Bạn thường nghe bác sĩ hoặc những chuyên gia dinh dưỡng khuyên phải uống nhiều nước mỗi ngày. Vậy thật sự uống nhiều nước có tốt không? Lợi ích khi uống nhiều nước? Uống bao nhiêu nước là đủ? Có thể thay thế nước lọc bằng nước ngọt, trà, cà phê… được không?
Cơ thể con người hầu hết được cấu tạo từ nước (3/4 cơ thể bạn là nước). Nước chiếm 70% trong cơ bắp, 82 đến 90% trong máu. 35% trong xương, 90% trong gan và 85% trong não. Đứa trẻ mới sinh ra và trẻ em lượng nước chiếm xấp xỉ khoảng 80%. Người lớn lượng nước chiếm 60 đến 70%, người già 50 đến 60%. Trẻ em có làn da mịn màng và đầy sức sống vì tế bào của chúng chứa nhiều nước.
Nước có mặt trong mọi quá trình trao đổi chất, trao đổi điện tích, đường sinh hóa. Cũng như các hoạt động tâm lý và thể chất của cơ thể. Nó lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa chúng vào máu. Bổ sung các chất lỏng tất yếu và giúp giải độc cơ thể.
Nước có nhiều chức năng bên trong cơ thể con người. Nhưng chức năng lớn nhất là để cải thiện sự lưu thông của máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nó cũng kích hoạt những vi khuẩn đường ruột và enzim khi bài tiết chất thải và chất độc. Chất độc, ô nhiễm, thức ăn có chất phụ gia và chất gây ung thư thì tất cả được đẩy đi khỏi cơ thể bởi nước.
Để cải thiện sự lưu thông của hệ thống đường ruột. Hay sự lưu thông của máu và bạch huyết nước có chức năng rất quan trọng trong cơ thể.
Nước cung cấp sự cần thiết cho sự nuôi dưỡng và tống khứ các chất thải từ 60.000 tỷ tế bào của cơ thể là chức năng tinh vi của nước. Những chức năng tinh vi này sản sinh ra năng lượng. Phá hủy các gốc tự do bao gồm cả sản sinh ra enzim.
Nói cách khác nếu nước không đủ để phân bổ tới tất cả 60 nghìn tỷ tế bào. Enzim sẽ không đủ khả năng để hoàn thành những chức năng này. Để enzim có thể làm việc đúng, không chỉ cần có những chất dinh dưỡng khác nhau như Vitamin và khoáng chất. Mà yêu cầu là những chất này phải được vận chuyển tới những nơi cần thiết nhờ vào nước.
Trong cơ thể con người, nếu nước không được phân phối đúng. Người đó không những trở nên bị suy dinh dưỡng. Mà chất thải, chất độc cũng sẽ tích lũy ở tế bào không có khả năng đào thải. Trong trường hợp xấu nhất chất độc được tích lũy sẽ phá hủy các gen tế bào. Đây là nguyên nhân một vài tế bào trở thành u ác tính.
Khi nước làm ẩm các vùng của cơ thể; nơi vi khuẩn và virus có thể xâm nhập dễ dàng như phế quản và niêm mạc đường ruột. Hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt làm cho virus khó xâm chiếm những vùng này.
Ngược lại nếu không đủ lượng nước được tiêu thụ. Nước trong màng nhầy cuống phổi bị khô. Đờm và các nước nhày được tạo ra trong phế quản. Nhưng nếu không đủ nước chúng sẽ dính vào cuống phổi; đây là nơi cho sự sinh sản ra vi khuẩn và virus
Nước không chỉ hiện diện bên trong mạch máu mà còn đóng một vai trò bên trong bạch huyết. Do đó nó giúp chúng ta duy trì sức khỏe. Nếu mạch máu giống như một dòng sông; hệ thống bạch huyết của cơ thể giống như một ống chất thải. Nó mang một chức năng quan trọng cho việc lọc sạch và vận chuyển lượng nước thừa.
Protein và chất thải thông qua dòng máu trong cơ thể. Bên trong bạch huyết là kháng thể được gọi là gamma-globulin có chức năng miễn dịch. Và enzim được gọi là lozozim có tác dụng chống khuẩn. Để hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả thì nguồn nước là hết sức cần thiết.
Khi bạn đi xung quanh công viên bạn thường tình cờ thấy những người béo phì đang đi vòng quanh và cầm theo chai nước. Họ nghĩ rằng uống nhiều nước sẽ có những tác dụng cho chế độ ăn kiêng của mình. Ý tưởng giảm cân chỉ bằng cách uống nước nghe có vẻ không hợp lý nhưng ý tưởng này cũng có những điểm hay.
Khi uống nước thần kinh giao cảm được kích thích. Kích hoạt năng lượng trao đổi chất và làm tăng sự hấp thụ calo, kết quả là làm giảm cân. Khi bạn kích thích thần kinh giao cảm hocmon adrenalin được tiết ra. Adrenalin kích hoạt hocmon lipase được tìm thấy trong mô chất béo. Sau đó phân hủy triglyceride thành axit béo và glycerol. Làm cho cơ thể bạn dễ dàng hơn để đốt kho chất béo.
