Van Tim Cấu Tạo Từ Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Câu Hỏi 62: Van Tim Là Gì? Bệnh Van Tim Là Gì?

Quả tim bình thường có 4 buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều người ta gọi là các van tim. Giữa nhĩ trái và thất trái được ngăn với nhau bởi van hai lá cho máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể. Giữa nhĩ phải và thất phải ngăn cách với nhau bởi van ba lá cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải, dòng máu từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy. Như vậy quả tim bình thường có 4 cấu trúc van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá đảm bảo cho dòng máu luân chuyển theo một chu trình sinh lý.

Hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì một nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dầy lên, dính vào nhau, hoặc vôi hóa (như trong bệnh van tim do thấp) hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, đứt (như trong nhồi máu cơ tim) làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim. Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu, hiện tượng này gọi là hẹp van tim. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim. Các tổn thương trên có thể gặp ở tất cả các van tim, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải . Các tổn thương van tim (hẹp hoặc/và hở van) đều có thể gây ra các rối loạn huyết động (tức là rối loạn lưu chuyển máu) và dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.

Nguyên nhân gây bệnh lý van tim thường gặp nhất ở Việt Nam là thấp tim. Thấp tim thường gây dày dính, co kéo, vôi hóa hệ thống van tim, làm cho van bị hẹp, lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây bệnh cảnh hẹp – hở van, thường gặp nhất là van hai lá và van động mạch chủ. Các nguyên nhân gây bệnh lý van tim ít gặp hơn như bẩm sinh (do sa van), do nhồi máu cơ tim (đứt dây chằng cột cơ gây hở van tim thường gặp nhất là van hai lá), do giãn các buồng tim trong bệnh lý suy tim do tăng huyết áp, bệnh cơ tim chu sản, bệnh cơ tim giãn vô căn….

Các Loại Van Tim Và Bệnh Van Tim Thường Gặp

A- A+

Van tim là những “cánh cửa” giữa các buồng tim để giữ cho máu lưu thông theo một chiều nhất định. Một số bệnh van tim thường gặp như hẹp, hở van tim làm ảnh hưởng lớn đến khả năng bơm máu của tim và có thể dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện sớm, điều trị tốt.

Van tim là gì?

Van tim là những lá mỏng giữa các tâm thất và tâm nhĩ có vai trò giữ cho dòng máu lưu thông trong 4 buồng tim theo một chiều nhất định. Mỗi khi tim co bóp, van tim sẽ đóng mở dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.

Cấu tạo của van tim là các mô liên kết và không có mạch máu. Van tim sẽ có một đầu được gắn cố định với mấu lồi ở mặt trong của tâm thất, đầu nối này sẽ được gắn bằng các dây chằng. Một đầu còn lại sẽ được nối với vách ngăn giữa tâm thất và tâm nhi. Ngoài vai tim sẽ được bao bởi chất mucoprotein. Ngoài ra, hệ thống van tim được cấu tạo để có thể phù hợp với chức năng tạo dòng máu di chuyển một chiều.

Vị trí và chức năng các loại van tim

Tim gồm có 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. 2 tâm nhĩ nằm ở phía trên, 2 tâm thất nằm ở phía dưới. Tương ứng với các buồng tim này, có 4 loại van tim. Cụ thể, tim sẽ bao gồm 4 loại van là van tim 3 lá, van tim 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Vị trí của từng loại van như sau:

Đặc điểm

Van 2 lá

Van 3 lá

Van động mạch chủ (ĐMC)

Van động mạch phổi (ĐMP)

Vị trí

Nằm giữa tâm nhĩ (buồng tim phía trên) trái và tâm thất trái (buồng tim phía dưới)

Nằm giữa tâm thất phải (buồng tim phía trên) và tâm nhĩ phải (buồng tim phía dưới)

Gồm 3 lá van mảnh. Nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái

Có 3 van nhỏ hình tổ chim. Nằm giữa động mạch phổi và tâm thất phải

Chức năng của van tim

Mở: Cho phép máu đi từ nhĩ trái xuống thất trái theo một chiều.

