Vẽ Hình Cấu Tạo Khí Khổng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Khí Khổng Là Gì? Cấu Tạo Và Cơ Chế Của Khí Khổng

Khí khổng (hay còn gọi là lỗ thở) là một loại tế bào quan trọng của thực vật (chỉ có ở thực vật trên cạn, không có ở thực vật thủy sinh). Khí khổng có ở rất nhiều loài thực vật, đặc biệt là những cây sống ở vùng có khí hậu, thời tiết thuận lợi như ở vùng nhiệt đới.

Khí khổng tập trung chủ yếu qua lá. Trong đó, mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ nhanh khô héo và chết.Khí khổng được bố trí xen kẽ trên màng cutin.

Cấu tạo

Khí khổng là các bào quan có hình hạt đậu. Chúng gồm có 2 thành: thành mỏng và thành dày. Thành mỏng ở bên ngoài, còn thành dày nằm ở bên trong. Chính thành dày hình thành một cái lỗ ở giữa không bao giờ đóng hoàn toàn.

Thoát hơi nước

Khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra khiến thành trong cũng phải cong theo, mở lỗ ở giữa. Còn ngược lại, khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, đóng lỗ giữa (tuy nhiên khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn). Cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng là cơ chế thoát hơi nước chủ yếu và quan trọng nhất của thực vật.

Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Khi cây được chiếu sáng, khí khổng mở: độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

Trao đổi khí

Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí cacbonic khuếch tán vào bên trong lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

Vai trò

Với những hoạt động nói trên, khí khổng có vai trò quan trọng đối với thực vật. Thoát hơi nước có 3 tác dụng chính. Một là, giúp vận chuyển nước và khoáng chất từ rễ lên khắp các cơ quan một cách dễ dàng, từ đó tạo liên kết giữa các bộ phận của cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo. Hai là, tạo điều kiện để khí cacbonic khuếch tán vào lá, bắt đầu quá trình quang hợp. Ba là, hạ nhiệt cho cây. Trong khi đó, khí khổng lại đảm nhận vai trò lớn trong việc thoát hơi nước. Thế nên, khí khổng có vai trò không hề nhỏ đối với giới thực vật. Tuy nhiên, đây cũng là đường gây bệnh cho cây.

Hướng Dẫn Toàn Tập Word 2013 (Phần 17): Hình Vẽ Và Cách Tạo Hiệu Ứng Cho Hình Vẽ

I. Chèn hình vẽ

1. Chọn tab Insert, sau đó nhấp vào lệnh Shapes. Một trình đơn thả xuống các hình vẽ sẽ xuất hiện.

2. Chọn hình vẽ mà bạn mong muốn.

3. Nhấp, giữ và kéo vào vị trí mong muốn để thêm hình vẽ vào tài liệu của bạn.

Nếu muốn, bạn có thể nhập văn bản trong hình vẽ. Khi hình vẽ xuất hiện trong tài liệu, bạn có thể bắt đầu nhập văn bản. Sau đó, bạn có thể sử dụng các tùy chọn định dạng trên tab Home để thay đổi phông chữ, kích thước phông chữ hoặc màu sắc văn bản.

II. Thay đổi kích thước hình vẽ

1. Chọn hình vẽ bạn muốn thay đổi kích cỡ. Khung xử lý kích thước sẽ xuất hiện.

2. Nhấp, giữ và kéo các chấm tròn xử lý cho đến khi hình vẽ đạt kích thước như mong muốn. Bạn có thể sử dụng các chấm tròn xử lý góc để thay đổi chiều cao và chiều rộng của hình vẽ cùng một lúc.

Một số hình vẽ còn có một hoặc nhiều chấm tròn màu vàng được sử dụng để thay đổi hình dạng. Ví dụ: với hình ngôi sao, bạn có thể điều chỉnh độ dài của các điểm.

Để xoay hình vẽ, hãy nhấp, giữ và kéo chấm tròn xoay.

III. Thay đổi thứ tự hình vẽ

Nếu các hình vẽ xếp chồng lên nhau, bạn có thể cần phải thay đổi thứ tự để hình vẽ mong muốn xuất hiện ở phía trước. Bạn cũng có thể để một hình vẽ ở phía trước hoặc phía sau. Nếu có nhiều hình ảnh, bạn có thể sử dụng Bring Forward hoặc Send Backward để tinh chỉnh thứ tự sắp xếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển hình dạng ở phía trước hoặc phía sau văn bản.

