Trình Bày Lợi Ích Của Thương Mại Điện Tử / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Lợi Ích Của Thương Mại Điện Tử

Khi xem xét các ứng dụng khác nhau có thể có được dùng để làm việc với thông tin số , chúng ta thấy rằng TMDT không chỉ đơn giản là phân phối thông tin và hàng hoá mà nó còn có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa chúng.

TMDT tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả người tiêu dùng cá lẻ và các doanh nghiệp. Khi TMDT hoan thiện và ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến, khách hàng có thể so sánh mua hàng dễ dàng hơn.

Mặt khác TMĐT còn giúp khách hàng có thể tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn và hưởng nhiều dịch vụ hơn.

Các doanh nghiệp có thể thông báo điện tử cho khách hàng tiềm ẩn về các mặt hàng mà họ đăc biệt quan tâm. Mặc dù tất cả đều có xu hướng loai bỏ trung gian, xu hướng tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán ngày càng tăng là xu thế bất lợi đối với môi giới trung gian,TMĐT vẫn sẽ mở ra các loại hình trung gian mới về môi giới

VD:Xẽ xuất hiện trung gian môi giới về: Tìm các thị trường đặc biệt, thông báo cho khách hàng các cơ hội kinh doanh tốt, thay đổi điều kiện thị trường, các mặt hàng thực sự khó tìm, thậm trí tổ chức các điều tra nghiên cứu định kì về mặt hàng cụ thể cho các doanh nghiệp.

Trong vài năm trở lại đây, Internet đã trở lên ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Các trang Web khiến người tiêu dùng tự tin dùng Intểnt hơn, nó cung cấp cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhiều phương thức mới để mô tả cà tìm kiếm thông tin.

Giao dịch thương mại trên cơ sở dùng Internt cho EDI và các giao dịch ngân hàng ít tốn kém hơn dùng các mạng nội bộ chuyên dùng.Nó khong chỉ tiết kiệm chi phí tiềm ẩn cho các doanh nghiệp lớn, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh nghiệp nhỏ có thể dùng các tiến trình điện tử và qua đó cắt giám bớt các khoản chi phí lớn không đáng có như trong quá khứ.

Mặt khác, thời gian giao dịch trên Intểnt chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, 0.05% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi Phí giao dịch qua Intểnt chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện hay chuyển phát nhanh, bằng 10%-20% chi phí thanh toán thông thường.

TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.

Chi phí văn phòng cấu thành trong chi phí sản phẩm, việc giảm chi phí văn phòng theo nghĩa giảm thiểu các khâu internet ấn giấy tờ, giảm thiểu số nhân viên văn phòng…cũng có ý nghĩa là giảm chi phí sản phẩm.

Chính những yếu tô này sẽ tạo điều kiện cho các công ty khổng lồ xuất hiện và các doanh nghiệp nhỏ có thẻ cung cấp những dịch vụ với chi phí thấp hơn cũng xuất hiện.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu có thể lập các cửa hàng ảo một cách rẻ tiền so với các cửa hàng thực ở nước ngoài.

Qua đó người tiêu dùng co thể mua được hàng hoá với giá thấp hơn, các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển có thể mua những linh kiện, bộ phận với giá rẻ hơn.

Với một nguồn thông tin khổng lồ trên Internetvà với nhiều cách tiếp cận khác nhau tới thông tin, thậm chí miễn phí và tự nhiên đến đã giúp cho các doanh có cơ vô cùng thuận lợi để nắm bắt thông tin. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tương được xem là động lực chính phát triển nền kinh tế hiện nay.

Đối với một quốc gia, TMĐT được xem là động lực kích thích phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, một nghành mũi nhọn và được xem là đóng góp chủ yếu vào hình thành nền tảng cơ bản của nền kinh tế thế giới mới. Đây là cơ hội cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo ra thêm hoạt động kinh doanh bằng đi vào thương mại điện tử.

Hợp lí hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành.

Tự động hoá mọi quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả.

Cải tiến trong quan hệ trong công ty với đồng nghiệp, với đối tác, bạn hàng.

