Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đại đậu, tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc, thuộc họ cánh bướm. Thành phần toàn cây gồm có: nước 12%, gluxit 16%, protein 24%, muối khoáng 6% và các chất khác có nitơ, các vitamin B1, B2, PP, A, D, E, các loại men.
Thế giới đã thống kê được trên 1.000 loại đậu nành gồm đủ cỡ (to nhỏ) và sắc màu (đỏ, vàng, xanh, nâu và cả đen). Đậu nành ít chất bột, nhiều đạm và dầu, giá rất rẻ được dùng làm thực phẩm chế biến đủ loại thực phẩm như đậu phụ, dầu đậu nành, tương sữa đậu nành, bột đậu nành, sốt đậu nành và miso… Đậu nành còn được chế biến thành bơ margarines, kể cả xà bông và plastic. Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về xuất cảng, sản xuất và chế biến đậu nành. Trước đây các nhà khảo cứu đã chỉ ra lợi ích của đậu nành như làm giảm cholesterol trong máu do có 4 chất là: chất xơ, chất saponins, chất phytosterols và cả chất lecithin cùng lượng nhỏ vitamine E, đậu nành còn là chất chống ung thư nhờ các chất như: protease inhibitors, trypsin inhibitor, isoflavones, polyphenols, phytate, và methionine.
Lợi ích của sữa đậu nành
Trong đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng nên hạt đậu nành được dùng làm sữa đậu nành, bột đậu nành trộn bột ngũ cốc, ca cao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, người bị thấp khớp, bệnh gout, người mới ốm dậy, người lao động quá sức…
Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông.
Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, đây là loại protein không gây ra phản ứng dị ứng ở những trẻ có dị ứng với sữa bò và loại protein này có thêm một lợi thế nổi trội bởi nó có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận.
Sữa đậu nành còn là loại sữa không chứa lactose trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose khi lactose không hề tốt cho sức khỏe.
Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa đậu nành cho em bé của bạn đáp ứng đầy đủ tương đương với tỷ lệ dinh dưỡng có trong sữa công thức làm từ sữa bò và như vậy sữa đậu nành có thể hoàn toàn bảo đảm hoàn thành việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho em bé của bạn.
Đối với nam giới, sữa đậu nành thường được cho là không có lợi, nhưng đối với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em thì sữa đậu nành có tác dụng rất tốt. Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ. Sữa đậu nành đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Hầu hết các mẹ đã quen với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa bò hoặc sữa dê, nhưng có một loại sữa cũng có lợi ích to lớn đối với sự phát triển của trẻ đó là sữa đậu nành mà cho đến nay, nhiều bậc cha mẹ không biết rằng sữa đậu nành cũng cung cấp những lợi ích tương tự và thậm chí tốt hơn so với sữa bò đối với sự sinh trưởng của cơ thể trẻ.
Như vậy nếu phân tích kĩ thì lợi ích của sữa đậu nành cho trẻ em là rất tốt để con yêu của bạn “đối phó” với bệnh dị ứng sữa bò và hơn thế nó cũng cho dinh dưỡng tốt tương đương với sữa bò. Vì vậy, nếu bạn có con không thích hoặc bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành là một sản phẩm rất tốt để các mẹ cân nhắc thay thế.
Tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ Sữa đậu nành đẹp da
Làn da căng mềm, mịn màng luôn là niềm mơ ước của mỗi phụ nữ, đặc biệt là những ai đang bước dần qua ngưỡng tuổi 30. Chính vì thế, isoflavone và genistein tìm thấy trong đậu nành là phương thức dưỡng da ít tốn kém mà mỗi người phụ nữ có thể dùng hằng ngày để loại trừ tế bào chết dưới da, tăng độ đàn hồi và vẻ khỏe khoắn, đầy sức sống cho làn da của mình.
Sữa đậu nành giàu vitamin, dinh dưỡng
Mỗi hạt đậu nành nhỏ bé nhưng lại chứa một lượng chất dinh dưỡng lý tưởng với đầy đủ protein, 8 loại axit amin và các vitamin A, E, B12, kẽm… có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt, isoflavone có trong đậu nành – tương tự như estrogen ở nữ giới, giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Cải thiện 3 vòng
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống sữa đậu nành liên tục trong ba tháng sẽ thấy rõ sự biến đổi trong vóc dáng, đặc biệt là vùng mỡ bụng khó bảo. 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể có trong sữa đậu nành có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, giúp giảm và duy trì số đo vòng 2 đúng chuẩn.
Kéo dài tuổi xuân
Sữa đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone nên uống chúng, phái đẹp như được “tiêm” thêm lượng hormone nữ estrogen vào cơ thể, giúp đào thải tế bào chết, kéo dài sinh lực và vẻ đẹp của người phụ nữ.
Người bạn của phụ nữ trung niên
Không chỉ có tác dụng tích cực với phụ nữ nói chung, sữa đậu nành là thức uống đặc biệt khuyên dùng với phụ nữ trung niên. 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày là liệu pháp giúp phụ nữ mãn kinh giảm căng thẳng tâm lý và những suy giảm về thể chất, phòng ngừa các chứng bệnh phụ khoa thường gặp.
Ngoài những tác dụng làm đẹp của sữa đậu nành, bạn cần lưu ý những tác dụng phụ của sữa đậu nành cũng khiến bạn phải lo lắng và e ngại đó. Những điều lưu ý khi sử dụng đậu nành:
– Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.
– Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
– Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành.Trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
– Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
– Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
– Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
– Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, ngừơi có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
– Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.