Trong Cấu Tạo Tế Bào Thực Vật / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Tế Bào Thực Vật

Câu hỏi: Mô tả cấu tạo của tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua?Trả lời: – Tế bào thịt quả cà chua có hình tròn – số lượng nhiều. – Tế bào biểu bì vải hành có hình đa giác – xếp sát nhau.

Có phải tất cả thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như tế bào vảy hành hay tế bào thịt quả cà chua không? CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7I. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TẾ BÀO:Người ta đã cắt những lát rất mỏng qua rễ, thân, lá của 1 cây rồi quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần. Trong 3 hình trên, tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ thân lá.* Rễ thân lá đều cấu tạo từ tế bào.Hãy nhận xét tình hình tế bào thực vật qua 3 hình trên.* Tế bào thực vật có hình dạng khác nhau. Kích thước của 1 số tế bào thực vậtHãy nhận xét về kích thước của các loại tế bào thực vật?* Các tế bào thực vật có kích thước khác nhau. Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.Các tế bào thực vật có hình dạng, kích thước khác nhau. II. CẤU TẠO TẾ BÀO: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vậtTất cả các tế bào thực vật đều có cấu tạo cơ bản giống nhau. 1 Vách tế bào2. Màng sinh chất3. Chất tế bào4. Nhân5.Không bào6. Lục lạp7. Vách tế bào bên cạnhHãy nêu các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật? Không bào:Vách tế bào:chỉ có ở tế bào thực vật, làm cho tế bào có hình dạng nhất định.Màng sinh chất:bao bọc ngoài chất tế bào.Chất tế bào:là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan (như lục lạp chứa diệp lục ở tế bào thịt lá. Chất tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống cơ bản của tế bào.Nhân:1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.chứa dịch tế bào. III. MÔ:– Nhận xét về cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô?* Cấu tạo, hình dạng tế bào của cùng 1 loại mô giống nhau.– Cấu tạo, hình dạng tế bào của các loại mô như thế nào?* Các loại mô có cấu tạo tế bào khác nhau.– Các loại mô thực vật có thực hiện cùng 1 chức năng hay không?* Mỗi loại mô thực hiện 1 chức năng nhất định. Mô là gì?Mô là 1 nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. 1) Điền vào chỗ trống: Các từ: giống nhau; khác nhau; riêng; chung.

Bài 7. Cấu Tạo Tế Bào Thực Vật

Ngày dạy từ 29/08/2016 đến 03/09/2016Tiết 6Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬTI. Mục tiêu1. Kiến thức– Xác định được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.– Nêu được những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.– Nêu được khái niệm về mô.2. Kĩ năng– Phát triển kỹ năng quan sát.3. Thái độ– Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.II. Chuẩn bị1. Chuẩn bị của giáo viên– Tranh hình.2. Chuẩn bị của học sinh– Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình lên lớp1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.2. Kiểm tra bài cũ– Thu bài vẽ ở bài thực hành.3. Giảng bài mớiHoạt động 1: Hình dạng và kích thước tế bàoHoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK-T23, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi: 1. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?2. Hãy nhận xét hình dạng của tế bào?– GV: Các cơ quan của thực vật như là rễ, thân, lá, hoa, quả đều có cấu tạo bởi các tế bào. Hình dạng các tế bào có giống nhau không?GV bổ sung: Hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì của vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây.– GV: Treo bảng SGK-T24, gọi 1 HS đọc to bảng: Nhận xét về kích thước của tế bào thực vật?HS quan sát, trả lời:

1. Cấu tạo từ nhiều tế bào. 2. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: đa giác, trứng, sợi dài…

– HS: Không, chúng có nhiều hình dạng.

HS lắng nghe.

– HS: Kích thước khác nhau.– HS rút ra kết luận.1. Hình dạng và kích thước tế bào – Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.– Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật khác nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của tế bàoHoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung

– GV treo tranh Hình 7.4, yêu cầu HS kết hợp thông tin SGK: Cấu tạo của tế bào gồm những gì?– GV treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật: Chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.– GV bổ sung:+ Vách tế bào thực vật được cấu tạo từ xenlulozo hay còn được gọi là chất xơ. Chất xơ có tác dụng gì?Ngoài ra, các loại rau củ quả còn chứa rất nhiều vitamin.+ Màu xanh lá cây trên củ khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.– HS trả lời, rút ra kết luận.– HS nêu được các thành phần.

– HS: Chất xơ giúp nhuận tràng…2. Cấu tạo của tế bàoTế bào gồm:+ Vách tế bào.+ Màng sinh chất.+ Chất tế bào chứa các bào quan.+ Nhân.+ Không bào.

