Vi Cấu Trúc Là Gì / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Vi Cấu Trúc Sandy Bridge

Nguyên tắc của chiến lược này rất đơn giản đó là họ nâng cấp quy trình sản xuất hoặc đưa ra vi cấu trúc mới . Chu kì của chiến lược này trong thời gian 02 năm .

Cuối năm 2008 , Intel giới thiệu vi cấu trúc Nehalem và trong đầu năm 2010 bắt đầu sản xuất những bộ vi xử lí Westmere bằng công nghệ 32nm , sau đó trong năm 2011 lại có một chu kì mới , cấu trúc mới .

Sandy Bridge là tên mã của vi cấu trúc mới sau Nehalem trong những bộ vi xử lí được sản xuất bằng công nghệ 32nm .

Đầu tiên đó là quy trình sản xuất những bộ vi xử lí Westmere phức tạp . Những CPU này có chứa hai khuôn ( Die ) bán dẫn dựa trên hai công nghệ sản xuất khác nhau được ghép chung vào một vỏ . Trong khi đó quy trình 32nm hiện thời đã đủ sức để cho phép sản xuất những bộ vi xử lí phức tạp hơn với sản lượng cao . Thứ hai những bộ vi xử lí Nehalem đã đạt tới tần số làm việc lớn nhất , do vậy rất khó để có thể chạy Overclock mà lại không vượt qua mức TDP chuẩn . Điều đó có nghĩa là cần tìm ra cách mới để tăng hiệu suất làm việc tức là cần một vi cấu trúc mới .

Hai năm đã qua , Intel đã làm rất tốt công việc tích hợp nhiều tính năng của Chipset vào trong CPU . Những bộ vi xử lí đầu tiên của cấu trúc Nehalem là Bloomfield , đã tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ . Thế hệ tiếp theo là Lynnfield đã có thêm điều khiển Bus PCIe m bên cạnh điều khiển bộ nhớ . Sau đó Clarkdale tích hợp thêm lõi đồ họa , mặc dù lõi đồ họa là khuôn bán dẫn riêng bên trong gói CPU . Sandy Bridge đã làm công việc cuối cùng đó là tích hợp tất cả bằng một công nghệ sản xuất trên cùng khuôn bán dẫn bao gồm : lõi x86 , lõi đồ họa , mạch điều khiển bộ nhớ và mạch điều khiển Bus PCIe .

Khuôn bán dẫn của Sandy Bridge có kích thước 225mm 2 , nhỏ hơn so với Lynnfield hoặc Bloomfield 4-lõi hoặc thậm chí cả Gulftown 6-lõi 32nm . Những CPU Sandy Bridge sẽ có 2- hoặc 4-lõi , hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading , 8MB Cache L3 , hỗ trợ bộ nhớ DDR3 2-kênh , sẽ hỗ trợ 16 Lane PCIe 2.0 , lõi đồ họa hỗ trợ DirectX 10.1 .

Bên cạnh tích hợp nhiều thành phần khác , trong vi cấu trúc Sandy Bridge cũng có những sự cải tiến đáng kể . Cấu trúc x86 trong Sandy Bridge đã được thay đổi để bảo đảm chạy nhanh hơn so với những bộ vi xử lí thế hệ trước khi chạy cùng tốc độ xung nhịp , nhưng chúng lại có mức độ tiêu thụ điện năng ít hơn do vậy mà những CPU Sandy Bridge sẽ có thể chạy với tốc độ cao hơn .

Hơn thế nữa trong vi cấu trúc x86 mới lại hỗ trợ những lệnh AVX (Advanced Vector Extensions) mới , được sử dụng nhiều trong những thuật toán của Multimedia , tài chính hoặc khoa học . AVX khác với những tập lệnh SSE Vector trước kia như có độ rộng phép toán cao hơn 256-bit thay vì 128-bit , do đó mà chúng sẽ cho phép xử lí dữ liệu lớn hơn trong khi mức độ tiêu hao tài nguyên ít hơn .

