editor forecast newspaper number road room seat shop weather window

1 This can be caused by bad driving. a road accident 2 If you’re staying at a hotel you need to remember this. your ……. 3 You should wear this when you’re in a car. a ………. 4 You can often use this to pay for things instead of cash. a ………. 5 If you want to know if it’s going to rain you can read or listen. the …….. 6 This person is a top journalist. a ………. 7 You might stop to look in this when you’re walking along a street. a ……….

Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 3

Complete the sentences using the following:

15 minute(s) 60 minute(s) two hour(s) five day(s) two year(s) 500 year(s) six mile(s) six mile(s) 20 pound(s) five course(s) ten page(s) 450 pages(s)Sometimes you need the singular and sometimes the plural.

1 It’s quite a long book. There are 450 pages. 2 A few days ago I received a ten-page letter from Julia. 3 I didn’t have any change. I only had a …. note. 4 At work in the morning I usually have a …. break for coffee. 5 There are …. in an hour. 6 It’s only a …. flight from London to Madrid. 7 It was a very big meal. There were …. . 8 Mary has just started a new job. She’s got a …. contract. 9 The oldest building in the city is the …. castle. 10 I work …. a week. Saturdat and Sunday are free. 11 We went for along walk in the country. We must have walked …. . 12 We went for a …. walk in the country.

ĐÁP ÁN Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh

ĐÁP ÁN Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 1

3 a computer magazine 4 (your) holiday photographs 5 milk chocolate 6 a factory inspector 7 a race horse 8 a horse race 9 a central London hotel 10 (your) exam results 11 the dining room carpet 12 an oil company scandal 13 car factory workers 14 a road improvement scheme 15 a five-day course 16 a two-part question 17 a seven-year-old girl

ĐÁP ÁN Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 2

2 room number 3 seat belt 4 credit card 5 weather forestcast 6 newspaper editor 7 shop window

ĐÁP ÁN Bài tập về danh từ ghép trong tiếng Anh – Exercise 3

Về Khái Niệm “Nhóm Lợi Ích”

Trần Quang Thành : Xin chào ông Mai Thái Lĩnh.

Mai Thái Lĩnh : Xin chào anh Trần Quang Thành,

TQT : Thưa ông Mai Thái Lĩnh,

Ở Việt Nam hiện nay khi dùng cụm từ “nhóm lợi ích”, người ta thường nghĩ ngay tới một cụm từ không thiện cảm lắm. Người ta cho đó là một nhóm câu kết với nhóm quyền lực để vơ vét tài sản, vơ vét vật chất của nhà nước để tham nhũng.

Nhưng trên thế giới người ta không định nghĩa như vậy. Chúng ta nên hiểu định nghĩa về nhóm lợi ích như thế nào thưa ông?

MTL : Trong các khoa học xã hội trên thế giới – nhất là ở các nước phương Tây hiện nay, họ dùng nhiều từ khác nhau. Nhưng mà từ “nhóm lợi ích” có nghĩa hoàn toàn khác. Nó không phải như ta nghĩ, là một cái gì câu kết giữa một người bên ngoài (một nhà tư bản bên ngoài nhà nước) với một người trong chính quyền để tìm đặc lợi. Cái đó người ta không gọi là nhóm lợi ích.

Theo định nghĩa hiện nay: ở các nước dân chủ, khi mà quyền tự do hội họp và tự do lập hội được tôn trọng thì người dân có thể tự nguyện kết hợp với nhau để thành lập các hội đoàn, các đoàn thể. Các đoàn thể này được gọi chung là nhóm áp lực (tiếng Anh gọi là pressure groups). Các nhóm áp lực này rất đa dạng nhưng thường được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất được gọi là nhóm lợi ích (tức là interest groups), có khi người ta còn gọi là nhóm cục bộ, hay là nhóm bộ phận hoặc là nhóm chức năng.

Hiện nay có hai cách gọi khác nhau. Một số nhà nghiên cứu, học giả gọi cả hai loại này đều là nhóm lợi ích. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác thì đề nghị chỉ dùng chữ “nhóm lợi ích” để chỉ loại nhóm thứ nhất (như công đoàn, hội nông dân, hội doanh nhân, hội nghề nghiệp), còn loại thứ hai thì họ gọi là nhóm mục đích; nói chung cả hai loại nhóm này được gọi là nhóm áp lực.

TQT : So với tình hình Việt Nam theo ông Mai Thái Lĩnh nhóm lợi ích hoạt động như thế nào?

MTL : Ở Việt Nam lại dùng “nhóm lợi ích” theo một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Tôi xin trích một vài ý của các nhà lý luận, nhà lãnh đạo Việt Nam để thấy ở Việt Nam người ta dùng chữ nhóm lợi ích theo nghĩa khác..