Giảm chi phí kinh doanh tiếp thị

Tăng năng lực phục vụ khách hàng

Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lượng và vươt qua vung biên giới.

Lợi Ích Của Website Thương Mại Điện Tử

Thương mại điện tử đang là chiến trường mới của các doanh nghiệp

Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp với website thương mại điện tử

Khi đầu tư cho việc thiết kế website thương mại điện tử, các bạn sẽ mở rộng thị trường nhanh chóng, đối tượng khách hàng giờ đây đã không còn biên giới về mặt địa lý, hay thời gian làm việc của doanh nghiệp nữa. Bạn không chỉ có thể giao dịch, bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng ở xung quanh doanh nghiệp, mà bạn còn có thể bán hàng ở mọi nơi, trong nước ta hoặc nước ngoài. Điều này có nghĩa là bạn đang chủ động tìm kiếm khách hàng đến với dịch vụ của mình mà không bị động chờ khách hàng liên hệ. Chính vì điều này, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh mẽ và bền vững. Đây là ước muốn của các doanh nghiệp. Tuy vậy, điều đó chỉ thực sự hiệu quả khi sản phẩm, dịch vụ của bạn phải thất sự chất lượng và giá cả tốt.

Website thương mại điện tử hỗ trợ chăm sóc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Với website Thương Mại Điện Tử, nhân viên quản trị website có thể cập nhật catalogue, thông tin, giá sản phẩm, dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng, liên hệ tư vấn online v.v… Nói tóm lại, website mang lại cho bạn các phương thức để chăm sóc khách hàng tốt nhất, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là quý giá, không ai có đủ kiên nhẫn để chờ đợi thông tin trong một ngày. Ngoài ra, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ chân khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang chờ đón những thượng đế này.

Việc kinh doanh trên mạng là một “miền đất hứa” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng website, thì phần thắng sẽ thuộc về ai ý tưởng sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được các thượng đế.

Tóm lại, thương mại điện tử thật sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp ở nước ta. Bạn đừng nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến website thương mại. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến kinh doanh trên mạng. Do đó, để giành lấy lợi ích, bạn không thể đứng im và quan sát người khác hành động, mà bạn phải lao vào cuộc chạy đua này!

Phương Nam Vina xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Rất mong sẽ được hỗ trợ cho các bạn định hướng về thương mại điện tử và tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc thiết kế website đối với doanh nghiệp!

Thương Mại Điện Tử Là Gì? Lợi Ích Của Tmđt

Định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới WTO thì thương mại điện tử là: Sản xuất à tiếp thị à bán à phân phối sản phẩm hay dịch vụ thông qua những phương tiện điện tử.

Định nghĩa của OECD – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thì họ chia thương mại điện tử thành nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Cụ thể:

Theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử chính là những giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ giữa doanh nghiệp, Chính Phủ, người tiêu dùng hay các tổ chức nhà nước, tư nhân được tính hàng thông qua những mạng kết nối trung gian từ máy tính, điện thoại. Các loại hàng hóa hay dịch vụ được đặc qua mạng nhưng việc thanh toán, vận chuyển giao hàng vẫn được thực hiện theo phương thức truyền thống.

Giao dịch thương mại điện tử theo nghĩa rộng của tổ chức OECD này được hiểu là các đơn hàng được nhận hay đặt qua những ứng dụng trực tuyến được cài đặt trong các giao dịch tự động Internet hoặc hệ thống điện thoại tương tác khác.

Theo Nghị Định số 52/2013/NĐ-CP về được Chính Phủ ban hành tại Việt Nam ngày 16.5.2013 về Thương mại điện tử như sau: ” Thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.

Lợi ích từ thương mại điện tử đem lại

Lợi ích của thương mại điện tử trong thời đại công nghệ 4.0 mang tới cho cả các doanh nghiệp, người và cho cả xã hội. Cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, đối tác.

