Soạn Bài Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt Trang 13 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Phần soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sẽ giúp các em có cái nhìn đầy đủ và bao quát nhất nội dung kiến thức về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, những kiến thức này hỗ trợ đắc lực các em trong việc hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, ngắn 1

Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn , ở

Thần, dạy dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở

Mỗi loại đơn vị có chức năng khác nhau, tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để tạo câu

Một tiếng được coi là một từ khi nó mang nghĩa và có thể tạo câu

” Nguồn gốc” ” con cháu” là cấu tạo từ ghép

Từ đồng nghĩa với ” nguồn gốc” là: Tổ tiên, cội nguồn, …

Có các từ như: cậu mợ, chú dì, anh em, …..

Các sắp xếp như theo quan hệ giới tính ( anh, chị) hay quan hệ thứ bậc ( ông cháu, anh em, cha con)

Nêu Cách chế biến bánh

Bánh rán, bánh cuốn, bánh tráng, bánh hấp, ….

Nêu tên chất liệu của bánh

Bánh nếp, bánh khoai, bánh ngô, bánh gai, bánh khúc, ..

Nêu tính chất của bánh

Bánh dẻo, bánh xếp, bánh cay, …

Nêu hình dáng của bánh

Bánh gối, bánh sừng bò, bánh tai lợn, bánh da lợn, …..

Từ ” thút thít” miêu tả âm thanh tiếng khóc

Các từ khác như: sụt sùi, nức nở, nỉ non, ….

a.Tiếng cười: Khúc khích, toe toét, hô hố, ….

b.Tiếng nói: Oang oang, ầm ầm, ní nhí, ồm ồm, …

c.Tả dáng điệu: nghêng ngang, đủng đỉnh, chậm chạm, …..

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Chỉ từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so vì hơn thua kịch liệt. Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc cãi nhau đó. nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Động từ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Thần, dạy dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở Kiểu cấu tạo từ

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-va-cau-tao-cua-tu-tieng-viet-38425n.aspx Bánh nếp, bánh khoai, bánh ngô, bánh gai, bánh khúc, ..

Từ Và Cấu Tạo Từ Của Tiếng Việt

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

– về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng. Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ. Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn.

Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.

– về cấu trúc: trong số các đon vị dùrig để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất. Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ.

Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học. gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học.

– Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa, ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa, ví dụ: loắt (trong từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

3. Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp: dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

– Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…).

– Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom khom,…).

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy.

+ Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).

+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: ỉoắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

– Tìm hiểu về từ ghép, cần chú ý mối quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng trong từ:

+ Các tiếng trong từ có quan hệ bình đẳng, tạo ra ý nghĩa tổng họp, khái quát hơn ý nghĩa của mỗi tiếng tạo thành (ví dụ: thầy trò, sách vở, học hành,…).

+ Các tiếng trong từ có quan hệ chính phụ, tạo ra ý nghĩa cụ thể hơn ý nghĩa của tiếng chính (ví dụ: hoa hồng, đỏ thắm, bánh trôi,…).

– Tìm hiểu về từ láy, cần chú ý quan hệ láy âm giữa các tiếng trong từ:

+ Láy lại toàn bộ tiếng, có thể có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối (ví dụ: đo đỏ, hun hút, xanh xanh).

+ Láy lại bộ phận phụ âm đầu của các tiếng (ví dụ: lạnh lẽo, buồn bã,…).

+ Láy lại bộ phận vần của các tiếng (ví dụ: lóc cóc, lềnh bềnh,…).

II. – LUYỆN TẬP Bài tập

1. Vẽ sơ đồ các loại từ tiếng Việt xét về cấu tạo.

2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép.

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ.

c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người?

d) Tìm thêm những từ láy khác miêu tả hình dáng của con ngưòi.

a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ.

b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ.

4. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên.

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn.

c) Hãy viết lại câu văn sau bằng cách thêm vào một số từ láy:

Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.

5. Xanh và trắng là hai tiếng chỉ màu sắc, em hãy tạo ra những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng.

6. Viết đoạn văn (tối đa 10 dòng) nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Sau đó, phân loại các từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy.