Đóng: Để giúp máu được bơm từ tâm thất trái đến động mạch chủ giúp đi nuôi cơ thể.

Quá trình đóng mở ngăn không cho máu bị trào ngược vào vị trí tâm nhĩ.

Mở: Cho phép máu được đi từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải theo một chiều.

Đóng: Giúp máu được bơm vào động mạch phổi từ thất phải, từ đó máu được đem đến phổi để trao đổi oxy.

Van động mạch chủ sẽ đóng/mở nhẹ nhàng theo từng hoạt động của tim. Hoạt động này sẽ cho phép máu được lưu thông theo một chiều từ thất trái lên động mạch chủ và ra hệ tuần hoàn

Van động mạch phổi có van trò giúp lưu thông máu từ tim đến phổi. Từ đó thực hiện quá trình trao đổi oxy. Sau quá trình này, máu giàu oxy sẽ được trở lại tim để được tim bơm ra hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.

Hình ảnh mô tả vị trí các van tim.

Vai trò của van tim trong vòng tuần hoàn

Một chu trình tuần hoàn máu tại tim được lặp đi lặp lại và đồng bộ bắt đầu từ nhĩ (nhĩ trái – nhĩ phải), sau đó là thất (thất trái – thất phải). Nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận van tim, cơ tim… tim mới thực hiện tốt được chức năng của nó, cơ thể của chúng ta mới được cung cấp oxy và dưỡng chất một cách đầy đủ nhất.

Nhờ sự co bóp của tim, máu sẽ được luân chuyển trong tim và lưu thông ra ngoài cơ thể như sau:

Máu từ tim lên phổi

: Khi máu từ cơ thể trở về tim sẽ được đổ đầy vào tâm nhĩ phải, lúc này van ba lá mở cho phép máu xuống tâm thất phải. Khi máu đầy tâm thất phải, áp lực trong nhĩ phải và thất phải sẽ thay đổi làm van ba lá đóng lại. Đồng thời, van ĐMP mở ra để máu ở tâm thất phải được đẩy lên phổi làm giàu oxy và loại bỏ CO2

Máu từ phổi về tim

: Sau khi được làm giàu oxy, máu từ phổi trở về tim thì van ĐMP đóng để máu đổ về nhĩ trái. 

Máu từ tim ra hệ tuần hoàn:

Khi máu được đổ đầy nhĩ trái sẽ tạo ra sự thay đổi áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái làm cho van 2 lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất trái. Khi tâm thất trái đầy, van hai lá đóng lại thì đồng van động mạch chủ được mở ra để lưu thông máu đi nuôi cơ thể. Sau khi đẩy hết máu qua động mạch, van động mạch chủ đóng lại để giữ cho máu từ động mạch không chảy ngược lại vào tâm thất.

Sự phối hợp giữa các loại van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều bên trong tim và từ tim ra ngoài

Các bệnh van tim thường gặp

Các bệnh van tim thường gặp

Các van tim chỉ có nhiệm vụ đóng và mở một cách tuần tự nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với chức năng tim bình thường. Khi hoạt động của các van bị rối loạn, dòng máu chảy vào và ra khỏi tim sẽ không được kiểm soát, từ đó dẫn đến các bệnh van tim. Những bệnh van tim thường gặp đó là hẹp, hở hoặc vôi hóa van tim.

– Hẹp van tim: Van bị thu hẹp lại, không mở hết như bình thường khiến lượng máu bơm qua van cho mỗi nhát bóp sẽ quá ít.

– Hở van tim: Là tình trạng van tim không đóng kín hoàn toàn, máu có thể trào ngược trở lại khi các buồng tim co bóp. Cũng có một số trường hợp, van tim vừa hẹp lại vừa hở.

– Vôi hóa van tim: Là tình trạng các mảng canxi, mô mỡ và khoáng chất dư thừa bám tại van. Điều này làm van tim cứng và hẹp lại, đóng mở kém linh hoạt.