Kiên định uống trên hai cốc nước 3 lần trong ngày thì tăng số lượng calo được đốt cháy trong cơ thể xấp xỉ 30%. Hơn nữa khoảng 30 phút sau khi uống nước tỉ lệ calo đốt cháy đạt tới đỉnh cao nhất.
Thận là cơ quan lọc nước duy nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp thân hoạt động hiệu quả và luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với những người cao tuổi.
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Bởi khi uống nhiều nước sẽ làm đầy các tế bào. Nhờ vậy mà da mặt trở nên căng minh hơn.
Nước có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm sạch lỗ chận lông. Vì vậy mà nó có tác dụng ngăn ngừa mụn. Để tăng thêm tác dụng chống mụn trứng cá và giúp da trắng sáng hơn. Bạn nên thêm một chút nước cốt chanh vào cốc nước lọc.
Để cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Uống nhiều nước giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn trong cơ thể; và ngăn ngừa táo bón và các hiện tượng bất thường.
Nước giúp duy trì các tế bào luôn được sạch sẽ. Và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư đường ruột.
Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và bôi trơn các khớp xương trong cơ thể. Ngoài ra, khi bạn uống nước, bạn có thể tập thể dục lâu hơn, mạnh mẽ hơn mà không cảm thấy mệt mỏi.
Uống nước vào những thời điểm nào tốt nhất?
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều nước trước bữa ăn. Dạ dày sẽ trở nên đầy là nguyên nhân làm cho bạn mất ngon miệng. Và nếu bạn uống nước trong suốt bữa ăn nó sẽ làm loãng enzyme tiêu hóa trong dạ dày; làm cho thức ăn khó tiêu hóa và hấp thu hơn. Do đó nếu bạn cần uống nước trong suốt bữa ăn; bạn nên tránh uống nhiều hơn một cốc trong suốt bữa ăn.
Cách lý tưởng để cung cấp nước cho cơ thể là uống nước sau khi đi bộ vào buổi sáng. Và trước những bữa ăn 1 giờ. Nếu chỉ là nước nó sẽ di chuyển từ dạ dày đến ruột trong 30 phút. Do đó nước sẽ không cản trở sự tiêu hóa và hấp thu
Đây là thói quen uống nước tốt nhất dành cho bạn
Uống 1 đến 3 cốc đầu tiên vào buổi sáng
Uống 2 đến 3 cốc một giờ trước bữa ăn trưa
Uống 2 đến 3 cốc một giờ trước bữa ăn tối.
Ngoài ra bạn nên bổ sung nước sau khi vận động nhiều, chơi thể thao… Điều đó giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Một thói quen tốt bạn nên thực hành mỗi ngày là uống khoảng 50ml nước 1 giờ trước tất cả những bữa ăn
Khi nước vào miệng và được hấp thụ bởi hệ thống đường ruột. Trước khi chuyển đến tế bào khắp nơi trong cơ thể trực tiếp qua mạch máu. Uống nhiều nước làm cho máu chảy tốt hơn; thúc đẩy năng suất trao đổi chất. Nước cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu.
Do đó, Uống nước trước bữa ăn một giờ là thời điểm ruột trống. Quá trình trên sẽ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Đồng thời bạn sẽ không có cảm giác no khi trước ăn.
Ai cũng biết rằng uống nhiều nước mỗi ngày tốt cho sức khỏe. Nếu có thời gian tốt cho những bữa ăn thì cũng có thời gian tốt cho việc uống. Chúng tôi chắc rằng những người trồng cây sẽ hiểu được điều này. Cây trồng bị thừa nước là nguyên nhân của việc thối rễ và cây trồng sẽ khô héo và chết. Chỉ có những thời gian thích hợp; và lượng nước thích hợp được tưới cho cây trồng. Điều này giống như cách chúng ta uống nước mỗi ngày.
Nhu cầu uống nước phụ thuộc vào thể trạng và sự đòi hỏi của cơ thể. Nên cần được xác định một lượng nước thích hợp cho mỗi cá nhân. Nhu cầu nước trong người bình thường mỗi ngày 40 ml/1 kg cân nặng. Theo đó người 50 kg thì mỗi ngày cần 2 lít nước.
Tuy nhiên những người có hệ thống đường ruột yếu có thể bị tiêu chảy nếu uống nước quá nhiều. Nếu uống 2 lít nước mà bị tiêu chảy thì sau đó giảm lượng nước. Uống 1,5 lít một ngày, dần dần tăng dần số lượng nước lên.
Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hay làm việc nặng; thì cần cung cấp cho cơ thể lượng nước nhiều hơn. Vào mùa hè thì cần uống nhiều nước hơn so với mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể uống ít nước hơn; bởi trong rau và trái cây cũng có chứa một lượng nước nhất định.