Gợi ý

2. a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm:

– Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng.

-Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

– Từ ghép: chú bé, ca lô, chim chích.

b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Làm hiện lên trước mắt người đọc một chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu.

c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy gợi tả hình dáng con người là: loắt choắt.

d) Một số từ láy khác miêu tả hình dáng của con người như: lom khom, lêu đêu, lòngkhòng,…

3. a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ: nhỏ bé, nhỏ nhẹ, nhỏ tí, nhỏ xíu, nhỏ xinh.

b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nho nhỏ.

4. a) Từ láy trong đoạn văn: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. Diễn tả cụ thể và chi tiết quang cảnh trận chiến giữa hai vị thần.

c) Viết lại câu văn bằng cách thêm vào một số từ láy:

Nước ngập ruộng đồng mênh mông, nước ngập nhà cửa lênh láng, nước dâng ào ạt lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

5. Những từ láy và từ ghép có tiếng xanh và tiếng trắng:

+ Từ láy: xanh xanh, xanh xao,…

+ Từ ghép: xanh đỏ, xanh rì, xanh biếc,…

+ Từ láy: trắng trẻo, trăng trắng,…

+ Từ ghép: đen trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng bạch,…

+ HS viết đúng một đoạn văn (bắt đầu từ chữ cái đầu tiên viết hoa lùi vào một ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng).

+ Đọạn văn không dài quá 10 dòng.

– Yêu cầu về nội dung: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy . HS có thể hướng đến những ý sau:

+ Truyền thuyết lí giải nguồn gốc ra đời của hai thứ bánh gắn với văn hoá dân tộc: bánh chưng, bánh giầy.

+ Hình ảnh bánh chưng tượng trưng cho đất; bánh giầy tượng trưng cho trời; đậu xanh, lá dong, thịt mỡ tượng trưng cho cây cỏ, cầm thú muôn loài.

+ Gửi gắm lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên; tình yêu lao động, yêu quê hương, ruộng đồng và sự quý trọng nghề nông.

Sau khi viết xong đoạn văn, HS phân loại từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy.

Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt 1- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ?

Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản, đó là:

b) Được dùng độc lập để tạo câu

Ví dụ, các từ trên có thể được dùng riêng biệt để tạo những câu như sau:

– Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. – Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. c) Từ một tiếng và từ nhiều tíếng

– Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng.

Trong số các từ trên, có từ chỉ là một tiếng. Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng; trăm, nghìn. Nhưng cũng có từ gồm hai tiếng. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, kho ẻ mạnh,…

2. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng.

– Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:

+ Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm. Ví dụ: khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ,…

+ Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ, thỉnh thoảng, khoẻ khoắn,…

Các em có thể hình dung các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt qua sơ đồ sau:

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Để tìm được kiểu cấu tạo từ của một từ nào đó, các em có thể lần lượt tiến hành theo trật tự sau:

– Xem xét số lượng tiếng có trong các từ. Nếu từ một tiếng thì đó là từ đơn, còn nhiều tiếng thì đó là từ phức.

– Nếu là từ phức, các em cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để biết từ đó được cấu tạo theo kiểu ghép hay kiểu láy:

+ Sẽ là từ láy nếu các tiếng có quan hệ láy âm.

+ Sẽ là từ ghép nếu các tiếng không có quan hệ láy âm mà có quan hệ về nghĩa.

b) Từ đổng nghĩa với một từ nào đấy là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó.

Để tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên, các em có thể:

– Dựa vào cách hiểu của mình về nghĩa của từ.

– Tra từ điển đồng nghĩa.