1. Nhấp chuột phải vào hình bạn muốn di chuyển. Trong ví dụ, chúng tôi muốn đám mây xuất hiện trước mặt trời, vì vậy chúng tôi sẽ nhấp chuột phải vào đám mây.

2. Trong trình đơn xuất hiện, di chuột qua Bring to Front hoặc Send to Back. Một số tùy chọn thứ tự sẽ xuất hiện. Chọn tùy chọn thứ tự mong muốn. Trong ví dụ, chúng ta sẽ chọn Bring to Front.

3. Thứ tự của hình vẽ sẽ thay đổi.

Trong một số trường hợp, tùy chọn sắp xếp bạn chọn sẽ không ảnh hưởng đến thứ tự của hình vẽ. Nếu điều này xảy ra, hãy thử chọn cùng một lựa chọn một lần nữa hoặc thử một lựa chọn khác.

Nếu bạn có nhiều hình vẽ được xếp chồng lên nhau, có thể sẽ khó chọn một hình vẽ riêng lẻ. Selection Pane cho phép bạn chọn một hình vẽ và kéo nó vào một vị trí mới. Để truy cập vào Selection Pane, nhấn vào ô Selection Pane trên tab Format.

IV. Thay đổi hình dạng

cho phép bạn thay đổi hình vẽ bằng nhiều cách khác nhau để có thể chỉnh sửa chúng cho các dự án của mình. Bạn có thể thay đổi hình vẽ thành một hình dạng khác, định dạng màu sắc và kiểu dáng của hình và thêm hiệu ứng bóng.

A. Thay đổi hình dạng khác

1. Chọn hình bạn muốn thay đổi. Tab Format sẽ xuất hiện.

2. Trên tab Format, bấm vào lệnh Edit Shape. Trong trình đơn xuất hiện, hãy di chuột qua Change Shape và chọn hình vẽ mong muốn.

3. Hình dạng mới sẽ xuất hiện.

B. Thay đổi kiểu dáng

Chọn một kiểu dáng cho phép bạn áp dụng các màu và hiệu ứng sẵn có để nhanh chóng thay đổi hình dạng bên ngoài.

1. Chọn hình vẽ bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, hãy nhấp vào mũi tên thả xuống More trong nhóm Shape Styles.

3. Một trình đơn thả xuống các kiểu sẽ xuất hiện. Chọn kiểu bạn muốn sử dụng.

4. Hình dạng sẽ xuất hiện theo kiểu bạn đã chọn.

C. Thay đổi màu tô của hình vẽ

1. Chọn hình vẽ bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, nhấp vào mũi tên thả xuống Shape Fill. Trình đơn Shape Fill sẽ xuất hiện.

4. Hình vẽ sẽ xuất hiện màu tô đã chọn.

Nếu bạn muốn sử dụng một màu tô khác, hãy chọn Gradient hoặc Texture từ trình đơn thả xuống. Bạn cũng có thể chọn No Fill để cho đường viền không màu.

D. Thay đổi màu đường viền

1. Chọn hình bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, hãy nhấp vào mũi tên thả xuống Shape Outline. Trình đơn Shape Outline sẽ xuất hiện.

3. Chọn màu bạn muốn sử dụng. Nếu bạn muốn làm cho màu đường viền rõ ràng, hãy chọn No Outline.

4. Hình vẽ sẽ xuất hiện màu đường viền đã chọn.

Từ trình đơn thả xuống, bạn có thể thay đổi màu đường viền, độ dày và nét đứt.

E. Thay đổi hiệu ứng bóng

Thêm hiệu ứng bóng vào một hình vẽ có thể làm cho nó xuất hiện như thể nó đang nổi trên trang, tăng thêm sự tương phản giữa hình vẽ và nền.

1. Chọn hình bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, hãy nhấp vào mũi tên thả xuống Shape Effects. Trong trình đơn thả xuống, hãy di chuột qua Shadow và chọn hiệu ứng bóng mà bạn muốn sử dụng.

3. Hình vẽ sẽ xuất hiện cùng với hiệu ứng bóng được chọn.

Để điều chỉnh màu bóng, kích thước, khoảng cách và hơn thế nữa, hãy chọn Shadow Options từ trình đơn thả xuống. Hộp Format Shape sẽ xuất hiện ở phía bên phải của cửa sổ Word, cho phép bạn tùy chỉnh bóng.