Bằng việc phát hành Sandy Bridge hồi đầu năm nay , Intel hy vọng những bộ vi xử lí này sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong hầu hết những phân khúc giá cả khác nhau từ 100-300$ với những Chip Core i3 / i5 và i7 . Cuối năm 2011 , Intel sẽ đưa ra những Chip Sandy Bridge rẻ tiền hơn .

Bên cạnh những bộ vi xử lí trên , Intel cũng có những Chip Sandy Bridge tiết kiệm điện năng cho hệ thống mobile với TDP 45W hoặc 65W

Nếu xét về giá những bộ vi xử lí Nehalem vẫn sẽ thống trị trong những sản phẩm giá cao với những CPU Bloomfield và Gulftown LGA1366 và có thể bị thay thế từ cuối năm nay . Intel sẽ đưa ra nền tảng máy chủ để bàn LGA2011 đó là cấu trúc Sandy Bridge E đặc biệt với 8-lõi , 16MB Cache L3 , điều khiển bộ nhớ 4-kênh , 32 Lane PCIe 2.0 .

Sandy Bridge không phải có tất cả những bộ phận hoàn toàn mới khi so sánh với Clarkdale , nhưng nó lại dùng Socket LGA1155 trên những Motherboard mới .

Cùng với Sandy Bridge , Intel cũng có họ Chipset mới : P67 và H67 với đồ họa tích hợp . Như những Chipset LGA1156 , P67 và H67 mới rất đơn giản vì bây giờ những chức năng của North Bridge đã được chuyển vào bên trong CPU vì vậy chỉ còn một Chip South Bridge với những tính năng thông thường . Chúng sẽ hỗ trợ 02 cổng SATA 6.0Gbps

Thật không may khi mà những Chipset mới lại không hỗ trợ USB 3.0 vì thế những nhà sản xuất Motherboard LGA1155 sẽ dùng Chip điều khiển của nhà sản xuất khác như NEC , VIA để hỗ trợ USB 3.0 .

Tuy nhiên Sandy Bridge lại có mức độ tiêu thụ điện năng thấp hơn 25% .

Các kỹ sự Intel khẳng định Sandy Bridge có hiệu suất làm việc tăng lên trong khi mức độ tiêu thụ điện năng giảm đi . Sandy Bridge không phải chỉ cải tiến dựa trên cấu trúc Nehalem mà nó mượn nhiều ý tưởng từ dự án Pentium 4 thất bại . Tất nhiên vi cấu NetBurst , trong Pentium 4 , là sự thất bại của Intel nhất là việc nó tiêu thụ điện năng quá lớn , nhưng một số bộ phận trong Pentium 4 vẫn có mặt trong Core i3 , i5 và i7 mới .

Chúng ta bắt đầu chú ý tới sự thay đổi đáng kể trong vi cấu trúc Sandy Bridge bắt đầu từ Pipeline : khi những lệnh x86 được giải mã hóa thành những vi lệnh ( micro-ops ) đơn giản hơn . Bộ phận giải mã tương tự như trong Nehalem , nó xử lí 04 lệnh trong mỗi chu kì xung nhịp và hỗ trợ những công nghệ Micro-Fusion và Macro Fusion . Tuy nhiên những lệnh xử lí chuyển thành vi lệnh không chỉ được chuyển tới tầng xử lí tiếp theo mà nó còn được giữ lại ở mức độ Cache L0 . Nói một cách khác , bên cạnh bộ nhớ Cache L1 32KB thông thường cho những lệnh như trong hầu hết các bộ vi xử lí x86 , Sandy Bridge còn có thêm Cache L0 để lưu trữ những kết quả đã được giải mã . Cache này được lấy lại từ ý tưởng của vi cấu trúc NetBurst , nguyên lí hoạt động của nó tương tự như Execute Trace Cache .

