Vấn Đề Lợi Ích Nhóm / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Xung Đột Nước Mắm Và Vấn Đề Lợi Ích Nhóm

NGUYỄN VĂN ĐÁNG (Trường Quản lý nhà nước Mark O Hatfield – ĐH Portland State)

Chia sẻ

Gây ảnh hưởng chính sách

Hai trong số những đặc điểm tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế thị trường hiện đại là: (i) công nhận và bảo vệ sự đa dạng lợi ích; (ii) các chủ thể lợi ích được tự do tìm kiếm và gia tăng lợi ích của mình bằng những hành động mà pháp luật không cấm. Do đó, tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền theo hướng có lợi cho mình là một xu thế tất yếu và khách quan.

Nói khách quan vì dù ta muốn hay không thì đó cũng sẽ luôn là một thực tế không thể thay đổi, và sẽ ngày càng gia tăng. Hiện tượng này có thể được gọi là “vận động chính sách”, diễn ra ở mọi quốc gia với nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc thị trường. Cũng vì thế, những hành động mưu cầu lợi ích của nhóm nước mắm công nghiệp, nếu có, thì cũng không ngạc nhiên.

Chừng nào chưa có bằng chứng cho thấy họ vi phạm pháp luật thì chừng đó chúng ta không nên vội phê phán một cách tùy tiện. Không nên mặc định một nhận thức tập thể đầy cảm tính, giản đơn, theo hướng kỳ thị các nhóm lợi ích, dán cho họ những cái nhãn một chiều tiêu cực và xấu xa.

Tuy nhiên, việc các nhóm lợi ích bất chấp các nguyên tắc đạo đức trong sản xuất và kinh doanh, lợi dụng các kẽ hở thể chế trong việc ban hành chính sách, hoặc các quy phạm quản lý hành chính, hoặc lợi dụng sự vị kỷ của cán bộ chính quyền… để mưu lợi cho nhóm mình là một hiện tượng lệch lạc, gây hậu quả tiêu cực, cần lên án và loại trừ. Trong những trường hợp thế này, hành động của các chủ thể vị kỷ không còn là vận động chính sách, mà là lũng đoạn, thậm chí tham nhũng chính sách.

Đa dạng lợi ích

Giới nghiên cứu về quản trị công có sự phân biệt rõ ràng giữa ba loại lợi ích căn bản: (i) lợi ích cá nhân; (ii) lợi ích nhóm; và (iii) lợi ích công. Nếu “lợi ích cá nhân” là những nhu cầu của từng chủ thể riêng lẻ (ví dụ như nhu cầu tăng giá sản phẩm của một nhà sản xuất nước mắm), thì “lợi ích nhóm” bao gồm những nhu cầu chung, được quan tâm và cùng chia sẻ bởi một tập hợp các cá thể (chẳng hạn, nhu cầu giữ mức giá tối thiểu của một hiệp hội sản xuất nước mắm).

Còn “lợi ích công” cũng là những nhu cầu chung, được chia sẻ bởi nhiều cá thể, nhưng thêm yêu cầu là cần sự bảo vệ của chính quyền (ví dụ như nhu cầu bảo vệ sức khỏe của những người sử dụng nước mắm, hoặc nhu cầu bảo vệ sự “công bằng” trong sản xuất và kinh doanh).

Như vậy, “lợi ích cá nhân” khác “lợi ích nhóm” là ở cấp độ (cá thể riêng lẻ và tập hợp nhiều cá thể). “Lợi ích nhóm” có nhiều điểm tương đồng, và sẽ được coi là “lợi ích công” nếu nó phản ánh một nhu cầu chung nào đó, đòi hỏi các hành động can thiệp của chính quyền.

Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên nhầm lẫn mọi “lợi ích nhóm” đều là “lợi ích công”. Chính vì sự đa dạng về lợi ích, cấp độ và chủ thể lợi ích như vậy cho nên việc hình thành các “lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích” là một hiện tượng khách quan trong xã hội hiện đại.

“Nhóm lợi ích” là một hình thức tổ chức, tập hợp các lợi ích cá thể riêng lẻ, có chung nhu cầu bảo vệ và gia tăng các lợi ích tương đồng giữa họ. Vì vậy, với tư cách là một đặc điểm của xã hội hiện đại, bản thân sự xuất hiện “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” không phải là hiện tượng tiêu cực hay xấu xa.

