Vẽ Cấu Tạo Hoa Râm Bụt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Hoa Dâm Bụt Là Gì? – Đặc Điểm, Phân Loại Và Cách Trồng Cây Dâm Bụt

Hoa dâm bụt là gì ?

Tên thường gọi: Hoa râm bụt, hoa dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus syriacu

Họ: Cẩm quỳ

Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á

Hoa dâm bụt hay còn gọi là hoa râm bụt, có tên khoa học là Hibiscus rosa – senensis thuộc họ cẩm quỳ có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Hoa dâm bụt được trồng rất phổ biến ở các làng quê Việt Nam từ xưa cho đến nay, với công nghệ tiên tiến như hiện nay hoa dâm bụt được lai tạo thành nhiều giống mới có màu sắc khác nhau, nên rất được ưa chuộng.

Đặc điểm của cây hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt thuộc dạng cây thân gỗ, phân nhánh nhiều, lá cây màu xanh, viền có răng cưa, lá mọc xen kẽ nhau. Hoa dâm bụt có thể nở quanh năm nhưng thường nở rộ từ tháng 5-7 hàng năm, hoa nở đã xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông đón một mùa hè ấm áp, tràn ngập ánh nắng. Những bông hoa có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng, đỏ, hồng, cam…đua nhau khoe sắc. Hoa râm bụt to mọc đơn ở từng nách lá, những cánh hoa nhẹ nhàng mang màu sắc trẻ trung, tươi tắn.

Đặc điểm sinh thái của hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt thuộc dạng cây thân gỗ lá rụng, phân nhánh nhiều thường mọc thành bụi, có chiều cao trung bình khoảng 3 -4m.

Lá đơn có hình bầu dục, ở viền có răng cưa, thường mọc xen kẽ nhau.

Hoa dâm bụt có kích thước tương đối lớn, thường mọc ở các nách lá, hoa có màu sắc rất đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,…

Quả của cây dâm bụt thường có hình trứng, có màu nâu nhạt, quả có 5 thùy khô bên trong mỗi thùy có chứa hạt.

Đặc điểm sinh trưởng

Dâm bụt là loài cây ưa ánh nắng, có thể thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, thoáng gió.  Đặc biệt hoa dâm bụt không chịu được bóng, nếu không đủ ánh sáng cây sẽ kém phát triển và khó ra hoa.

Cách chăm sóc cây rất đơn giản, dễ ra hoa,có thể nở quanh năm nhưng  nở rộ và nhiều nhất vào mùa hè từ tháng 5 – 7.

Ý nghĩa của cây dâm bụt

Đối với quan niệm dân gian thời xưa của Việt Nam hoa dâm bụt thường dùng để ám chỉ những người con gái không đàng hoàng, lẳng lơ, không chung thủy. Vì vậy, hoa dâm bụt dùng để trang trí, làm đẹp cho căn nhà, ít được sử dụng để làm quà tặng. Tuy nhiên ngược lại ở Malaysia và các nước phương Tây người ta lại rất tôn vinh loài hoa dâm bụt này. Ngoài ra, hoa dâm bụt được trồng rất nhiều tại Hàn Quốc và được người dân ở đây xem như loài hoa quốc dân của Hàn Quốc, giống dâm bụt Hibiscus Brackenridgei được xem là nét biểu trưng đại diện cho đảo Hawaii. Người dân ở các nước này quan niệm rằng hoa dâm bụt trong phong thủy là loài hoa mang ký ức, hoài niệm, biểu tượng của những hồi ức tuổi thơ, trong sáng và êm đềm. Đồng thời, nó cũng mang lại sự may mắn, hạnh phúc tài lộc đến bên bạn.

Mỗi màu sắc của hoa dâm bụt lại có những ý nghĩa khác nhau đối với mỗi nền văn hóa.

Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng nữ tính của người con gái

Màu đỏ là màu của sự đam mê cháy bỏng.

Màu vàng mang lại sự may mắn, niềm hy vọng vào cuộc sống.

Màu tím mang trong mình sự huyền bí, cao quý.

