Trình Bày Cấu Trúc Khí Quyển / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Chương 2. Cấu Trúc Và Thành Phần Khí Quyển

ã Khí áp cũng giảm dần theo độ cao: Độ cao (km) 0 2,0 4,0 6,0 Khí áp (mmHg) 760 598 465 358 ã Không khí chứa nhiều hơi nước: độ ẩm tương đối thay đổi từ 5 – 100%. ã Không khí thường phát triển các dòng thăng, dòng giáng (đối lưu). ã Là tầng khí quyển có nhiều biến đổi vật lý hết sức phức tạp tạo nên các hiện tượng thời tiết.

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN KHÍ QUYỂN 1. Cấu trỳc khớ quyển Tổng trọng lượng của khớ quyển: 5,136.1015 tấn Tổng trọng lượng của địa quyển: 5,96.1021 tấn Tổng trọng lượng của thuỷ quyển: 1,4.1018 tấn Trọng lượng khớ quyển tương đương với trọng lượng của 76 cm Hg phủ đều trờn bề mặt địa cầu (1AT = 760mmHg) Mật độ khụng khớ ()ở đk 00C, P= 760mmHg là 1,293 kg/m3 Thể tớch riờng của khụng khớ là đại lượng nghịch đảo của mật độ khụng khớ : V = 1/ (1) Cụng thức Claypayron: PV = RT (2) Ta cú:  = P/RT (3) R: hằng số chất khớ (1/0,4845); P: ỏp suất khớ quyển; T: nhiệt độ tuyệt đối khụng khớ 2.1. TẦNG ĐỐI LƯU (TROPOSPHERE) LỚP KHÍ QUYỂN SÁT MẶT ĐẤT DÀY 10-12 KM (Ở XÍCH ĐẠO: 16 KM, Ở 2 CỰC: 8 KM) TẬP TRUNG HẦU HẾT KHễNG KHÍ CỦA KHÍ QUYỂN: TỚI ĐỘ CAO 5KM CHIẾM 50% KHễNG KHÍ TỚI ĐỘ CAO 10KM CHIẾM 75% KHễNG KHÍ TỚI ĐỘ CAO 12KM CHIẾM 80% KHễNG KHÍ TỚI ĐỘ CAO 20KM CHIẾM 95% KHễNG KHÍ NHIỆT ĐỘ GIẢM DẦN THEO ĐỌ CAO: TRUNG BèNH CỨ LấN CAO 100M NHIỆT ĐỘ GIẢM 0,650C THĂNG ĐOẠN NHIỆT KHễ, CỨ LấN CAO 100M NHIỆT ĐỘ GIẢM 0,8 – 10C THĂNG ĐOẠN NHIỆT ẨM, CỨ LấN CAO 100M NHIỆT ĐỘ GIẢM 0,50C 2.1. TẦNG ĐỐI LƯU (TROPOSPHERE) 2.1. TẦNG ĐỐI LƯU (TROPOSPHERE) 2.2. TẦNG BèNH LƯU (STRATOSPHERE) 2.3. TẦNG TRUNG QUYỂN (MESOSPHERE): Giới hạn từ 50 -85 km. nhiệt độ khụng khi hạ xuống và giảm dần theo độ cao (-70 đến -800C). Khụng khớ phỏt triển cỏc dũng đối lưu yếu. 2.4. Tầng điện ly (Thermosphere) Cũn gọi là tầng nhiệt quyển hay tầng ion Giới hạn từ 85 đến 1000 km Cỏc phõn tử khụng khớ bị phõn tớch thành cỏc ion mang điện (O++, O–, NO+…) Mật độ ion hoỏ cao nhất ở 2 độ cao: 100 và 180 km Nhiệt độ khụng khớ rất cao do thường xuyờn cú sự phúng điện (nhiệt độ từ 200 đến hàng 10000C) 2.5. Tầng ngoài (ngoại quyển – exosphere) Giới hạn độ cao từ 1000 km đến khoảng 3000 km. Vượt ra ngoài là khoảng chõn khụng vũ trụ (out space) Khụng khớ vụ cựng thưa loóng, tồn tại dạng cỏc tỳi khớ, thành phần chủ yếu là Hydro và Heli Bảng 2. thành phần khụng khớ khụ, khụng bị ụ nhiễm

Sự Hình Thành Và Cấu Trúc Khí Quyển Trái Đất

Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân hủy của tia mặt trời, hơi nước bị phân hủy thành oxy và hydro. Oxy tác động với amoniac và metan tạo ra khí N2 và CO2. Quá trình tiếp diễn, một lượng H2 nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, Nitơ, CO2, một ít Oxy.

