Trình Bày Cấu Trúc Atp / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Trình Bày Cấu Trúc Hóa Học Và Chức Năng Của Phân Tử Atp

Giải bài 3 trang 56 sách giáo khoa Sinh học 10: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 56 sgk Sinh lớp 10

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:

ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ.

ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.

Chức năng của phân tử ATP:

+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.

+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

Cấu Trúc Cơ Bản Của Chương Trình Trong Ngôn Ngữ Lập Trình C – Bài 2

access_time 9/30/2019 12:00:00 AM

Cấu trúc Cơ bản của chương trình trong Ngôn ngữ lập trình C – Bài 2

Cấu trúc Cơ bản của chương trình trong Ngôn ngữ lập trình C – Bài 2

1. Cài đặt trình biên dịch C/C++

Ngôn ngữ lập trình C sử dụng trình biên dịch GNU GCC để thực hiện biên dịch ứng dụng. Ngoài trình biên dịch GNU GCC thì với các lập trình viên đã quen sử dụng Visual Studio thì có thể sử dụng trình biên dịch C/C++ đã được tích hợp sẵn trên Visual Studio.

Để cài đặt GNU GCC các lập trình viên vào địa chỉ :

https://gcc.gnu.org/

Lựa chọn hệ điều hành : Tương ứng với Link: https://gcc.gnu.org/install/binaries.html

Sau đó download về và cài đặt. Ví dụ download gcc với hệ điều hành Windows 10 như sau : Vào địa chỉ :

http://mingw-w64.org/doku.php/download

Download GCC tương ứng và tiến hành cài đặt

Hình số 1: Cài đặt GCC

Hệ thống sẽ tự động Download các gói cài đặt và tiến hành cài đặt.

Hình số 2: Hệ thống tự động Download các gói cài đặt

Lựa chọn GCC khi tiến hành cài đặt

Hình số 3: Lựa chọn GCC khi cài đặt 

2. Cài đặt công cụ lập trình.

Có rất nhiều các bộ công cụ khác nhau để tạo chương trình C ví dụ như Eclipse, Visual Studio 2012, 2013, 2015, 2017, 2019…

Ở đây chúng ta sử dụng công cụ Eclipse để thực hiện biên tập các ví dụ.

Hình số 4: Hình ảnh cài đặt eclipse

3. Cấu trúc chương trình C đơn giản

Để minh họa cho cấu trúc của một chương trình C đơn giản, chúng ta đưa ra ví dụ đơn giản như sau :

Hình số 5: Cấu trúc chương trình lập trình C

Chú thích : Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác như C#, java …, chú thích nhằm giải thích một câu lệnh hoặc một khối lệnh nào đó trong chương trình, trong ngôn ngữ lập trình C có nhiều các chú thích ví dụ như sử dụng ghi 1 dòng chú thích, /*   */ để nghi nhiều dòng chú thích.

dòng lệnh bắt đầu bởi dấu # nhằm chỉ rõ nó được bộ tiền xử lý trong chương trình dịch của thông tin được sử dụng bởi các trình biên dịch khi biên dịch các cuộc gọi đến các chức năng thư viện chuẩn đầu vào / đầu ra như vậy như printf . Hai chỉ thị quan trọng nhất là:

·                 Chỉ thị sự gộp vào của các tập tin nguồn khác: #include

·                 Chỉ thị việc định nghĩa các macros hoặc ký hiệu: #define

 Hàm main() là một hàm chính của của chương trình C, trong chương trình C có thể chứa nhiều hàm, tuy nhiên nó chỉ có chứa một hàm main(). Mỗi chương trình C đều bắt đầu thực thi chương trình tại hàm main(), hàm main() có thể trả về giá trị hoặc không.

 Printf(“”) : Hàm in ra dòng thông báo

{ } : Sử dụng để định phạm vi của khối lệnh

4.  Mô tả các bước để tạo chương trình C

công cụ Eclipse.

Bước 1 : Tạo Project

Khởi tạo Project (Chọn File/New/C Project

Hình số 6 : Khởi tạo projecy

Cập nhật các thông tin mô tả dự án như tên tác giả ….

Lựa chọn các thông tin cấu hình dự án, sau đó chọn Finish để kết thúc quá trình tạo Project.