Một hệ thống thể chế hiệu quả là hệ thống không chỉ cho phép và bảo vệ các hoạt động gây ảnh hưởng chính đáng, mà còn khiến các nhóm lợi ích, dù có muốn, thì cũng rất khó hoặc không thể lũng đoạn việc ban hành chính sách của chính quyền.

Ông Nguyễn Văn Đáng – Trường Quản lý nhà nước Mark O Hatfield, ĐH Portland State (Hoa Kỳ)

Xung đột lợi ích

Trong nền kinh tế thị trường đặc trưng bởi sự đa dạng về lợi ích và sự bảo đảm các quyền tự do mưu cầu lợi ích thì xung đột giữa các “nhóm lợi ích” để bảo vệ “lợi ích nhóm” là điều dễ xảy ra.

Nếu được phê chuẩn và ban hành, TCVN 12607:2019 sẽ gây thiệt hại cho nhóm nước mắm truyền thống trong khị lại có thể giúp gia tăng lợi ích cho nhóm nước mắm công nghiệp.

Trong khi đó, cơ quan chính quyền chuẩn bị dự thảo tiêu chuẩn bị công luận phản ứng vì với việc làm của mình, họ đã có biểu hiện chưa chú ý đúng mức đến chức năng bảo vệ các lợi ích công, cụ thể ở đây là “sự công bằng” giữa các nhà sản xuất nước mắm.

Sự lũng đoạn công quyền sẽ xảy ra nếu một chủ thể lợi ích hoặc nhóm lợi ích có thể mượn tay chính quyền để ban hành các chính sách có lợi cho họ nhưng lại xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác.

Nhận thức về “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích”

Trước hết, cần nhận thức rằng sự đa dạng về lợi ích, sự xuất hiện “lợi ích nhóm” và các “nhóm lợi ích” là một hiện tượng khách quan trong nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường. Các chủ thể lợi ích đa dạng sẽ không bỏ qua bất kỳ biện pháp nào mà pháp luật không cấm để mưu cầu lợi ích cho họ. Cũng bởi sự chi phối của động cơ vị kỷ, sự xung đột giữa các chủ thể lợi ích là điều sẽ thường xảy ra.

Trong vô vàn biện pháp mưu lợi, thì tìm cách gây ảnh hưởng đến các hành động của chính quyền là một việc làm luôn được các chủ thể lợi ích ưu tiên. Vì vậy, vận động chính sách là một nhu cầu khách quan và chính đáng, không nghiễm nhiên mang hàm ý xấu.

Tuy nhiên, do cạnh tranh là một đặc tính của kinh tế thị trường, không có gì bảo đảm rằng các chủ thể lợi ích vị kỷ sẽ không bất chấp mọi nguyên tắc để mưu cầu lợi ích. Khả năng nhóm này gia tăng lợi ích của mình bằng cách xâm phạm lợi ích của nhóm khác là một nguy cơ luôn hiện hữu.

“Lợi ích nhóm” và “Nhóm lợi ích” không xấu nhưng sẽ không thể loại trừ nguy cơ sử dụng những cách thức xấu để đạt được “lợi ích nhóm”.

Trước thực tế khách quan nêu trên, không nên và cũng không thể đặt hết lòng tin vào việc các chủ thể lợi ích sẽ cạnh tranh có đạo đức. Hành động tìm kiếm lợi ích trước hết sẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu vị kỷ, chứ không phải để thỏa mãn các khoái cảm đạo đức. Thêm nữa, trong khi quyền lực công là một ý niệm trừu tượng thì người nắm giữ công quyền lại là những cá nhân cụ thể, với đầy đủ các nhu cầu vị kỷ như mọi thành viên trong xã hội.

Vì vậy, cần ý thức rằng, khi các động cơ vị kỷ luôn hiện hữu trong mỗi chủ thể thì việc lũng đoạn các hành động của chính quyền cũng sẽ là mối đe dọa luôn thường trực.

Trong khi người dân luôn trông đợi các hành xử liêm chính, chí công, vô tư từ phía chính quyền, thì việc thiết lập các nguyên tắc thể chế chặt chẽ là hướng đi tất yếu để phòng ngừa từ xa sự lũng đoạn chính sách, hay sự mưu cầu lợi ích thông qua các biện pháp không chính đáng của các chủ thể vị kỷ.

