Từ Và Cấu Tạo Từ (Phần Đầu)

1. Vấn đề định nghĩa từ

1.a. Mỗi chúng ta, đã tiếp thu và nhận ra cái gọi là từ thông qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ.

Cái khó là ở chỗ phải nên ra một định nghĩa có tính lí thuyết về từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Chẳng hạn:

Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng? Từ là một tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng? Từ là một đơn vị tiềm tàng khả năng trở thành câu chăng? Từ là một kí hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm chăng?…

Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ, do chính bản thân từ trong các ngôn ngữ, không phải trường hợp nào cũng như nhau. Chúng có thể khác về:

– Kích thước vật chất

– Loại nội dung được biểu thị và các biểu thị

– Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc

– Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị, câu…

– Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói

Xét hai từ hợp tác xã và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ, ta sẽ thấy:

Từ thứ nhất có kích thước vật chất lớn hơn nhiều so với từ thứ hai; và cấu trúc nội tại của nói cũng phức tạp hơn nhiều.

Từ thứ nhất biểu thị một khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, làm được chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ… trong câu; còn từ thứ hai lại không biểu thị khái niệm, không có được năng lực để thể hiện những chức phận như từ thứ nhất…

1.b. Vì những lẽ đó, không hiếm nhà ngôn ngữ học (kể cả F. de Saussure, S. Bally, G. Glison…) đã chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận khái niệm này thì họ cũng lảng tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức.

Lại có nhà nghiên cứu xuất phát từ một lĩnh vực cụ thể nào đó, đã đưa ra những định nghĩa từng mặt một như từ âm vị học, từ ngữ pháp học, từ chính tả, từ từ điển …

Dù sao, từ vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ; và chính nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ; bởi vì, đối với mỗi chúng ta, nói như ý của E.Sapir thì việc nhận thức từ như là cái gì đấy hiện thực về mặt tâm lí, chẳng có khó khăn gì đáng kể.

1.c. Mong muốn của các nhà ngôn ngữ học đưa ra một định nghĩa chung, khái quát, đầy đủ về từ cho tất cả mọi ngôn ngữ, tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa đạt được và có lẽ sẽ không thể đạt được. Chúng ta có thể đồng tình với L.Serba khi ông cho rằng từ trong ngôn ngữ khác nhau, sẽ khác nhau…, và không thể có được một khái niệm về từ nói chung.

Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. Quan niệm này gần với quan niệm của B.Golovin trong cuốn sách “Dẫn luận ngôn ngữ học” của ông. Nó cũng có nhiều nét gần với quan niệm của L.Bloomfield, coi từ là một ” hình thái tự do nhỏ nhất “. Có nghĩa rằng từ là một hình thái nhỏ nhất có thể xuất hiện độc lập được.

1.d. Ngay cả những quan điểm như thế, sự thực cũng không phải là áp dụng được cho tất cả mọi ngôn ngữ và tất cả mọi kiểu từ. Chẳng hạn từ nếu vừa nói bên trên cũng như từ và, với, thì, ư… trong tiếng Việt; từ and, up, in, of … của tiếng Anh không thoả mãn được điều kiện “tái hiện tự do” trình bày trong quan niệm này.

Gặp những trường hợp như vậy (trường hợp của những cái mà ta vẫn gọi là từ hư) người ta phải có những biện luận riêng.

– Trước hết, tất cả chúng đề có nghĩa của mình ở dạng này hay dạng khác, thể hiện bằng cách này hay cách khác.

– Thứ hai, khả năng “tái hiện tự do” của chúng được thể hiện “một cách không tích cực”. Cần nhớ là trong ngôn ngữ, chỉ có những đơn vị cùng cấp độ thì mới trực tiếp kết hợp với nhau. Xét hai câu bình thường trong tiếng Việt và tiếng Anh.

– Em sống với bố và mẹ

– He will leave here after lunch at two o’clock

Ở đây, em, bố, mẹ, sống, he, leave, here, lunch, two, c’clock chắc chắn là các các từ. Vậy thì với, và, will, after, at cũng phải là từ.