Hình số 7: Lựa chọn cấu hình

Bước 2 : Bổ sung mã chương trình và tiến hình biên dịch

–       Mở file code chương trình thông qua cửa sổ bên trái (Project Exployer)

–       Bổ sung code

–       Biên dịch chương trình (Menu Project/Build All hoặc Ctr+B )

Bước 3 : Chạy chương trình

–       Mở Menu Run/Run hoặc Ctr + F11)

–       Nếu tiến hành mở Menu Run/Debug chọn F11

Hình số 8: Hình ảnh chạy chương trình

Atp Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Atp Với Người Tập Gym

ATP là gì? ATP (Adenosine Triphosphate) là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. ATP là nguồn năng lượng cho hoạt động sống, cho các quá trình vận động như tập gym, chạy bộ…

Với những người tập thể hình, những việc quan trọng mà họ luôn chú ý là về các bài tập, lịch tập và chế độ ăn uống. Họ chỉ tìm hiểu và chọn ra những chế độ ăn, tập phù hợp với mình và bỏ qua câu hỏi vô cùng quan trọng “tại sao lại thế?”. Chỉ khi hiểu rõ cách thức hoạt động của cơ thể, bạn mới có thể làm chủ và phát triển tối đa cơ bắp của mình.

ATP là gì? Nguồn gốc và cấu tạo của ATP

ATP là một nucleotide thực hiện nhiều vai trò thiết yếu trong tế bào. Nó là nguồn gốc năng lượng chủ yếu, cung cấp năng lượng cho hầu hết các hoạt động tiêu thụ năng lượng của tế bào, cơ bắp.

ATP được tạo ra từ hoạt động của các bào quan trong tế bào, cụ thể hơn là ở ti thể. ATP có thể truyền năng lượng thông qua việc chuyển nhóm photphat thành ADP (ATP = ADP + Pi). Vì vậy, nó vô cùng quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Trong một tế bào, tổng năng lượng ATP chỉ đủ dùng trong vài giây và nó là chất trung gian trong việc thu và giải phóng năng lượng.

Cấu tạo của ATP gồm 3 phần:

Bazo nito Adenin

Đường Ribozo

3 nhóm photphat (liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng).

Vai trò và chức năng của ATP

Chức năng của ATP rất lớn và vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể.

ATP không phải là một dạng năng lượng nhưng nó là một nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong tế bào, được coi là đồng tiền năng lượng.

ATP là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sống và quá trình tập luyện.

Giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất và hoạt động thần kinh

Khi năng lượng trong cơ thể hao hụt, lập tức ATP sẽ được tổng hợp lại và cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Các hệ năng lượng ATP

Hiểu rõ hơn ATP là gì, bạn phải nhớ rằng: ATP không phải là vô hạn. Chúng sẽ cạn kiêt rất nhanh và cơ thể phải liên tục tái tạo ATP từ các hệ năng lượng khác nhau. Có 3 hệ năng lượng ATP: hệ Oxy, hệ Lactic, hệ Phophatgen.

1. Hệ Oxy (hệ hiếu khí)

Đúng với tên gọi của nó, hệ oxy giúp cung cấp đầy đủ oxy trong các bài tập có công suất vừa phải, thời gian kéo dài. Hệ oxy hoạt động dựa trên quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng, cụ thể là đường, protein, chất béo để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Quá trình tập gym sẽ luôn tiêu tốn rất nhiều oxy để phục hồi năng lượng. Vì vậy, viêc thiếu oxy hay hít thở sai sẽ làm đi tong cả bài tập. Tệ hơn sẽ khiến cơ bắp luôn ở trạng thái căng thẳng và không thế phát triển hiệu quả được.

Do đó, phải luôn chú ý hấp thu đủ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ năng lượng oxy hoạt động một cách hiệu quả. Hãy tìm hiểu thêm chế độ ăn với người tập gym ở đây.

2. Hệ Lactic (hệ yếm khí)

Trong các hoạt động tương đối dài, cơ thể sẽ tổng hợp lại ATP và CP thông qua quá trình phân giải yếm khí đường glucose. Một chú ý là quá trình này sẽ sinh ra axit lactic không tốt cho cơ bắp.

Hệ Lactic sẽ hoạt động ngay ở đầu quá trình tập nhưng nó chỉ thực sự mạnh mẽ trong khoảng 30s-40s sau đó. Vì vậy, đây là nguồn năng lượng chính cho các bài tập cường độ cao, kéo dài trong phòng tập.

Năng lượng của hệ Lactic có công suất lớn hơn hệ oxy 1,5 lần.

3. Hệ Photphatgen (hệ yếm khí)

Hệ Photphatgen giúp tải tổng hợp ATP thông qua creatine phophat (CP) trong cơ.

