Ổi là loài cây gỗ, thân nhỡ, cao từ 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh. Lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có túi tinh dầu trong.
Tên gọi khác: cây ủi, phan thạch lựu, guajava.
Cây ổi phân bố rộng rãi tại các khu vực nhiệt đới từ Châu Mỹ đến Châu Phi và Châu Á. Đặc biệt ở Việt Nam, cây ổi mọc hoang nhiều nơi hoặc được trồng phổ biến để lấy quả ăn và các bộ phận khác để làm thuốc. Trong đó lá ổi là vị thuốc quan trọng, được sử dụng phổ biến nhất dưới nhiều vai trò.
Các nghiên cứu khoa học đã phân tích được, trong lá và búp ổi non có chứa 7-10% pyrogalic (1 loại tanin), axit psiditanic, 3% nhựa và khoảng 0,36% tinh dầu.
Cùng với các thành phần hóa học như: β-Sitosterol, Quereentin, Leucocyanidin, Guaijaverin, Avicularin. Một số dược chất: Eugenol, Flavonoid, Volatile oil, Vitamin C, các Vitamin nhóm B và Polysaccharid. Và các chất oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Tính vị và cách sử dụng lá ổi
Y học cổ truyền cho rằng, lá ổi có tính ấm, vị đắng sáp. Có công dụng tiêu thũng, giải độc và thu sáp chỉ huyết.
Dùng để chữa bệnh đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ta có những cách sử dụng lá ổi khác nhau:
Các bài thuốc y học cổ truyền, đông y: kết hợp với nhiều loại dược liệu khác.
Nước lá ổi: dạng trà từ lá, búp phơi khô hoặc nước nấu trực tiếp từ lá tươi.
Trong đó nước lá ổi là cách sử dụng tiện lợi và mang tính ứng dụng cao, được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là những người ở độ tuổi trung và cao niên.
Một số cách chế biến nước lá ổi trong dân gian
Nhân dân ta thường chế biến nước lá ổi để uống theo những cách sau:
Hái lá ổi, chọn những lá non, không bị sâu bệnh nấm mốc về rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô. Lấy 3-5g cho vào cốc hoặc ly, chế thêm nước sôi và sử dụng tương tự như trà. Có thể thêm một chút mật ong cho vừa uống. Ngày uống 2 lần vào các buổi sáng tối.
Hái từ 15-20g búp non hay lá non, rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc cùng nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu vàng là được. Tắt bếp, để nguội và uống ngày 2 lần.
Tương tự hái 15-20g búp hoặc lá ổi non giã nát, thêm 1 chút muối và nước sôi để nguội. Sau đó bỏ bã, chắt lấy nước và uống. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Với cách chế biến vô cùng đơn giản, tiện lợi nước lá ổi ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng để cải thiện. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự biết Uống nước lá ổi có tác dụng gì? Và vẫn còn phân vân khi lựa chọn sử dụng bài thuốc này.
Uống nước lá ổi có tác dụng gì?
Theo Đông y, y học dân gian lá ổi là một trong những vị thuốc đa công dụng rẻ tiền nhất hiện có. Với thành phần gồm các hoạt chất với tác dụng dược tính cao giúp cải thiện sức khỏe người dùng và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật.
1. Uống nước lá ổi điều trị tiểu đường
Các nghiên cứu về tác dụng của lá ổi với bệnh nhân tiểu đường cho thấy: Trong lá ổi có chứa hoạt tính ức chế men protein tyrosine hosphatase 1B giúp ức chế sự phát triển hiệu quả bệnh .
Cùng với khả năng cải thiện độ nhạy với insulin. Giúp tăng cường chuyển hóa glucose, ổn định đường huyết. Ngoài ra các hoạt chất trong lá ổi giúp ức chế sự hoạt động của enzyme alpha glucosidease. Hạn chế được sự chuyển hóa tinh bột thành đường, làm chậm quá trình tăng đường huyết sau bữa ăn. Đồng thời ngăn chặn sự hấp thu đường maltose và sucrose qua ruột và thành dạ dày vào máu.
Vì vậy nước lá ổi được coi là một trong những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay.
Cầm tiêu chảy, tiêu chảy cấp là một trong những tác dụng nổi bật từ lá ổi. Những người có biểu hiện đau bụng kéo dài, đi cầu nhiều lần trong ngày nên áp dụng bài thuốc này (cách 2 và 3).