Lợi ích tiếp theo của thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp chính là tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho việc giao dịch giữa các bên. Các doanh nghiệp sẽ chẳng cần phải tốn kém chi phí để thuê 1 cửa hàng hay chi phí để thuê nhân viên phục vụ hay phải thuê kho bãi. Chỉ cần đầu chi phí cho website và bán hàng qua mạng, bạn sẽ chỉ cần khoảng 10% số vốn so với việc thuê cửa hàng, nhân công, kho bãi để vận hành website mỗi tháng.

Có website thương mại điện tử, bạn sẽ mở rộng được phạm vi kinh doanh của mình đơn giản hơn rất nhiều. Không phải là ở tỉnh thành, quốc gia mà thậm chí có thể ra toàn cầu nếu bạn làm tốt công tác marketing. Với việc kinh doanh truyền thống mở cửa hàng thì đó là điều cực khó, chỉ có thương mại điện tử mới làm được. Chi phí cũng không quá cao để có thể giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến thị trường khác.

Tiết kiệm thời gian để đi mua sắm, chỉ cần ngồi nhà, lướt web với điện thoại hay máy tính là có thể giúp bạn chọn được món đồ ưng ý.

Có thể thoải mái check sản phẩm, lựa chọn các mặt hàng, so sánh giá, chất lượng giữa các nơi.

Có người vận chuyển hàng hóa tới tận nhà mà không mất sức để khuân vác từ cửa hàng về tới nhà.

Đối với xã hội thì thương mại điện tử sẽ tạo ra được một phương thức kinh doanh và làm việc mới hiện đại, phù hợp hơn với xu thế thị trường đang phát triển mạnh trong thời đại công nghệ 4.0.

Thương mại điện tử cũng sẽ tạo ra được 1 sân chơi mới cho các doanh nghiệp và yêu cầu họ phải nắm bắt, đổi mới phương thức kinh doanh, tạo cơ hội để cạnh tranh cao hơn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Những thách thức của thương mại điện tử

Bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cũng có những thách thức của ngành này. Cụ thể:

Các cơ quan quản lý Nhà nước khó để xây dựng hay áp dụng các chính sác.

Đối với các cá nhân và tổ chức khó xây dựng được lòng tin giữa các giao dịch mua và bán. Người mua lo lắng bị hàng kém chất lượng hay số tài khoản bị ảnh hưởng, lợi dụng bởi những kẻ xấu, người bán thì lo ngại bị từ chối nhận hàng, bị “boom hàng” hay việc nợ, không thanh toán của người mua.

Đối với các doanh nghiệp cần phải thay đổi cơ cấu, quy trình làm việc hay nhân sự trong quá trình triển khai thương mại điện tử tại thời buổi này. Không dễ gì để tạo dựng thành công từ nền tảng công nghệ này và cần phải xây dựng chiến lược phù hợp để cân đối giữa cả kinh doanh trên thương mại điện tử và kinh doanh off-line.

Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

SĐT: 0853 9999 77

Email: info@taxplus.vn

Website: https://taxplus.vn/

Đăng ký nhận tin từ TaxPlus

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Kinh doanh đa cấp là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người hiện nay chú ý đến. Từng có một…

Đối với 1 doanh nghiệp, CPI được xem là giá trị quan trọng cần phải chú ý đến. Vậy giá trị CPI…

Bạn đã từng nghe thấy E-commerce và nắm được phần nào về E-commerce. Tuy nhiên có thể chưa hiểu rõ về bản…

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Lợi Ích Và Hạn Chế Của Thương Mại Điện Tử

3.Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

3.1.Lợi ích của thương mại điện tử

3.1.1.Lợi ích đối với tổ chức

– Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

– Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

– Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

– Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

– Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

– Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của chúng tôi mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

– Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

– Giảm chi phí thông tin liên lạc:

– Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

– Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

– Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

– Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.

– Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

– Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

– Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

– Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

– Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

– Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

– Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.

– “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

– Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng

– Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

– Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống

– Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… được đào tạo qua mạng.

– Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình

Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.

Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của TMĐT tại Mỹ theo thứ tự là:

Bất chấp các khó khăn và hạn chế này, thương mại điện tử vẫn phát triển rất nhanh trong các năm qua..