– Thứ ba, không hiếm từ hư trong một số ngôn ngữ đã được chứng minh là có nguồn gốc từ từ thực. Sự hao mòn ngữ nghĩa cùng với sự biến đối về chức năng của chúng đã xẩy ra. Tuy vậy, không vì thế mà tư cách từ của chúng bị xoá đi. Ví dụ: trong tiếng Hindu: me (trong) < madhya (khoảng giữa); ke arth (để, vì) < artha (mục đích) của Sanskrit… trong tiếng Hausa: bisan (trên) < bisa (đỉnh, chóp); gaban (trước) < gaba (ngực)… trong tiếng Việt: của < của (danh từ); phải < phải (động từ); bị < bị (động từ)…

Việc xét tư cách từ cho những trường hợp như: nhà lá, áo len, đêm trắng, chó mực, cao hổ cốt … trong tiếng Việt còn phức tạp hơn nhiều. Trong các ngôn ngữ khác cũng không phải là không có tình hình tương tự.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm tòi những tiêu chí cơ bản, phổ biến để nhận diện từ (như: tính định hình hoàn chỉnh, tính thành ngữ, do A.Smirnitskij đưa ra chẳng hạn) nhưng khi đi vào từng ngôn ngữ cụ thể, người ta vẫn phải đưa ra hàng loạt tiêu chí khác nữa, có thể cụ thể hơn, khả dĩ sát hợp với thực tế từng ngôn ngữ hơn, và thậm chí có cả những biện luận riêng.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 136-138.

Từ Và Cấu Tạo Từ (Phần Cuối)

2. Cấu tạo từ

2.a. Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ:

Vậy hình vị là gì?

Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau:

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.

Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc).

Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm … của tiếng Việt.

Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е … của tiếng Nga.

Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh.

– Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ:

– Hình vị phái sinh là những hình vị biến bổi một từ hiện có cho một từ mới.

kind – kind ness; merry – merr yly, (to) work – work er… của tiếng Anh hoặc như trường hợp дом – дом uк; nucать – nucат елъ của tiếng Nga.

Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ýe trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh.

Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ). Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố, trung tố và hậu tố.

2.b Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau. Nói khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ.

1+ Dùng một hình vị tạp thành một từ. Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hìnhvị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức từ hoá hình vị. Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of, with, and,… của tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này.

(Thật ra, nói “dùng một hình vị tạo thành một từ” hoặc “từ hoá hình vị” là không hoàn toàn chặt chẽ về logic, vì điều đó ngụ ý rằng hình vị phải là cái có trước từ. Trong khi đó, xét tới ngọn nguồn và tổng thể ngôn ngữ thì từ phải là cái có trước, còn đơn vị mang tư cách hình vị và những “hình vị được từ hoá” chỉ là các kết quả có được ở hậu kì. Do vậy, đây chỉ là cách nói cho giản tiện trong việc phân loại và miêu tả mà thôi).

2+ Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ.

2.a. Phương thức phụ gia

a.1. Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn.

Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать; лететь – npu лететь…

Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible – im possible

Tiền tố ch, -m trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) – m hôp (thức ăn)…

a.2. Phụ thêm hậu tố

Ví dụ: Hậu tố -uк, -ка, -шuк… của tiếng Nga trong các từ дом uк, студент ка, каме ншuк.

Hậu tố -er, -ness, -less, -li, -ity… của tiếng Anh trong các từ play er, kind ness, home less …

a.3. Phụ thêm trung tố

Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ бол uзна, крас uвый… Trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – kh nout (cái nút), back (chia) – ph nack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ gembung (căng, phồng lên) – g elembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm, sét) Œ g em uruh (oang oang)…

2.b. Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ

Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành.

Ví dụ:

trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot…

trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay …

Ở đây không phải chỉ kể những trường hợp ghép các hình vị thực gốc từ, mà còn kể cả trường hợp ghép các hình vị vốn hiện diện là những từ hư, những “từ ngữ pháp” như bởi vì, cho nên … trong tiếng Việt.

2.c. Phương thức láy

Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới. Ví dụ như những từ:

– co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt.

– thmây thây, thlay thla, srâu sro … của tiếng Khmer.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 139-142.

Luyện Tập: Từ Và Cấu Tạo Từ

1. BT trong SGK

Bài 3. Trang 15 SGK

+ Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp, nhúng, tráng

+ Chất liệu làm bánh: nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh

+ Tính chất của bánh: dẻo, xốp, phồng

+ Hình dáng của bánh: gối, quấn thừng, tai voi

– Miêu tả tiếng khóc của người

– Những từ láy cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức…

Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền chùa, đền đài, miếu mại, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng.

