Trồng Nhiều Cây Xanh Có Lợi Ích Gì Trong Việc / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Trồng Cây Xanh Trong Nhà Có Lợi Ích Gì

Lợi ích trồng cây xanh trong nhà.. Không gian xanh luôn là cảm hứng của không it người tìm về với thiên nhiên, màu sắc, hương thơm…, cây xanh còn góp phần rất lớn trong việc tạo việc khí hậu trong lành, giảm bớt khói bụi, khí độc. Ðiều này ai cũng đã biết. Nhưng việc trang trí cây xanh trong nhà là cả một nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ. Xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Nhưng trong không gian đô thị sống chật hẹp, không phải ai cũng có điều kiện để có một khoảng sân vườn nhỏ trồng cây. Nếu bạn băn khoăn làm sao để cải thiện không gian sống thêm sinh động, gần với thiên nhiên hơn thì trồng cây xanh ngay trong nhà cũng là một lựa chọn.

Cải thiện chất lượng không khí Cây xanh trong nhà chính là một trong những công cụ tuyệt vời giúp cải thiện chất lượng không khí. Ban ngày, cây xanh hấp thụ những độc tố như khí cabonic và chuyển đổi thành oxy cho không khí, ngoài ra chúng còn hấp thụ các phân tử kim loại nặng và giữ chúng bên trong thân, vô hiệu hóa những chất độc hại như polyethylene và formaldehyde… được sinh ra từ các loại ván sàn, đồ nội thất trong gia đình. Ngoài ra, cây xanh còn góp phần làm tăng độ ẩm, vì một giọt nước xâm nhập vào rễ cây, nó sẽ di chuyển lên thân qua hệ thống mao mạch rồi hòa lẫn vào không khí. Khi độ ẩm không khí tăng, các chất có hại cho sức khỏe như bụi giảm vì hơi ẩm khiến những hạt nhỏ li ti nặng hơn và rơi xuống dưới.

Làm đẹp không gian sống Cây xanh là thành phần trang trí phổ biến trong nhà ở hiện nay giúp ngôi nhà bạn thêm sinh động, tươi tắn hơn với màu sắc, kiểu dáng của chúng. Hãy dùng cây xanh như vật liệu trang trí nội thất tự nhiên đến từ thiên nhiên.

Giúp giảm stress Sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng, khi trở về nhà bạn hãy thử nhìn ngắm một chậu cây nhỏ và bạn sẽ cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng, thư giãn hơn do cây xanh đã giúp mang không khí của thiên nhiên vào ngôi nhà. Ngoài ra, cây xanh sẽ mang cảm giác về giá trị sống, sức sống cho con người, nhờ thế bạn cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn. Các nghiên cứu khoa học đưa ra kết quả là cây xanh có thể làm giảm stress, mang tới tâm trạng tốt hơn. Những người làm việc trong phòng có trồng cây có huyết áp trung bình thấp hơn những người khác là 4mm Hg

Lợi Ích Của Việc Trồng Cây Cảnh Trong Nhà

Cây cảnh không chỉ để làm đẹp mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Các nhà khoa học cho rằng cây xanh sẽ tương tác với cơ thể cũng như tâm hồn con người và cải thiện sức khỏe tổng thể.

1. Giúp bạn dễ thở hơn

Chúng ta hít khí oxy (O 2)và giải phóng carbon dioxide (CO 2). Thực vật hấp thụ carbon dioxide và phát hành oxy qua quá trình quang hợp. Bằng cách bổ sung cây cảnh để trong nhà của bạn, bạn sẽ làm tăng nồng độ oxy và gặt hái những lợi ích của việc trao đổi khí này, đặc biệt là nếu bạn sống trong một căn hộ hay một không gian không đủ thoáng mát.

Nên đọc

Những yếu tố gây ô nhiễm không khí như formaldehyde, acetone và benzen luôn tồn tại trong các vật dụng gia đình, khói thuốc, sơn tường. Những loại cây trong nhà giúp đào thải hữu hiệu các chất độc là cây mật cật, cây hoa lily, cây vạn niên.

