Trình Bày Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Cận Biên (Marginal Utility) Là Gì? Qui Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 – 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

– Thực tế là, độ thỏa mãn hài lòng của người khát nước trong ví dụ trên đối với mỗi cốc là không giống nhau.

– Cốc nước thứ nhất có thể cho cảm giác khoái cảm đỡ khát; cốc nước thứ hai không thể đem lại lợi ích bằng cốc nước đầu tiên… đến cốc nước thứ ba, thứ tư lợi cích thu được sẽ tiếp tục giảm…

– Như vậy, lợi ích mà người khát nước thu được từ cốc thứ nhất cao hơn cốc thứ hai, lợi ích thu được từ cốc thứ hai cao hơn cốc thứ ba và cứ thế tiếp tục.

– Có thể hiểu rằng, độ thỏa mãn hài lòng của người uống nước sẽ giảm xuống đối với mỗi cốc nước uống thêm. Hiện tượng đó được gọi là qui luật lợi ích cận biên giảm dần.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu như sau:

Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời điểm nhất định.

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

Quy Luật Ích Lợi Cận Biên Giảm Dần Là Gì? Giá Trị Sử Dụng Và Giá Trị Trao Đổi

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì?

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (law of diminishing marginal utility) là khái niệm nói rằng khi người tiêu dùng tiêu dùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ càng lớn thì ích lợi hay mức thỏa mãn thu được từ mỗi đơn vị tăng thêm sẽ giảm với tốc độ ngày càng nhanh.

Đối với người đói, ích lợi của miếng bánh mỳ tiêu dùng đầu tiên rất cao (0a), nhưng khi đã tương đối no, những miếng bánh mỳ ăn thêm đem lại mức ích lợi ngày càng nhỏ. Ví dụ miếng bánh mỳ thứ 6 chỉ đem lại ích lợi tăng thêm bằng 0b.

Cùng với khái niệm cân bằng của người tiêu dùng, quy luật ích lợi cận biên giảm dần được dùng để lý giải tại sao đường cầu xuống dốc. Đối với hàng hóa X và Y, điều kiện để đạt được trạng thái cân bằng của người tiêu dùng là:

Ích lợi cận biên của X/Gía của X = Ích lợi cận biên của Y/Gía của Y.

Bây giờ giả sử rằng tình hình này bi phá vỡ do giá của X giảm. Để lập lại trạng thái cân bằng, nghĩa là làm cho hai tỷ lệ này bằng nhau, ích lợi cận biên giảm dần, điều này xảy ra khi người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa X và ít hàng hóa Y. Bởi vậy, sự giảm giá một hàng hóa làm cho lượng cầu của nó tăng lên.

Đường cầu hiện nay nhìn chung được thiết lập từ các đường bàng quan dựa trên ích lợi thứ tự và đôi khi dựa trên khái niệm tương tự là lý thuyết thị hiếu bộc lộ.

Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi

Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được cũng còn được gọi là Giá trị sử dụng, là giá trị nhận được khi sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua gọi là giá trị trao đổi.

Thông thường là giá trị sử dụng luôn lớn hơn giá trị trao đổi ở công cụ sản xuất như máy móc, máy tính, ô tô,…; ta có thể dễ dàng chứng minh được điều này vì nếu không ta đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó.

Ngay cả trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng sẽ có xu hướng giảm dần. Nếu ta mua hai cái ô tô trong khi nhu cầu đi lại của ta không đổi thì rõ là cái ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn nhiều so với cái ô tô đầu tiên.

Đối với hàng hóa tiêu dùng như bia chúng ta đang đề cập thì có một đặc điểm là có thể tiêu dùng với số lượng nhiều ở cùng thời điểm. Uống cốc bia đầu tiên ta thấy lợi ích mang lại rõ rệt là cao hơn 5000 đ chúng a phải bỏ ra. Khi sử dụng tới một ngưỡng nào đó thì ta thấy nó không còn xứng đáng với giá 5000 nữa.