Khí quyển Trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly.

Tầng đối lưu (Troposphere)

– Là tầng thấp nằm ngay trên mặt đất, có chiều cao khoảng 15 – 18 km tính từ mặt đất, chiếm khoảng 70% khối lượng khí.

– Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ +40 0C ở lớp sát mặt đất tới -50 0 C ở trên cao.

– Tầng đối lưu có chiều cao thay đổi từ 7- 8km ở các đới cực và khoảng 16-18km ở đới xích đạo.

– Số lượng các khí ở tầng này khoảng 4,12 x 10 15 tấn so với tổng khối lượng khí là 5,15.10 15 tấn.

– Là nơi tập trung nhiều hơi nước nhất, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão,…

Tầng bình lưu (Stratosphere)

– Có một vùng thấp hơn với độ cao trên 25km và có nhiệt độ gần như không đổi, trong khi đó tầng trên của nó nhiệt độ tăng cùng với tăng độ cao.

– Không khí ở tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, tồn tại một lớp không khí giàu khí ôzôn thường được gọi là tầng ôzôn.

Tầng trung quyển (Mesosphere): nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km. Nhiệt độ giảm theo độ cao, từ -2 0C ở phía dưới giảm xuống -92 0 C ở lớp trên.

Tầng nhiệt quyển (Thermosphere): có độ cao từ 80km đến 500km, nhiệt độ có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -92 0C đến +1200 0 C. Nhiệt độ không khí ban ngày rất cao và ban đêm thấp.

Tầng ngoại quyển (Exosphere): bắt đầu từ độ cao 500km trở lên. Tầng này là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến.

Cấu trúc trái đất và khí quyển

* Thành phần của khí quyển:

Thành phần khí quyển Trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng 5.10 15 tấn của toàn bộ khí quyển tập trung ở tầng thấp: đối lưu và bình lưu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,05% khối lượng thạch quyển, khí quyển Trái đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống Trái đất. Thành phần không khí của khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất, cho đến nay khá ổn định, bao gồm chủ yếu là nitơ, ôxy và một sô loại khí trơ.

Tầng Khí Quyển Gồm Mấy Tầng?

các tầng của khí quyển:

Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,… đều diễn ra ở tầng đối lưu.

Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.

Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.

Tầng điện li: từ 80-85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2…chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3–, NO2–…và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.

Tầng ngoài: từ 500-1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố “vùng vẫy” thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiêt, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra.

Bài 7: Cấu Trúc Của Trái Đất, Thạch Quyển, Thuyết Kiến Tạo Mảng

BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

– Mô tả được cấu trúc của trái đất, trình bày được đặc điểm của mỗi lớp vỏ bên trong trái đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ trái đất và thạch quyển.

– Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.

– Các nội dung trên, học sinh biết quan sát, nhận xét được qua tranh ảnh.

I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT

II. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

– Vỏ trái đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.

– Có 7 mảng kiến tạo lớn.

– Các mảng kiến tạo gồm những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt trái đất và những bộ phận lớn của đáy đại dương.

– Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng manti trên.

– Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:

+ Tiếp xúc dồn ép: Hình thành các dãy núi, vực sâu.

+ Tiếp xúc tách dãn: Tạo ra các dãy núi ngầm ở đại dương.

– Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

? (trang 25 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.1 (trang 25 SGK Địa lý 10), mô tả cấu trúc của Trái Đất?

Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp. + Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa (đến 70 km) và vỏ đại dương (đến 5 km) + Lớp Manti: gốm tầng Manti trên (lừ 15 đèn 700 km) và tầng Manti dưới(từ 700 đến 2.900 km). + Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

? (trang 26 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.2 (trang 26 SGK Địa lý 10), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

– Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km (ứ miền núi cao đến 70 – 80 km): cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. – Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.

? (trang 26 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.1 (trang 25 SGK Địa lý 10), cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Lớp Manti được chia thành hai tầng. + Tầng Manti trên (lừ 15 đến 700 km). + Tầng Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).

? (trang 27 SGK Địa lý 10) Dựa vào hình 7.3 (trang 27 SGK Địa lý 10), cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

7 mảng kiến tạo lớn: -mảng Thái Bình Dương -mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a -mảng Âu – Á -mảng Phi. -mảng Bắc Mĩ. -mảng Nam Mĩ -mảng Nam Cực.

? (trang 28 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 7.4 (trang 28 SGK Địa lý 10), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.

– Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương. – Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.