2. Giảm dị ứng và hen suyễn

Một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Nông nghiệp Na Uy phát hiện ra rằng cây cảnh trong nhà có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng.

Cây trồng làm tăng độ ẩm và giảm bụi trong nhà của bạn. Nghiên cứu này đã chứng minh cách thức cây cảnh trong nhà làm giảm tới hơn 30 phần trăm các triệu chứng ho, đau họng, hen suyễn và cảm lạnh.

Cây cảnh phát hành khoảng 97% lượng nước mà chúng hấp thụ. Nhiều cây cảnh trong phòng có thể làm tăng độ ẩm của phòng và phòng ngừa các bệnh hô hấp.

Trồng cây xanh trong nhà có nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Cải thiện tốc độ hồi phục bệnh 4. Cải thiện khả năng nhận thức

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giữ cây cảnh trong phòng bệnh viện làm tăng tốc độ hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật. Bệnh nhân trong phòng có nhiều cây cảnh cần ít thuốc giảm đau hơn, có nhịp tim và huyết áp ổn định hơn và ít khi phải đối mặt với căng thẳng và lo âu.

Cây cảnh giúp tăng cường sự tập trung, trí nhớ và giải tỏa căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy học sinh thể hiện sự tập trung và sự chú tâm cao hơn 70% trong một lớp học có chứa cây cảnh. Số người tham dự cũng cao hơn ở những lớp học này.

5. Cải thiện sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu được tiến hành tại ĐH Texas A & M cho thấy rằng các nhân viên làm việc trong một phòng chứa cây cảnh tạo ra nhiều ý tưởng hơn 13% so với người lao động trong một căn phòng với các tác phẩm điêu khắc.

Trồng cây xanh trong nhà giúp giảm căng thẳng và lo lắng, tâm trạng được cải thiện, nâng cao lòng tự tôn và cải thiện ổn định mức độ kiểm soát bản thân.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, mọi người trong một căn phòng chứa cây cảnh sụt giảm bốn điểm huyết áp tâm thu của họ sau khi tham gia một bài kiểm tra áp lực, giảm hơn so với mức giảm hai điểm trong một nhóm người trong một căn phòng không có cây cảnh.

Gợi ý một số cây cảnh nên trồng trong nhà:– Thường xuân: Dễ sống và dễ bài trí, có khả năng loại bỏ formaldehyde.– Cây cau: Đẹp, dễ trồng, có thể loại bỏ các độc tố từ không khí trong nhà.– Ngũ da bì: Vỏ cây có thể dùng để làm thuốc.– Lan Ý: Loài hoa duy nhất vừa đẹp lại có tác dụng lọc không khí.– Lô hội (nha đam): Vừa dùng để trang trí, vừa có thể sử dụng để làm đẹp.

Kim Chi H+ (Theo HMU)

Tường Cây Xanh Là Gì? Tường Cây Xanh Có Lợi Ích Gì Cho Không Gian Sống

Tường cây xanh là gì?

Vườn tường, bức tường xanh, vườn đứng là những tên gọi khác khi nhắc đến kiến trúc tường cây xanh. Hiểu một cách đơn giản, tường cây xanh là tường được bao phủ bởi lớp thực vật (bao phủ một phần hoặc hoàn toàn) bao gồm những cá thể như đất có chứa chất dinh dưỡng nuôi cây, cây xanh và các nguyên vật liệu cần thiết khác. Thêm vào đó, để tiện dụng hơn trong việc chăm sóc cây, đa phần những tường cây xanh đều được tích hợp sẵn hệ thống tưới cây tự động.

Bạn có biết rằng, vào năm 2015, tại trung tâm Hội Nghị Los Cabos, bức tường cây xanh lớn nhất được ra đời, với tổng diện tích bao phủ lên đến 2700 mét vuông. Người cha đẻ của kiệt tác này là một vị kiến trúc sư người Mexico Femando Romero.

Kiến trúc tường cây xanh trong khuôn viên nhà

Tường cây xanh mang lại lợi ích gì cho không gian sống?