* Từ láy: Lăng loàn, lăng nhăng, miếu mạo, ruộng rẫy.

* Từ ghép: Ruộng nương, nương rẫy, vườn tược, đình chùa, lăng tẩm, lăng kính

Bài 2: Cho trước tiếng: Làm

Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành 5 từ ghép 5 từ láy.

* 5 từ ghép: làm việc, làm ra, làm ăn, làm việc, làm cho

*5 từ láy: Làm lụng, làm lành, làm lẽ, làm lấy, làm liếc

Bài 3: Phân loại từ trong đoạn văn

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng. Chàng bèn chẹn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hònh vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.

*Từ ghép: mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông (chú ý/l hai tiếng khi đọc liền nhau)

Xe, hoa -b) Hãy tạo ra từ ghép

Bài 5: Viết một đoạn văn khác câu nêu cảm nhận của em về nguồn gốc dân tộc Việt Nam sau khi đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” trong đoạn văn có sử dụng từ láy.

Từ Và Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

Cô Nguyễn Hải (HOCMAI) sẽ giới thiệu cho các em học sinh trong về từ phân loại theo cấu tạo, trong đó có từ đơn và từ phức trong bài học hôm nay.

Một bài văn được tạo nên từ các đoạn văn. Và hình thành các đoạn văn chính là những câu văn. Trong mỗi câu văn lại là các từ, các cụm từ ghép với nhau để thành một câu hoàn chỉnh. Mỗi từ lại được tạo nên từ các tiếng. Để tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ, cô Nguyễn Hải chia bài học thành hai nội dung chính:

Tham khảo bài giảng chi tiết của cô Nguyễn Hải (Khóa HM6 – Tổng Ôn kiến thức) tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/83513/bai-01-tu-va-cau-tao-tu.html

Câu thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”.

Hai dòng thơ có 12 tiếng và 9 từ (Thời gian, chay, qua, tóc, mẹ, một, màu trắng, đến, nôn nao)

2) Ghi nhớ

Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

3) Phân biệt “Từ” và “Tiếng”

+/ Tiếng dùng để cấu tạo từ

+/ Từ dùng để đặt câu

Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.

4) Từ phân loại theo cấu tạo

Từ đơn là từ có 1 tiếng

Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên

Từ đơn đơn âm tiết

Từ đơn đa âm tiết

Từ ghép là loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa

Từ láy là loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau.

Từ ghép tổng hợp (VD: Trong xanh – Hai tiếng “Trong” và “xanh” bình đẳng nhau về nghĩa)

Từ ghép phân loại (VD: Xanh rì – Hai tiếng “xanh” và “rì”, “xanh” là tiếng chính, “rì” là tiếng phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Từ láy toàn bộ (VD: Xanh xanh. Hai tiếng giống nhau hoàn toàn)

Từ láy bộ phận (VD: Xanh xao. Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

II/Từ đơn và từ phức 1)Từ đơn

VD: Cây (Danh từ), đọc (động từ), cao (tính từ),…

Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng

Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết

Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…

Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

2) Từ phức

VD: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

VD: Cao lớn (Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa) , cao vút (Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)

Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần.

VD: Đo đỏ (Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần) , lao xao (hai tiếng giống nhau về vần) , xôn xao (Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

c) Một số trường hợp dễ “nhầm lẫn” giữa “từ đơn” và “từ phức”.

Nhầm lẫn “từ đơn đa âm tiết” và “Từ láy”.

Dấu hiệu nhận biết: Từ láy có giá trị biểu cảm. Từ đơn là danh từ, để gọi tên sự vật, không có giá trị biểu cảm.

VD: Các từ ba ba, thuồng luồng, châu chấu là từ đơn đa âm tiết, dù về hình thức có các tiếng giống nhau về âm đầu, vần, cả âm đầu và vần. Không phải từ láy.

VD: “Cà chua quá!”. Câu này gồm 3 từ. “Cà” và “chua” là hai từ đơn độc lập, không phải từ phức.

Là giáo viên trường THCS Archimedes, cô Nguyễn Hải có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt. Bài học “Từ và cấu tạo từ”, nằm trong khóa học “HM6 – Tiếng Việt” của cô. Qua bài học, các em dễ dàng nắm bắt những phần kiến thức trọng tâm cần phải ghi nhớ. Đặc biệt, là những nội dung nâng cao không có trong sách giáo khoa là “Từ đơn đa âm tiết”.