Dựa vào nghĩa này, các em có thể tìm thấy các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: ngọn nguồn, cội nguồn.

c) Để tìm được các từ ghép như mẫu con cháu, anh chị, ông bà, các em có thể dùng các từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như cha, chú, cô, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em… rồi ghép theo những mối quan hệ nghĩa kiểu như:

– Theo thứ bậc trên, dưới: cha chú, anh chị, con cháu, cháu chắt,…

– Theo giới tính: ông bà, bố mẹ, chú dì, chú thím, cậu mợ,…

2. Các từ ghép chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc trong gia đình người Việt Nam có một số cách ghép chính như sau:

– Theo quan hệ giới tính (trai gái, gái trai)

Ví dụ: ông bà, bố mẹ, anh chị; cô chủ, cô cậu,…

– Theo quan hệ thứ bậc trên dưới

Ví dụ: cha con, con cháu, cháu chắt,…

– Theo quan hệ nội ngoại

3. Để thực hiện được yêu cầu của bài tập này, các em cần lấy một từ đơn chỉ cách chế biến, chỉ chất liệu, chỉ tính chất hoặc chỉ hình dáng của bánh và ghép vào sau yếu tố bánh, các em sẽ được những từ ghép cần tìm. Theo công thức bánh + X, các em sẽ tạo được những từ ghép có nghĩa cụ thể hơn (chỉ một loại bánh) so với nghĩa của từ đơn bánh (chỉ chung các loại bánh).

Ví dụ:

– Nêu cách chế biến của bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,…

– Nêu tên chất liêu của bánh: bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh,…

– Nêu tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng,…

– Nêu hình dáng của bánh: bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng,…

4. Thút thít là từ láy tượng thanh. Đây là từ dùng để tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi.

Những từ láy khác có cùng tác dụng ấy: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,..

5. Các từ láy tả tiếng cười: khúc khích, tủm tỉm, khanh khách, sằng sặc, sặc sụa, hô hố, hềnh hệch, ha hả, rinh rích, toe toét,…

– tả dáng điệu: mềm mại, lả lướt, thướt tha, lừ đừ, ngột ngưỡng, nghênh ngang, lóng ngóng, loay hoay, hí hoáy, lù đù, co ro, xiêu xiêu,:..

III – THAM KHẢO

1. Từ ghép có yếu tố “mạnh”: mạnh khỏe, mạnh giỏi, mạnh bạo, mạnh miệng, mạnh mồm, mạnh tay, mạnh dạn,…

Mai Thu

2. Từ ghép có yếu tố “học”: /học sinh, học tập, học bạ, học kì, học cụ, học dường, học bổng, học vấn, học trò, học hỏi, học lực, học phí,…

3. Một số từ láy tượng hình: khúc khuỷu, khúm núm, lệt bệt, lững lờ, lả lả, xiêu xiêu, lùng bùng, nhoè nhoẹt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, thoi thóp,…

Từ Và Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

Cô Nguyễn Hải (HOCMAI) sẽ giới thiệu cho các em học sinh trong về từ phân loại theo cấu tạo, trong đó có từ đơn và từ phức trong bài học hôm nay.

Một bài văn được tạo nên từ các đoạn văn. Và hình thành các đoạn văn chính là những câu văn. Trong mỗi câu văn lại là các từ, các cụm từ ghép với nhau để thành một câu hoàn chỉnh. Mỗi từ lại được tạo nên từ các tiếng. Để tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ, cô Nguyễn Hải chia bài học thành hai nội dung chính:

Tham khảo bài giảng chi tiết của cô Nguyễn Hải (Khóa HM6 – Tổng Ôn kiến thức) tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/83513/bai-01-tu-va-cau-tao-tu.html

Câu thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”.

Hai dòng thơ có 12 tiếng và 9 từ (Thời gian, chay, qua, tóc, mẹ, một, màu trắng, đến, nôn nao)

2) Ghi nhớ

Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

3) Phân biệt “Từ” và “Tiếng”

+/ Tiếng dùng để cấu tạo từ

+/ Từ dùng để đặt câu

Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.

4) Từ phân loại theo cấu tạo

Từ đơn là từ có 1 tiếng

Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên

Từ đơn đơn âm tiết

Từ đơn đa âm tiết

Từ ghép là loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa

Từ láy là loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau.