Bệnh van tim thường gặp là hẹp, hở van tim

Dấu hiệu của bệnh van tim

Ở giai đoạn đầu, hầu hết các bệnh về van tim có rất ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Trường hợp hẹp hở hai lá tiến triển sẽ gây khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi và những triệu chứng suy tim khác. Những rối loạn của van động mạch phổi gây da xanh tái, bàn chân và bàn tay lạnh. Hẹp van động mạch chủ có thể gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu khi gắng sức. Tùy theo loại bị hở, mức độ hở mà các dấu hiệu, triệu chứng sẽ khác nhau. 

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này ở bài viết: Nhận biết triệu chứng hở van tim

Biến chứng của bệnh van tim

Khi van tim bị bệnh, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thế. Khi đó, cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên hoặc giãn ra. Hậu quả là tim to ra làm cho khả năng co bóp yếu đi và dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim.

Ngoài ra, các bệnh van tim có thể làm máu bị ứ trệ tại tim, hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể từ tim di chuyển ra cách mạch máu, gây tắc mạch. Nếu cục máu đông di chuyển đến não – làm tắc các mạch máu não sẽ gây tai biến.

Các cách phòng và điều trị bệnh van tim hiệu quả

Bệnh van tim không phải khi nào cũng cần điều trị. Với những trường hợp van tim hẹp hở nhẹ (trừ van động mạch chủ) chưa có triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để phòng bệnh van tim tiến triển nặng. Ngược lại, bạn sẽ cần dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật thay van, sửa van, nong van khi cần.

Cách điều trị bệnh van tim

Các phương pháp điều trị bệnh van tim bao gồm:

– Điều trị bảo tồn (theo dõi và thăm khám định kỳ), áp dụng với những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng.

– Điều trị kháng sinh dài hạn để ngăn chặn sự tái phát của liên cầu khuẩn ở những người từng bị thấp tim.

– Dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông. Các loại thuốc chống đông như aspirin hay ticlopidine cho những người bệnh van tim đã từng bị thiếu máu não thoáng qua. Các loại thuốc chống đông máu mạnh, chẳng hạn như warfarin, cho những người bị rung nhĩ (biến chứng thường gặp của bệnh van hai lá).

– Phẫu thuật thay van tim, sửa van hoặc nong van bằng bóng (chỉ áp dụng cho người bị hẹp van tim).

Nong van tim bằng bóng là phương pháp phổ biến để điều trị hẹp van tim

Sử dụng thảo dược cũng là giải pháp đang được nhiều người bệnh van tim lựa chọn để hỗ trợ giảm triệu chứng và giảm nguy cơ phải phẫu thuật van tim. Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực và cải thiện chức năng tim cho người bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu lâm sàng này đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada năm 2014.

Kinh  nghiệm điều trị bệnh hẹp hở van tim hiệu quả của nhiều người bệnh

Cách phòng bệnh van tim

Để phòng ngừa bệnh van tim, người bệnh cần thực hiện quản lý tốt bệnh tim mạch, áp dụng các chế độ ăn uống tốt cho người bệnh tim, duy trì lối sống khỏe mạnh, thói quen tập thể dục, kiểm tra định kỳ sức khỏe, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ. Cụ thể cách phòng ngừa như sau:

Quản lý tốt bệnh tim mạch có thể gây tổn thương van tim: Các bệnh tim mạch ảnh hưởng đến van tim đó là thấp tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… Khi mắc những bệnh này, bạn cần quản lý chúng thật tốt bằng cách tuân thủ theo đúng liệu pháp điều trị của bác sĩ.

Áp dụng chế độ ăn tốt cho bệnh tim mạch: Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tim mạch và các nguy cơ dẫn đến tổn thương van tim bằng một chế độ ăn khoa học. Hãy ăn nhạt, hạn chế chất béo bão hòa từ mỡ động vật và đồ chiên rán, tăng cường chất xơ và vitamin từ rau quả.

Duy trì một lối sống lành mạnh: Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn vừa bảo vệ van tim vừa giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch khác. Bạn nên bỏ hút thuốc lá, giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục thường xuyên và hạn chế rượu bia.

Phòng ngừa bệnh van tim tốt sẽ giúp cho người chưa bị bệnh tim hoặc đang có các bệnh lý nền tiềm năng tăng huyết áp, bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim không bị hở van. Những người đang bị bệnh van tim không tiến triển nặng lên.