Để tăng tốc cho kì thi vào lớp 6 và giành được thành tích tốt, giải pháp “HM6 – Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh” là một sự hỗ trợ toàn diện dành cho tất cả các em học sinh. Với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong lĩnh vực luyện thi vào 6, đây chắc chắn là một gói giải pháp đầy chất lượng khi bao quát tất cả nội dung kiến thức cần ôn luyện và hướng dẫn luyện đề, giải đề thi hiệu quả.

Phụ huynh và học sinh tham khảo về chương trình tại: http://bit.ly/Giải-pháp-toàn-diện-ôn-thi-vào-6

Van Điện Từ Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lí Hoạt Động Của Van Điện Từ

Định nghĩa van điện từ là gì? Solenoid valve là gì?

Van điện từ là gì? Van điện từ có tên tiếng anh là solenoid valve. Đúng như tên gọi của nó, van sử dụng từ trường để đóng mở, kiểm soát lưu chất trong hệ thống đường ống. Van sử dụng nguồn điện 24v, 220v xoay chiều hoặc một chiều.

Van điện từ có cơ chế đóng mở nhanh, hoạt động ổn định, tốn ít năng lượng và có thiết kế nhỏ gọn. Trong các hệ thống công nghiệp, chúng đóng vai trò mở, trộn phân chia dòng lưu chất trong đường ống. Van được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ môi trường chất lỏng như nước, dầu, hóa chất đến các môi trường dạng khí, hơi.

Van có thiết kế phổ biến nhất là dạng hai cổng: một vào và một ra. Ngoài ra chúng cũng có thiết kế dạng ba cổng: một vào và hai cổng ra. Dạng ba cổng thường sử dụng trong các hệ thống phân chia dòng lưu chất. Các hệ thống hiện đại có thể sử dụng rất nhiều van điện từ để ghép lại với nhau, nhằm tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.

Valve Body(Thân van): Thường được chế tạo từ vật liệu đồng, gang sử dụng cho các hệ thống nước, hơi, khí nén hoặc có thể là nhựa, inox khi sử dụng trong các môi trường như hơi nóng có nhiệt độ cao, hóa chất có độ ăn mòn.

Seal(Đệm van, màng van): Được làm từ các loại vật liệu như cao su EPDM, Teflon(PTFE), Buna, Viton. Với nhiệm vụ làm kín, ngăn không cho nước rò rỉ qua

Plunger(Piston): Là bộ phận trực tiếp giúp van đóng hoặc mở, được làm từ vật liệu inox

Spring(Lò xo van): Lò xo được chế tạo từ inox, có độ đàn hồi tốt, giúp đẩy trục van lên xuống để đóng mở van. Lò xo của van điện từ thường được thiết kế khoảng 8-10 bar

Coid( Cuộn điện của van): Là bộ phận chính giúp tạo ra từ trường cho van. Coid điện của van được quấn từ dây đồng sử dụng nguồn điện thông dụng như 24v, 110v hoặc 220v

Nguyên lí hoạt động của van điện từ

Sau khi hiểu về van điện từ là gì?. Chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về nguyên lý hoạt động của van điện từ để bạn độc hiểu rõ hơn.

Van sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để hoạt động. Khi dòng điện đi qua cuộn dây thì nó sẽ sinh ra một dòng từ trường. Dòng từ trường này sẽ hút pit tông lên trên. Pit tông rời khỏi vị trí ban đầu sẽ giúp cho dòng lưu chất đi qua hoặc chặn hoàn toàn dòng lưu chất.

Do sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ nên van đóng mở rất nhanh, gần như tức thì. Vì vậy chúng được sử dụng nhiều trong các hệ thống cấp lưu lượng chính xác. Việc đóng ngắt tức thời giúp kiểm soát lưu lượng gần như một cách tuyệt đối. Dùng thêm các cảm biến để điều khiển van một cách tối ưu

Ngoài sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ, van còn sử dụng hiện tượng chênh lệch áp suất. Đây là nguyên lý sử dụng trong các dòng van điện từ gián tiếp và bán trực tiếp. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn vào bài viết sau.

Ngày nay công nghệ này được ứng dụng rộng rãi cho rất nhiều lĩnh vực công nghiệp cũng như dân dụng. Vì vậy van điện từ được sử dụng khá nhiều nơi. Chúng ta có thể biết đến nó được sử dụng để tưới cây, tưới sân vườn hay sử dụng bơm nước sinh hoạt, cấp thoát nước cho những nhà máy, v.v..