Cache vi lệnh đã được giải mã có dung lượng 6KB và có thể lưu trữ được 1500 vi lệnh , trợ giúp rất nhiều cho Bộ phận giải mã ( Decoder ) . Nếu như Decoder phát hiện ra những lệnh đã được giải mã trước đó và bây giờ đang được lưu trữ trong Cache L0 thì nó sẽ không cần phải thực thi quá trình giải mã mới . Bộ nhớ đệm Cache L0 này hỗ trợ rất nhiều để giảm bớt tải công việc Decoder , đó là phần tiêu thụ nhiều điện năng trong CPU . Theo Intel 80% những lệnh lưu trữ trong Cache L0 được sử dụng lại trong hầu hết các ứng dụng . Bên cạnh đó khi Decoder trong Sandy Bridge nghỉ nó sẽ bị tạm thời vô hiệu hóa để tiết kiệm điện năng.

Cải tiến quan trọng thứ hai trong những tầng Pipeline đầu tiên đó chính là Bộ phận dự đoán rẽ nhánh – BPU ( Branch Prediction Unit ) .

Bạn có thể không đánh giá hết được tầm quan trọng khi mà BPU làm việc . Mỗi khi dự đoán rẽ nhánh bị sai nó sẽ yêu cầu dừng lại và xóa hoàn toàn Pipeline . Kết quả là dự đoán rẽ nhánh sai không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc mà lại tốn điện năng để thực hiện lại toàn bộ Pipeline . Intel đã thiết kế BPU để nó có thể làm việc cực kì hiệu quả trong những bộ vi xử lí mới . Tuy nhiên Intel đã thay đổi tất cả những bộ đệm của Sandy Bridge dùng để lưu trữ những Địa chỉ Rẽ nhánh và những Lịch sử Dự đoán bằng cách tăng thêm khoảng trống để lưu trữ dữ liệu này . Kết quả là Sandy Bridge có thể lưu trữ Lịch sử Dự đoán nhiều hơn mà không cần phải tăng kích thước của cấu trúc dữ liệu dùng trong BPU .Theo đánh giá của Intel , nhờ đó là BPU trong Sandy Bridge đã dự đoán chính xác nhiều hơn 5% so với những vi cấu trúc trước kia .

Nhưng bộ phận quan trọng trong tất cả các bộ vi xử lí OOO ( Out-of-Order ) chính là OOO Cluster , nó thay đổi đáng kể . Ở đây vi cấu trúc Sandy Bridge và NetBurst có vẻ như gần gũi với nhau nhất . Những kỹ sư của Intel đã mang PRF ( Physical Register File ) quay lại trong Sandy Bridge . PRF không được dùng trong vi cấu trúc Nehalem mà tập trung cải tiến RRF (Retirement Register File ) . Trước kia , khi chúng sắp xếp lại những vi lệnh , chúng dùng để lưu trữ tất cả thanh ghi sao lưu lại của mỗi hoạt động trong bộ đệm . Bây giờ chúng dùng liên kết tới những giá trị thanh ghi lưu trữ trong PRF . Cách làm này cho phép không chỉ hạn chế truyền dữ liệu thừa , mà nó còn ngăn chặn việc sao lưu những thanh ghi có cùng nội dung và như vậy tiết kiệm được không gian .

Kết quả là OOO Cluster trong Sandy Bridge có thể giữa được 168 vi lệnh tại cùng một thời điểm , còn trong Nehalem chỉ có thể lưu trữ được 128 vi lệnh trong ROB ( ReOrder Buffer ) . Bên cạnh đó một số điện năng cũng được tiết kiệm . Tuy nhiên việc thay thế giá trị thực tế bằng những liên kết tới đó cũng có mặt hạn chế đó là : Pipeline thực hiện cần có thêm tầng mới cho con trỏ ( Pointer ) để quả lí những liên kết .