Tôi nói ví dụ như ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban thường trực của Ban Tuyên giáo. Trong một bài trả lời phỏng vấn trên tờ Một thế giới, ông nói : “Còn phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn là tất nhiên rồi, không thể tránh khỏi, nếu lợi ích nhóm không bị ngăn chặn, mà đó là sự phân hóa rất vô lý, rất khó chịu, không phải do tài năng lao động tạo ra trong môi trường bình đẳng, minh bạch, mà là lợi dụng quyền lực của nhân dân trao cho để thâu tóm lợi ích cho cá nhân và cho nhóm lợi ích”. Như vậy là “lợi dụng quyền lực nhân dân trao cho để thâu tóm lợi ích cho cá nhân và cho nhóm lợi ích’ thì cái này đâu phải là nhóm áp lực như tôi vừa trình bày. Thực ra nó là một nhóm quyền lực, nhóm nắm quyền. Ông ta còn nói thế này : “Thật ra lợi ích nhóm là hình thức đặc biệt của tham nhũng. Đó là tham nhũng có tổ chức”. “Tham nhũng có tổ chức” thì đây là một nhóm quyền lực chứ không phải là một nhóm lợi ích như tôi vừa trình bày.

Như vậy ở Việt Nam họ dùng từ “nhóm lợi ích” thường để chỉ một nhóm quyền lực có khả năng tham nhũng.

Có một đoạn khác, ông Vũ Ngọc Hoàng nói thế này : “Lợi ích nhóm là thâu tóm, độc quyền kể cả về kinh tế lẫn chính trị”. Thế thì đã thâu tóm cả kinh tế và chính trị thì cái này đâu phải là nhóm lợi ích. Theo thế giới thì cái nhóm “một bên có tiền, một bên có quyền, câu kết với nhau”, cái đó được người ta gọi là tư bản thân hữu chứ không phải là nhóm lợi ích.

Thứ hai: như ông Vũ Ngọc Hoàng bảo là lợi ích nhóm thâu tóm độc quyền cả kinh tế và chính trị thì như vậy nó giống như trường hợp của Trung Quốc. Tức là người vừa có thế về chính trị vừa nắm cả kinh tế nữa, một số học giả người Mỹ gọi đó là tư bản đỏ. Đó không phải là tư bản thân hữu mà là cộng sản thân hữu.

Như vậy ở Việt Nam người ta dùng từ “nhóm lợi ích” theo 3 ý khác nhau :

– Thứ nhất người ta dùng từ nhóm lợi ích để chỉ những doanh nhân, những nhà tư bản móc ngoặc, thông đồng với người có quyền trong bộ máy nhà nước để làm ăn, để kiếm những khoản “siêu lợi nhuận”. Loại này trên thế giới người ta gọi là tư bản thân hữu. Khi tình trạng này phát triển ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế người ta gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu.

– Nghĩa thứ hai: để chỉ những người vừa có quyền vừa có tiền thì một số tác giả Mỹ gọi là tư bản đỏ. Anh vừa là đảng viên, vừa là nhà tư bản, tức là anh nắm cả quyền lẫn tiền, thì hiện tượng này người ta gọi là chủ nghĩa cộng sản thân hữu.

– Còn một nghĩa thứ ba nữa là các ông lãnh đạo Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Vũ Ngọc Hoàng nói, họ dùng chữ “nhóm lợi ích” là để chỉ một phe, một phái trong đảng chạy theo lợi ích cá nhân, bè phái làm ảnh hưởng đến kỷ luật đảng, ảnh hưởng đến kỷ cương trật tự của đảng cộng sản. Loại này theo tôi là một phái chính trị chứ không phải là hiểu theo cái nghĩa là tư bản thân hữu hay cộng sản thân hữu thông thường.

Như vậy là hiểu theo cả 3 nghĩa nói trên đều không phải là nhóm lợi ích như tôi đã trình bày.

TQT : Như vậy chúng ta phải khẳng định nhóm lợi ích là các tổ chức xã hội dân sự như công đoàn chẳng hạn.

Vậy nhóm lợi ích như ông vừa nói đã phát triển ở Việt Nam như thế nào?

MTL : Tôi cũng xin nói thêm là tại sao người ta hay gọi là nhóm áp lực. Như trên tôi đã nói, các nhóm áp lực có 2 loại: nhóm lợi ích và nhóm mục đích, gọi chung là nhóm áp lực.

Người ta gọi là nhóm áp lực vì là nó khác với đảng phái chính trị ở chỗ: các đảng phái chính trị có tham vọng nắm quyền lực chính trị, nghĩa là có tham vọng đứng ra thành lập chính phủ. Cho nên họ mới đi vào các cuộc bầu cử; ở các nước dân chủ họ tham gia tranh cử. Còn các nhóm lợi ích thì họ không tranh cử mà họ chỉ tìm cách gây áp lực lên chính phủ. Họ gây bằng phương pháp nào? Thứ nhất là bằng cách vận động hành lang (lobby). Vận động hành lang đến các giới làm chính sách hoặc là thương lượng với các công chức, các chính trị gia. Ngoài ra họ có thể dùng các biện pháp khác như biểu tình, đình công, bất hợp tác,v.v…hoặc là tuyên truyền trong xã hội để gây ảnh hưởng, đạt được mục tiêu của mình. Nhóm áp lực khác đảng chính trị ở chỗ đó.