Tác dụng của hoa dâm bụt

Trang trí

Không quá ngát hương như hoa hồng nhưng hoa dâm bụt là một loại luôn biết cách khoe nét đẹp của mình. Loài hoa thân thuộc, gần gũi là sự lựa chọn lý tưởng trồng để trang trí sân vườn, ban công, hàng rào…

Với vẻ đẹp đặc biệt vốn có của mình, từ xưa hoa dâm bụt đã được sử dụng để trang trí nhà cửa, đặc biệt có thể trồng cây dâm bụt thay cho hàng rào và cổng. Dâm bụt có tác dụng hút khí độc giúp ngôi nhà của bạn có bầu không khí trong lành và có khả năng che nắng điều hòa nhiệt độ hiệu quả.

Công dụng trong y học

Hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình nên được sử dụng để kết hợp với những loại trà có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và sát trùng.

Ngoài ra, hoa dâm bụt có khả năng làm giảm chứng bệnh cao huyết áp và điều trị chữa trị các bệnh về tim.

Các loại hoa dâm bụt được ưa chuộng hiện nay

Hoa dâm bụt thái

Ngoài vẻ đẹp sang trọng của mình, hoa dâm bụt thái còn có công dụng thanh lọc bầu không khí trong lành, hấp thụ khí độc hại dâm bụt thái thường được lựa chọn trồng nhiều ở sân vườn, công viên, nhà hàng, khách sạn,…

Hoa dâm bụt lùn

Với chiều cao chỉ từ 30 – 45cm khá nhỏ nhắn, lá xanh, hoa có kích thước lớn, rất dễ chăm sóc và rất siêng ra hoa nên hoa dâm bụt lùn rất được ưa chuộng để trang trí trong nhà.

Hoa dâm bụt đơn màu đỏ

Đây là giống hoa truyền thống của Việt Nam, nên từ xưa đến nay vẫn luôn được ưa chuộng bởi màu đỏ may mắn, cũng như cách chăm sóc không quá cầu kỳ, có thể chịu được những thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam.

Cách trồng và chăm sóc cây dâm bụt lớn

Cách trồng

Cây hoa dâm bụt lớn rất dễ trồng, không cần quá phức tạp cầu kỳ giống những loài hoa khác. Bạn có thể trồng cây dâm bụt theo 2 cách gieo hạt hoặc giâm cành. Đối với những loài dâm bụt lớn, sử dụng phương pháp giâm cành là thích hợp nhất để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đối với những loài dâm bụt kiểng lùn nên sử dụng phương pháp gieo hạt.

Chuẩn bị đất

Bạn có thể trồng hoa dâm bụt trong chậu hoặc có thể cắm trực tiếp xuống đất nếu có vườn rộng, đối với cây dâm bụt lớn bạn nên chọn cách trồng trực tiếp xuống vườn để rễ cây có thể phát triển mạnh, hoặc nên sử dụng chậu rộng để cây không bị gò ép khi sinh trưởng. Trước khi tiến hành giâm cành bạn nên làm tới đất ra, nên chọn những loại đất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát hơi nước tốt. Sử dụng thêm phân chuồng hoai mục để làm tăng hàm lượng vi sinh và chất dinh dưỡng trong đất.

Chọn cành dầm

Nên chọn những cành to, chắc khỏe, thân không bị nấm và có những dấu hiệu của sâu bệnh để dâm. Sau đó tiến hành cắt tỉa bớt lá và những cành còn thừa ra.

Giâm cành

Việc sau cùng, bạn chỉ cần cắm cành đã tỉa xuống đất đã được làm sẵn từ 20 – 30cm là đủ, sau đó tiến hành tưới đẫm nước cho cây.

Cách chăm sóc

Tưới nước: Trong 20 -25 ngày đầu là thời kỳ cây đang mọc rễ vì vậy cần phải chú ý cung cấp đủ nước cho cây, để rễ cây có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh. Thông thường, nên tưới 2 lần/ngày, vào những ngày khô nhiệt độ cao, vào những ngày mưa nên giảm lượng tưới xuống, chú ý thoát nước nước cho cây, tránh tình trạng cây bị thối rễ.

Bón phân: Dâm bụt có khả năng sinh trưởng tốt nên cũng không yêu cầu quá cao về phân bón. Nhưng để hoa nở quanh năm, và cho hoa đẹp hơn cũng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây, nhất là trong thời kỳ cây đang sinh trưởng nên bón phân từ 1 – 2 lần/tháng cho cây hấp thụ, thời kỳ này chỉ cần bổ sung phân hữu cơ  cho cây là được. Tới thời kỳ cây ra hoa, tiến hành bón phân Kali với lượng phụ hợp cho dâm bụt.