Thành phần Berbagia trong lá ổi giúp kéo dài thời gian vận chuyển phân. Từ đó cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy, và giảm tần suất đi cầu trong ngày. Cầm tiêu chảy, chữa đau bụng là 1 trong 2 tác dụng quan trọng nhất từ lá ổi.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Ngoài khả năng trị bệnh tiêu chảy, lá ổi còn giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm se niêm mạc.
Các tanin Pyrogalic, Beta-sitosterol,… trong lá ổi giúp tăng cường khả năng co bóp của dạ dày và điều hòa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm dạ dày, ruột và xuất huyết.
Các Vitamin nhóm B, Vitamin C cùng các hoạt chất polyphenol, tannin,… Trong nước lá ổi có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm. Giúp loại bỏ hiệu quả mụn chứng cá, xóa nếp nhăn và làm sáng vết thâm trên da.
Bên cạnh đó nước lá ổi giúp nuôi dưỡng từ sâu bên trong, tăng cường sản sinh collagen. Nuôi dưỡng, ngăn ngừa sự rụng tóc, tái tạo da dầu, kích thích mọc tóc. Giúp mái tóc của bạn dầy và khỏe hơn, bên cạnh đó nước lá ổi còn giúp ngăn gầu và khô da dầu – nguyên nhân tình trạng tóc khô cứng.
Dùng nước nấu từ lá ổi tươi hoặc khô để rửa mặt hoặc gội đầu hàng ngày giúp da và tóc khỏe hơn. Ngoài ra có thể giã nát lá ổi tươi hòa cùng nước ấm và sử dụng cũng là biện pháp giúp hạn chế mụn, giúp da mịn màng, se khít lỗ chân lông hơn.
4. Uống nước lá ổi giúp giảm cholesterol máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp trí Nutrition and Metabolism – 1 tạp chí y tế nổi tiếng của Canada cho thấy: những người uống trà lá ổi trong vòng 8 tuần có mức LDL cholesterol, lipoprotein, triglyceride thấp, trong khi cholesterol tốt vẫn ở mức bình thường.
Từ đó có thể thấy, nước lá ổi có tác dụng giảm các cholesterol xấu giúp hạn chế hình thành các mảng xơ vữa. Bảo vệ sức khỏe tim mạch, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và béo phì.
Ngoài khả năng giảm nồng độ cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Lá ổi còn được chứng minh là bài thuốc giảm cân hiệu quả, an toàn. Bởi trong thành phần của lá ổi có chứa polyphenol, tannin, flavonoid và carotenoid – Những hợp chất có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa tinh bột trong thức ăn thành đường. Giảm khả năng hình thành các mô mỡ do sự chuyển hóa đường ở gan.
Ngoài ra uống nước lá ổi còn cung cấp các Vitamin nhóm B như: B2, B3, B5, B6. Hạn chế nguy cơ thiếu dưỡng chất trong quá trình ăn kiêng.
Người có nhu cầu giảm cân nên uống nước lá ổi hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ cho hiệu quả bất ngờ.
6. Phòng ngừa bệnh ung thư
Uống nước lá ổi 2 lần mỗi ngày giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả. Thành phần lycopene và flavonoid quercetin là 2 hợp chất oxy hóa mạnh. Ức chế hiệu quả sự hình thành các androgen – giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Phòng ngừa một số bệnh ung phổ biến như: ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng, ung thư biểu bì và các loại ung thư ác tính cũng như bệnh máu trắng.
7. Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch người sử dụng
Với các thành phần chống oxy hóa như lycopene, flavonoid và quercetin lá ổi giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Tăng khả năng chống chọi trước các tác nhân gây hại từ môi trường.
8. Chữa ho và viêm phế quản
Từ xa xưa nhân dân ta đã sử dụng lá ổi như một bài thuốc chữa ho, viêm phế quản hiệu quả. Bằng cách sử dụng nước cốt từ lá ổi (cách chế biến 3) để ngậm.
9. Uống nước lá ổi giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Gout
Trong Đông Y, có một bài thuốc từ lá ổi với công dụng giúp giải độc, tiêu thũng và đào thải axit uric. Giúp hạn chế hiệu quả nguy cơ mắc và các cơn đau do Gout gây ra.
Lấy 20g lá ổi, 20g lá sa kê, 5 trái đậu bắp non. Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, sắc cùng 1 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml thì dừng. Chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 100ml khi còn nóng.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị cần hạn chế các thực phẩm làm tăng axit uric trong máu như: hải sản, thức ăn nhiều đạm và rượu bia.