Tạm kết

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Van Điện Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

ở các nước phương Tây còn được gọi với cái tên solenoid valve. Đây là một thiết bị cơ điện, dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ.

Dựa vào cấu tạo và hệ thống mà nó áp dụng người ta sẽ đặt những tên phù hợp như: van điện từ hệ thống khí nén,van điện từ khí nén,van điện từ nước, van điện từ hệ thống điều hòa, v.v..còn nếu trường hợp van có thể tự động đóng mở, sẽ được gọi là van điện từ tự động.

Van điện từ là thiết bị hoạt động điện cơ, được vận hành và điều chỉnh bởi dòng điện thông qua tác dụng lực của điện từ. có khá nhiều loại, chính vì vậy tùy theo tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như tính chất, nhiệt độ của chất lỏng hoặc khí… mà cấu tạo van điện từ cũng khác nhau.

Thường có 2 loại van là van điện từ 2 cửa và 3 cửa. Nếu là van 2 cửa, cửa vào – cửa ra và sẽ thay phiên nhau đóng – mở (cửa vào mở thì cửa ra sẽ đóng và ngược lại). Nếu van 3 cửa, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng mở giúp cho van hoạt động. Ở các hệ thống thiết kế máy phức tạp người ta thường sử dụng nhiều van điện từ ghép lại với nhau theo nguyên tắc thích hợp nhất định.

Bản vẽ kĩ thuật van điện từ

*Chú thích:1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…2. Môi chất: khí ( khí nén, gas, v,v) hay chất lỏng (nước, dầu)3. Ống rỗng ( lưu chất chưa qua)4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện)5. Cuộn từ (Cuộn dây từ)6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở trạng thái đóng)8. Lò xo9. Khe hở để lưu chất đi qua

3. Nguyên lý hoạt động van điện từ như thế nào?

Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của van điện từ hoạt động theo 1 nguyên lý chung như sau:

Có 1 cuộn điện, trong đó có 1 lõi săt và 1 lò so nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò so ép vào lõi sắt, van sẽ ở trạng thái đóng.

Nếu chúng ta tiếp điện, tức là cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra, từ trường này có lực đủ mạnh để thắng được lò so, lúc này van mở ra.

Hầu hết các loại van điện từ thường đóng (van điện từ phổ biến nhất) được hoạt động dựa vào nguyên lí này. Nguyên lí hoạt động của các van điện từ thường mở cũng hoạt động trên nguyên lí tương tự như thế.

Van điện từ (solenoid valve) có rất nhiều loại:

– Thiết kế cho khí nén, dùng cho nước, gas, hơi nước …

– Thiết kế 2 ngả, 3 ngả, 5 ngả…

– Van thường mở (NO): không có điện thì van mở, có điện van sẽ đóng.

– Van thường đóng (NC): không có điện thì van đóng, khi có điện thì van mở

– Các loại van thiết kế theo điện áp: 24VDC, 110VAC, 220VAC…

a. Phân loại theo chức năng: (có 2 loại van điện từ)

Là van điện từ mà ở trạng thái lúc chưa có điện thì van luôn luôn mở, khi cần đóng lại thì chúng ta cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị trí làm kín di chuyển đếnvị trí làm kín khiến van đóng lại.

Van điện từ thường mở rất ít trên thị trường do nhu cầu sử dụng vô cùng hiếm, nếu có trường hợp đặc biệt do thiết kế mới dùng tới van này.

+ Van điện từ thường đóng (NC) :

Là van điện từ mà khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn luôn ở trạng thái đóng, khi được cấp điện van sẽ mở. Lúc này van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện) làm cho mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện, van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (trạng thái đóng).

Đây loại van thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, và đại đa số người ta thường sử dụng van này. Trong những thiết bị có áp dụng van điện từ, thì đa số chúng luôn nằm ở trạng thái đóng nhiều hơn trạng thái mở. Chính vì thế, van điện từ thường đóng được sử dụng nhiều hơn là điều dễ hiểu.

b. Phân loại theo vật liệu chế tạo:

+ Van điện từ chất liệu inox :

Là loại van điện từ chế tạo bằng inox, thường sử dụng cho môi trường có tính đặc trưng cao như: nước có hóa chất, nước thải công nghiệp, v.v.