Sở hữu phong cách thiên nhiên gần gũi, thân thiện, đem đến bầu không khí trong lành v.v.. đã giúp cho những bức “tường cây xanh” trở thành xu hướng thiết kế quen thuộc hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các bước tường cây xanh thẳng đứng trong khuôn viên quán café, nhà hàng, phòng tập yoga, cơ quan làm việc v.v… Để tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích thiết thực mà tường cây xanh mang lại cho con người, mời bạn theo dõi phần nội dung sau đây.

Cải thiện chất lượng không khí:

Tường cây xanh không chỉ được biết đến là một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo, mà nó còn có chức năng tựa bộ lọc không. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý quen thuộc: hút khí độc, kim loại nặng hay CO2 có hại từ môi trường, chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời thải ra khí oxy sạch cung cấp sự sống cho con người.

Tiết kiệm không gian và thời gian:

Đây sẽ là lợi ích tuyệt vời cho những ai có niềm đam mê cây cảnh. Thay vì phải chiếm dụng một khoảng diện tích đất không hề nhỏ để “theo đuổi đam mê” thì nay bạn có thể thu nhỏ khu vườn của mình bằng một bức tường cây xanh thẳng đứng.

Thêm vào đó, hệ thống tưới nước tự động được thiết kế đi kèm còn giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc chăm sóc cây. Giờ đây, bạn có thể thoải thích đi du lịch, công tác hàng tuần mà không phải lo lắng “khu vườn” nhỏ bé ở nhà bị chết.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho tường cây xanh

Giảm thiểu tiếng ồn:

Với guồng quay công việc đầy áp lực, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều muốn quay trở về ngôi nhà xinh xắn để nghĩ ngơi thư giản. Thế nhưng, dưới sự phát triển của đô thị, kéo theo xu hướng mua nhà thành phố ngày càng gia tăng, nhà hàng quán xá mọc lên đông đúc. Làm thế nào giữa chốn bộn bề bạn có thể tìm được một không gian yên tĩnh để nghĩ ngơi? Bức tường cây xanh sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Thay vì phải bỏ ra khoản chi phí không hề nhỏ cho việc xây dựng vách chống ồn công nghiệp thì bạn chỉ cần chi trả một khoản tiền vừa phải, không quá đắc đỏ trong việc thiết kế bức tường cây xanh. Vừa có được không gian yên tĩnh, vừa thư thái hòa mình vào thiên nhiên ngay trong chính căn nhà của bạn.

Có thể bạn cần biết:

Ý nghĩa về mặt phong thủy:

Bức tường cây xanh đứng tại không gian hồ bơi

Cội Nguồn Xanh nơi cung cấp dịch vụ thi công tường cây xanh chuyên nghiệp:

Hiểu rõ tường cây xanh là gì, chắc hẳn bạn đang khá nóng lòng sở hữu cho mình một bức tường xanh đúng chuẩn của chất lượng phải không nào? Khi tham khảo hướng dẫn trong các bài viết tự chế tạo tường cây xanh, có lẻ bạn sẽ cảm thấy việc thi công khá dễ dàng, thế nhưng khi áp dụng thực tế mọi thứ hoàn toàn không như bạn nghĩ.

Việc xây dựng tường cây xanh không đúng kỹ thuật sẽ dễ dẫn đến tình trạng chết cây, tường không chắc chắn, bỏ ra nhiều công sức và một khoản chi phí mua vật liệu nhưng mọi thứ lại không như mong muốn. Vậy làm thế nào để sở hữu bức tường cây xanh ngay trong không gian sống của bạn một cách nhanh chóng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí?

Đơn giản thôi, hãy nhấc “dế yêu” lên và liên hệ đến công ty TNHH Cội Nguồn Xanh, đây sẽ là nơi cung cấp dịch vụ thi công tường cây xanh chuyên nghiệp dành cho bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu những gì mà bạn đang cần, không chỉ cung cấp dịch vụ thi công chất lượng mà đến với Cội Nguồn Xanh bạn còn nhận được sự phục vụ và tư vấn tận tâm từ các chuyên viên kỹ thuật.

Thông tin liên hệ:

[[sccontact]]

Mong rằng với đôi dòng chia sẻ về tường cây xanh là gì cũng như các lợi ích mà tường cây xanh đem đến, sẽ giúp bạn cập nhật thêm lối kiến trúc hiện đại biến hóa không gian sống trở nên thú vị hơn. Mọi chi thắc mắc về chi phí thi công hoặc bất kỳ vấn đề gì, bạn đừng ngần ngại mà hãy lên hệ đến chúng tôi chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng tất tần tật mọi yêu cầu từ bạn.

Trồng Cây Chuối Có Tác Dụng Gì

Thông tin về cây chuối – Cách trồng và căm sóc cây chuối

Cây chuối – Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là một trong những nước khu vực Đông Nam Á trồng nhiều loại cây ăn quả nhất. Đặc biệt là chuối – một loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, ở Việt Nam còn đa dạng về đất trồng, vùng miền, nên chuối ở mỗi vùng sẽ có hương vị và chủng loại khác nhau.

Giới thiệu chung về cây chuối

Chuối thuộc họ Musaceae, có tên khoa học là Musa spp. Với người dân Việt Nam, cây chuối rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Mỗi bộ phận trên cây đều được sử dụng, chế biến, sáng tạo từ món ăn cho đến những đồ chơi vật dụng trong nhà.

“Cây gì chỉ có một hoa

Quanh năm kết trái nõn nà vàng thơm

Lá to che rợp bóng sân

Sum suê con cháu quây quần bên nhau

Đố là cây gì?”

Đây là một câu đố quen thuộc trong dân gian Việt Nam, nói về cây chuối.

Với bọn trẻ ở những vùng quê, cây chuối luôn gắn bó với tuổi thơ của chúng. Vị ngọt thơm của trái chuối chín, vị hơi chát của chuối xanh làm rau sống, tàu lá xanh mướt được lựa chọn làm lá gói bánh. Hay những chiếc bè chuối được bọn trẻ đóng thành thả trên sông vào những buổi chiều,…

Những đặc điểm về cấu tạo của cây chuối

Rễ cây chuối

Không giống như những loài cây ăn quả khác đều có phần rễ cọc. Chuối là loại cây có rễ chùm, một chùm có từ 2-6 chiếc rễ tạo thành. Những chiếc rễ con mọc xung quanh phủ đều và kín hết phần rễ, tính từ phần giáp thân cho đến phần rễ. Phần lông hút trên rễ chủ yếu tập trung ở phần chóp của rễ, cách xa phần củ chuối.

Rễ con mọc, sinh trưởng và phát triển nhờ vào phần thân ngầm (hay còn gọi là củ) của cây chuối. Tuy cây không có phần rễ cọc nhưng vẫn phân thành rễ chính và phụ. Nghĩa là, mỗi chùm rễ sẽ có những chiếc rễ to làm chính. Xung quanh nó là những chiếc rễ nhỏ và ngắn hơn có vai trò hấp thụ nước, lượng khoáng chất có trong đất để nuôi dưỡng cây.

Đường kính của mỗi chiếc rễ có kích thước khoảng 5-10 mm, đặc tính rễ tương đối mềm. Vì thế chúng dễ bị úng thối do ngập nước, ảnh hưởng của sâu bệnh tấn công. Không giữ được cả thân cây khi gặp phải giông bão, cây dễ bị bật gốc, đỗ ngã.

Phần rễ nằm ở đáy củ (thân ngầm) thông thường ăn xuống lòng đất chưa đến một mét. Nếu được trồng ở những vùng đất tốt, tơi xốp, mùn, tính thoáng khí tốt. Rễ chuối có thể phát triển ăn sâu vào lòng đất, lan rộng đến khoảng 5 mét.

Thân cây chuối

Cấu tạo từ hai thành phần chính là thân ngầm và thân giả.

Thân ngầm cây chuối

Củ chuối là tên gọi quen thuộc của người dân khi nói về thân ngầm của cây chuối. Đây là bộ phận quan trọng của cây chuối. Củ chuối đóng vai trò trong việc hình thành sự phát triển của rễ, lá, hoa và sinh sản.

Phần củ chuối nằm dưới lòng đất, nhưng không quá sâu, thông thường được phủ kín bởi lớp đất bên trên. Trong quá trình phát triển, phần củ chuối sẽ dần lộ lên khỏi mặt đất. Vì thế người trồng cần lưu vun đắp phần đất trồng lắp kín củ chuối thường xuyên, thì cây mới phát triển tốt.

Bên ngoài củ chuối được bảo vệ bằng lớp vỏ sẫm màu, được tạo bởi những vết bẹ của lá chuối. Khi lột bỏ lớp bên ngoài, phần thịt bên trong củ chuối có màu sáng hơn, trắng đục.

Củ chuối quyết định yếu tố sinh sản của cây, những cái mầm chồi đều được hình thành từ củ chuối. Quan sát xung quanh bề mặt của củ chuối, sẽ thấy được những chiếc mầm đang dần nhú ra. Theo thời gian, chúng được nuôi dưỡng phát triển nhú khỏi mặt đất thành những cây con xung quanh cây mẹ, tạo thành những bụi chuối rậm rạp.

Những cây chuối trưởng thành, từ phần củ hình thành phần lõi phát triển bên trong cho đến đỉnh của thân giả, sau đó phát triển hoa và cho ra quả.

Thân giả cây chuối

Phát triển từ phần củ chuối, thân giả được tạo thành bởi những bẹ lá bao bọc xung quanh. Thân chuối trơn, có kích thước tuỳ thuộc vào từng giống, loại cây và điều kiện đất trồng, thời tiết.

Có loài cao đến 8-10 mét, có loài thấp bé từ 1,5 m – 5 mét, đối với cây trưởng thành. Đường kính to nhất có thể bằng vòng tay của một người lớn.

Màu sắc, hình dạng của bẹ chuối cũng khác nhau đối với từng loài. Ví dụ như, thân chuối già có dáng vẻ xù xì, lớp ngoài có màu nâu sẫm, nhăn nheo. Còn chuối sáp thì lớp bẹ xanh mướt, không xù xì mà lại trơn mướt,….

Lá cây chuối

Lá chuối được cấu thành từ 3 bộ phận chính gồm: bẹ, cuống và phiến.

Bẹ lá

Bẹ lá xếp thành từng lớp, bó đều nhau để tạo thành phần thân giả của cây chuối. Màu sắc của từng lớp bẹ, từ ngoài vào trong sẽ chuyển từ đậm sang nhạt.

Nhìn vào mặt cắt ngang của bẹ chuối, có thể thấy từng ô nhỏ xếp đều nhau từ lớn cho đến nhỏ. Từng lớp bẹ có độ dày nhỏ nhằm để xếp lớp cho thân cây có hình trụ tròn đều nhau. Khi cây phát triển, những bẹ lá ở gần gốc bắt đầu ngừng sinh trưởng, dần héo già di và phần lá cũng bắt đầu khô héo lại.

Cuống lá

Cuống lá phát triển từ phần bẹ, dạng hình lòng máng có màu xanh đậm. Tuỳ thuộc vào những giống chuối khác nhau mà chuối có phần cuốn lá dài hay ngắn.

Phiến lá

Mỗi tàu lá chuối đều được hình thành từ phần chính giữa thân chuối, xuất phất từ củ chuối. Lá non luôn có dạng hình xoắn tròn, sau đó mới dần mở đều ra thành tán lá đều xung quanh. Phần lá chuối non này được gọi là đọt chuối. Phiến lá phát triển đều hai bên của cuống lá, nếu gặp gió to, phiến lá dễ bị rách, gãy cuống lá.

Hoa (bắp) chuối

Hoa chuối hay còn có cách gọi dân dã là bắp chuối, khi cây đến giai đoạn trưởng thành. Củ chuối có chức năng quyết định cây ra hoa từ lõi chuối (trụ hoa).

Trụ hoa phát triển, nhú ra khỏi phần thân giả bao bọc, hình thành hoa chuối. Hoa chuối cũng được bao bọc thành từng lớp cánh có màu tím. Mỗi lớp cánh bảo vệ một lớp hoa chuối nhỏ bên trong.

Theo sự phát triển, các cánh mo lá màu tím mở đều ra để các hoa chuối nhỏ bên trong phát triển thành từng nải chuối nhỏ, xếp đều xen kẽ xung quanh trụ hoa. Các cánh mo lá màu tím cũng rụng đi, cứ như thế từ hoa chuối phát triển thành buồng chuối xum xuê quả.

Không phải những hoa chuối nào trong bắp chuối cũng hình thành được quả. Trong bắp chuối có sự hình thành của 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa trung tính.

Hoa cái tập trung chủ yếu ở phần gốc của bắp chuối, đài hoa to và rất phát triển, quả được hình thành từ hoa cái.

Hoa trung tính và hoa đực không có khả năng hình thành quả, đài hoa của chúng kém phát triển, vì thế trong quá trình hình thành buồng chuối, những hoa này sẽ rụng đi. Hoa trung tính mọc xen kẽ giữa hoa đực và hoa cái, còn hoa đực chủ yếu mọc ở phần ngọn của hoa chuối. Hoa chuối có chứa mật rất thơm và ngọt, những loài ong rất ưa thích loài hoa này.

Quả chuối

Tuỳ thuộc vào mỗi giống chuối và cả điều kiện phát triển, buồng sẽ cho trái nhiều hay ít. Hình dạng của từng quả chuối cũng có những đặc tính riêng biệt. Chuối chưa chín vỏ sẽ có màu xanh đậm, khi bắt đầu chín, vỏ chúng có màu vàng ươm, toả ra hương thơm đặc trưng của từng loại.

Các loại chuối

Chuối già hương

Chắc hẳn đây là loại chuối quen thuộc với tất cả mọi người, những trái chuối dài hơi cong cong, dài khoảng một gang tay. Loại chuối này khi chín vỏ vẫn còn màu xanh, nhưng chuối mềm và toả ra mùi rất thơm. Loại chuối này cũng đang được thị trường Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuối sứ

Chuối sứ còn có các tên gọi khác như chuối xiêm, chuối hương. Quả của chuối sứ không dài, khoảng cỡ 5- 10 cm. Có hai loại chuối sứ xanh và chuối sứ trắng. Vị của quả có vị chát đặc trưng, độ ngọt của chuối vừa phải.

Chuối cau

Quả chuối có hình dạng nhỏ, tròn tròn giống như những quả cau, vị của chuối cau chín ngọt đặc trưng. Đặc biệt màu vàng từ vỏ đến thịt bên trong rất óng ánh, đẹp mắt.

Chuối cau lửa

Được lai tạo từ giống chuối cau, chuối cau cũng có hình dáng tương tự như chuối cau chỉ khác ở mỗi màu vỏ bên ngoài. Chuối cau lửa đặc trưng bởi màu đỏ sậm của vỏ chuối nhưng khi chín thịt bên trong vẫn mang màu vàng đặc trưng.

Chuối sáp

Chuối sáp có đặc tính với vỏ ngoài xấu xí, có các vết đen, thường bị rệp sáp bám vào.Chuối sáp không thể ăn sống, mà khi chuối già đem đi luộc (hấp) chín thì mới có thể ăn được. Chuối sáp sau khi được nấu chín có mùi rất thơm, khi ăn có cảm giác vừa giòn vừa ngọt thanh.

Chuối lá

Quả chuối lá không to, đẹp như những quả chuối khác, chuối chín có mùi thơm và vị chát nhẹ. Đặc biệt, khi lột phần vỏ chín, phần xơ thường dính lại trên phần thịt khá nhiều.

Chuối ngự

Chuối ngự và chuối cau có hình dáng tương tự nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên khi chuối ngự chín, phần râu trên đầu quả chuối vẫn còn nguyên, không bị rụng mất. Hơn nữa, chuối ngự cho số lượng trái ít hơn so với chuối cau.