V. Hiệu ứng 3D

Có hai loại hiệu ứng mà bạn có thể áp dụng cho hình vẽ để tạo hình dạng 3D: 3-D Rotation và hiệu ứng Bevel. 3-D Rotation cho thấy bạn đang nhìn một vật thể từ một góc độ khác và nó có thể được áp dụng cho bất kỳ hình dạng nào. Hiệu ứng Bevel làm tăng độ dày và cạnh tròn cho hình dạng, nhưng nó không làm việc với tất cả các kiểu hình dạng.

A. Thêm hiệu ứng Rotation 3-D

1. Chọn hình bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, hãy nhấp vào mũi tên thả xuống Shape Effects. Trong trình đơn xuất hiện, di chuột qua 3-D Rotation và chọn hiệu ứng 3-D mong muốn.

3. Hình dạng sẽ xuất hiện trong hiệu ứng Rotation 3-D đã chọn.

Nếu muốn, bạn có thể tùy chỉnh xoay 3 chiều. Chọn 3-D Rotation Options… từ trình đơn thả xuống và ngăn Format Shape sẽ xuất hiện ở phía bên phải của cửa sổ Word. Từ đây, bạn có thể điều chỉnh các giá trị xoay.

B. Thêm góc nghiêng

1. Chọn hình bạn muốn thay đổi.

2. Trên tab Format, hãy nhấp vào mũi tên thả xuống Shape Effects. Trong trình đơn xuất hiện, hãy di chuột qua Bevel và chọn cài đặt sẵn bevel mong muốn.

3. Hình vẽ sẽ xuất hiện trong hiệu ứng bevel đã chọn.

Nếu muốn, bạn có thể tùy chỉnh hiệu ứng bevel. Chọn 3-D Options… từ trình đơn thả xuống. Hộp Format Shape sẽ xuất hiện ở phía bên phải của cửa sổ Word. Từ đây, bạn có thể thay đổi chiều rộng, chiều cao và độ sâu của góc nghiêng. Bạn cũng có thể thay đổi hình dạng của vật liệu để tạo cho nó vẻ ngoài bằng kim loại, nhựa hoặc mờ, cũng như chọn kiểu chiếu sáng để thay đổi cách hình dạng được chiếu sáng.

Cấu Tạo Hệ Thống Khí Thải (Xả)

Hệ thống thoát khí thải trên xe hơi ngày nay thường có dạng ống dẫn tiết diện tròn, gồm nhiều đoạn, kết nối với nhau và được đặt ở gầm xe kéo dài từ động cơ đến đuôi xe, tạo đường dẫn cho khí thải động cơ thoát ra theo hướng nhất định và kiểm soát áp suất thải của động cơ. Hệ thống có thể là dạng đơn ống hay nhiều ống dẫn, tùy thuộc vào thiết kế của động cơ và hệ thống.

Thông thường, khí thải sau khi ra khỏi động cơ phải đi qua các bộ phận : đầu xy-lanh (cylinder head), bộ gom khí thải (exhaust manifold), turbocharger (nếu có), bộ xử lý khí thải (catalytic converter, một hoặc hai bộ) để làm giảm lượng khí độc trong khí thải và cuối cùng là bộ giảm âm nhằm hạn chế tiếng ồn.

Đầu xy-lanh là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống phân phối khí. Nếu chỉ xét hệ thống thải khí, đầu xy-lanhlà nơi bố trí van xả của động cơ, điều khiển quá trình nạp/xả qua trục cam. Đầu xy-lanh cũng là nơi để cổ góp kết nối, tạo nên kết cấu cố định. Đây là vị trí kết nối cứng duy nhất trên toàn bộ ống xả. Các vị trí còn lại được treo trên các gối cao su tổng hợp.

Đây là bộ phận dẫn, gom khí thải (nếu là trên động cơ nhiều xy-lanh), nhằm đưa toàn bộ khí thải về một đường ống duy nhất. Bộ phận này có thể bao gồm các ống dẫn riêng biệt, hoặc có ống thống với nhau nhằm đảm bảo áp suất trên các đường ống khác nhau đều có áp suất gần bằng nhau.

