Vẽ Hình Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất

Nội dung

CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT

“Ngó sâu” vào lòng đất quả là không dễ dàng. Ngay những mũi khoan sâu nhất trên đất liền mới chỉ vượt qua giới hạn l0 km, còn dưới nước, xuyên qua lớp trầm tích, người ta khoan tới nềnbazan không quá 1,5 km. Tuy vậy người ta cũng tìm ra được giải pháp khác. Trong y học, các tia Rơnghen (X quang) cho phép nhìn thấy những bộ phận bên trong cơ thể con người. Tương tự như thế, sóng địa chấn sẽ giúp cho việc nghiên cứu lòng đất. Tốc độ của sóng địa chấn phụ thuộc vào tỷ khối và sự đàn hồi của các tầng nham thạch mà nó đi qua.

Ngoài ra sóng địa chấn phản hồi từ ranh giới giữa các tầng đất đá khác nhau và khúc xạ tại những nơi tiếp giáp này.

Dựa vào những địa chấn đồ ghi lại các dao động của bề mặt Trái Đất mỗi khi có động đất người ta xác định cấu tạo của lòng đất gồm ba phần chính: vỏ cùi(còn gọi là lớpáo hay lớp manti) và nhân.

Độ dày của vỏ không cố định mà thay đổi từ vài kilômét ở các khu vực đại dương cho đến vài chục kilômét tại các vùng núi trên lục địa. Ở những mô hình Trái Đất đơn giản nhất phần vỏ được biểu thị dưới dạng một lớp đồng nhất dày có 35 km. Dưới nữa là lớp cùi kéo dài cho tới độ sâu 2900 km. Cũng như vỏ Trái Đất lớp cùi có cấu tạo phức tạp. Ngay ở thế kỷ XIX người ta đã biết Trái Đất có nhân đặc. Đúng vậy, tỷ khối các lớp đá bên ngoài của vỏ Trái Đất là 2800 kg/m 3 đối với đá granit và gần 3000 kg/m 3 đối với đá bazan, còn tỷ trọng trung bình của hành tinh chúng ta là 5500 kg/m 3. Ngoài ra còn có những thiên thạch sắt với tỷ khối trung bình là 7850 kg/m 3 và có khả năng mức tích tụ sắt còn cao hơn nhiều. Đó là cơ sở để đưa ra giả thuyết nhân của Trái Đất được cấu thành từ sắt. Vào đầu thế kỷ XXI người ta đã thu được những bằng chứng địa chấn đầu tiên về sự tồn tại của nhân như vậy.

Ranh giới giữa nhân và lớp cùi là rõ rệt nhất. Ranh giới này phản xạ rất mạnh sóng địa chấn dọc (P) và sóng địa chấn ngang (S). Dưới ranh giới này, tốc độ của sóng địa chấn P giảm đi đáng kể, còn tỷ khối vật chất gia tăng tù 5600 kg/m 3 đến l0.000 kg/m 3. Sóng S hầu như bị nhân cản lại. Điều này có nghĩa vật chất trong nhân ở trạng thái lỏng.

Còn có những bằng chứng khác củng cố cho giả thuyết về nhân lỏng cấu thành từ sắt của Trái Đất. Cụ thể như vào năm 1905, việc phát hiện ra sự thay đổi từ trường của Trái Đất trong không gian cũng như về cường độ đã dẫn người ta đến kết luận là từ trường được sinh ra trong các tầng sâu của lòng Trái Đất. Ở đó có thể diễn ra những chuyển động tương đối nhanh mà không gây ra những hậu quả thảm khốc. Nguồn phát sinh từ trường chắc chắn hơn cả là nhân sắtlỏng (tức là dẫn điện), nơi xảy ra những chuyển động vận hành theo cơ chế một đinamô (một máy phát điện) tự kích. Trong đó phải có những dòng điện vòng tựa như những vòng dây dẫn của một nam châm điện. Những vòng dòng điện trên phát ra trường địa từ với những thành phần khác nhau.

Trong những năm 30, các nhà địa chất học đã xác định Trái Đất có nhân cứngở trong cùng. Trị số độ sâu của ranh giới giữa nhân trong và nhân ngoài xấp xỉ 5150 km, ở đó có một vùng chuyển tiếp tương đối với chiều dày gần 5 km.

Ranh giới tầng ngoài của Trái Đất tầng thạch quyểnnằm ở độ sâu khoảng 70 km. Thạch quyển (quyển đá) bao gồm vỏ Trái Đất và một phần cùi trên. Tầng này rất rắn tạo thành một khối thống nhất bởi các tính chất cơ học. Thạch quyển bị xẻ thành chừng một chục mảng lớn và tại chỗ tiếp giáp giữa các mảng xảy ra phần lớn những lần động đất.

Dưới thạch quyển, ở độ sâu từ 70 đến 250 km là tầng có độ lưu động và cao được gọi là nhu quyển(quyển mềm) của Trái Đất. Những mảng cứng của thạch quyển bơi trên ”đại dương nhu quyển”.

Tại nhu quyển nhiệt độ vật chất cùi đạt tới gần nhiệt độ nóng chảy của nó. Càng sâu thì áp suất và nhiệt độ càng cao. Trong nhân Trái Đất, áp suất vượt quá 3600 kilôbar, còn nhiệt độ là 6000 o C.

Bài 10 : Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất

Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất va điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2 cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất; vòng sau có bán kính 4 cm, tượng trưng cho cả lõi và lớp trung gian. Lớp vỏ Trái Đất, vì rất mỏng, nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4 cm).

Hướng dẫn giải

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.

Hướng dẫn giải

Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp:

Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

Hướng dẫn giải

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất trong 3 lớp cấu tạo nên Trái Đất. – Độ dày của lớp vỏ thay đổi từ 5 – 70km, tùy thuộc vào vị trí. – Nơi mỏng nhất là đáy đại dương (vực Marian), nơi dày nhất là vùng núi cao trên thế giới (đỉnh Everet)

Vai trò rất quan trọng,là nơi để con người và sinh vật sinh sống,sinh hoạt, hoạt động mỗi ngày

Dựa vào hình 27, hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?

Hướng dẫn giải

Bao gồm có 7 mảng kiến tạo lớn:

+ Mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

+ Mảng Âu – Á

+ Mảng Phi.

+ Mảng Bắc Mĩ.

+ MảngNam Mĩ

+ Mảng Nam Cực.

Dựa vào hình 26 và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

– Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°C.

– Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°C.

– Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°C.

Bài 10: Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất

Dựa vào hình 10, hãy cho biết :

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp. Kể tên và nêu độ dày của từng lớp ?

– Trạng thái từng lớp như thế nào (rắn chắc, quánh, dẻo, lỏng..). Lớp nào có vai trò quan trọng nhất ?

Trả lời :

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp. Đó là các lớp : Lớp vỏ (5-70 km) ; Lớp trung gia (2900km) ; Lớp lõi (3500km)

– Trạng thái của từng lớp :

+ Lớp vỏ : rắn chắc

+ Lớp trung gian : quánh, dẻo

+ Lớp lõi : lỏng

– Lớp vỏ có vai trò quan trọng nhất vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 2 trang 36 SBT Địa lí 6

Hãy cho biết : ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi.

Trả lời :

– Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

– Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành núi.

Câu 3 trang 36 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng nhất.

Vỏ Trái Đất chỉ chiếm có 1% khối lượng của Trái Đất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác nhau như :

a) ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí để các sinh vật và con người tồn tại.

b) đá và đất để con người phát triển trồng trọt và chăn nuôi, khoáng sản để con người phát triển công nghiệp

c) không khí, nước, sinh vật… và cả xã hội loài người.

Trả lời :

c) không khí, nước, sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 1 trang 37 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Quan sát hình 27 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết :

– Địa mảng nào tách xa địa mảng Âu-Á ở phía Tây.

– Về phía Nam, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng nào.

– Về phía Đông, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng nào.

Trả lời :

– Địa mảng tách xa địa mảng Âu-Á ở phía Tây : Mảng Bắc Mĩ

– Về phía Nam, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng : Mảng Phi và mảng Ấn Độ

– Về phía Đông, địa mảng Âu-Á xô vào những địa mảng : Mảng Thán Bình Dương

Câu 2 trang 37 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Dựa vào trạng thái cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự vận động tự quay của Trái Đất. Hãy giải thích vì sao Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt (bán kính ở Xích đạo 6378 km, ở cực là 6358 km, hay chu vi ở Xích đạo là 40075 km, ở cực là 40008 km).

Trả lời :

– Do Trái Đất cấu tạo từ các mảng gần kề nhau (lớp đất đá mềm) dưới áp luc của khí quyển tác dụng nên nó tạo nên hình dạng hoàn chỉnh là hình cầu

– Do ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo có đường kính lớn hơn so với đường kính đi qua hai cực làm Trái Đất phình ra ở Xích đạo. Hay nói cách khác, hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở Xích đạo.

Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành núi, đồng thời ở đó cũng sinh ra hiện tượng núi lửa phun và động đất.

a) Đúng

b) Sai

Trả lời :

Bài 10. Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất (Địa Lý 6)

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất a. Lớp vỏ – Độ dày :Từ 5 km đến 70 km – Trạng thái : Rắn chắc. – Lớp vỏ mỏng nhất,nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống,hoạt động của xã hội loài người. -Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC b. Lớp trung gian – Độ dày gần 3000km – Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. – Khoảng từ 1500 -4700oC. c. Lớp nhân (lõi) – Độ dày :trên 3000 km. -Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong. – Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.

Hinh 26. Cấu tạo bên trong của Trái Đất và Hình 27. Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất – Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. – Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. – Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 31 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 26 (trang 31 SGK Địa lý 6) và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất. + Lớp vỏ – Độ dày :Từ 5 km đến 70 km – Trạng thái : Rắn chắc. – Lớp vỏ mỏng nhất,nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống,hoạt động của xã hội loài người. -Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC + Lớp trung gian – Độ dày gần 3000km – Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. – Khoảng từ 1500 -4700oC. + Lớp nhân (lõi) – Độ dày :trên 3000 km. -Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong. – Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.

? (trang 33 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 27 (trang 32 SGK Địa lý 6) hãy nêu số lượng các mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào? Bao gồm có 7 mảng kiến tạo lớn: +Mảng Thái Bình Dương +Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a +Mảng Âu – Á +Mảng Phi. +Mảng Bắc Mĩ. +MảngNam Mĩ +Mảng Nam Cực.

? (trang 33 SGK Địa lý 6) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp. + Lớp vỏ – Độ dày :Từ 5 km đến 70 km – Trạng thái : Rắn chắc. – Lớp vỏ mỏng nhất,nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống,hoạt động của xã hội loài người. -Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC + Lớp trung gian – Độ dày gần 3000km – Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất. – Khoảng từ 1500 -4700oC. + Lớp nhân (lõi) – Độ dày :trên 3000 km. -Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong. – Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.

? (trang 33 SGK Địa lý 6) Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. – Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. – Lớp vỏ Trái Đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. – Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.