Một hệ thống thể chế hiệu quả là hệ thống không chỉ cho phép và bảo vệ các hoạt động gây ảnh hưởng chính đáng, mà còn khiến các nhóm lợi ích, dù có muốn, thì cũng rất khó hoặc không thể lũng đoạn việc ban hành chính sách của chính quyền.

Luật Và Vấn Đề Xung Đột Lợi Ích

Xung đột lợi ích là trường hợp hai hoặc nhiều nhóm lợi ích trái ngược cạnh tranh để tồn tại. Khi đứng trước yêu cầu giải quyết xung đột giữa các lợi ích hợp pháp trong quá trình xây dựng một quy tắc pháp lý, người làm luật phải lựa chọn giữa hai phương án: hoặc hy sinh hẳn một lợi ích (tất nhiên là với điều kiện bồi thường thỏa đáng) để bảo toàn lợi ích còn lại; hoặc dung hòa bằng cách cắt giảm mỗi lợi ích một chút, để cả hai tiếp tục cùng tồn tại hòa bình trong một ngôi nhà chung.

Đâu là căn cứ khoa học, đạo lý để quyết định hy sinh một lợi ích hoặc dung hòa các lợi ích trái ngược ? Điều chắc chắn là không thể để mặc cho người soạn thảo văn bản luật tự mình cân phân, đánh giá và quyết định phương án giải quyết vấn đề nhạy cảm này. Lý do là bản thân người soạn thảo văn bản luật cũng có những lợi ích của riêng mình và không loại trừ trường hợp lợi ích mà người soạn thảo luật nhắm tới cũng là lợi ích đang tham gia vào cuộc xung đột ấy.

Nói rõ hơn, việc xây dựng pháp luật nhằm giải quyết xung đột lợi ích phải được đặt trong một cơ chế chặt chẽ, nghiêm ngặt, nhắm đến mục tiêu cho ra đời các quy tắc thỏa mãn các tiêu chí công bằng. Tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của cơ chế, đến lượt mình, thể hiện thành hai tính chất cần thiết và là hai yêu cầu cơ bản đối với một quy trình làm luật gọi là có chất lượng nhân văn: tính dân chủ và tính minh bạch.

Ở Việt , việc nhận thức về tầm quan trọng của một cơ chế bảo đảm chất lượng nhân văn của luật chưa được coi trọng. Cơ chế làm luật đang vận hành ở Việt , về phần mình, có những khuyết tật.

Một mặt, việc phân bổ quyền hạn trong hoạt động xây dựng pháp luật tỏ ra mất cân đối rõ nét theo hướng có lợi cho cơ quan hành pháp. Theo một tập quán làm luật phù hợp với một bộ máy lập pháp không chuyên nghiệp, luật chỉ có những quy tắc chung chung và chỉ phát huy được tác dụng theo thể thức và điều kiện do cơ quan hành pháp ấn định trong các văn bản lập quy. Với một quyền lập quy rộng rãi, cơ quan hành pháp có điều kiện đặt hệ thống pháp luật trong tầm chi phối của mình.

Mặt khác, vấn đề đánh giá tính khách quan, vô tư của người làm luật trong việc lựa chọn phương án giải quyết xung đột lợi ích đang bị bỏ ngỏ. Trừ việc tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội đối với dự án luật, việc xử lý các ý kiến đóng góp của các chủ thể khác được thực hiện “tùy nghi”. Đặc biệt, không có bất kỳ một biện pháp nào được đặt ra nhằm kiểm soát sự tác động của các nhóm lợi ích trái ngược đối với quyết định của người làm luật trong quá trình xây dựng pháp luật.

Điều đáng chú ý nữa là: người làm luật ở Việt Nam, khi đứng về một phía trong cuộc xung đột lợi ích, có thể chịu sự công kích xã hội của nhóm có lợi ích bị hy sinh, nhưng không sợ sự công kích pháp lý của bất kỳ ai. Trong khung cảnh của luật hiện hành, công dân không có quyền kiện người làm luật trước tòa án về việc ra một văn bản lập quy trái với các nguyên tắc của luật, một văn bản luật trái với quy định của hiến pháp.

Đã đến lúc xây dựng mới cơ chế làm luật, coi trọng nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong việc xây dựng pháp luật nhằm giải quyết xung đột lợi ích, nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với việc theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Đề Nghị Làm Rõ ‘Lợi Ích Nhóm’ Ở Dự Án Thủ Thiêm

Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm gây nhiều khiếu nại trong thời gian qua.