Tỉa cây: Đối với giống dâm bụt lớn, cành phát triển rất nhanh vì vậy cần tiến hành tỉa bớt cành để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra cây để có thể phát hiện kịp thời những sâu bệnh xuất hiện ở cây để kịp thời phát hiện và phòng trừ trước khi chúng lây lan nhanh.

Kết.

Hướng Dẫn Vẽ Tranh Hoa Hướng Dương Đẹp

Cách vẽ tranh hoa hướng dương đẹp

Bắt đầu với một chữ C cho trung tâm của bông hoa đầu tiên. Bông hoa này sẽ được đặt sang một bên, vì vậy trung tâm là một hình bầu dục thay vì hình tròn.

Để khoảng trống cho chữ C này để thêm một vài cánh hoa. Các cánh hoa có hình dạng tam giác tuy nhiên các cánh hoa có độ cong nhẹ nhàng.

Thêm tiếp các cánh hoa xung quanh, đều là hình dạng tam giác nhưng hơi cong. Một số dài hơn, một số ngắn hơn, chồng lên nhau và tiếp tục như thế thành nhiều lớp xung quanh tâm hoa.

Tiếp tục thêm cánh hoa đến khi bạn cảm thấy độ dày cánh hoa như vậy là hợp lí. Hãy cố gắng làm các cánh hoa có độ cong hợp lí.

Thêm những chiếc lá có dạng nhỏ và dài hơn vào phía sau bông hoa đã phác thảo. Nhụy hoa là các đường kẻ chéo chồng lên nhau ở giữa, mặt viền ngoài là các hình tròn xếp dần lên nhau.

Vẽ thân và lá trên thân hoa. Thân hoa là 2 đường song song kéo dài xuống dưới với đường cong nhẹ nhàng để tạo sự mềm mại, chân thực cho bức tranh. Lá hoa có các đường vân ziczac ở một cạnh bên.

Tiếp đến là bông hoa hướng dương thứ 2 với trung tâm là hình tròn hướng về phía trước. Tiếp tục bằng các cánh hoa xung quanh tâm hoa, các dáng cánh hoa có hình giọt nước những có độ cong uốn lượn cho chân thực.

Bông hoa này sẽ đứng sau bông hoa ban đầu nên các cánh hoa của nó sẽ bị khuất về sau. Tiếp đó là vẽ thân và lá hoa.

Kế tiếp vẽ một hình bầu dục nhỏ, đây là một nụ hoa nhỏ, ngay bên cạnh bức tranh. Đầu tiên vẽ một đáy tròn cho nó, sau đó bắt đầu thêm một vài lá và cánh hoa xung quanh nó. Sau đó cho nó một thân cây.

Thêm một nụ hoa nữa bên trên với các cách vẽ tương tự như trên. Tuy nhiên để tạo sự mới mẻ cho nó thì phần nhụy hoa sẽ được thay bằng nụ hoa đang chuẩn hé nở, có dạng cuộn trong quanh chồi. Sau đó vẽ thân cho nó và một số lá quanh nụ.

Tô màu thêm màu tùy theo sở thích của mình, ở đây cánh hoa được vẽ màu vàng, lá và thân màu xanh, nhụy hoa màu nâu.

Cấu tạo và ý nghĩa của hoa hướng dương

Hoa hướng dương là loại hoa thuộc họ cúc và cấu trúc của loài hoa này có nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên phải kể đến hình dạng của bông hoa hướng dương. Những cánh hoa bên ngoài màu vàng bao bọc nhụy hoa và khi lớn lên nhụy hoa sẽ trở thành “hạt hướng dương”.

Một đặc điểm vô cùng đặc trưng của loài hoa này và cũng được thể hiện trong chính cái tên của nó đó là hướng dương – luôn hướng về phía mặt trời. Thân cây cho phép chúng uốn theo hướng mặt trời từ Đông sang Tây trong ngày theo chu kỳ của mặt trời. Các cây hoa hướng dương luôn hướng về phía Đông cho một khởi đầu mới, để được sưởi ấm từ mặt trời nhằm thu hút các côn trùng thụ phấn.

Vậy bây giờ hãy bắt tay ngay vào sáng tạo cho bản thân những bức tranh hoa hướng dương thật đẹp nào.

