Ví Dụ Về Lợi Ích Cận Biên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Lợi Ích Cận Biên Của Đồng Tiền

Có thể bạn cho tôi là một kẻ liều lĩnh khi quyết định giải nghĩa lại một thuật ngữ kinh tế quen thuộc. Nhưng hãy kiên nhẫn, vì thuật ngữ tưởng như rất dễ hiểu này lại có liên hệ trực tiếp tới thành công về tài chính của một con người.

“Lợi ích” là một thuật ngữ kinh tế để miêu tả lượng giá trị hoặc hạnh phúc mà một người thu nhận được nhờ sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. “Lợi ích cận biên” ám chỉ lượng giá trị/hạnh phúc có được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm. Hầu hết sản phẩm và dịch vụ đều có lợi ích cận biên giảm dần.

Mỗi miếng bánh sau mang lại cho bạn ít cảm giác hạnh phúc hơn miếng bánh trước. Tương tự với các sản phẩm khác.

Trong thực tế, đây cũng là điều xảy ra với đồng tiền. Đối với rất nhiều người, có thêm 500 000 USD trong tài khoản có thể thay đổi cả cuộc đời họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn đã nắm trong tay tài sản trị giá hàng triệu đô la? Khoản tiền trên có thể làm bạn thấy hài lòng nhưng chưa chắc đã tạo ra thay đổi đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

J.D đã từng là một anh chàng ngập đầu trong nợ nần, khi đó, mỗi đồng anh ta kiếm thêm được có khả năng tạo ra khác biệt rất lớn. Tuy nhiên, sau khi J.D thoát ra khỏi tình trạng trên và trở thành một người giàu có, lợi ích cận biên của đồng tiền đối với anh đã giảm xuống dần dần.

“Nợ nần đã từng là nỗi ám ảnh đối với tôi, thậm chí biến tôi thành một kẻ tồi tệ. Giờ đây, vấn đề lớn nhất của tôi là: Tôi luôn muốn có thêm nhiều tiền. Dù vậy, tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng nếu tôi ít chạy theo đồng tiền hơn, tôi sẽ có thêm nhiều thứ khác”.

Lợi ích cận biên và sự sợ rủi ro

Bởi vì đa số chúng ta đều có lợi ích cận biên giảm dần, việc mất đi một khoản tiền sẽ gây ra tác động lớn hơn việc nhận được một khoản tương tự.

Ví dụ, nếu tôi cho bạn đặt cược vào mặp sấp của một đồng xu. Nếu thắng bạn được 10 000 đô la, nếu thua bạn nợ tôi số tiền đó. Chắc chắn là chẳng có mấy người dám tham dự vào trò chơi này. Cảm giác nhận được 10 000 đô la không đủ để bù đắp cho nỗi sợ mất đi khoản tiền đó và khả năng thắng thua 50 – 50 là quá rủi ro.

Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là sự sợ mạo hiểm.

Loại bỏ rủi ro bất cứ khi nào có thể

Nếu bạn giống với phần đa dân số, bạn sẽ lo sợ trước việc hết tiền hơn là hạnh phúc với việc trở nên giàu có. Vì thế, hãy cố gắng để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Nếu bạn đang cận kề tuổi hưu trí và chưa biết làm thế nào để chuẩn bị cho tuổi già thì mua bảo hiểm hoặc gửi tiết kiệm dài hạn chính là một lựa chọn tốt.

Trong đầu tư, thay vì tính toán xem bản thân có thể chấp nhận bao nhiêu rủi ro, hãy cố gắng giải quyết câu hỏi làm thế nào để tránh phải mạo hiểm. Rút cuộc, liệu miếng bánh thứ ba có thực sự đáng để bạn hi sinh mục tiêu của mình?

NDH – Biên dịch theo Mike Piper – chúng tôi

Từ một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma đã trở thành ông chủ “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trên thế giới.

Trung Quốc giục Ant Group cải tổ hoạt động Những tỷ phú nổi bật năm 2020

Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần (Law Of Diminishing Marginal Utility) Là Gì?

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Khái niệm

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Marginal Utility.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.

Ví dụ, một cá nhân có thể mua một loại sô cô la nhất định trong một thời gian. Chẳng mấy chốc, họ có thể mua ít hơn và chọn một loại sô cô la khác hoặc mua bánh quy thay thế, do sự hài lòng ban đầu họ nhận được từ sô cô la đang giảm dần.