Trên xe phổ thông, các cổ góp thường là gang đúc, nhôm đúc hay thép ống không gỉ. Các loại này thường có hình thức không đẹp, hiệu năng thải không cao (do bề mặt trong không láng mịn, dẫn đến thất thoát động năng của khí thải) và khối lượng khá nặng.

May mắn thay, các hãng sản xuất thứ 3 luôn có những giải pháp triệt để và hiệu quả cho mọi vấn đề của người tiêu dùng. Các bộ cổ góp đẹp, nhẹ và hiệu năng cao luôn sẵn sàng về đến tay người dùng. Các bộ này được thiết kế với các góc hợp lại khá nhỏ, nhằm tăng tối đa hiệu quả xả từ đó giúp tăng lượng hòa khí mới vào xy. Ngoài ra, với các vật liệu cao cấp như thép không gỉ, hay thậm chí là titannium, các bộ góp này giúp giảm thiểu trọng lượng toàn bộ xe, tăng khả năng giải nhiệt của bộ góp. Các bộ góp này thường được bán kèm theo với các hệ thống phía sau như bộ giảm âm và thường sẽ được loại bỏ đi bộ xúc tác khí thải (Catalytic converter). Giá thành, kiểu dáng và hiệu năng của các bộ góp phụ thuộc vào hãng sản xuất và giá thành hoàn thiện.

Đây là bộ phận quan trọng, sử dụng động năng của khí xả để làm quay các cánh quạt, giúp tăng áp suất khí sạch được nạp vào động cơ. Bộ phận này có thể có hoặc không tùy theo thiết kế của toàn bộ động cơ. Sau khi qua bộ phận này, động năng của khí thải bị giảm đi. Nhờ đó, công việc của bộ giảm âm được nhẹ nhàng hơn.

Đây là bộ phận chính và gần như là bắt buộc phải có trên các xe đời mới. Bộ phận này chứa đựng các chất xúc tác nhằm đưa các thành phần độc hại trong khí thải (như NOx, CO, PM, HC,…) tác dụng với vật liệu bên trong ( như vàng, bạch kim, Palladium,…) và chuyển hóa chúng thành những chất khác an toàn với môi trường hơn như nước, CO2,…

Với công suất động cơ ngày càng tăng, dẫn đến áp suất khí thải luôn ở mức cao, việc buộc phải trang bị bộ giảm âm là bắt buộc khi tiếng ồn tạo ra từ khí thải khá lớn cũng như việc ban hành các quy định về tiếng ồn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết cấu chung của bộ phận giảm âm khá đơn giản, theo nguyên tắc, khí thải càng có vận tốc thấp thì càng ít gây ra nhiều tiếng ồn. Chính vì thể, cấu tạo của bộ phận này thường là các ngăn zig zag nhằm buộc khí thải trải qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhều động năng hơn, từ đó khi thoát ra khỏi hệ thống xả, khí thải gần như không gây ra âm thanh rền rĩ nào.

Khí Quyển Là Gì? Cấu Tạo Của Khí Quyển Có Thể Bạn Chưa Biết

Khí quyển là gì? Cấu tạo của khí quyển có thể bạn chưa biết

Khí quyển là gì?

Khí quyển là bầu không khí bao quanh trái đất Nó chứa nhiều loại chất khí và các phân tử của nhiều chất khác. Trong số các loại chất khí, nitơ chiếm 78% oxy 21%, đioxít cácbon 0.03% và agon 0.9%. Bầu khí quyển cũng có các phân tử hơi nước mêtan oxýtnitơ, monoxít cacbon, hyđro, ôzôn, hêli, nêon, kripton và xênon. Ngoài ra, còn có các phân tử cát, khói, phân tử muối.

Khí quyển chứa nhiều chất khí và phân tử

Cấu trúc của khí quyển

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng:

1. Tầng đối lưu

Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.

Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật… Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời nhờ thế mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù mây mưa… Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.

2. Tầng bình lưu

Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ớ độ cao từ 22 – 25 km. Do tia Mặt Trời đốt nóng trực tiếp và ozôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.

Cấu tạo của khí quyển

3. Tầng giữa

Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến – 800C ở đỉnh tầng.

4. Tầng ion (tầng nhiệt)

Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.

5. Tầng ngoài

Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí heli và hyđro, không khí ở tầng này rất loãng.