Mặc dù vậy những nhà phát triển thực sự không có nhiều sự lựa chọn trong Sandy Bridge . Cấu trúc này hỗ trợ những lệnh AVX mới với những thanh ghi 256-bit . Việc thay đổi này cũng có mặt lợi là hại vì phải bù đắp bằng những công việc khác nhưng Intel đã bảo đảm những lệnh mới trong Sandy Bridge thực thi đủ nhanh . Trong trường hợp này để bảo đảm tận dụng hết những ưu điểm thì những nhà phát triển phần mềm sẽ phải chấp nhận dùng những lệnh mới trong ứng dụng của mình . AVX mới tăng thực thi những lệnh song song thông qua những tính toán vector .

Những lệnh AVX không khác hơn những lệnh SSE , khi tăng kích thước của thanh ghi vector SIMD lên 256-bit . Những lệnh AVX mới cho phép thực hiện lệnh mà không phá hủy có nghĩa là dữ liệu đầu tiên trong thanh ghi không bị mất . Kết quả là tập lệnh AVX , như là một sự cải tiến của cấu trúc được coi như là sự sáng tạo để tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm điện năng bởi vì chúng cho phép thực hiện nhiều thuật toán đơn giản và dùng vài lệnh để hoàn thành nhiệm vụ . Những lệnh AVX hoàn toàn có lợi với những tính toán nặng tính dấu phảy động như Multimedia , những ứng dụng khoa học và tài chính .

Những Bộ phận thực hiện ( Execution Unit ) cũng đã được thiết kế lại nhất là để cho những lệnh 256-bit thực hiện một cách hiệu quả . Thiết kế lại chủ yếu làm việc với hai cặp Execution 128-bit để xử lí gói dữ liệu 2567-bit một cách hiệu quả . Mỗi cổng ( Port ) thực thi trong ba cổng trong Sandy Bridge ( như Nehalem ) có những bộ phận để làm việc cùng một lúc với ba kiểu dữ liệu 64-bit , 128-bit nguyên và 256-bit thực . Và điều quan trọng nhất đó là sự sắp xếp lại này không ảnh hưởng tới băng thông của Execution Unit .

Sandy Bridge được thiết kế để làm việc với những lệnh Vector 256-bit vì thế mà những nhà phát triển của Intel đã phải chú tâm tới hiệu suất của những Bộ phận chức năng thực hiện việc Tải và Lưu trữ dữ liệu . Trong Nehalem có 03 cổng và chúng cũng vẫn được dùng trong Sandy Bridge , tuy nhiên để tăng hiệu quả công việc , Intel đã hợp nhất hai trong ba cổng này ( màu vàng trong hình dưới ) dùng để phục vụ Tải và Lưu trữ dữ liệu . Cổng thứ ba không thay đổi chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu .

Mỗi cổng có thể cho phép 16-byte / chu kì đồng hồ và tất cả đều qua bộ nhớ Cache L1 dữ liệu . Kết quả là Sandy Bridge cho phép tải 32-byte dữ liệu và lưu trữ 16-byte dữ liệu trong một chu kì đồng hồ .

Nếu chúng ta so sánh những điều đã mô tả trên sẽ thấy Sandy Bridge có cấu trúc thay đổi đáng kể . Những sự thay đổi này sẽ cho phép sửa đổi những nút thắt cổ chai dữ liệu trong Nehalem

Cấu Trúc The More Là Gì ?

Cấu trúc the more the more càng càng chính là một dạng của (Double Comparatives). Cấu trúc này được sử dụng để miêu tả về sự thay đổi (tăng hoặc giảm) một tính chất nào đó của đối tượng. Và sự thay đổi này lại có thế gây ra một tác động song song tới đối tượng khác.

Nếu sau the more là một danh từ, thì lúc này more sẽ là tình từ ở dạng so sánh hơn của many hoặc much. Và sẽ có nghĩa là càng nhiều.

Ex:

The more you give, the more you receive (Bạn càng cho đi, bạn càng nhận được nhiều).