Hoạt động 3: MôHoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.5 SGK-T25: Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, của các loại mô khác nhau?– GV bổ sung thêm: Chức năng của các tế bào trong một mô giống nhau, mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.– GV: Rút ra định nghĩa mô?

HS: Các tế bào trong cùng loại mô có cấu tạo giống nhau, của từng mô khác nhau thì có cấu tạo khác nhau.

HS trả lời, rút ra kết luận.3. Mô– Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.

3. Củng cố đánh giá– Đọc ghi nhớ trong SGK.– Đọc “Em có biết”.4. Dặn dò– Vẽ hình 7.4 vào vở.– Học

Hình 1. 5. Cấu Tạo Vách Tế Bào Thực Vật

Hình 1. 5. Cấu tạo vách tế bào thực vậthỉ có ở tế bào thực vật. Ngoại trừ một số tế bào sinh sản, còn thì mọi tế bào thực vật đều có vách riêng.

Chức năng: Hạn chế việc trương phồng sinh chất khi có sự thẩm thấu cũng như hình dạng và kích thước của tế bào được giữ cố định ở trạng thái trưởng thành.

Dùng để chống đỡ cho các cơ quan của cây đặc biệt là các vách dày và cứng.

Hệ thống gian bào chiếm một khối lượng rộng lớn trong cơ thể thực vật. Cho dù các khoảng gian bào là đặc trưng nhất ở các mô trưởng thành, nhưng vẫn có ngay cả ở mô phân sinh, nơi các tế bào phân chia có hô hấp mạnh. Các khoảng gian bào phát triển mạnh ở phiến lá và các cơ quan ngầm của cây ở nước.

Sự phát triển của khoảng gian bào là sự tách biệt các vách sơ cấp kề nhau nơi phiến gian bào. Quá trình bắt đầu từ góc, nơi có nhiều hơn hai tế bào tiếp nối và làm căng các phần khác của vách tế bào. Kiểu khoảng gian bào như vậy được gọi là gian bào phân sinh, nghĩa là hình thành bằng cách tách biệt nhau dù cho có sự tham gia của enzym. Một số khoảng gian bào được hình thành bằng cách hòa tan hoàn toàn tế bào thì được gọi là kiểu dung sinh. Cả hai kiểu khoảng gian bào đều dùng để chứa các chất bài tiết khác nhau. Khoảng gian bào cũng có thể được hình thành bằng cả hai cách phân-dung sinh.

Những biến đổi hóa học của vách tế bào

Lignin tăng cường tính chống thấm nước cho vách tế bào giúp cho quá trình vận chuyển nước trong hệ thống mô dẫn. Lignin còn giúp cho các tế bào dẫn truyền chống lại sức căng của dòng nước do sự thoát hơi nước tạo ra khi kéo nước lên tận đỉnh ngọn các cây gỗ. Một vai trò khác của lignin là để chống lại sự xâm nhập của các loại nấm. Cái gọi là “gỗ bị thương” là bảo vệ cho cây chống lại sự xâm nhập của nấm bằng cách tăng cường tính chống chịu của vách chống lại các hoạt tính enzym của nấm và làm giảm bớt sự khuếch tán enzym và các chất độc của nấm vào cây. Có thể cho rằng chính lignin là tác nhân đầu tiên chống nấm và vi khuẩn sau vai trò dẫn nước và cơ học trong sự tiến hóa của thực vật trên cạn.

Cutin, suberin và sáp được thấm vào vách tế bào tạo thành chất nền, khảm vào khung xenluloz của vách tế bào để tăng cường chức năng bảo vệ cho các tế bào thực vật. Đó là các hiện tượng hóa cutin, hóa suberin của vách tế bào thực vật.

Cutin và suberin là thành phần cấu trúc lipid của nhiều loại tế bào mà chức năng chủ yếu là tạo nên một chất nền trong đó có sáp là hợp chất lipid tạo thành chuỗi dài. Sáp tổ hợp với cutin hoặc suberin tạo nên lớp ngăn cách ngăn ngừa sự mất nước và các chất khác từ bề mặt của cây. Cutin cùng với sáp tạo thành lớp cuticul bao lấy bề mặt lá và thân để chống sự mất nước và các vai trò bảo vệ khác cho các phân có cấu tạo sơ cấp.

Suberin hay bần là hợp chất chính của vách tế bào lớp vỏ bần, lớp ngoài cùng của chu bì. Dưới kính hiển vi điện tử suberin làm thành từng lớp màu sẫm xen kẽ với các lớp sáp màu xám.

