Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
– Các tiếng là: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
– Các từ là:
+ Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và
+ Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự khác nhau
– Tiếng là một âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết.
– Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa tạo thành câu.
– Tiếng cấu tạo thành từ, từ cấu tạo thành câu. Một tiếng được coi là từ khi nó có nghĩa và được cấu tạo thành câu.
II Từ đơn và từ phứcTừ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ hai âm tiết trở lên
– Khác nhau:
+ Từ ghép: được tạo ra bởi các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.
III Luyện tậpCâu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Những từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.
b. Các từ đồng nghĩa: Cội nguồn, gốc tích, …
c. Từ ghép chỉ quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, ông bà, anh em, cậu mợ, cô dì, chú bác, ...
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép để chỉ quan hệ thân thuộc:
– Theo giới tính: Nam trước và nữ sau như ông bà, cha mẹ, anh chị…(ngoại lệ: Cô chú,…)
– Theo bậc: Theo vai vế, người trên trước, người dưới sau như mẹ con, ông cháu (ngoại lệ: Chú bác, cha ông,…)
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
“Bánh + x” với x có thể nêu lên các đặc điểm khác nhau của bánh:
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ láy thút thít để miêu tả tiếng khóc. Tương tự: sụt sùi, nức nở, rưng rức,…
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm từ láy:
a. Tả tiếng cười: Sằng sặc, khanh khách,…
c. Tả dáng điệu: Lom khom,ngênh ngang, lừ đừ,…