Từ ghép tổng hợp (VD: Trong xanh – Hai tiếng “Trong” và “xanh” bình đẳng nhau về nghĩa)

Từ ghép phân loại (VD: Xanh rì – Hai tiếng “xanh” và “rì”, “xanh” là tiếng chính, “rì” là tiếng phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Từ láy toàn bộ (VD: Xanh xanh. Hai tiếng giống nhau hoàn toàn)

Từ láy bộ phận (VD: Xanh xao. Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

II/Từ đơn và từ phức 1)Từ đơn

VD: Cây (Danh từ), đọc (động từ), cao (tính từ),…

Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng

Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết

Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…

Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

2) Từ phức

VD: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

VD: Cao lớn (Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa) , cao vút (Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)

Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần.

VD: Đo đỏ (Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần) , lao xao (hai tiếng giống nhau về vần) , xôn xao (Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

c) Một số trường hợp dễ “nhầm lẫn” giữa “từ đơn” và “từ phức”.

Nhầm lẫn “từ đơn đa âm tiết” và “Từ láy”.

Dấu hiệu nhận biết: Từ láy có giá trị biểu cảm. Từ đơn là danh từ, để gọi tên sự vật, không có giá trị biểu cảm.

VD: Các từ ba ba, thuồng luồng, châu chấu là từ đơn đa âm tiết, dù về hình thức có các tiếng giống nhau về âm đầu, vần, cả âm đầu và vần. Không phải từ láy.

VD: “Cà chua quá!”. Câu này gồm 3 từ. “Cà” và “chua” là hai từ đơn độc lập, không phải từ phức.

Là giáo viên trường THCS Archimedes, cô Nguyễn Hải có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt. Bài học “Từ và cấu tạo từ”, nằm trong khóa học “HM6 – Tiếng Việt” của cô. Qua bài học, các em dễ dàng nắm bắt những phần kiến thức trọng tâm cần phải ghi nhớ. Đặc biệt, là những nội dung nâng cao không có trong sách giáo khoa là “Từ đơn đa âm tiết”.

Để tăng tốc cho kì thi vào lớp 6 và giành được thành tích tốt, giải pháp “HM6 – Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh” là một sự hỗ trợ toàn diện dành cho tất cả các em học sinh. Với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong lĩnh vực luyện thi vào 6, đây chắc chắn là một gói giải pháp đầy chất lượng khi bao quát tất cả nội dung kiến thức cần ôn luyện và hướng dẫn luyện đề, giải đề thi hiệu quả.

Phụ huynh và học sinh tham khảo về chương trình tại: http://bit.ly/Giải-pháp-toàn-diện-ôn-thi-vào-6

Luyện Tập Bài Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt Trang 14 Sgk Văn 6

Luyện tập bài Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt trang 14 SGK Văn 6

Bài 5: Thi tìm nhanh các từ láy: a) Tả tiếng cười b) Tả tiếng nói c) Tả dáng điệu.

Bài 1: Đọc câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

[…] Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?

b) Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốt trong câu trên.

c) Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà…

Trả lời:

a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống, gốc rễ…

c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con, vợ chồng…

Bài 2. Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.

Trả lời:

Khả năng sắp xếp:

– Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím…

– Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chị em, dì cháu, bà cháu, mẹ con..

Bài 3: Tên các loại bánh đều được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối… Theo em, các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau? Hãy nêu ý kiến của em bằng cách điền những tiếng thích hợp vào các chỗ trống trong bảng thuộc bài tập 3 SGK -tr, 15.

Trả lời:

Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức: Bánh + X

– Tiếng sau có thế nêu:

+ Cách chế biến,

+ Chất liệu,

+ Tính chất của bánh

+ Hình dáng của bánh.

Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng…

Bài 4: Từ láy in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?

Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.

Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy.

Trả lời:

Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người.

– Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó là: nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, ti tỉ…

Bài 5: Thi tìm nhanh các từ láy: a) Tả tiếng cười b) Tả tiếng nói c) Tả dáng điệu.

Trả lời:

Các từ láy:

a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, khanh khách…

b) Tả tiếng nói: khàn khàn, nhè nhẹ, thỏ thẻ, oang oang, trong trẻo…

c) Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh…