Trứng gà là nguồn thực phẩm quen thuộc hàng ngày với tất cả mọi người. Tuy nhiên, thời gian bảo quản lạnh của trứng khá ngắn khoảng từ 3 đến 5 tuần. Vậy, có nên bảo quản bằng cách đông lạnh trứng gà không?
Không phải tất cả mà chỉ có một số loại trứng gà có thể được bảo quản đông lạnh. Theo cả Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), và Cơ quan sức khoẻ và chăm sóc con người (HHS) cho biết không bao giờ nên đông lạnh trứng gà sống.
Khi đông lạnh trứng gà, chất lỏng bên trong nở ra và nó có thể khiến cho vỏ trứng bị nứt vỡ. Do đó, các thành phần bên trong của trứng có thể dễ dàng bị hỏng và tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, đông lạnh trứng gà sống, thì kết cấu của vỏ trứng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì lúc này, lòng đỏ trứng trở nên dày và giống như gel. Điều này có thể làm cho chúng trở nên khó khăn hơn khi sử dụng trong nấu ăn hoặc bị mất nước sau khi được rã đông.
Trứng luộc (cứng hoặc mềm) cũng không được khuyến cáo để đông lạnh. Vì lúc này lòng trắng trứng có thể trở nên dẻo và chảy nước khi rã đông. Tuy nhiên, có một số loại trứng vẫn có thể được bảo quản đông lạnh an toàn cho người dùng bao gồm:
Lòng trắng trứng sống.
Lòng đỏ trứng sống.
Toàn bộ trứng sống được lấy ra khỏi vỏ và được đánh bông.
Các món trứng đã được nấu chín.
2. Ảnh hưởng của quá trình đông lạnh đến các thành phần của trứng gà
Trứng gà bao gồm hai phần là lòng trắng và lòng đỏ. Cả hai thành phần này đều có những phản ứng khác nhau khi được đông lạnh.
Đông lạnh và rã đông lòng trắng trứng sau khi đã được nấu chín thì không gây ra sự thay đổi kết cấu nào đáng chú ý. Bởi chúng chủ yếu bao gồm nước và protein. Tuy nhiên, đối với lòng trắng trứng sống thì có thể sẽ làm cải thiện đến khả năng tạo bọt của nó. Đây là một đặc tính quan trọng mà từ đó sử dụng để tạo ra các món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng chẳng hạn như các loại bánh, kem…
Một vài nghiên cứu cho thấy lòng trắng trứng sống đông lạnh khiến một số protein của chúng bị biến dạng và hoặc mất tính năng tạo hình. Kết quả này còn chỉ ra rằng lòng trắng trứng sau khi đông lạnh và rã đông thì có đặc tính tạo bọt tốt hơn. Ngược lại, khi lòng đỏ trứng sống được đông lạnh, chúng sẽ phát triển một lớp đông đặc giống như gel. Trạng thái này được là sự gelatin hóa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự gelatin hóa là kết quả của các tinh thể băng hình thành trong lòng đỏ trứng.
Tuy nhiên, lòng đỏ trứng vẫn có thể đông lạnh được bằng cách cho thêm đường hoặc muối trước khi đông lạnh. Điều này đã được chứng minh là có khả năng cải thiện kết cấu của lòng đỏ khi rã đông và nấu chín bằng cách ngăn chặn sự tạo gel này.
Lòng đỏ trứng cũng được đông lạnh tốt khi kết hợp lần đầu tiên với lòng trắng trứng đã bảo quản đông. Kết quả dẫn đến tạo ra kết cấu tốt để có thể làm các món ăn như trứng cuộn và thịt hầm.
Mặc dù đông lạnh không có khả năng ảnh hưởng đến hương vị của trứng sống trứng hoặc trứng chín. Nhưng bất kỳ thành phần nào được thêm vào trong các phương pháp chế biến có thể làm cho chúng khác nhau. Ví dụ với lòng đỏ sống có thể vị hơi ngọt hoặc mặn sẽ tùy thuộc vào việc chúng được trộn với đường hoặc muối trước khi bảo quản đông.