10. Bảo vệ và tăng cường sự hoạt động của não bộ
Nghiên cứu cho thấy thành phần vitamin B3 (niacin) và vitamin B6 (pyridoxine) trong lá ổi có tác dụng kích thích lưu thông máu lên não. Qua đó tăng cường sự hoạt động của não bộ một cách hiệu quả. Giúp các chức năng nhận thức của não bộ hoạt động một cách trơn tru, mạch máu dẻo dai hơn. Ngăn ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ và tai biến ở người trung và cao tuổi – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở độ tuổi này.
11. Nước lá ổi trị hôi miệng, hôi nách, đau răng
Bạn đang bị hôi miệng mà chưa có cách khắc phục hiệu quả. Hãy thử nhai 1 vài lá ổi, với khả năng diệt khuẩn sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đáng xấu hổ này. Bên cạnh đó hợp chất astringent trong lá ổi giúp chắc răng, bảo vệ nướu, giúp các cơn đau răng tạm thời biến mất.
Ngoài ra lá ổi cũng là một loại lá hiếm có giúp điều trị hôi nách. Bạn có thể áp dụng tại nhà.
giã nát lá ổi, thêm 1 chút muối và nước ấm. Sau đó bạn có thể ngậm trong miệng sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau răng và giải quyết tình trạng hôi miệng. Hoặc lấy nước lá ổi trà trực tiếp vào khu vực nách để loại bỏ mùi hôi.
12. Uống nước lá ổi giúp bảo vệ gan
Một thí nghiệm trên chuột cho thấy khi cho chuột ăn bột chiết suất từ lá ổi có tỉ lệ mắc các tổn thương gan giảm so với bình thường. Từ đó có thể thấy trong lá ổi có chứa những hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân từ bên ngoài.
Có được điều này là nhờ các hoạt chất mang tác dụng chống oxy hóa của lá ổi.
13. Kháng khuẩn, kháng sinh, tiêu độc
Có một kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999 đã được công bố trên tạp trí Journal of Ethnopharmacology – tạp chí chính thức của Hiệp Hội Dân Tộc Học Quốc Tế, một tạp chí y khoa chuyên về dược liệu. Cho thấy trong lá ổi có chứa những hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của staphylococcus aureus – nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng da, ngộ độc thực phẩm.
Uống nước lá ổi nhiều có tốt không?
Đọc đến đây các bạn cũng thấy rằng uống nước lá ổi mang cho người sử dụng vô vàn những lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy hiện nay trong nhân dân đang xuất hiện tình trạng sử dụng quá nhiều hoặc quá lạm dụng với lý do “Uống nhiều thêm tí cho tốt, tốt thì uống nhiều 1 chút“. Tuy nhiên đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm, bởi: Uống nước lá ổi nhiều không tốt, thậm chí phản tác dụng.
Đầu tiên phải kể đến những tác hại cho thận: khiến thận hoạt động quá tải, lâu dài sẽ dẫn tới suy giảm chức năng thận. Nghiêm trọng hơn có thể sảy ra tình trạng mất cân bằng natri máu rất có hại cho não bộ và cơ thể.
Uống nhiều nước lá ổi cũng khiến người uống đi tiểu hơn bình thường. Khiến thất thoát các vi chất và vi lượng trong máu thông qua đường bài tiết.
Uống nước lá ổi quá đặc hoặc với nồng độ quá cao có thể khiến người uống bị sốc. Dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…
Ngoài ra là một số ảnh hưởng tới tiêu hóa cho người sử dụng.
Vì vậy nên sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống bao nhiêu nước lá ổi là đủ?
Nước lá ổi mang lại nhiều tác dụng tốt, tiền đề là bạn sử dụng hợp lý đúng liều lượng. Vậy uống bao nhiêu nước lá ổi là đủ, liều lượng bao nhiêu và uống vào thời gian nào?
Theo kinh nghiệm dân gian và Đông Y chúng ta nên sử dụng nước lá ổi như sau:
Ngày uống 2 lần vào 2 buổi sáng và tối.
Mỗi lần uống khoảng 300ml nước pha cùng 15-20g lá ổi non hoặc búp ổi với lá hoặc búp tươi. Còn với lá hoặc búp sấy khô , mỗi lần chỉ nên dùng từ 3-5g là đủ.
Lưu ý: Không uống cùng lúc với các loại thuốc tây, thuốc biệt dược. Nếu phải sử dụng thì nên uống cách nhau ít nhất 1 tiếng để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.