Chuối hột

Với đặc điểm bên trong quả có nhiều hạt to hơn so với những quả khác cùng họ chuối, ruột bên trong trắng nõn. Chuối hột thường được ngâm rượu và làm rau sống ăn kèm.

Chuối bơm

Chuối bơm hay chuối cau bơm là một loại quả cao sản, cho ra số lượng trái rất nhiều. Hình dạng quả cũng không khác gì so với chuối cau. Chuối này thường được dùng ăn sống, ăn chín, làm mứt sấy và thức ăn cho vật nuôi.

Chuối tiêu

Chuối tiêu có hai loại gồm chuối tiêu lùn và chuối tiêu cao. Hình dáng quả cong như như lưỡi liềm, quả không to tròn đều đặn như chuối già hương. Quả còn sống hay chín đều ăn được. Khi chín, vỏ quả chuyển sang màu vàng cùng mùi thơm ngọt đặc trưng.

Chuối chà bột

Quả chuối có kích thước nhỏ gọn, nhìn không kỹ cũng giống như chuối cau. Nhưng phần vỏ không căng bóng như chuối cau. Phần thịt của quả chín rất thơm, khi ăn có cảm giác như ăn bột.

Chuối táo quạ

Chuối này có kích thước khá dài, trái chuối thường rất to, khoảng cở cổ tay. Đặc biệt, phải luộc chín thì mới có thể ăn được.

Chuối laba

Một đặc sản của Đà Lạt-Lâm Đồng, với giống chuối này có độ dẻo và mùi thơm rất đặc trưng. Ngoài những loại chuối kể trên, để đáp ứng nhu cầu người dùng. Người trồng không ngừng sáng tạo, lai ghép, tạo ra những giống chuối mới có năng suất, hương vị đặc trưng riêng biệt.

Những công dụng của từng bộ phận trên cây chuối

Cây chuối không chỉ được thu hái phần quả ngon mà các bộ phận khác như thân, lá hoa,… đều được sử dụng trong từng món ăn, bài thuốc,…lĩnh vực khác nhau.

Công dụng của Quả chuối

Quả chuối được đánh giá cao trong việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kali, vitamin, chất xơ,…Trong chuối chín chứa những chất hữu ích giúp cho cơ thể chống lại những tác động của oxy hoá, bệnh tim mạch, cải thiện tiêu hoá, giúp làm sáng mắt, ….

Không chỉ làm dùng chuối chín làm món trái cây ưa thích, có thể sáng tạo trong nhiều cách chế biến khác như: nấu chè, làm kem chuối, sinh tố, mặt nạ dưỡng da,…

Ngoài chuối chín, chuối xanh xước bỏ phần vỏ thái thành những lát mỏng, trộn cùng ít nước cốt chanh (giấm). Sẽ tạo món rau ăn kèm kích thích vị giác trong các bữa ăn.

Công dụng của Lá chuối

Lá chuối là một vật dụng quen thuộc trong các món bánh dân gian của người dân Việt Nam. Lá chuối tươi được lựa chọn nguyên vẹn, đem đi phơi một nắng cho lá héo đi. Người ta sẽ rọc lấy phần phiến lá, sau đó lau sạch bụi bẩn. Dùng để gói bánh tét, bánh ú, các loại xôi, …

Phần cuống lá được xé thành những sợi mỏng dài, đem đi phơi nắng làm dây buộc trong món bánh Tét truyền thống của người miền Nam.

Công dụng của Thân chuối

Thân non của chuối sáp, chuối sứ hoặc chuối lá sẽ được chọn lấy phần non bên trong. Khi loại bỏ những lớp bẹ lá giá bên ngoài, lớp bên trong có màu trắng đục.

Người ta sẽ cắt thành từng đoạn 5-7cm, xước bỏ phần xơ bên ngoài, thái mỏng thành từng sợi vừa ăn. Có thể dùng nấu canh chua, luộc, xào và làm gỏi rất ngon.

Với những thân chuối già, người nông dân thường cắt và bầm nhuyễn để làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm.