Chiều 29/5, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp QH về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau kỳ họp QH ông sẽ về gặp bà con Thủ Thiêm. “Cái này tôi đã hứa rồi và sẽ thực hiện”, ông Nhân nói.

Đối với việc thanh tra, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện Chính phủ đang thanh tra và chưa công bố. “Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 15/7 phải thanh tra xong. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ nói dự kiến 15/6 xong, xong nhanh như vậy thì càng tốt”, ông Nhân nói và khẳng định “sẽ có giải pháp xử lý thoả đáng cho bà con. Bản chất cái nào đúng thì khẳng định, cái nào sai thì sửa”.

Cử tri đề nghị làm rõ việc UBND TP HCM điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm bằng quyết định 6565 ngày 27/12/2005 có đúng quy định không?

Cử tri yêu cầu công khai bản đồ kèm theo Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng. Cử tri có nhiều ý kiến bức xúc trước thông tin chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch gốc 1/5.000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đặt ra nhiều nghi vấn liệu có khuất tất trong vấn đề này?

Báo cáo cũng nêu rõ, có cử tri cho rằng chính quyền đã cưỡng chế xong rồi, giờ lại nói bản đồ quy hoạch bị thất lạc thì chính quyền căn cứ vào đâu mà cưỡng chế nhà dân? Nếu không có bản đồ gốc thì làm sao đê quản lý, triển khai các bước quy hoạch tiếp theo.

Cử tri cho rằng các chính sách đền bù, giải toả tái định cư còn nhiều bất cập, giá bồi thường cho người dân quá thấp. Có cử tri dẫn chứng chỉ được đền bù 18 triệu đồng một m2 nhưng khi liên hệ với một doanh nghiệp bất động sản để hỏi giá đất dự án nhà ở Thủ Thiêm thì được báo giá 350 triệu đồng một m2.

Có cứ tri phản ánh khi giải toả chỉ được nhận đền bù 94 triệu, được tái định cư nhưng phải đóng thêm 800 triệu mới được mua một căn chung cư tái định cư, người dân không đủ tiền mua nên rất khó khăn. Đề nghị phải xem lại đơn giá bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng.

Cử tri đề nghị làm rõ có hay không có tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng trong quá trình thực hiện dự án này. Cử tri đề nghị tổ đại biểu Quốc hội báo cáo Quốc hội, Chính phủ và Trung ương để tổ chức thanh tra Đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương, tiến hành thanh tra toàn diện với dự án này, làm rõ các nội dung bức xúc.

Cử tri đề nghị làm rõ từ khi triển khai thực hiện dự án đến giờ ngân sách Nhà nước thu được bao nhiêu, trong khi số tiền đi vay để đền bù giải toả là rất lớn?

Văn Kiên

Tranh Cãi Về Vấn Đề Học Riêng Nam

– Học sinh nam cần sự thi đua, học sinh nữ cần làm việc đồng đội;

– Học sinh nữ quan sát, phân tích, sau đó hành động. Học sinh nam hành động và trong quá trình hành động các em phân tích;

– Học sinh nam và nữ cần một hệ thống động cơ khác nhau;

– Học sinh nam e ngại khi có mặt học sinh nữ và ngược lại;

Trong những năm học đầu tiên, học sinh nữ phát triển vượt bậc so với học sinh nam.

Tiến sĩ sinh học Tatyana Chernigovskaya trong bài viết “Dạy não học như thế nào?” cho rằng dù sao não nam và nữ cũng khác nhau, nhưng không phải ở chỗ “hơn-kém”, mà đơn giản là chúng khác nhau. Ngay cả nhiệt độ trong phòng học cũng khác nhau đối với học sinh nam và nữ.

Nam sinh học tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp, các em cần không gian, sự vận động, môi trường cạnh tranh và luôn luôn được khen ngợi. Nữ sinh cần nhiều màu sắc, điều quan trọng đối với các em là sự tin cậy của giáo viên.

Hiệp hội tâm lý Mỹ đã công bố kết quả 184 công trình khảo sát với sự tham gia của 1,6 triệu học sinh đến từ 21 nước. Theo đó, trình độ học vấn trong các lớp học riêng nam- nữ không hề tốt hơn trong các lớp học chung.

Thông thường, các lớp học riêng được hình thành với sự nhất trí của các bậc phụ huynh. Dưới tác động của họ chúng có thể được duy trì hoặc giải thể.