+ Van điện từ chất liệu đồng :

Là van điện từ chế tạo bằng đồng, đây có lẽ là loại van thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Được thiết kế nhiều loại và nhiều mẫu mã vô cùng phong phú. Sản phẩm có thể dùng cho nhiều môi trường khác nhau như: nước, hơi, khí nén.

+ Van điện từ nhựa:

Là van điện từ chế tạo bằng nhựa, thiết kế này thường được sử dụng cho những thiết bị có môi trường bên ngoài không khí, nước thải, hoặc nước có chứa hóa chất, chịu ăn mòn cao…

Phân theo điện áp mà van sử dụng, sẽ có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau là 220V, 24V, 110V.

+ Điện áp 220V: Đây là loại van được sử dụng nhiều nhất ở nước ta. Bởi phù hợp với nguồn điện dân dụng 220V tại Việt nam.

+ Điện áp 110V: Loại van điền từ này rất ít được sử dụng, sản phẩm này trên thị trường cũng không có nhiều.

+ Điện áp 24 V: Đây loại van điện từ hiếm khi được sử dụng, nhưng điều đặc biệt là loại van này này lại vô cùng an toàn cho người vận hành thiết bị khi gặp sự cố.

d. Phân loại theo kiểu lắp ráp:

Nếu phân loại theo kiểu lắp ráp, ta sẽ có 2 loại sau:

+ Kiểu lắp bích: Loại này có ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 đến DN150 trở lên. Nếu cần kích thước lớn hơn, thì thường người ta sẽ dùng van bướm điều khiển điện.

+ Kiểu lắp ren ­ rắc co: Đây là loại van phổ biến, thường được sử dụng cho các size nhỏ và vừa: từ DN10( D13mm) đến DN50 (D60mm)

5. Ứng dụng của van điện từ:

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tự động hóa, với những ưu điểm vốn có van điện từ càng được sử dụng rộng rãi hơn trong dân dụng và công nghiệp.

Trong các vườn cây trồng theo kiểu công nghiệp chỉ cần kết hợp với một số thiết bị khác là có thể tưới phun theo giờ, trong các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp hay nhà máy sản xuất nước sinh hoạt.

Một số ví dụ để thấy các loại van điện từ được ứng dụng trong đời sống của chúng ta như: van cấp nước máy giặt, van xả nước máy giặt, van đảo chiều của điều hòa không khí 2 chiều, hay hệ thống phòng cháy chữa cháy.

6. Ưu nhược điểm của các loại van điện từ

+ Ưu điểm cũng là vấn đề quan trọng nhất là loại van này có thời gian đóng mở rất nhanh gần như cùng một lúc với đóng ngắt dòng điện.

+ Van hoạt động chính xác, có độ bền cơ học khá cao và có khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng.

+ Giá thành tương đối rẻ

+ Được ứng dụng rộng rãi

+ Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, sữa chữa, thay đổi.

+ Vật liệu đa dạng: đồng, inox, nhựa do đó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau.

+ Đa dạng điện áp: 220V, 24V, 12V, 110V

+ Hàng có sẵn rất nhiều, dễ tìm kiếm trên thị trường. – Độ bền không quá cao so với dòng van điều khiển bằng mô tơ hay động cơ điện.

– Lưu chất đi qua van bị ảnh hưởng lưu lượng, nên lưu lượng trước van lúc nào cũng lớn hơn lưu lượng sau van.

– Cần phải vệ sinh loại bỏ cặn bẩn và một số mảng bám trên van một cách thường xuyên, nên biết khả năng làm việc cũng như mức nhiệt độ phù hợp để sử dụng van cho hiệu quả.

Van không duy thì thời gian cấp điện lâu được vì từ trường sinh ra sẽ làm nóng điện dễ bị chập cháy.

– Có quá nhiều hãng sản xuất van điện từ khiến người dùng thường nhầm lẫn và khó chọn lựa.

