Trình Bày Sơ Lược Cấu Tạo Của Mắt / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Sơ Lược Về Cấu Tạo Của Răng !

1. Bộ răng sữa

Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong

Tiêu hoá: nhai nghiền thức ăn.

Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn.

Phát âm và thẩm mỹ.

Đồng thời, kích thích sự phát triển của xương hàm nhất là sự phát triển chiều cao cung răng qua hoạt động nhai.

Bộ răng sữa gồm 20 chiếc.

Ở mỗi phần tư hàm, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh và hai răng hàm (răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai)  

Tên răng Ký kiệu

Răng cửa giữa là răng sữa số 1

Răng cửa bên 2

Răng nanh 3

Răng hàm thứ nhất (cối 1) 4

Răng hàm thứ hai (cối 2) 5

2. Bộ răng vĩnh viễn

Gồm 32 chiếc, ở mỗi phần tư hàm, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh, các răng này thay thế cho các răng sữa cùng tên tương ứng; hai răng hàm nhỏ (răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai, thay thế cho các răng hàm sữa) và ba răng hàm lớn (răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm lớn thứ hai và răng hàm lớn thứ ba; các răng này không thay thế cho răng sữa nào cả, đặc biệt răng hàm lớn thứ nhất còn gọi là răng-sáu-tuổi mọc lên rất sớm, cùng tồn tại với các răng sữa nên rất dễ nhầm với răng sữa và không chăm sóc đúng mức).

Răng vĩnh viễn

1: Răng cửa giữa và răng cửa bên trên

2: Răng cửa giữa và răng cửa bên dưới

3: Răng nanh trên

4: Răng nanh dưới

5: Răng hàm nhỏ thứ nhất, thứ hai trên

6: Răng hàm nhỏ thứ nhất, thứ hai dưới

7: Răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai và răng khôn trên

8: Răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai và răng khôn dưới 1 35 7 2 6 4 8

Ký hiệu

Răng cửa giữa là răng vĩnh viễn số 1

Răng cửa bên 2

Răng nanh 3

Răng hàm nhỏ thứ nhất (cối nhỏ 1) 4

Răng hàm nhỏ thứ hai (cối nhỏ 2) 5

Răng hàm lớn thứ nhất (cối lớn 1: răng-sáu-tuổi) 6

Răng hàm lớn thứ hai (cối lớn 2: răng-mười-hai-tuổi) 7

Răng hàm lớn thứ ba (cối lớn 3: răng khôn) 8

3. Bộ răng hỗn hợp

Gồm răng sữa và răng vĩnh viễn cùng tồn tại trên cung hàm trong khoảng từ 6-12 tuổi.

II. Cách gọi tên răng theo Liên Đoàn Nha Khoa Quốc Tế (FDI) 10/1970

Để gọi đầy đủ và gọn tên các răng theo vị trí phải trái, trên dưới, người ta dùng hai chữ số ký hiệu là xy:

1. Chữ số đầu (x) chỉ vùng

Răng hai hàm đựơc chia thành 4 vùng:

1.1. Đối với răng vĩnh viễn

Vùng 1: cho tất cả các răng hàm trên bên phải.

Vùng 2: cho tất cả các răng hàm trên bên trái.

Vùng 3: cho tất cả các răng hàm dưới bên trái.

Vùng 4: cho tất cả các răng hàm dưới bên phải.

1.2. Đối với răng sữa

Vùng 5: cho tất cả các răng hàm trên bên phải.

Vùng 6: cho tất cả các răng hàm trên bên trái.

Vùng 7: cho tất cả các răng hàm dưới bên trái.

Vùng 8: cho tất cả các răng hàm dưới bên phải.

2. Chữ số sau (y) chỉ loại răng

Sơ đồ 1: Bốn vùng của răng vĩnh viễn Sơ đồ 2: Bốn vùng của răng sữa.

Ví dụ:

Gọi tên răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên phải vĩnh viễn là răng 17.

Gọi tên răng hàm thứ nhất hàm dứơi bên trái sữa là răng 74.

III. Các phần của răng

Răng có hai phần: Thân răng và chân răng, được phân cách bởi cổ răng giải phẫu.

1. Thân răng

Là phần trông thấy được ở trên cổ răng giải phẫu,

Thân răng có 5 mặt:

Mặt nhai (của răng hàm), rìa cắn (của nhóm răng cửa trước): qua đó, có sự tiếp xúc các răng hàm đối diện để cắn xé, nhai, nghiền thức ăn. Ở mặt nhai có các núm (múi) răng, được phân cách nhau bởi các rãnh.

Mặt ngoài: còn gọi là mặt má (hành lang) đối với răng hàm, mặt môi (tiền đình) đối với răng trước cửa.

Mặt trong: còn gọi là mặt vòm miệng đối với các răng hàm trên, mặt lưỡi đối với các răng hàm dưới.Hai mặt bên: mặt gần là mặt bên của răng nằm gần đường giữa, mặt xa là mặt bên của răng nằm xa đường giữa.

2. Chân răng

Là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ trên cùng bởi lợi bám ở cổ răng, tận cùng bằng chóp chân răng. Số lượng chân tùy loại răng và vị trí của nó:

2.1. Đối với răng vĩnh viễn

Một chân: các răng cửa, răng nanh, các răng hàm nhỏ hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên.

Hai chân: răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên (gồm một chân ngoài và một chân trong), răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm lớn thứ hai hàm dưới (gồm một chân xa và một chân gần).

Ba chân: răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).

Số chân bất thường: răng khôn và các trường hợp ngoại lệ ở các răng khác có số lượng chân thay đổi.

2.2. Đối với răng sữa

Một chân: các răng cửa, răng nanh.

Hai chân: các răng hàm (cối) dưới (gồm một chân xa và một chân gần).

Ba chân: các răng hàm (cối) trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).

IV. Cấu trúc răng

Răng được cấu tạo bởi ba thành phần: men, ngà và tủy răng.

1. Men răng

Men răng là thành phần cứng nhất cơ thể, gồm 96% vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatit, 3% nước, 1% hữu cơ. Men bao phủ thân răng, hầu như không có cảm giác.

2. Ngà răng

Ngà răng ít cứng hơn men răng, gồm 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng (Apex), trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà có cảm giác vì chứa các ống thần kinh Tomes.

3. Tủy răng

Tuỷ răng là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sống chủ yếu của răng. Trong tủy có mạch máu, thần kinh, bạch mạch …

V. Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn 1. Thân răng

Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn, kích thước gần-xa lớn hơn chiều cao.

Mặt nhai thu hẹp nhiều

Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.

Lớp men và ngà mỏng hơn

Màu răng sáng hơn, thành phần vô cơ ít hơn.

Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng vĩnh viễn: chiều gần-xa nhỏ hơn nhng chiều ngoài-trong phồng hơn.

Răng hàm sữa lớn hơn răng hàm nhỏ vĩnh viễn, cần phân biệt kỹ với răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn.

2. Tuỷ răng

Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỉ lệ kích thước thân răng.

Sừng tủy nằm gần đường nối men-ngà hơn.

Có nhiều ống tủy phụ .

Vì vậy, khi điều trị sâu răng sữa, cần lưu ý không làm tổn thương tủy; khi viêm tủy thì phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử.

3. Chân răng

Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích thước thân răng.

Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa hơn.Vì vậy, chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ răng.

Răng sữa và răng vĩnh viễn

Ở mỗi phần tư hàm, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh và hai răng hàm (răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi, Trung tâm nha khoa thẩm mỹ Anh Dũng luôn sẵn lòng giải đáp giúp các bạn!

Tìm Hiểu Sơ Lược Về Cấu Tạo Của Đàn Piano

Tìm hiểu về đàn Piano cơ chúng ta sẽ thấy ngay những điều cơ bản. Piano cơ gồm 3 bộ phận chính cấu thành để phát ra âm thanh là Bộ cộng hưởng, bộ máy cơ và bàn phím.

Bảng cộng hưởng: Đây được coi như là trái tim của cây Piano, những bảng cộng hưởng này được các nhà sản xuất chú ý và trau chuốt nhất, đặc biệt là trong các cây đàn Piano cao cấp. Nó là nơi chuyển tải phát ra âm thanh của mỗi lần chạm phím.

Bộ máy cơ: Trong bộ máy cơ chứa tất cả các chi tiết hoạt động để có thể phát ra âm thanh của cây đàn, bộ máy cơ cũng liên tục được các nhà sản xuất nghiên cứu, khắc phục, thay đổi để chất lượng âm đàn Piano ngày càng hay.

Bàn phím: Cấu tạo bàn phím Piano đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ chặt chẽ, bởi đây là khởi nguồn của sự phát ra âm thanh của cây Piano cơ. Bàn phím bền, nhẹ, truyền tải năng lượng tốt là yêu cầu cao nhất của các nhà sản xuất, nên thông thường phím những cây đàn Piano cao cấp đều được làm bằng gỗ quý hiếm để đạt được những yêu cầu trên.

Điều dễ nhận thấy ở ngay cái tên của loại đàn này đó là nó là con lai giữa hai thái cực truyền thống và hiện đại, chính điều này đã làm nên sự thú vị của Piano điện. Cấu tạo đàn Piano điện bao gồm nguồn âm thanh được trang bị, các hiệu ứng kỹ thuật số tích hợp và thiết kế bàn phím.

Nguồn âm thanh: Giống như bảng cộng hưởng của Piano, đây cũng là trái tim, là nguồn sống của Piano điện. Chắc hẳn khi tìm hiểu cấu tạo đàn piano điện bạn đã biết, loại đàn này vừa có thể phát ra những âm thanh của Piano chính thống, vừa có thể chuyển tải những hiệu ứng âm thanh kỹ thuật số hiện đại. Để làm nên được 2 điểm này một cách hoàn hảo các nhà thiết kế Piano điện đã chế tạo ra một số các loại nguồn âm thanh nổi tiếng như Morphing Air, SuperNATURAL, Ax Air…

Hiệu ứng kỹ thuật số: Thông thường những hiệu ứng nhạc hiện đại như Dance, rock, thay tiếng, chuyển tiếng … được tích hợp trên đàn mang đến sự phổ biến trong âm nhạc của Piano điện.

Bàn phím: Cấu tạo phím đàn piano cũng được đa dạng hóa, đây cũng chính là nơi bắt nguồn âm thanh của Piano điện. Nó được thiết kế khá tỉ mỉ với những nét mới như trang bị đèn led phát sáng, mang lại rất nhiều thú vị cho người chơi. Hơn nữa số phím của phím đàn Piano điện rất phong phú,, từ 61 phím cho tới 88 phím cho những cây Piano điện thông thường. Rất nhiều người hỏi đàn piano có bao nhiêu phím, đàn piano cơ có số phím là 88 còn đàn piano điện số phím dao động từ 61 đến 88 tùy từng thiết kế.

Những thông tin cơ bản về 2 loại đàn piano có lẽ đã cho bạn hình dung sơ lược về hai dòng đàn này, trước khi lựa chọn gắn bó với loại nào thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo đàn piano loại đó để có phương hướng chính xác hơn cho mục đích học đàn của mình cũng như có những biện pháp bảo quản và bảo dưỡng hợp lý nhất.

Trình Bày Cấu Tạo Của Tim

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

– Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Cấu tạo hệ mạch: gồm có 3 mạch; ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH VÀ MAO MẠCH.

– ĐỘNG MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn và mô liên kết.

– TĨNH MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn, mô liên kết (cũng giống như động mạch) nhưng có thêm van.

– MAO MẠCH chỉ có duy nhất một lớp biểu bì do nó có rất nhiều sợi.

Câu 2:

Tim đập suốt đời không cần nghỉ bởi chu kì làm việc của tim gồm 3 pha (0,8s). Pha thất co(0,3s), pha nhĩ co(0,1s), và pha dãn chung (0,4s), khi pha này hoạt động thì pha kia không hoạt động. Như vậy pha thất co hoạt động 0,3s và nghỉ 0,5s; pha nhĩ co hoạt động 0,1s và nghỉ 0,7s; pha dãn chung hoạt động 0,4s và nghỉ 0,4s nên tim có thể hoạt động không mệt mỏi

Câu 3:

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch. Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .

Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?

Bộ não con người trưởng thành có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg (2,9-3,1 lb), hoặc khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, với khối lượng khoảng 1.130 phân khối (cm3) ở phụ nữ và 1.260 cm3 ở nam giới, mặc dù có sự khác biệt đáng kể với từng cá nhân. Khác biệt thần kinh giữa hai giới đã được chứng minh không làm ảnh hưởng tới chỉ số IQ hoặc các chỉ số khác của sự nhận thức.

Bộ não con người được cấu tạo từ các tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đệm và các mạch máu. Số lượng tế bào thần kinh trong não người đàn ông trưởng thành, theo mảng chụp cắt lớp, đã được ghi nhận có tổng cộng khoảng 86 tỷ, một số lượng tương đương với số các tế bào không phải là neuron. Trong số này, có 16 tỷ (chiếm 19% lượng neuron) đều nằm trong vỏ não (bao gồm chất trắng dưới vỏ), 69 tỷ (chiếm 80% lượng neuron) nằm ở tiểu não, và ít hơn 1% lượng neuron nằm trong phần còn lại của não.

Đại não với các bán cầu của nó hình thành nên phần lớn nhất của bộ não con người và nằm ở phía trên các cấu trúc não khác. Nó được bao phủ bằng một lớp vỏ não có địa hình phức tạp. Bên dưới đại não là cuống não, trụ đỡ của nó. Ở phần cuối não, dưới vỏ não và sau thân não chính là tiểu não, một cấu trúc có bề mặt nhăn nheo(vỏ tiểu não),khiến cho nó trông khác biệt so với các khu vực não khác. Các cấu trúc tương tự cũng có mặt trong động vật có vú khác, mặc dù chúng khá khác nhau về kích thước. Như một quy luật, đại não càng nhỏ thì vỏ não ít nhăn lại. Vỏ não của chuột cống và chuột đồng gần như trơn nhẵn. Vỏ não cá heo và cá voi, mặt khác, nhăn nheo hơn não người.

Não sống rất mềm, cảm giác như thạch hoặc đậu hũ. Mặc dù còn được gọi là chất xám, não sống lại có màu hồng nhạt pha be,và càng vào sâu bên trong nó càng trắng dần.