Ta có thể tóm tắt quá trình biến đổi của vách tế bào như sau:

* Sự hóa gỗ: Mô dẫn truyền có thành tb bị hóa gỗ do xenluloz + lignin gỗ

Ở mô dẫn, các tế bào hóa gỗ bị chết tạo nên hệ thống ống dẫn làm nhiệm vụ vận chuyển nước trong cây.

Tăng cường sức chống lại trọng lực

* Sự hóa bần: Mô bì, lớp vỏ củ của khoai tây….thì các tb đều hóa bần

Thành tế bào ngấm suberin, sáp lớp bần (không thấm nước, khí) ngăn cản quá trình TĐC và VSV xâm nhập là nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ nghỉ để tăng tính thấm của lớp bần mới nảy mầm được)

* Sự hóa cutin: Tế bào biểu bì của lá, quả, thân cây

Thành tế bào của các tb biểu bì thấm thêm tổ hợp cutin và sáp cutin (không thấm nước và khí nên có nhiệm vụ che chở, hạn chế thoát hơi nước và ngăn cản vi sinh vật xâm nhập)

Đường lưu thông giữa các tế bào

Trên vách thứ cấp có đường lưu thông giữa các tế bào. Trước hết đó là các lỗ. Lỗ trên các tế bào cạnh nhau thường đối diện với nhau. Hai lỗ đối diện nhau như vậy đươc gọi là cặp lỗ. Mỗi lỗ trong một cặp có khoang lỗ và hai khoang cách nhau bởi một phần vách mỏng được gọi là màng lỗ. Lỗ được xuất hiện trên vách tế bào trong quá trình phát triển cá thể của vách tế bào và là kết quả của sự tích tụ các vật liệu cấu trúc nên vách thứ cấp. Màng lỗ của cặp lỗ gồm hai vách sơ cấp và phiến giữa.

Vách sơ cấp cũng có những chỗ lõm sâu, đó là những vùng lỗ sơ cấp. Đó là những chỗ mỏng trên vách mà xuyên qua đó là các sợi liên bào. Như vậy vách sơ cấp là liên tục chỉ trừ những chỗ có các sợi liên bào xuyên qua. Sợi liên bào là những sợi chất tế bào mảnh, nối chất tế bào của hai tế bào cạnh nhau. Các kênh liên bào trên vách nối với màng ngoài và ở giữa. Tại đó vi quản nối tiếp với các túi của mạng nội chất đối diện với các miệng thông cả sợi liên bào. Chất nền của chất tế bào chiếm những chỗ còn lại của kênh liên bào. Trong quá trình phát triển vách thứ cấp lỗ được hình thành trên vùng lỗ sơ cấp.

Khi vách thứ cấp phát triển thì các sợi liên bào được giữ lại trong màng lỗ như là dây nối giữa các khối sinh chất trong khoang lỗ của vách thứ cấp. Vách thứ cấp càng dày lên thì khoang lỗ trở thành kênh lỗ. Khi tế bào trưởng thành mất dần chất nguyên sinh thì các sợi liên bào và chất tế bào bên trong các khoang lỗ cũng biến mất.

Giải Sbt Sinh 6 Bài 7: Cấu Tạo Tế Bào Thực Vật

Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Chức năng của các thành phần đó là gì?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật

Xem lại lý thuyết về cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật

Hướng dẫn giải

– Tế bào thực vật gồm những bộ phận : vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Ngoài ra tế bào còn có không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá)…

– Chức năng của các thành phần trên là:

Ở tế bào thực vật, bộ phận nào sau đây có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

A. Chất tế bào.

B. Màng sinh chất.

C. Nhân.

D. Lục lạp.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật

Xem lại lý thuyết về cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật

Hướng dẫn giải

Ở tế bào thực vật, Nhân có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Chọn C

Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là

A. hệ cơ quan.

B. cơ quan.

C. mô.

D. tế bào.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật.

Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

Hướng dẫn giải

Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là tế bào.

Chọn D

Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp và vách tế bào.

B. Lục lạp và màng sinh chất.

C. Nhân và màng sinh chất.

D. Chất tế bào và không bào.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật

Tế bào thực vật và động vật đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân)

Hướng dẫn giải

Lục lạp và vách tế bào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật

Chọn A

Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được ?

A. Tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Tế bào biểu bì vảy hành.

C. Tế bào sợi gai.

D. Tế bào biểu bì lá thài lài tía.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật

Hướng dẫn giải

Tế bào sợi gai có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được.

Chọn C

Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ, phái sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được?

A. Tế bào tép bưởi.

B. Tế bào sợi quả bông.

C. Tế bào sợi gai.

D. Tế bào mô phân sinh ngọn.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu tạo tế bào thực vật

Hướng dẫn giải

Tế bào mô phân sinh ngọn có kích thước nhỏ, phái sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được

Chọn D