Luận chứng 2: Học sinh sẽ ít gặp rắc rối hơn về tâm lý và thể lực

Một số trường phổ thông Nga hiện đang áp dụng phương pháp “giáo dục bảo vệ sức khỏe”, do nhà giáo dục Vladimir Bazarnyi xây dựng.

Để chống lại những căn bệnh học đường phổ biến như cận thị và vẹo cột sống, Bazarnyi đề nghị sử dụng trong lớp loại đồ gỗ đặc biệt, dụng cụ luyện tập mắt, máy xoa bóp và học riêng nam -nữ. Ông cho rằng, việc học riêng nam – nữ tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý cho trẻ em trong việc hình thành những “phương hướng đúng đắn”.

“Hiệp hội tâm lý Mỹ đã công bố kết quả 184 công trình khảo sát với sự tham gia của 1,6 triệu học sinh đến từ 21 nước. Theo đó, trình độ học vấn trong các lớp học riêng nam – nữ không hề tốt hơn trong các lớp học chung.Thông thường, các lớp học riêng được hình thành với sự nhất trí của các bậc phụ huynh. Dưới tác động của họ chúng có thể được duy trì hoặc giải thể”.

Theo Bazarnyi, khi học chung, các nam sinh chịu ảnh hưởng của giáo viên nữ và các bạn nữ phát triển hơn, họ chiếm vị trí đứng đầu và “áp đặt cho các nam sinh quan điểm thuần túy nữ giới của mình về ý nghĩa và giá trị cuộc sống”.

Vì thế, “các nam sinh buộc phải thay đổi trí tưởng tượng đàn ông, thay đổi những thói quen đàn ông và hình thành những thói quen nữ”. Đến lượt mình, “vai trò đứng đầu về ý chí và tinh thần của các nữ sinh khiến các em phát triển như đàn ông. Điều đó dẫn tới sự thay đổi hormone nội tiết và, như một hệ quả, sự rối lọan di truyền, làm xuất hiên một số căn bệnh mới “thuần túy đàn ông”.

Luận chứng 3:Các nam sinh sẽ không chú ý tới các nữ sinh, đồng thời còn được giáo dục “các giá trị truyền thống”

Trước hết phải nói rằng “các giá trị truyền thống” không chỉ được dạy ở các trường học riêng nam -nữ. Ở Nga hiện nay, môn “Cơ sở đạo đức của cuộc sống gia đình” đang được giảng dạy ngoại khóa.

Tại một số trường phổ thông người ta đang tiếp cận một cách nghiêm túc vấn đề giáo dục “nam tính” và “nữ tính”. Ví dụ, trường phổ thông số 14 ở TP. Ekaterinburg vừa công bố “Chương trình phát triển. Quan điểm giới tính trong giáo dục và dạy học ở trường phổ thông cơ sở trong những năm 2018-2021”.

Trong đó nhấn mạnh: “… cần giáo dục cho học sinh định hướng vào những giá trị của gia đình. Phát triển đức tính dũng cảm: tính độc lập, cương nghị, năng động cho nam sinh; hình thành những nét tính cách như: sự dịu dàng, chu đáo, khả năng nội trợ cho học sinh nữ”.

Tuy nhiên, ngay cả ở những trường học chung nam nữ bình thường nhất thì bao giờ cũng tồn tại sự phân chia nam nữ trong các bài học “Lao động”: ở đấy nam sinh đóng bàn, ghế, còn nữ sinh khâu vá, nấu nướng…

Minh họa sinh động nhất là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh khẳng định rằng ở những học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông nam, tỷ lệ các vụ ly hôn lớn hơn so với những người học trong các trường chung.

Cuối cùng, tất cả phụ thuộc vào thái độ đối với nhà trường nói chung. Đối với một số bậc phụ huynh (và con cái họ), nhà trường trước hết là để học tập, đối với những người khác – đó là sự trải nghiệm xã hội. Nếu như trong vấn đề kết quả học tập thành phần giới tính của lớp học không đóng vai trò gì lớn thì trong vấn đề xã hóa hóa việc học riêng nam -nữ là một nhược điểm lớn.

Ngay cả khi không có sự phân chia giới tính, nhà trường là một thiết chế nhân tạo: ngoài nhà trường và quân đội, không ở đâu con người chỉ sống với những người cùng tuổi. Thường xuyên có mặt bên cạnh những người cùng tuổi là một môi trường không bình thường, xa lạ với cuộc sống.