Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Gan / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tai

Hình 51-1. Cấu tạo của tai

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng. Tai trong gồm 2 bộ phận : – Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. – Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).

Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái) A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ; c. Cơ quan Coocti

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

II- Chức năng thu nhận sóng âm Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa). Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó. III – Vệ sinh tai Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ. Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ – nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc. Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Gan

Đảm nhận trong mình hơn 500 chức năng khác nhau, gan là cơ quan chiếm vai trò đặc biệt quan trọng mà không có thiết bị nhân tạo hay cơ quan nào có thể thay thế được. Chính vì vậy sẽ thật nguy hiểm nếu cơ quan này mắc bệnh hoặc bị tổn thương. Cùng tìm hiểu thêm về cấu tạo và chức năng của gan để có cái nhìn tổng quan hơn về “nhà máy kỳ diệu” này.

Cấu tạo của gan

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể chỉ sau da, có sức nặng từ 1.100 – 1.800 gram. Trong cơ thể, gan nằm bên phải, dưới lồng ngực phải, gan được ngăn cách với phổi bởi cơ hoành. Xung quanh được bao bọc bởi vỏ bên ngoài chứa nhiều dây thần kinh, đồng thời được che chắn và bảo vệ bởi lồng ngực và ngực, hạn chế những tác động từ bên ngoài vào gan.

Chức năng của gan là gì? Sẽ thật khó để có thể trả lời một cách chi tiết về tất cả những chức năng mà gan đảm nhiệm, tuy vậy chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được về chức năng sinh lý của gan và chức năng sinh hóa của gan ngay sau đây.

➢ Chức năng chuyển hóa của gan: đây là một trong những nhiệm vụ chính của gan, giúp cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục bất kể ngày đêm. Các chất hấp thụ được như glucid, lipid, protid… sẽ được gan chuyển hóa phục vụ cho sử dụng và dự trữ.

➢ Chức năng khử độc của gan: hay còn được gọi là chức năng giải độc của gan, là việc khử độc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể bằng cách biến đổi và khử bỏ chúng. Các chất độc được loại bỏ, thải trừ và đào thải ra ngoài theo đường tiểu hoặc đường mật.

➢ : mật được sản xuất liên tục và được dự trứ tại các túi mật, từ đây được bơm xuống giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được diễn ra dễ dàng hơn.

➢ : gan còn đảm nhiệm rất nhiều những chức năng khác của cơ thể như: chức năng đông máu, chống đông máu, tạo máu cùng nhiều chức năng nội tiết của gan khác.

Do đó, để bảo vệ gan và có cơ thể khỏe mạnh, các chuyên gia gan mật phòng khám đa khoa Hồng Phong khuyên bạn nên thường xuyên giải độc gan, kiểm tra gan giảm nguy cơ mắc các bệnh lý gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… là việc mà tất cả mọi người nên làm.

Trình Bày Cấu Tạo Của Hoatrình Bày Cấu Tạo Của Hoa . Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhị Hoa Và Nhụy Hoa

Một bông hoa điển hình bao gồm bốn loại cấu trúc gắn vào đỉnh của một cuống ngắn. Mỗi loại cấu trúc này được sắp xếp thành vòng trên đế hoa. Bốn vòng chính tính từ gốc (móng) của hoa hay mấu thấp nhất và tính dần lên trên là:

Đài hoa: vòng ngoài cùng nhất, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là lá đài; chúng thường có màu xanh và bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. Tuy nhiên, các lá đài này có thể không có hoặc dễ thấy và sặc sỡ nổi bật như các cánh hoa ở một số loài.

Tràng hoa: vòng kế tiếp tính về phía đỉnh, bao gồm các thành phần đơn vị gọi là cánh hoa, chúng thường mỏng, mềm và có màu sắc sặc sỡ để thu hút động vật giúp chúng thụ phấn.

Bộ nhị: vòng kế tiếp (đôi khi sắp xếp thành vài vòng), bao gồm các thành phần đơn vị gọi là nhị hoa. Nhị hoa bao gồm 2 phần: một cuống nhỏ gọi là chỉ nhị, trên đầu của chỉ nhị là bao phấn, trong đó sinh ra phấn hoa nhờ phân bào giảm nhiễm để cuối cùng phát tán đi.

Bộ nhụy: vòng trong cùng nhất của hoa, bao gồm một hay vài đơn vị thành phần gọi là lá noãn. Lá noãn hay các lá noãn hợp lại thành một cấu trúc rỗng, gọi là bầu nhụy, bên trong nó sinh sản ra các noãn. Noãn là các túi đại bào tử và tới lượt chúng, chúng sinh ra các đại bào tử nhờ phân bào giảm nhiễm để phát triển thành các thể giao tử cái. Chúng tạo ra các tế bào trứng. Bộ nhụy của hoa cũng được miêu tả bằng cách sử dụng một thuật ngữ thay thế là cấu trúc mà người ta nhìn thấy ở vòng trong cùng nhất (bao gồm một bầu nhụy, vòi nhụy và đầu nhụy), gọi là nhụy hoa. Một nhụy có thể bao gồm một lá noãn hay vài lá noãn hợp lại cùng nhau. Phần đỉnh dính của nhụy gọi là đầu nhụy, nơi tiếp nhận phấn hoa. Một cuống hỗ trợ nâng đỡ gọi là vòi nhụy, trở thành con đường cho các ống phấn phát triển từ các hạt phấn hoa bám vào đầu nhụy.