Một trong những nguyên nhân chính gây lão hóa sớm, táo bón, nhiễm độc máu, mệt mỏi… Là vì hầu hết mọi người không uống đủ nước. Nếu cơ thể không có đủ nước nó phải tái hấp thụ những thứ sẵn có. Bằng cách lọc lại lần nữa qua thận. Do đó tạo thêm gánh nặng cho gan và thận đồng thời còn gây táo bón.
Chúng ta phải uống đủ nước để cơ thể không bao giờ phải lọc lại nước sẵn có từ các cơ quan khác nhau. Khi đó gan và thận cũng không bị làm việc quá sức
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên các cơn đau mãn tính. Như đau đầu, viêm khớp và nhiều bệnh khác nữa. Đó là do sự tích tụ của axit và các độc tố tái lưu thông trong cơ thể. Đồng thời vì màng bôi trơn giữa các mô bị khô. khiến chúng bị ma sát với nhau gây sưng viêm mô và đau đớn tại nhiều bộ phận trên cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy uống 8 đến 10 nước mỗi ngày. Giúp làm dịu cơn đau lưng và đau khớp đến 80%. Nếu một người bình thường uống khoảng 5 ly nước lọc một ngày; sẽ giảm được 79% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; 45% ung thư ruột già và 50% ung thư bàng quang.
Luôn cảm thấy mệt mỏi: Uống quá nhiều nước (thừa nước) sẽ khiến thận hoạt động quá tải. Từ đó gây rối loạn hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Đi tiểu quá nhiều: Khi cơ thể thừa nước thì sẽ có nhu cầu giải phóng nước ra ngoài. Nên số lần đi tiểu sẽ tăng hơn rất nhiều. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước.
Nước tiểu quá trong: Hiện tượng nước tiểu trong vắt như nước lọc là dấu hiệu bạn đang tiêu thụ quá nhiều nước. Lượng nước bạn uống vào vừa đủ cho cơ thể là khi nước tiểu có màu vàng nhạt và trong.
Nhức đầu cả ngày: Nếu bạn uống quá nhiều nước sẽ khiến các tế bào bị sưng lên, trong đó có tế bào não. Khi tế bào não tăng kích thước sẽ dẫn đến tình trạng chèn ép trong hộp sọ. Áp lực này có thể gây ra những cơn nhức đầu thường xuyên.
Khi những chuyên gia hoặc bác sĩ nói với mọi người uống nhiều nước. Một vài người nói rằng: “tôi không uống nhiều nước lọc nhưng tôi uống nhiều trà và cà phê”.
Đối với cơ thể con người việc lấy nước vào là rất quan trọng. Khi chúng ta hấp thụ chất lỏng khác nhiều hơn nước như trà, cà phê và bia thay vì cung cấp nước vào cơ thể. Thì thực tế những chất này là nguyên nhân của sự mất nước. Đường, cafein, rượu và chất phụ gia trong những chất này; có chứa kẻ đánh cắp chất lỏng từ tế bào của cơ thể; và máu làm cho máu của cơ thể đặc hơn.
Uống nhiều nước ngọt làm mất đi một lượng lớn canxi, magie và các vi dưỡng chất khác trong cơ thể. Dẫn đến một số bệnh như loãng xương, viêm khớp, suy giáp; bệnh động mạch vành, cao huyết áp, lão hóa sớm…
Ngoài ra, nước ngọt còn tạo một môi trường axit bất thường trong hệ tiêu hóa. Axit photophoric trong nước ngọt đối đầu với axit clohiric trong bao tử và làm nó hoạt động kém. Khi axit mất tác dụng, thức ăn không gây tiêu hóa được. Gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi. Do đó nếu bạn uống nước ngọt thay thế nước lọc. Bạn đang có trong mình một danh sách dài hàng loạt loại bệnh nguy hiểm.
Uống nước nhiều là vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nếu có thể hãy cố gắng uống thật nhiều nước nhất có thể được. Tuy rằng uống quá nhiều nước sẽ gây vài tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng hầu như mọi người đều không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chúng tôi khuyên rằng bạn hãy luôn mang theo bình hoặc chai nước sạch. Để bạn có thể nhanh chóng nạp lượng nước vào cơ thể. Và cũng đảm bảo rằng bạn luôn luôn uống những giọt nước sạch nguyên chất.
Nguồn: http://diptradau.com
Nano Head trị rối loạn tiền đình có tốt không hay lừa đảo? Nano Head mua ở đâu?
Ăn nhiều thịt có tốt không? Cách ăn thịt để có sức khoẻ tốt Tác hại của Aspartame – Sự nguy hại tư thực phẩm KHÔNG ĐƯỜNG Uống rượu bia trước khi ngủ có tốt không? Có nên ăn đêm?
Diabet trị tiểu đường có tốt không hay lừa đảo? Viên sủi Diabet mua ở đâu?