Một trong những người Việt Nam đầu tiên chú ý đến vấn đề này là ông Phan Châu Trinh. Đầu thế kỷ XX khi Phan Châu Trinh qua Pháp, ông quan sát thấy có chuyện này. Vì vậy trong một bài nói chuyện ở Sài Gòn năm 1925 trước khi qua đời ông nói như thế này :”Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc Chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bằng mới nghe. Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lợi chung vậy.”. Đó là câu của ông Phan Châu Trinh. Ở đây có dùng từ “thị oai” tức là “tuần hành”, “biểu tình”. Như vậy trong quan niệm của ông Phan Châu Trinh, khi người dân gặp bất công thì họ có quyền tập hợp lại với nhau thành lập đoàn thể để đấu tranh. Tôi nghĩ ông đã nhìn thấy vai trò của cái mà người ta gọi là nhóm áp lực, tức là cái tạo nên xã hội dân sự hiện nay.

Ở Việt Nam, vào thời kỳ cuối của chế độ quân chủ tập quyền, chúng ta chưa có các nhóm áp lực – tức là các nhóm xã hội dân sự. Nhưng dưới thời thực dân Pháp tức là từ thập niên 1930 đã có những nhóm áp lực, đặc biệt là nhóm mục đích. Ví dụ như Hội Hướng đạo Việt Nam được thành lập vào đầu thập niên 1930, rồi các thi văn đoàn như Tự lực Văn đoàn cũng là một hình thức của nhóm áp lực, một hình thức của nhóm mục đích. Trong các tôn giáo cũng hình thành các đoàn thể ví dụ như Gia đình Phật tử hình thành năm 1951, trong Công giáo chịu ảnh hưởng của Pháp đã thành lập Hùng Tâm Dũng Chí. Còn tại miền Nam Việt Nam vẫn duy trì và phát triển các nhóm lợi ích cũng như các nhóm mục đích. Cho nên xã hội dân sự ở miền Nam – đặc biệt là giữa thập niên 1960, phát triển rất mạnh. Nhưng mà so với trên thế giới tôi thấy nhóm mục đích phát triển mạnh hơn còn các nhóm lợi ích (như công đoàn, các hội nghề nghiệp) phát triển hơi yếu hơn so với các nước khác.

Nhưng tại miền Bắc từ năm 1954 và ở miền Nam từ sau tháng 4 năm 1975 có thể nói tất cả các đoàn thể, những cái ta gọi là nhóm áp lực bao gồm cả nhóm lợi ích và nhóm mục đích (tức là xã hội dân sự) đều bị dẹp bỏ hết . Chỉ còn các tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Coi như xã hội dân sự không còn nữa.

Trong những năm gần đây tôi thấy có hai nhu cầu :

-Thứ nhất trong công nhân có nhu cầu thành lập các công đoàn để có thể bảo vệ các quyền lợi của mình vì công đoàn của nhà nước không làm tròn trách nhiệm đó. Như vậy ta thấy có nhu cầu thành lập các công đoàn độc lập.

– Thứ hai là nông dân. Trong quá trình công nghiệp hóa, nông dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi mất đất đai, gặp rất nhiều bất công. Họ cũng có nhu cầu tập họp lại để đấu tranh.

Nhưng mà cả hai nhu cầu này hiện nay đều gặp rất nhiều khó khăn.

Còn đối với các nhóm khác, tôi thấy hiện nay nhà nước thật ra chỉ nới lỏng ra cho các tổ chức vui chơi, giải trí để thanh niên sa đà vui chơi để quên đi chuyện thời sự thôi. Còn các tổ chức khác như tổ chức hướng đạo (phải nói là một tổ chức rất có ích trong việc giáo dục thanh niên có một đời sống với cộng đồng, giúp ích cho xã hội) thì mặc dù trong khoảng chục năm nay bắt đầu hình thành lại ở các tỉnh miền Nam nhưng vẫn không được nhà nước công nhận. Còn trong các tôn giáo như Phật giáo thì hầu như Gia đình Phật tử bị hủy bỏ, không còn hệ thống hàng dọc nữa. Hiện nay chỉ còn lại Gia đình Phật tử ở chùa nào thì chịu sự quản lý của chùa đó, không còn đúng nghĩa của Gia đình Phật tử ngày xưa nữa. Cho nên trật tự, kỷ cương, nền nếp trong các chùa hiện nay rất kém so với trước.

Nói chung nhà nước vẫn không khuyến khích, vẫn tìm cách ngăn cấm sự phát triển của xã hội dân sự.