Cấu Tạo Của Vòi Hoa Sen

Sen tắm…

Và vòi lavabo đều là những thiết bị vệ sinh thân thuộc có tần suất sử dụng thường xuyên

Trước hết, khi nhìn bao quát một bộ sen tắm bao gồm: thân sen, dây sen, bát sen, cài sen và chân sen, có thể nói thân sen là bộ phận quan trọng nhất và mang chức năng chủ yếu trong một chiếc vòi sen. Nguyên liệu sử dụng khi sản xuất bộ phận này thường là đồng thau. Chi tiết cấu tạo của thân sen được chia ra thành các tiểu mục nhỏ như: tay sen, nén sen, chụp sen, rút sen, lõi sen và chân sen.

Thân sen thường được sản xuất từ đồng thau – nguyên liệu bền chắc, thân thiện và an toàn cho người sử dụng

 Lõi sen: hay còn gọi là ti van hay van cartridge đóng mở nước. Khi bạn đóng mở tay sen trên bộ sen vòi thì đó chính là gián tiếp tác động vào lõi sen và đóng mở đĩa sứ trộn 2 nguồn nóng – lạnh của bộ chia nước.

Van cartridge từ nguyên liệu bằng sứ giúp xử lý trơn tru 2 nguồn nóng lạnh và tránh những “tai nạn” đáng tiếc xảy ra

Tay sen là bộ phận bạn hay cầm nắm để mở nước từ bộ sen vòi. Tay sen được gắn trực tiếp với lõi sen bằng bu lông và ốc vít có tác dụng mở và khóa van nước của lõi sen.

Rút sen là bộ phận khi tác động vào giúp chia nước ra làm 2 phần: 1 phần dẫn xuống vòi và một phần nước sẽ dẫn lên bát sen. Vậy khi kéo rút sen lên thì nước sẽ xuống đầu vòi chảy ra ngoài, còn nếu nhấn rút sen xuống thì nước sẽ chảy lên phía vòi hoa sen.

Nén sen và chụp sen là bộ phận để giữ cố định lõi sen. Vị trí của 2 bộ phận này nằm sát bên dưới tay sen vòi

Chân sen là bộ phận gồm 2 chân hình chữ Z, gắn từ thân vòi sen vào tường nhà bạn. Một bên chân sen sẽ gắn với đầu nguồn nước nóng còn một bên sẽ gắn với đầu nguồn nước lạnh. Sở dĩ bộ phận chân sen này cần thiết vì chân sen là vật giúp lắp đặt dễ dàng và dung sai khoảng cách cố định giữa hai nguồn nước có thể xê dịch.

Thông tin về cấu tạo của vòi sen là cẩm nang hữu ích cho bạn và gia đình

Mặt khác, đối với những lỗi khó khắc phục từ bản thân sản phẩm, đừng ngần ngại và liên hệ ngay với nhà sản xuất và yêu cầu chính sách bảo hành của vòi sen. Khi mua thiết bị sen vòi của Senziny Việt Nam, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hành trong 5 năm cho thân vòi và lớp mạ. Bất cứ khi nào sản phẩm gặp lỗi trục trặc, hãy nhấc điện thoại lên và liên lạc với chúng tôi qua Hotline: 0932.38.1080 hoặc truy cập website: chúng tôi  để nhận được sự phục vụ tận tình của đội ngũ tư vấn.

QÚY KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO BÀI VIẾT LIÊN QUAN BÊN DƯỚI