Một điều đặc biệt là: Nếu coi năng lượng từ hệ oxy có công suất là 1, hệ lactic là 1,5 thì hệ Photphatgen lên tới 4. Một con số vô cùng lớn và là năng lượng chủ yếu cho hoạt đồng đầu của cơ bắp. Năng lượng từ hệ Photphatgen chỉ kéo dài trong 12s đầu. Vì vậy nó phù hợp với những động tác ngắn, công suất tối đa như đẩy, nhảy, ném,…

Dù công suất lớn nhưng do thời gian cung cấp năng lượng từ phophatgen quá ngắn nên nó rất cần sự hỗ trợ từ hệ oxy hay lactic cho những bài tập kéo dài.

Hiểu rõ hơn về ATP qua ví dụ cụ thể

1. Chạy bộ 100m

Các tế bào cơ của bạn sẽ đốt cháy lượng ATP mà chúng có trong khoảng 3 giây.

Quá trình tái tổng hợp ATP bắt đầu.

Hệ Photphatgen hoạt động đầu tiên cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong khoảng 10s. Đây là nguồn năng lượng chính, mạnh mẽ nhất được sử dụng.

Thời gian trung bình cho để một người bình thường chạy 100m là 12s-15s. Đó là khoảng thời gian mà hệ photphatgen hoạt động và sẽ không có thêm hệ năng lượng nào tham gia vào trong thời gian này.

2. Chạy bộ 100m + bơi 100m

Đốt cháy ATP trong 3s, hệ photphatgen hoạt động trong khoảng 12s để tái tạo ATP.

Lúc này, thời gian của photphatgen đã hết, công việc thì vẫn còn.

Đây chính là thời điểm hệ lactic bắt đầu hoạt động để tái tổng hợp lại ATP.

Hệ hô hấp hiếu khí (hệ Oxy) cũng sẽ hoạt động.

Kết thúc 2 quá trình trong khoảng thời gian 40s – 60s, ta có sự tái tạo ATP của cả 3 hệ năng lượng.

Tổng kết:

Muốn cơ bắp bắp phát triển một cách tối đa thì bạn phải hiểu rõ nó. Từ đó mới có thể tập một cách thật sự hiệu quả.

Mong rằng bài viết của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn ATP là gì cũng như là chức năng của ATP để có một nền tảng kiển thức đầy đủ nhất khi tập gym.

Xem Thêm:

0/5

(0 Reviews)

Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?Trình Bày Cấu Tạo Trong Của Não Người?

Bộ não con người trưởng thành có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg (2,9-3,1 lb), hoặc khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, với khối lượng khoảng 1.130 phân khối (cm3) ở phụ nữ và 1.260 cm3 ở nam giới, mặc dù có sự khác biệt đáng kể với từng cá nhân. Khác biệt thần kinh giữa hai giới đã được chứng minh không làm ảnh hưởng tới chỉ số IQ hoặc các chỉ số khác của sự nhận thức.

Bộ não con người được cấu tạo từ các tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đệm và các mạch máu. Số lượng tế bào thần kinh trong não người đàn ông trưởng thành, theo mảng chụp cắt lớp, đã được ghi nhận có tổng cộng khoảng 86 tỷ, một số lượng tương đương với số các tế bào không phải là neuron. Trong số này, có 16 tỷ (chiếm 19% lượng neuron) đều nằm trong vỏ não (bao gồm chất trắng dưới vỏ), 69 tỷ (chiếm 80% lượng neuron) nằm ở tiểu não, và ít hơn 1% lượng neuron nằm trong phần còn lại của não.

Đại não với các bán cầu của nó hình thành nên phần lớn nhất của bộ não con người và nằm ở phía trên các cấu trúc não khác. Nó được bao phủ bằng một lớp vỏ não có địa hình phức tạp. Bên dưới đại não là cuống não, trụ đỡ của nó. Ở phần cuối não, dưới vỏ não và sau thân não chính là tiểu não, một cấu trúc có bề mặt nhăn nheo(vỏ tiểu não),khiến cho nó trông khác biệt so với các khu vực não khác. Các cấu trúc tương tự cũng có mặt trong động vật có vú khác, mặc dù chúng khá khác nhau về kích thước. Như một quy luật, đại não càng nhỏ thì vỏ não ít nhăn lại. Vỏ não của chuột cống và chuột đồng gần như trơn nhẵn. Vỏ não cá heo và cá voi, mặt khác, nhăn nheo hơn não người.

Não sống rất mềm, cảm giác như thạch hoặc đậu hũ. Mặc dù còn được gọi là chất xám, não sống lại có màu hồng nhạt pha be,và càng vào sâu bên trong nó càng trắng dần.