Nguyên lý này là tiền đề cho việc định giá sản phẩm. Ta có hai cách định giá chính sau:

– Định giá căn cứ vào chi phí: Tính tổng chi phí + lợi nhuận mong muốn

– Định giá từ nhu cầu: căn vào giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả (căn vào so sánh tương đối với lợi ích họ nhận được)

Như vậy với bia, cốc đầu tiên có thể bán với giá 10.000 đồng (thay vì 5000 đ); cốc thứ 2 giá giảm đi còn 9000 đ,… . Người uống bia sẽ liên tục thấy được là lợi ích cận biên của họ lúc nào cũng cao hơn giá cốc bia. Khi đó việc định giá bia sẽ theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần tới khi bằng 0 thì dừng lại.

Vấn đề khó khăn ở đây là nếu như có độc quyền thì còn làm được ý tưởng trên nhưng vì có nhiều người bán bia nên nếu ta bán giá 10.000 đ trong khi hàng bên cạnh vẫn bán 5000 đ thì khách hàng sẽ đổ sang đấy mất.

Thực ra người bán hàng sẽ vẫn vận dụng được, họ giảm chi phí dần ở các cốc bia tiếp theo bằng cách pha loãng vì đằng nào thì người uống cũng không cảm nhận được.

Chi Phí Cận Biên Và Lợi Ích Cận Biên Trong Lựa Chọn Kinh Tế

Ở kì đầu tiên, mình đã chém gió những gì mình biết về chi phí cơ hội . Tuy nhiên, ngoài chi phí cơ hội ra, còn nhiều công cụ khác giúp chúng ta lựa chọn trong đó có phân tích cận biên. Công cụ này sử dụng chi phí cận biên và lợi ích cận biên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Lợi ích cận biên (Marginal Benefit – MB)

Theo giáo trình Kinh tế vi mô cơ bản – ĐH Ngoại thương (PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.

Theo Bánh Chuối (đứa viết blog này), lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tổng lợi ích nhận được của chúng ta là TB – Total Benefit

Lượng hàng hóa, dịch vụ thì hãy gọi là Q – Quantity Lợi ích cận biên hãy cọi là MB – Marginal Benefit

Như vậy, nếu Q tăng lên thì TB cũng sẽ tăng lên đúng chứ? Hãy gọi theo kiểu toán học ngầu lòi, rằng khoản tăng thêm của tổng lợi ích là ΔTB và khoản tăng thêm của lượng hàng hóa dịch vụ là ΔQ.

Khi đó, cô Tường Anh dẫn ra một công thức như thế này:

Có gì lạ ở công thức này không? Đúng rồi, nếu đọc ở câu định nghĩa bên trên: “lợi ích cận biên là sự thay đổi của tổng lợi ích khi CÓ SỰ THAY ĐỔI của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”, ta sẽ thấy nó hơi khác với công thức một chút. Nếu như công thức có ΔQ ở mẫu số, vậy thì lợi ích cận biên là lợi ích của MỘT đơn vị hàng hóa tăng thêm, chứ đâu phải là lợi ích của ΔQ đơn vị hàng hóa tăng thêm với điều kiện ΔQ khá lớn??

Hãy lấy một ví dụ như thế này: Chuối đi làm ở một cửa hàng tiện lợi X vào buổi tối từ 19h đến 21h mỗi ngày. Mức lương mà Chuối nhận được cho mỗi giờ đồng hồ làm việc là 20k. Một buổi tối đặc biệt nào đấy, cửa hàng đông khách nên bác chủ cửa hàng đề nghị Chuối làm thêm 1 tiếng nữa, tức là đến 22h, thay vì 21h như thường ngày. Khi Chuối làm việc thêm 1 giờ đồng hồ nữa, tổng số tiền Chuối được trả cho buổi tối đó là 70k. Như vậy theo những điều chúng ta phân tích bên trên, lợi ích cận biên mà Chuối thu được cho việc làm việc thêm 1 giờ nữa là 30k. Ta có MB = 30,000 VNĐ

Cần lưu ý rằng lợi ích cận biên không phải là khoảng tiền chênh lệch giữa 1 tiếng làm việc thêm từ 21h đến 22h với 1 tiếng làm bình thường của Chuối, tức là không phải 30k – 20k = 10k.

