Ví Dụ Về Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Quy Luật Ích Lợi Cận Biên Giảm Dần Là Gì? Giá Trị Sử Dụng Và Giá Trị Trao Đổi

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì?

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of diminishing marginal utility) là khái niệm nói rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ càng lớn thì ích lợi hay mức thỏa mãn thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm với tốc độ ngày càng nhanh.

Đối với người đói, ích lợi của miếng bánh mỳ tiêu dùng đầu tiên rất cao (0a), nhưng khi đã tương đối no, những miếng bánh mỳ ăn thêm đem lại mức ích lợi ngày càng nhỏ. Ví dụ miếng bánh mỳ thứ 6 chỉ đem lại ích lợi tăng thêm bằng 0b.

Cùng với khái niệm cân bằng của người tiêu dùng, quy luật ích lợi cận biên giảm dần được dùng để lý giải tại sao đường cầu xuống dốc. Đối với hàng hóa X và Y, điều kiện để đạt được trạng thái cân bằng của người tiêu dùng là:

Ích lợi cận biên của X/Gía của X = Ích lợi cận biên của Y/Gía của Y.

Bây giờ giả sử rằng tình hình này bi phá vỡ do giá của X giảm. Để lập lại trạng thái cân bằng, nghĩa là làm cho hai tỷ lệ này bằng nhau, ích lợi cận biên giảm dần, điều này xảy ra khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y. Bởi vậy, sự giảm giá một hàng hóa làm cho lượng cầu của nó tăng lên.

Đường cầu hiện nay nhìn chung được thiết lập từ các đường bàng quan dựa trên ích lợi thứ tự và đôi khi dựa trên khái niệm tương tự là lý thuyết thị hiếu bộc lộ.

Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.

Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,…; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.

Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.

Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.

Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:

– Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn

– Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)

Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ,… . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.

Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.

Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.

Lợi Ích Cận Biên Của Đồng Tiền

Có thể bạn cho tôi là một kẻ liều lĩnh khi quyết định giải nghĩa lại một thuật ngữ kinh tế quen thuộc. Nhưng hãy kiên nhẫn, vì thuật ngữ tưởng như rất dễ hiểu này lại có liên hệ trực tiếp tới thành công về tài chính của một con người.

“Lợi ích” là một thuật ngữ kinh tế để miêu tả lượng giá trị hoặc hạnh phúc mà một người thu nhận được nhờ sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. “Lợi ích cận biên” ám chỉ lượng giá trị/hạnh phúc có được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm. Hầu hết sản phẩm và dịch vụ đều có lợi ích cận biên giảm dần.

Mỗi miếng bánh sau mang lại cho bạn ít cảm giác hạnh phúc hơn miếng bánh trước. Tương tự với các sản phẩm khác.

Trong thực tế, đây cũng là điều xảy ra với đồng tiền. Đối với rất nhiều người, có thêm 500 000 USD trong tài khoản có thể thay đổi cả cuộc đời họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn đã nắm trong tay tài sản trị giá hàng triệu đô la? Khoản tiền trên có thể làm bạn thấy hài lòng nhưng chưa chắc đã tạo ra thay đổi đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

J.D đã từng là một anh chàng ngập đầu trong nợ nần, khi đó, mỗi đồng anh ta kiếm thêm được có khả năng tạo ra khác biệt rất lớn. Tuy nhiên, sau khi J.D thoát ra khỏi tình trạng trên và trở thành một người giàu có, lợi ích cận biên của đồng tiền đối với anh đã giảm xuống dần dần.

“Nợ nần đã từng là nỗi ám ảnh đối với tôi, thậm chí biến tôi thành một kẻ tồi tệ. Giờ đây, vấn đề lớn nhất của tôi là: Tôi luôn muốn có thêm nhiều tiền. Dù vậy, tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng nếu tôi ít chạy theo đồng tiền hơn, tôi sẽ có thêm nhiều thứ khác”.

Lợi ích cận biên và sự sợ rủi ro

Bởi vì đa số chúng ta đều có lợi ích cận biên giảm dần, việc mất đi một khoản tiền sẽ gây ra tác động lớn hơn việc nhận được một khoản tương tự.

Ví dụ, nếu tôi cho bạn đặt cược vào mặp sấp của một đồng xu. Nếu thắng bạn được 10 000 đô la, nếu thua bạn nợ tôi số tiền đó. Chắc chắn là chẳng có mấy người dám tham dự vào trò chơi này. Cảm giác nhận được 10 000 đô la không đủ để bù đắp cho nỗi sợ mất đi khoản tiền đó và khả năng thắng thua 50 – 50 là quá rủi ro.

Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là sự sợ mạo hiểm.

Loại bỏ rủi ro bất cứ khi nào có thể

Nếu bạn giống với phần đa dân số, bạn sẽ lo sợ trước việc hết tiền hơn là hạnh phúc với việc trở nên giàu có. Vì thế, hãy cố gắng để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Nếu bạn đang cận kề tuổi hưu trí và chưa biết làm thế nào để chuẩn bị cho tuổi già thì mua bảo hiểm hoặc gửi tiết kiệm dài hạn chính là một lựa chọn tốt.

Trong đầu tư, thay vì tính toán xem bản thân có thể chấp nhận bao nhiêu rủi ro, hãy cố gắng giải quyết câu hỏi làm thế nào để tránh phải mạo hiểm. Rút cuộc, liệu miếng bánh thứ ba có thực sự đáng để bạn hi sinh mục tiêu của mình?

NDH – Biên dịch theo Mike Piper – chúng tôi

Từ một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma đã trở thành ông chủ “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trên thế giới.

Trung Quốc giục Ant Group cải tổ hoạt động Những tỷ phú nổi bật năm 2020

Tổng Hợp Về Cấu Trúc As If/As Though: Cách Dùng, Ví Dụ

As if/As though : như thể là…, cứ như là…

Ex: Kalin talks as if she knows everything.

(Kalin nói như thể là cô ấy biết tất cả mọi thứ)

Cấu trúc As if/As though được dùng trong các trường hợp như sau:

– Khi muốn nói người nào đó/vật gì đó trông như thế nào, trông ra sao, cảm thấy gì (thường là bày tỏ quan điểm cá nhân)

– Cấu trúc As if/As though vừa đứng trước mệnh đề có thật vừa đứng trước mệnh đề không có thật.

Form: S + V…+ as if/as though + S +V…

➔ Cấu trúc này dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên, đã xảy ra.

Ex: He as though he rich. (But he is not rich).

(Anh ta hành động như thể là người giàu)

➔ Trong trường hợp này muốn diễn đạt việc thật ra anh ta không giàu như những gì anh ta đang làm.

** Note: Theo Anh – Mỹ, trong văn viết trang trọng, người ta thường dùng “were” thay cho “was”.

Form: S + V HTĐ +… + as if/as though + S +tobe(not)/V QKĐ +…

➔ Cấu trúc As though dùng để diễn tả sự việc ở hiện tại.

Ex: She talkes as though she knew where Hung lived.

(Cô ấy nói như thể là cô ấy biết Hùng sống ở đâu)

➔ Cấu trúc As though dùng để diễn tả sự việc ở quá khứ.

Ex: My sister ate as though she hadn’t eaten during a week.

(Chị gái tôi ăn cứ như thể là chị ấy không được ăn trong suốt một tuần liền)

– Mệnh đề sau 2 cặp cấu trúc này không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật trên. Trong một số trường hợp, nếu câu điều kiện có thật hoặc dựa vào quan điểm của người nói/người viết là có thật thì sử dụng loại 1, loại 2 và loại 3 không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau dựa vào mối quan hệ với động từ ở mệnh đề trước.

Ex: The girl looks as if/as though she has finished the exam.

(Cô gái trông có vẻ như là vừa kết thúc bài kiểm tra)

– Cấu trúc As if/As though đi kèm với động từ nguyên mẫu có to hoặc một cụm giới từ.

Ex: Windy moved his lips as though to smile.

(Windy di chuyển môi của cô ấy như thể là cười)

– Cấu trúc này có thể dùng với Feel/Look

Ex: It looks as if/as though we’ve had a shock.

(Trông chúng tôi có vẻ như đã có một cú sốc)

– As if có thể dùng tương tự như ‘Like’. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng chính xác trong mọi ngữ cảnh.

Ex: It could like it could snow at any time.

(Nó trông có vẻ như là vừa có tuyết)

My sister spends money as if she owned a bank.

Minh walks as if he were a big hero.

Zen always acts as though he were rich.

It sounds as though they had a happy time.

His sister looked as though she had seen a ghost.

Binz was having as if nothing had happened.

Ducky shook her headd as if to say “don’t trust him”.

She felt as though she was plunging into something new and quite abnormal.

We took as if we were overworked.

Black – faced, he looked as though he had been drained of all sensation.