The more I work, The more I earn (Càng làm việc, tôi càng kiếm được nhiều tiền).

Trong Tiếng anh the more – the more sẽ được phân loại thành một số cấu trúc như sau:

The more + adj + S1 + V1, the more + adj + S2 + V2

Ex: The more beautiful the vase is, the more expensive people have to pay for it.

(Chiếc bình càng đẹp, cái giá mà người ta phải trả càng đắt).

The more + noun + S1 + V1, the more + noun + S2 + V2

Ex: The more exercises you do, the more mistakes you can correct.

(Bạn càng làm nhiều bài tập thì càng sửa được nhiều lỗi sai).

The more + S1 + V1, the more + S2 + V2

Ex: The more you work, the more you get paid.

(Bạn làm càng nhiều, bạn càng được trả lương cao).

Cấu trúc khác với The more

Ex: The less you study, the more you forget.

(Bạn càng học ít, thì bạn càng quên nhiều)

Ex: The more he goes on a diet, the thinner he becomes.

(Anh ấy càng ăn kiêng, anh ấy càng gầy)

Ex: The shorter the distance is, the more picturesque the landscape is.

(Khoảng cách càng ngắn, phong cảnh nhìn càng ấn tượng)

Ex: The harder you focus on studying, the better your grades are.

(Bạn càng tập trung học hành, điểm của bạn càng cao)

Ex: The older my grandmother gets, the poorer her hearing ability is.

(Càng lớn tuổi, khả năng nghe của bà tôi càng kém)

Ex: The less indecisive you are, the less successful you become.

(Bạn càng thiếu quyết đoán, khả năng thành công của bạn càng ít đi)

Cấu Trúc As If / As Though Là Gì?

CẤU TRÚC AS IF (Như thể, cứ như là…)

Cấu trúc as if / as though trong tiếng Anh mang nghĩa như thể…. Bài viết dưới đây mô tả 3 cấu trúc as if thường gặp trong ngữ pháp cũng như các đoạn hội thoại giao tiếp tiếng Anh gồm:

– Cấu trúc As if/ as though diễn tả tình huống có thật

– Cấu trúc As if/ as though diễn tả tình huống không có thật thời hiện tại

– Cấu trúc As if/as though diễn tả tình huống không có thật thì quá khứ hoàn thành.

CẤU TRÚC AS IF/AS THOUGH (Có thật)

(AS IF/AS THOUGH + real tenses)

Cách dùng: Cấu trúc As if/as though + real tenses dùng với các tình huống đúng, có thật ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc:  S + V-s/-es + as if / as though + S +V-s/-es

► Lưu ý:

– Nếu chủ ngữ là They/you/we/I thì động từ giữ nguyên

– Nếu chủ ngữ là He/she/it thì động từ phải thêm -s/-es.

Ví dụ:

He acts as if/ as though he knows the answers. (He really knows the answers)

(Anh ta thể hiện cứ như anh ta đã biết đáp án rồi vậy – Sự thực là anh ta có biết đáp án).

CẤU TRÚC AS IF/AS THOUGH (Không có thật)

(AS IF/AS THOUGH + unreal tenses)

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh: S + V-s/-es + as if / as though + S +V2/-ed

Lưu ý:

Động từ chính “TO BE” sau “AS IF/AS THOUGH” sẽ thành “WERE” đối với tất cả các ngôi.

Ví dụ:

He acts as though/ as if he knew the answers.

(He doesn’t know the answers, he just pretend that he knows)

(Anh ta thể hiện cứ như thể anh ta biết đáp án rồi vậy – Thực tế là anh ta chả biết gì sất)

VD1: He seemed as if he hadn’t slept for days.

        Anh ấy cứ như là đã không ngủ mấy ngày rồi.

Lưu ý: Ngoài ra cấu trúc  “AS IF/AS THOUGH” còn được một động từ nguyên mẫu có “to” hoặc một cụm giới từ theo sau.