Nội dung của qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Trong kinh tế học, qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói rằng, lợi ích cận biên của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm khi nguồn cung sẵn có của nó tăng lên. Các tác nhân kinh tế sẽ khiến lần lượt các đơn vị của hàng hóa hoặc dịch vụ ngày càng giảm đi, cho đến khi nó hết giá trị. Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được sử dụng để giải thích cho các hiện tượng kinh tế khác, chẳng hạn như lí thuyết về thị hiếu theo thời gian.

Bất cứ khi nào một cá nhân tương tác với một hàng hóa kinh tế, thì cá nhân đó hành động theo cách thể hiện thứ tự mà họ coi trọng việc sử dụng hàng hóa đó. Do đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ, là dành cho mục đích có giá trị nhất của cá nhân đó. Đơn vị thứ hai được dành cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ như vậy. Nói cách khác, qui luật lợi ích cận biên giảm dần qui định rằng, khi người tiêu dùng đi chợ để mua hàng hóa, họ không coi trọng tất cả các mặt hàng họ mua như nhau. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng và ít hơn cho những mặt hàng khác.

Một ví dụ khác, một người bị dạt vào một hòn đảo hoang, tìm thấy một thùng nước đóng chai trên bờ biển. Người đó có thể uống chai đầu tiên, và điều này cho thấy việc thỏa mãn cơn khát cho người đó là lợi ích quan trọng nhất của chai nước. Người này có thể rửa ráy bằng chai thứ hai hoặc quyết định để dành nó cho sau này. Nếu người đó có thể để dành, điều này cho thấy rằng, người đó coi trọng việc sử dụng nước trong tương lai hơn là việc rửa ráy hiện tại, nhưng độ coi trọng vẫn ít hơn là việc làm dịu cơn khát ngay lập tức. Điều này được gọi là thị hiếu theo thời gian. Khái niệm này giúp giải thích việc tiết kiệm và đầu tư so với tiêu dùng và chi tiêu hiện tại.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần áp dụng cho tiền và lãi suất

Ví dụ trên cũng giúp giải thích lí do tại sao đường cầu dốc xuống trong các mô hình kinh tế vi mô, vì mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung được đưa vào có giá trị nhỏ hơn. Ứng dụng này của qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy lí do tại sao sự gia tăng của dung lượng tiền (hoặc những thứ tương đương) làm giảm giá trị trao đổi của một đơn vị tiền vì mỗi đơn vị tiền được sử dụng để mua bán sẽ lần lượt có giá trị ít hơn.

Ví dụ về trao đổi tiền tệ đã cung cấp một lập luận kinh tế chống lại sự thao túng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương. Vì lãi suất ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm và chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Việc bóp méo lãi suất khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc tiết kiệm theo thị hiếu thời gian thực tế của họ, dẫn đến thặng dư có thể xảy ra hoặc sự thiếu hụt trong vốn đầu tư cơ bản.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần và marketing

Các marketer sử dụng qui luật lợi ích cận biên giảm dần vì họ muốn giữ lợi ích cận biên ở mức cao cho các sản phẩm mà họ bán. Một sản phẩm được tiêu thụ vì nó mang lại sự hài lòng, nhưng quá nhiều sản phẩm có thể có nghĩa là lợi ích cận biên bằng 0 vì người tiêu dùng đã có đủ sản phẩm và chúng bị bão hòa. Tất nhiên, lợi ích cận biên phụ thuộc vào người tiêu dùng và sản phẩm được tiêu thụ.

(Theo Investopedia)

Ích Y

Điệp Cấu Trúc Là Gì? Ví Dụ Về Điệp Cấu Trúc

1 – Định nghĩa Điệp Cấu Trúc

Điệp Cấu Trúc là gì? – Điệp cấu trúc là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.

2 – Tác dụng của phép Điệp Cấu Trúc

Giúp cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu

Bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh

Tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối.

3 – Ví dụ về phép Điệp Cấu Trúc

Ví dụ: điệp cấu trúc ” Tôi yêu người Việt Nam này “

Tôi yêu người Việt Nam này

Cả trong câu hát ca dao

Tôi yêu người Việt Nam này

Cười vui để quên đớn đau

Tôi yêu người Việt Nam này

Mẹ ơi con mãi không quên

Ngàn nụ hôn trong tim

Dành tặng quê hương Việt Nam

(Phương Uyên)

4 – Các hình thức điệp khác

4.1 – Điệp phụ âm đầu

Đâylà biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai

4.2 – Điệp vần

Điệp vần là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên cành ngẩn ngơ

4.3 – Điệp thanh

Đây là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

Ví dụ: điệp thanh bằng

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà (Nguyễn Tuân)

4.4 – Điệp từ

Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Ca dao)