Cấu Tạo Các Thành Phần Của Hoa

Cấu tạo các thành phần của hoa 1.2.1. Đế hoa Đế hoa là phần đầu tận cùng của cuống hoa, thường phình to ra mang bao hoa và các bộ phận sinh sản. Ở những dạng nguyên thủy, đế hoa thường dài và có dạng hình nón (hoa Ngọc lan ta, Dạ hợp). Trong quá trình phát triển của thực vật, đế hoa có xu hướng thu ngắn lại, trở thành đế phẳng, hoặc có khi lõm lại thành hình chén (Hoa hồng). Có trường hợp đế hoa phát triển thành một bộ phận riêng mang nhụy gọi là cột nhụy (hoa Ngọc lan) hoặc mang cả nhị và nhụy, gọi là cột nhị – nhụy (hoa Lạc tiên, Dâm bụt). Ngoài ra, đế hoa có thể mang một bộ phận dày và nạc gọi là đĩa mật, bao gồm các tuyến mật tập trung lại. Sự có mặt của đĩa mật là một biểu hiện cho sự thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số loài hoa. 1.2.2. Đài hoa (Kalyx – K) Là bộ phận ngoài cùng của hoa và làm nhiệm vụ che chở, các lá đài thường có màu lục, hình dạng giống lá, đôi khi có dạng tam giác, dạng sợi, dạng vảy… và màu sắc tương đối phong phú. Trong một số trường hợp đài có màu sắc giống với cánh hoa. Các lá đài có thể tách rời nhau, gọi là đài phân (hoa Cải, Phượng vĩ…) có thể dính lại Hình 4.1. Sơ đồ cắt dọc của hoa lưỡng tính 1. Đế hoa; 2. Vết gắn các bộ phận bao hoa; 3. Đài hoa; 4. Tràng hoa; 5. Chỉ nhị; 6. Bao phấn; 7. Bộ nhị; 8. Bầu; 9. Vòi nhuỵ; 10. Núm nhuỵ; 11. Bộ nhuỵ (Nguồn: T. Elliot Weier, C. Ralph Stocking, 1982) 90 với nhau, gọi là đài hợp (hoa Rau muống, Dâm bụt), trong trường hợp đó phần dính lại làm thành ống đài, phần trên gọi là thùy của đài, ống đài có thể dài hoặc ngắn và khác nhau tùy loài… Số lượng các lá đài ở trong hoa có thể thay đổi thường là 3 (hoa của thực vật 1 lá mầm); hoặc là 4, 5 (hoa của thực vật 2 lá mầm). Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở (hoa Thuốc phiện), hoặc cùng tồn tại và phát triển với hoa và quả (hoa các cây họ Cà…). Ở một số cây, ngoài vòng đài chính còn có vòng đài phụ (họ Bông…) Về nguồn gốc các đài phụ có thể do các lá kèm của đài biến đổi thành (Hoa hồng) hoặc do các lá bắc con biến đổi thành (các cây trong họ Bông). Đài hoa có thể có những biến đổi đặc biệt: có thể biến đổi thành lông (các cây họ Cúc) hoặc phát triển thành cánh của quả (cây Chò, cây Sao…) để làm bộ phận phát tán quả. Về hình dạng và cấu tạo giải phẫu, đài là bộ phận ít chyên hóa nhất của hoa và gần với lá dinh dưỡng nhất. Nhu mô đồng hóa của các lá đài thường có cấu tạo đồng nhất không phân biệt thành nhu mô giậu và mô xốp, chúng có chức năng bảo vệ hoa và duy trì chức năng quang hợp vì có chứa sẵn lạp lục, số lượng các bó dẫn của đài thường bằng số lượng bó dẫn trong lá dinh dưỡng. 1.2.3. Tràng hoa (Corolla – C) Tràng hoa là bộ phận phía trong của đài, thường có màu sắc sặc sỡ và có hương thơm để hấp dẫn sâu bọ giúp cho sự thụ phấn. Tràng hoa thường gồm những mảnh có màu gọi là cánh hoa (cánh tràng). Màu sắc của cánh hoa có thể do các chất antoxyan hoà tan trong dịch tế bào, hoặc do các chất màu chứa trong các lạp màu. Cánh hoa trong một số trường hợp có thể có hương thơm do biểu bì tiết ra các chất dầu thơm (hoa Hồng, Nhài, Ngọc lan, Bưởi…). Số lượng các cánh hoa ở các họ thực vật ở mức tiến hoá thấp, thường nhiều và không cố định. Nhưng ở các họ thực vật ở mức tiến hoá cao hơn, số lượng cánh hoa đã giảm xuống và thường là 4,5 hay bội số