VD:  She moved her lips as if to smile.

       They were shouting as though in panic.

CẤU TRÚC AS IF / AS THOUGH – BÀI TẬP

Dịch nghĩa các câu sau:

CẤU TRÚC AS IF / AS THOUGH (Có thật)

It doesn’t look as if the economy will improve anytime soon.

I’ve got so much work it looks as those I’ll have to stay at home this evening.

It doesn’t look as if the economy will improve anytime soon.

My sister is acting so strange. When I talk to her, it’s as if she’s not even listening to me.

My goodness those children are loud! It’s sounds as those there’s a herd of animals running around upstairs.

Wow! Look at those dark clouds. It looks as if it’s going to rain.

You look as if you’ve seen a ghost!

It looks as though you’ve not met before.

It’s getting colder outside. It feels as if fall has arrived.

CẤU TRÚC AS IF/AS THOUGH – Giả định thì hiện tại

She walks as if she were a supermodel.

He spends money as if he owned a bank.

He boarded the airplane as those he were a seasoned traveller.

The floods were rising and it was as if it were the end of the world.

I spoke to her today and it sounded as though she was getting a cold.

The airplanes were so close together it looked as if they were going to crash!

Cấu trúc AS IF / AS THOUGH – Giả định quá khứ hoàn thành

It looked as if they had had a shock.

He seemed as if he hadn’t slept for days.

She felt as if all her worries had gone.

They felt as though they had been given the wrong information.

Lập Trình Cấu Trúc Là Gì

Lập trình hướng cấu trúc là gì?

Lập trình hướng cấu trúc hay còn gọi là lập trình hướng thủ tục (Procedure Oriented Programming — POP): là một kỹ thuật lập trình truyền thống, trong đó chương trình được chia thành các hàm (chương trình con)

Mỗi chương trình còn có thể được chia ra nhiều chương trình con khác để đơn giản hóa công việc của chúng. (Quá trình làm mịn)

— Ví dụ chương trình nhập và hiển thị thông tin người dùng sẽ chia thành hai chương trình con là chương trình nhập và xuất, nếu việc nhập thông tin phức tạp thì chương trình nhập thông tin có thể chia ra nhiều chương trình con khác nhau…

Các ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Pascal, C…

Đặc điểm, Tính chất

Chương trình = Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật

Cấu trúc dữ liệu: cách mô tả, tổ chức dữ liệu

Giải thuật: thuật toán, các bước giải quyết bài toán

Để liên kết giữa các hàm với nhau ta thường dùng biến toàn cục hoặc con trỏ.Các tính chất cơ bản của lập trình hướng cấu trúc là:

Tập chung vào công việc cần thực hiện (thuật toán)

Chương trình lớn được chia thành các chương trình con, mỗi chương trình con có thể gọi tới một hoặc nhiều lần theo thứ tự bất kỳ.

Phần lớn các hàm sử dụng dữ liệu chung

Dữ liêu trong hệ thống được chuyển động từ hàm này sang hàm khác.

Hàm biến đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác

Sử dụng cách tiếp cận top-down trong thiết kế chương trình

Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

Tư duy giải thuật rõ ràng.

Đơn giản, dễ hiểu.

Nhược điểm:

Trong lập trình hướng cấu trúc ta thường quan tâm đến việc phát triển các hàm mà ít quan tâm tới dữ liệu — thứ mà chúng dùng để xử lý công việc. (Điều này khiến cho dữ liệu khó kiểm soát)

Không hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn: mỗi cấu trúc dữ liệu chỉ phù hợp với một số giải thuật, khi thay đổi cấu trúc dữ liệu thì giải thuật phải thay đổi theo.

Không phù hợp với các bài toán lớn có nhiều module.

Lập trình cấu trúc là gì? Ưu nhược điểm.

References:

https://en.wikipedia.org/wiki/Procedural_programming