Hơn nữa, thân chuối già đã bị đốn lấy buồng chuối, còn được sử dụng để đóng thành chiếc bè chuối. Có thể bơi trên sông hay dùng cho tụi trẻ quê tập bơi.

Không những thế, thân chuối và cả những bộ phận khác còn được dùng làm cổng đám hỏi, đám cưới.. Với nhiều hình dáng trang trí cực đẹp ở miền quê.

Công dụng của Bắp chuối

Bắp chuối vừa mới trổ 2-3 nải thường dùng làm gỏi, làm rau, nấu canh chua rất ngon. Người ta lột bỏ đi những lớp mo già bên ngoài, chỉ chừa phần non bên trong. Sau đó bào thành lát mỏng thì có thể mang đi chế biến thành các món ngon trong bữa cơm.

Một số loại chuối mọc hoang dại, có nhiều màu sắc, hình dáng đặc biệt thường được người trồng dùng làm cây cảnh, trang trí cho sân vườn. Ngoài ra, một số loại chuối còn là dược liệu quý trong các bài thuốc đông y, ví dụ như chuối sứ, chuối hột,… chữa được nhiều loại bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, bệnh thận,…

Hướng dẫn trồng cây chuối

Chuối thuộc loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển tốt cho quả ngon. Năng suất đạt chất lượng thì người trồng cần phải lưu ý những yếu tố như:

Mùa vụ trồng chuối

Chuối cho quả quanh năm, không phải thời gian mùa vụ trong năm. Tuy nhiên vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán, chuối sẽ cho năng suất cao.

Đất trồng chuối tốt nhất

Chuối có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên loại đất mùn, màu mỡ. Có khả năng thoát nước, giữ ẩm tốt và có độ pH từ 5-7 là điều kiện tốt để chuối sinh trưởng và phát triển.

Phân bón cho cây chuối

Các loại phân bón thường dùng cho cây là Kali, Lân và phân chuồng. Trước khi bón phân người trồng cần đào rảnh xa gốc một chút. Vì phần lông hút của rễ chuối nằm ở phần ngọn rễ và đâm ra xa. Sau đó xới cho đất tơi xốp để đất thông thoáng đồng thời làm sạch cỏ dại xung quanh. Cuối cùng bóng lượng phân vừa đủ vào phần rảnh đã đào.

Tưới nước cho cây chuối

Rễ chuối mềm dễ bị thúi, úng khi bị ngập nước, vì thế khi cần trồng cây nên tránh những phần đất trũng dễ bị ngập nước. Và không nên trồng chuối vào mùa mưa bão.

Tuy nhiên loại cày lại cần nhiều nước để phát triển, đặc biệt là vào mùa nóng, hạn hán. Chỉ nên tưới cho cây với lượng nước vừa phải từ 1 – 2 lần trong ngày.

Những lưu ý trong phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây chuối

Một số sâu bệnh hại trên chuối có thể kể đến như:

Bệnh chùn đọt chuối

Loại bệnh này khá phổ biến trên hầu hết các loại chuối, khiến cho lá chuối không phát triển được nữa cũng như cây không còn khả năng ra hoa kết thành buồng chuối.

Nếu phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị như Trebon, hoặc loại bỏ ngay cây, và tiến hành diệt trùng, ngăn ngừa bệnh phát tán sang những cây khác.

Sâu đục thân

Sâu đục thân chủ yếu tấn công ở phần thân giả của cây, khiến cho cây chuối không còn khả năng phát triển, giữ vững, dễ dàng ngã đổ khi cây đang ra buồng trái. Để diệt trừ loại sâu hại này có thể dùng Basudin 5G hoặc 10G.

Sâu gặm vỏ quả

Chúng tấn công chủ yếu ở xung quanh gốc cây, nơi mà củ chuối giữ vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây ra trái tươi tốt. Khi có loại sâu này tấn công, chúng sẽ làm cho quả chuối có hình dạng sần sùi, xù xì, quả xấu nhỏ.

Có thể dùng Trebon hay Antafos, các loại thuốc đặc trị khác để ngăn ngừa, tiêu diệt sâu hại này.

5

/

5

(

2

bình chọn

)