của 4,5 (hoa cây thực vật 2 lá mầm) hoặc 3 hay bội số của 3 (hoa cây thực vật 1 lá mầm). Số lượng cánh hoa thường tương ứng với là đài, từ đó ta có các khái niệm về hoa mẫu 3, mẫu 4, mẫu 5. Hình 4.2. Một số kiểu đài hoa 1,2. Đài hợp hình ống; 3. Đài phụ và đài chính đều, hợp; 3. Đài hình môi; 5. Đài biến đổi thành lông; 6. Đài đồng trưởng; 7. Đài rời, đều. (Nguồn: Denis Bach, 1945) 91 Về kích thước, các cánh tràng thường có kích thước lớn hơn đài hoa. Mỗi cánh hoa thường gồm một phiến rộng ở phía trên, gọi là phiến và một phần thu hẹp ở dưới gọi là móng (hoa Phượng vĩ). Các cánh hoa có thể tách rời nhau (cánh phân); hoặc dính nhau (cánh hợp) tạo thành ống tràng ở phía dưới và phía trên rời nhau gọi là các thùy tràng, thùy tràng có số lượng tương ứng với số mảnh cánh hoa đã dính lại. Tùy theo mức độ và các kiểu dính nhau tràng hợp có thể hình ống (hoa cây họ Cúc), hình phễu (hoa Rau muống, Bìm bìm), hình đinh (hoa Trang), hình bánh xe (hoa các cây họ Cà), hình môi (các cây họ Hoa môi); hình thìa lìa (các cây họ Cúc)… Đài và tràng kết hợp với nhau tạo thành bao hoa (perigonium – P), thường bao hoa có thể phân hóa thành đài và tràng rõ rệt, nhưng trong một số trường hợp chưa phân hóa rõ, các bộ phận của bao hoa đều giống lá đài (hoa Dừa) và các bộ phận của bao hoa giống với cánh tràng (hoa Huệ…). Khi hoa nở, các cánh hoa rời cũng như các thùy tràng (trong trường hợp hoa cánh hợp) có thể giống nhau về hình dạng và kích thước (hoa đều) cũng có thể khác nhau (hoa không đều). Trong một số trường hợp, các cánh hoa có thể mang các phần phụ hình vảy hoặc hình sợi (hoa Trúc đào, hoa Lạc tiên…) những phần phụ này có thể phát triển thành một tràng phụ (hoa Thiên lý, hoa Náng trắng…). Đôi khi các cánh hoa lai kéo dài thành một cái cựa, có thể chứa tuyến mật (hoa Phong lan). Về mặt cấu tạo giải phẫu, các cánh hoa thường mỏng hơn lá đài thường gồm 3 hoặc 4 lớp tế bào, đôi khi chỉ gồm 2 lớp biểu bì trên và dưới, giữa 2 lớp biểu bì là các tế bào không chứa diệp lục, giữa các tế bào có các khoảng gian bào. Các cánh hoa thường chỉ có một bó mạch. Hình 4.3. Các kiểu tràng hoa rời 1.Tràng hình hoa hồng; 2. Tràng hình hoa cẩm chướng; 3A.B. Tràng hình chữ thập; 4. A.B. Tràng hình bướm; 5. Tràng hình hoa lan. (Nguồn: Denis Bach, 1945) 92 1.2.4. Nhị hoa (Androeceum – A) Nhị hoa là cơ quan sinh sản đực của hoa, tập hợp các nhị ở trong hoa hình thành nên bộ nhị. Số lượng nhị trong bộ nhị có thể thay đổi: từ rất nhiều trong các họ thấp (Ngọc lan, Sen, Súng, Hoa hồng), giảm đi và cố định ở các họ tiến hoá hơn, số lượng các nhị thường là 4,5 hoặc bội số của 4,5 (thường gặp ở các cây thực vật 2 lá mầm) và 3 hoặc bội số của 3 (Thường gặp ở các cây thực vật 1 lá mầm) cũng có khi giảm xuống chỉ còn 1 (họ Gừng) hoặc 1/2 (họ Hoàng tinh). Nhị hoa trong trường hợp điển hình thường gồm 2 phần chính: Chỉ nhị và bao phấn, bao phần thường gồm hai ô phấn (nửa bao phấn) ngăn cách với nhau bởi trung đới. Những nhị có chỉ nhị loe rộng hoặc hình bản có thể có nhiều bó dẫn hơn (3 – 5 hoặc 7 bó). Hình 4.5. Cấu tạo một nhị hoa chúng tôi phấn; 2. Chỉ nhị A. Bao phấn đính gốc B. Bao phấn đính lưng a. Chỉ nhị: Thường đính trên đế hoa, hoặc có khi đính trên tràng (thường gặp ở những hoa có cánh hợp), chỉ nhị có thể dài hoặc ngắn, trong một số trường hợp chỉ nhị rất ngắn khiến cho