Nếu như Chuối làm việc thêm 1 tiếng từ 21h đến 22h mà thời gian này vẫn chỉ được trả 20k/tiếng như làm việc thông thường, thì lợi ích cận biên mà Chuối thu được của việc làm thêm 1 tiếng vẫn là 20k.

Chi phí cận biên (Marginal Cost – MC)

Vẫn theo giáo trình Vi mô cơ bản của cô Tường Anh: “Chi phí cận biên là sự thay đổi của tổng chi phí khi có sự thay đổi của số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ”.

Tương tự như những phân tích ở trên thì chi phí cận biên chính là chi phí phải chi thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.

Với MC là chi phí cận biên (Marginal Cost – MC) TC là tổng chi phí phải trả (Total Cost – TC) Quay lại về ví dụ việc làm bán thời gian của bạn Chuối. Bình thường nếu chỉ làm 2 tiếng từ 19h đến 21h, Chuối sẽ ăn tối bằng một gói mì Hảo Hảo trị giá 3500 VNĐ. Tuy nhiên buổi tối đặc biệt đó, nếu Chuối chấp nhận làm việc thêm 1 tiếng nữa thì sẽ phải gặp nhiều khách hàng hơn và mất nhiều năng lượng hơn. Chính vì thế, Chuối cần ăn nhiều hơn, cụ thể ngoài gói mì đó, bạn ấy đã tự mua thêm cho mình một quả trứng với giá 3000 VNĐ. Như vậy, chi phí cận biên cho 1 giờ làm thêm này của bạn Chuối là 3000 VNĐ, tức là MC = 3000 VNĐ

Phần này ngắn chưa :))) Nó tương tự như MB thôi mà!!

So sánh chi phí cận biên và lợi ích cận biên

Một quy luật mà có thể trẻ con cũng biết, đấy là nếu làm việc gì thì cái mình thu về phải lớn hơn cái mình bỏ ra đã, trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn. Điều đó đúng trong việc phân tích cận biên: Bạn nên lựa chọn việc có chi phí cận biên MC nhỏ hơn hoặc bằng lợi ích cận biên MB.

Ở ví dụ của bạn Chuối xuyên suốt bài viết này: MC = 3000 VNĐ, MB = 30,000 VNĐ.

Tuy nhiên chúng ta đang phân tích kinh tế, do đó hãy chọn những lựa chọn có tính kinh tế nhất. Tổng quát lại thì chúng ta có những điều sau khi so sánh MB với MC:

Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ vì chi phí bỏ ra cho 1 đơn vị tăng thêm nhỏ hơn lợi ích thu về từ đơn vị đó.

Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì. Lí do là tại điểm có lượng hàng là Q mà MB=MC, nếu bạn làm thêm nữa (mở rộng quy mô ra) hoặc thu hẹp quy mô lại thì tiền thu về cũng chỉ bằng tiền bỏ ra thôi, làm gì có lãi, vậy thì sao phải tốn sức!

Tại sao lại có suy luận trên về tương quan MB – MC?

Phần này hơi dài, và chẳng thú vị gì đâu, nhưng bạn cứ nên đọc thử vậy!

Để giải thích vì sao lại có ba dấu chấm đen kia, chúng ta hãy ngẫm lại một chút.

Lan man quá, trở về việc giải thích nói trên.

Nếu MB = ΔTB/ΔQ và MC = ΔTC/ΔQ (ΔQ rất nhỏ) thì chúng ta hoàn toàn có thể viết được rằng MB = TB’ và MC = TC’ (đạo hàm theo biến Q)

Xem xét trên thực tế thì lợi nhuận thu được TB và chi phí bỏ ra TC của chúng ta đều phụ thuộc vào số lượng hàng hóa dịch vụ Q mà chúng ta cung cấp. Do đó, quy về toán học thì:

Bạn biết khái niệm lợi ích ròng (net benefit – NB) chứ? Lợi ích ròng, tạm hiểu theo kiểu của mình, là lợi ích sau khi bạn đã trừ đi mọi chi phí bạn bỏ ra. Lúc này, vấn đề kinh tế của chúng ta sẽ là làm sao để có được lợi ích ròng to nhất, tức là hàm NB đạt giá trị cực đại.

Ta có: h(Q) = NB = TB – TC.

Thế thì để NB đạt cực trị, ta cần NB’ = 0 tức là h'(Q)=0.

Điều này tương đương với TB’ – TC’ = 0 hay MB – MC = 0, tức là MB = MC

Vậy thì tại điểm Q mà MB = MC, quy mô sản xuất của chúng ta là tối ưu.

Tương tự suy ra hai cái chấm đen còn lại. 😀

Tóm lại, để phân tích cận biên, ta tạm nhớ những điều sau:

Lợi ích (chi phí) cận biên là lợi ích thu được (chi phí bỏ ra) thêm khi phát sinh thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ.

Nếu MB<MC: nên thu hẹp quy mô hoạt động, giảm số lượng hàng hóa dịch vụ.

Nếu MB=MC: quy mô lúc này là perfect, đừng thay đổi làm gì

Lợi Ích Của Quy Trình Lean

Lean Manufacturing hay Quy trình Lean là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với những người kinh doanh đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp. Khái niệm về Lean được bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và xuất hiện đầu tiên vào những năm 1990 trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được dùng làm tên gọi cho phương pháp hệ thống sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh.

Lean được sinh ra với mục đích giải quyết 7 loại hình lãng phí – những điều vẫn luôn tồn tại trong các nhà máy sản xuất (chờ đợi, sản xuất dư thừa, sản phẩm hư, chuyển động thừa, sản xuất không cần thiết, vận chuyển và tồn kho). Với mục tiêu như vậy, sự vận hành của Lean đã được rất nhiều các công ty ứng dụng và đem lại nhiều hiệu quả đáng kể trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm.

Sản xuất tinh gọn loại bỏ hao phí bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi.

Giảm thiểu chi phí và mức độ tồn kho.

Tăng năng suất và tính linh hoạt trong chu trình sản xuất.

Loại bỏ triệt để các hao phí không cần thiết chẳng hạn như chuyển động thừa, hàng tồn kho, thời gian chờ.

Tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Động viên và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhờ tiết kiệm tất cả những chi phí dư thừa, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên sau quá trình áp dùng Lean vào sản xuất.

Một điều đáng nói khi nhắc đến lợi ích của Lean Manufacturing chính là Andon System. Bởi lẽ Andon là một khái niệm không thể tách rời trong sản xuất tinh gọn. Nó được xây dựng với mục tiêu giúp tăng cường hiệu quả trong sản xuất thông qua việc giảm thiểu thời gian dừng hoạt động của máy móc và nhân công khi gặp sự cố. Đồng thời việc giám sát công việc cụ thể, sát sao của Andon có thể giúp người quản li hay doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những tình huống cụ thể, và đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Với hai loại chính là quản lí trạng thái sản xuất và quản lí năng suất hay quản lý sản lượng, sử dụng hệ thống Andon trong sản xuất Lean sẽ mang lại những hiệu quả cả trong dài hạn và ngắn hạn.

Trong thời gian ngắn chúng ta sẽ thu được:

Khả năng hiển thị và minh bạch trong quá trình sản xuất.

Tăng năng suất và hiệu quả.

Giảm sản phẩm thừa thãi.

Lợi ích trong thời gian dài bao gồm:

Giảm chi phí và thời gian chết.

Nâng cao giá trị cho khách hàng vì một sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Nhà điều hành phải chịu trách nhiệm về dòng chảy hiệu quả nhất có thể – trao quyền cho công nhân để họ thực hiện hành động khi có sự cố thay vì chờ quản lí.

Cải tiến lâu dài cho quá trình sản xuất.