Ngoài ra, các sản phẩm trứng đông lạnh thương mại có thể thêm chất bảo quản hoặc các thành phần khác có thể ảnh hưởng đến hương vị.
3. Thành phần dinh dưỡng của trứng gà
Thành phần dinh dưỡng 1 quả trứng với 100 gam ăn được:
Năng lượng: 166 kcal.
Protein: 14.8 gam.
Chất béo: 11.6 gam.
Glucid: 0.5 gam.
Chất xơ: 0 gam.
Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)…
Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg)…
Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.
4. Một số lợi ích của trứng 4.1. Tăng Cholesterol HDL
Những người có mức HDL cao thường có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề khác của sức khỏe. Theo đó, ăn trứng là cách tuyệt vời để tăng lượng HDL. Trong một nghiên cứu cho thấy ăn hai quả trứng mỗi ngày trong 6 tuần đã tăng mức HDL lên 10%.
4.2. Chứa Choline
Choline là chất dinh dưỡng quan trọng mà hầu hết mọi người đều không nhận đủ từ khẩu phần ăn hàng ngày. Choline được sử dụng để xây dựng màng tế bào và có vai trò tạo ra các phân tử truyền tín hiệu trong não cùng với những chức năng khác. Thiếu choline sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Trứng là nguồn thực phẩm có chứa choline khá phong phú. Chất dinh dưỡng này trong một quả trứng gà chiếm khoảng hơn 100 mg. Vì vậy, bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng choline theo khuyến nghị.
4.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim 4.4. Trứng có chứa Lutein và Zeaxanthin – Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của mắt
Một trong những hậu quả của lão hóa là thị lực có xu hướng trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng có thể giúp chống lại quá trình thoái hoá ảnh hưởng đến mắt. Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ tích tụ trong võng mạc của mắt. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đủ lượng chất dinh dưỡng này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hai chứng rối loạn mắt rất phổ biến.
Lòng đỏ trứng chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin. Trong một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy chỉ cần ăn 1/3 lòng đỏ trứng mỗi ngày trong 4.5 tuần có thể làm tăng nồng độ lutein trong máu từ 28 – 50% và zeaxanthin từ 114 – 142%.
Ngoài ra, trứng cũng là thực phẩm có nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù phổ biến nhất trên thế giới.
Không phải tất cả trứng đều được tạo ra như nhau. Thành phần dinh dưỡng của nó sẽ thay đổi tuỳ theo thức ăn và cách nuôi gà. Trứng gà mái được nuôi trên đồng cỏ hoặc được cho ăn thức ăn giàu omega-3 thì có xu hướng chứa nhiều acid béo này.
Acid béo omega-3 được biết là làm giảm nồng độ triglyceride trong máu – yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ trứng giàu omega-3 là một cách rất hiệu quả để giảm triglyceride máu. Đồng thời, chỉ cần ăn năm quả trứng giàu omega-3 mỗi tuần trong ba tuần đã làm giảm triglyceride 16 – 18%.
4.6. Protein chất lượng cao với đầy đủ acid amin cần thiết
Protein có vai trò chính trong tạo hình cơ thể. Chúng được sử dụng tạo ra tất cả các loại mô, phân tử cho cấu trúc và chức năng. Cung cấp đủ protein theo nhu cầu khuyến nghị có thể giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ bắp, giảm huyết áp và tối ưu hóa sức khỏe của xương… Trứng là một nguồn protein tuyệt vời cùng với tất cả các acid amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp. Vì vậy, trứng đáp ứng đủ các yêu cầu về các chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hợp lý.
4.7. Giúp no lâu và chứa ít calo
Trứng là thực phẩm giàu protein – chất dinh dưỡng đa lượng bão hòa và có thể làm giảm lượng calo sau đó trong ngày. Nghiên cứu trên 30 phụ nữ thừa cân sử dụng trứng thay vì bánh mì cho bữa sáng, kết quả cho thấy những người phụ nữ này có cảm giác no tăng và họ sẽ ăn ít calo hơn trong bữa tiếp theo. Trong một nghiên cứu khác, khi thay thế một bữa sáng đầy đủ bằng một bữa sáng với trứng cho kết quả giảm cân đáng kể trong khoảng thời gian tám tuần.