bao phấn gần như đính trực tiếp trên đế hoa. Chỉ nhị có thể đơn hoặc phân nhánh, trên mặt cắt ngang chỉ nhị có hình tròn hoặc trái xoan, hoặc đôi khi có dạng bản dẹp như lá. Cấu tạo của chỉ nhị rất đơn giản: phía ngoài có biểu bì bao bọc, dưới biểu bì thường có 2 – 3 lớp tế bào mô mềm, màng mỏng. Một bó dẫn duy nhất nhất nằm ở giữa, trong đó libe phát triển kém hơn,sau đó bó dẫn tiếp tục chạy và trung đới, đôi khi ở đó nó được phân nhánh ra b. Trung đới Là phần kéo dài của chỉ nhị vào trong bao phấn, nó ngăn cách giữa 2 nửa bao phấn. Đôi khi trung đới có thể kéo dài vượt quá bao phấn tạo thành một mào lông (như ở hoa Trúc đào) hoặc thành một tuyến (gạo sen ở hoa Sen). c. Bao phấn Bao phấn có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình thận, hình thuôn dài, hình mũi tên… Mỗi bao phấn thường gồm 2 (hoặc1) nửa bao phấn (ô phấn). Mỗi nửa bao phấn khi còn non thường gồm 2 túi phấn bên trong chứa hạt phấn nhưng khi chín, 2 túi phấn đó thường thông với nhau thành một. Như vậy, túi phấn tương đương với túi bào tử nhỏ ở thực vật hạt trần. Khi bao phấn chín, thường nứt theo nhiều kiểu khác nhau: kiểu nứt dọc (phổ biến ở nhiều cây) hoặc mở ra bằng lỗ ở đỉnh (một số cây trong họ Cà) hoặc mở bằng các mảnh van như lưỡi gà (các cây trong họ Long não). Trong trường hợp bao phấn nứt dọc, kẽ nứt có thể quay vào phía trong, đó là bao phấn hướng trong, kẽ nứt quay ra phía ngoài gọi là bao phấn hướng ngoài. Bao phấn được đính vào chỉ nhị theo nhiều kiểu khác nhau: bao phấn đính gốc – bao phấn thường nằm trên đỉnh của chỉ nhị; bao phấn đính lưng – bao phấn đính vào chỉ nhị ở một điểm của trung đới và phần lưng của bao phấn nằm trên đỉnh của chỉ nhị. + Cấu tạo của bao phấn và hạt phấn Hình 4.6. Một số kiểu nứt của bao phấn 1,2. Nứt dọc; 3-6. Các kiểu nứt lỗ; 7,9. Nứt lưỡi gà (Nứt van); 8. Nứt ngang. 94 Bao phấn: màng bao phấn gồm nhiều lớp tế bào bao lấy các nửa bao phấn (ô phấn); lớp ngoài cùng của bao phấn là các tế bào biểu bì – đó là những tế bào nhỏ, dẹp. Dưới biểu bì là những tế bào vòng cơ, gồm những tế bào có màng dày hóa gỗ hình chữ V, còn mặt ngoài vẫn bằng cellulose, các tế bào này giúp cho việc mở bao phấn. Lớp trong cùng của vách bao phấn là tầng nuôi dưỡng, tầng này nằm sát ngay ô phấn và tham gia vào việc nuôi dưỡng tế bào mẹ hạt phấn cũng như hạt phấn sau này, các tế bào của tầng nuôi dưỡng có kích thước tương đối lớn, màng mỏng và rất giàu chất tế bào. Hạt phấn: hạt phấn được hình thành từ các tế bào mẹ hạt phấn (nguyên bào tử). Mỗi tế bào mẹ hạt phấn, bằng hình thức phân chia giảm nhiễm cho ra 4 bào tử, tức 4 hạt phấn đơn bội. Hạt phấn thường có dạng hình cầu, kích thước vào khoảng 10 – 15 m, thường có màu vàng nhạt. Về mặt cấu tạo, hạt phấn thường có 2 lớp màng, lớp màng ngoài dày, bằng cutin, trên bề mặt có những khe rãnh lỗ gọi là lỗ nảy mầm, số lượng rãnh và lỗ thay đổi khác nhau tùy từng loài, ở một số cây thuộc họ Cúc, họ Bông mặt ngoài thường có những gai nhỏ; lớp màng trong của hạt phấn thường mỏng hơn và bằng pectin, thường dày lên trước các lỗ nảy mầm. Bên trong hạt phấn là 2 tế bào: tế bào dinh dưỡng lớn – về sau sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào nhỏ hơn là tế bào phát sinh sau sẽ cho ra 2 tinh tử, hạt phấn ở giai giai đoạn phát triển thành 2 tế bào như vậy tương ứng với thể giao tử đực.