Phân loại theo dạng đóng mở

Là dòng van phổ biến nhất hiện nay, thiết kế van cho phép khi chưa cấp điện, van chặn hoàn toàn dòng lưu chất đi qua. Khi cần mở van, chúng ta cấp nguồn điện, cuộn coil sẽ hút pit tông lên để dòng lưu chất đi qua. Do van luôn ở trạng thái đóng khi chưa sử dụng nên gọi là van điện từ thường đóng.

Van điện từ thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường, và đại đa số người ta thường sử dụng van này. Van có kí hiệu đi kèm là NC hay normal close tức thường đóng.

Là dòng van luôn mở khi không hoạt động. Khi ta cấp điện cho van hoạt động, cuộn coil sẽ làm pit tông dịch chuyển về vị trí chặn lưu chất. Van có kí hiệu đi kèm là NO hay normal open tức thường mở.

Van điện từ thường mở rất hiếm trên thị trường do nhu cầu sử dụng rất ít, nếu có trường hợp bất đắc dĩ do thiết kế mới cần phải sử dụng tới van thường mở này. Hiện nay hãng duy nhất có mặt tại Việt Nam có dòng van thường mở này là hãng: ODE – ITALY ( Sản phẩm này chúng tôi đang là nhà cung cấp)

Van điện từ bán trực tiếp

Là sự kết hơp giữa van điện từ trự tiếp và gián tiếp. Điều này cho phép nó hoạt động không cần sự chênh áp, nhưng vẫn sử lý được các dòng chảy có áp lực lớn. Chúng trông giống như các van gián tiếp và cũng có một màng di động với một lỗ nhỏ và buồng áp suất ở cả hai bên. Sự khác biệt là pít tông điện từ được kết nối trực tiếp với màng. Khi pít tông được nâng lên, nó trực tiếp nâng màng để mở van.

Đồng thời, một lỗ thứ hai được mở bởi pít tông có đường kính lớn hơn một chút so với lỗ thứ nhất trong màng. Điều này làm cho áp suất trong khoang phía trên màng giảm xuống. Kết quả là, màng được nâng lên không chỉ bởi pít tông, mà còn bởi sự chênh lệch áp suất. Sự kết hợp này dẫn đến một van hoạt động từ thanh không, và có thể kiểm soát tốc độ dòng chảy tương đối lớn. Thông thường, van hoạt động bán trực tiếp có cuộn dây mạnh hơn so với van hoạt động gián tiếp. Van hoạt động bán trực tiếp đôi khi được gọi là van điện từ hỗ trợ nâng.

Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ là gì?

Van điện từ đóng/ mở tự động, giảm nhân công, giá thành rẻ

Thiết kế nhỏ gọn, bền vững

Vật liệu đa dạng: đồng, inox, nhựa do đó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau

Van điện từ được sử dụng ở bất cứ nơi nào dòng chảy chất lỏng phải được kiểm soát tự động.

Chúng đang được sử dụng ở mức độ ngày càng tăng trong các loại thực vật và thiết bị đa dạng nhất.

Sự đa dạng của thiết kế khác nhau có sẵn cho phép van được lựa chọn để phù hợp với ứng dụng cụ thể.

Ở cuối hành trình van lúc đóng, và ở đầu hành trình van lúc mở, do chênh lệch áp suất ở hai bên lá van (mặt lá van hướng về phía hồ nước có áp lực thấp, mặt lá van hướng về phía nguồn nước có áp lực cao hơn) nên lực cần thiết để thao tác van khá lớn (trường hợp này lúc anh đóng/ mở van bằng tay cũng dễ nhận thấy) do đó thường làm quá tải động cơ. Có thể tìm mua các van điện tại các nơi mà người ta bán van công nghiệp.

Khi hoạt động cần phải liên tục cấp điện cho van. Điều này sẽ khiến cuộn coil nóng lên rất nhanh. Đối với các dòng van điện từ giá rẻ, chất lượng không cao thì việc này sẽ khiến van hư rất nhanh. Vì vậy, đối với các hệ thống không cần đóng mở quá nhanh, các bạn có thể tham khảo dòng van điều khiển điện hoặc van điều khiển khí nén.