7. Bảng giá các loại van điện từ:

Nhu cầu sử dụng van công nghiệp nói chung và van điện từ nói riêng không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, để chọn được sản phẩm phù hợp, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý không phải là chuyện đơn giản.

Bảng giá các loại van điện từ phụ thuộc vào chất chất liệu, thiết kế cũng như xuất xứ của van điện từ. Các bạn nên chọn mua van điện từ ở những đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm van điện từ trực tiếp, chính hãng. Vì họ luôn đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao. Hơn nữa, chính sách bán hàng và sau bán hàng cũng rất tốt.

Với những thông tin cơ bản trên như: Van điện từ là gì? Cấu tạo và hoạt động của van điện từ? Cách phân loại cũng như nguyên lý hoạt động của van điện từ… Hi vọng các bạn cũng đã phần nào nắm được các thông tin cơ bản về sản phẩm trên.

8. Một số hình ảnh van điện từ

Van điện từ của thương hiệu Hyromax

Van Điện Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Valve Điện Từ?

Van điện từ là một trong những loại van được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và dân dụng gắn liền với việc kiểm soát chất lỏng, khí nén thông qua cơ chế đóng mở. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được cũng như cấu tạo, nguyên lý của loại valve này.

Van điện từ hay còn được gọi là solenoid valve, là thiết bị thông dụng kiểm soát áp lực lưu lượng của chất lỏng và cả khí. Bởi vậy, bạn sẽ còn biết đến valve điện từ với tên gọi nữa là valve điện từ khí nén hay van điều khiển khí nén.

Valve điện từ khác với các loại van khác ở đặc điểm là cơ chế đóng mở hoàn toàn dựa trên tác động của dòng điện 24V hoặc 220V thông qua cuộn dây sản sinh lực điện từ đúng với tên gọi. Nên bạn thường nhìn thấy các loại van điều khiển khí nén qua ảnh mạng hoặc video có kèm theo đoạn dây bên cạnh là như vậy.

Các bài viết tương tự được nhiều khách hàng quan tâm:

Van điện từ xét theo đặc điểm cấu tạo được chia ra làm 2 loại là valve điện từ 2 cửa và valve điện từ 3 cửa.

– Vavle điều khiển khí nén 2 cửa gồm 1 cửa vào và 1 cửa ra, chúng sẽ thay phiên nhau đóng-mở để lưu chất bên trong đường ống chảy bình thường.

– Valve điện từ 3 cửa gồm 1 cửa vào và 2 cửa ra, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng-mở chứ cửa vào không tham gia cơ chế hoạt động nữa, khác với loại van điện từ 2 cửa.

Cấu tạo của van điện từ gồm các bộ phận sau:

(1) Thân valve: thông dụng nhất bằng đồng, ngoài ra còn thiết kế nhựa hay inox, … (2) Môi chất: phù hợp cho cả chất lỏng (nước, dầu) và khí (gas, khí nén, …) (3) Đường ống rỗng: trong hình chưa có dòng chất chảy qua (4) Vỏ ngoài cuộn hít: có tác dụng bảo vệ lõi cuộn dây điện (5) Cuộn lõi điện hay cuộn dây từ (6) Phần kết nối với cuộn dây điện bên ngoài (7) Trục valve làm kín (8) Lò xo (9) Khe hở để chất lỏng và khí đi qua.

Bổ sung thêm: Thông tin chi tiết về cấu tạo từng bộ phận valve điện từ và chức năng của chúng trong quá trình hoạt động của van điện từ.

Với cấu tạo như vậy thì van điện từ sẽ hoạt động như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp phần sau.

Tất cả các loại van điện từ hiện nay trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên lý như sau:

Bên trong mỗi chiếc van điện từ đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su. Trong trường hợp không có dòng điện chạy qua thì lò xo giãn ép vào lõi sắt đẩy cửa van đóng.

Còn khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ sản sinh ra từ trường tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo làm cửa valve mở.

Hầu hết các loại valve điện từ hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý này. Nhưng cũng có một số valve điện từ khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, cơ chế hoạt động thì tương tự.

Các sản phẩm Van điện từ giá tốt tại Hà Nội