Cấu tạo và chức năng của nhị và nhụy hoa?

– Cấu tạo:

+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

+ Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

– Chức năng: Nhị và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.

Cấu Tạo Và Chức Năng Sinh Lý Của Gan

Gan có cấu tạo như thế nào?

  Gan là một cơ quan tạng lớn nhất của cơ thể con người, nặng khoảng 1.500g, nằm ở phía bên phải ổ bụng và đượcc chia thành hai thuỳ trái và phải. Thuỳ phải to hơn thuỳ trái.

  Phía trên, gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên phải tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải. Mặt dưới gan có túi mật.

  Các cơ quan trong cơ thể như thận, não… đều nhận máu trực tiếp từ tim, duy nhất có gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hóa qua một mạch máu lớn là tĩnh mạch cửa.

Cấu tạo của gan

  Gan của một người bình thường có khoảng 100 tỷ tế bào. Khi xem dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thuỳ gan có hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm, nơi hội tụ các dãy tế bào gan. Đầu kia của dãy tế bào gan là khoang cửa, nơi chứa các nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật. Ở giữa các dãy tế bào gan là các cấu trúc xoang mạch dẫn lưu máu từ khoang cửa đi đến tĩnh trung tâm. Các dãy tế bào gan này lại xếp chồng lên nhau thành từng lớp.

  Giữa các đường rãnh tĩnh mạch chứa dịch mật do gan tiết ra với các chất thải qua mật. Mật lại theo các đường rãnh này đổ về ống mật ở khoảng cửa, rồi vào những ống mật lớn hơn. Sau đó mật lại tiếp tục đi qua ống gan trái, ống gan phải, ống mật chủ và cuối cùng là ruột non giúp tiêu hóa các chất.

Chức năng của gan là gì?

  Gan là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ gan có chức năng gì, chức năng gan là gì.

  Gan được ví như nhà máy năng lượng của cơ thể, nhà máy này làm việc liên tục không ngừng nghỉ để chuyển hóa các chất đưa vào cơ thể qua đường ăn, uống, hít thở, tiếp xúc qua da. Tại đây, 3 chất được chuyển hóa mạnh mẽ nhất tại gan là protein, lipid, glucid.

Chức năng chuyển hóa của gan

  ♦ Chuyển hóa glucid: Chất đường (Glucid) là thành phần chính có trong cơm, bánh mì… Trong cấu tạo và nhiệm vụ của gan, glucid cung cấp năng lượng giúp cơ thể tiến hành mọi hoạt động như đi, đứng, suy nghĩ… Sau khi ăn, chất đường được men axit trong dạ dày chuyển hóa glucid thành glucose để đi vào máu và chuyển tiếp thành glucogen dự trữ. Khi cơ thể bị tụt đường huyết, gan sẽ phân giải glucogen thành glucose cung cấp cho cơ thể.

  ♦​ Chuyển hóa protein: Chất đạm (protein) có trong thịt cá, đậu hũ… Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được chuyển hóa thành những chất đơn giản hơn như là các axit amin để dễ dàng được hấp thụ vào máu. Khi các axit amin này đến gan, chúng sẽ được gan tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

  ♦​ Chức năng chuyển hóa lipid: Lipid là chất béo bao gồm cả cholesterol và gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết cholesterol này. Để hoạt động của các tế bào được hoàn hảo, nồng độ cholesterol cần phải duy trì ở mức ổn định.

  Một trong những chức năng chính của gan là lọc những chất độc trong máu ra khỏi cơ thể bằng cách biến đổi và khử độc chúng. Những chất độc sẽ được gan loại bỏ qua đường nước tiểu hoặc đường mật.

  Tế bào gan liên tục bài tiết ra dịch mật. Dịch mật chứa nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng là:

Gan có chức năng bài tiết dịch mật

  ♦​ Muối mật: Là chất giúp cho mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất mỡ được tốt hơn. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thụ. Ngoài ra, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K.

  ♦​ Sắc tố mật: Gan không chỉ bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất được tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là biliribin hay còn được gọi là sắc tố mật.

  Ngoài ra các chức năng trên, gan còn có chức năng chuyển hóa thuốc men, tích trữ vitamin…

  Tóm lại, gan là một cơ quan đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng và phức tạp của sự sống. Một khi gan bị tổn thương sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan. Lúc này, cần tiến hành kiểm tra chỉ số chức năng gan để có các biện pháp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan kịp thời, tránh tình trạng gan bị tổn thương quá mức gây viêm gan, xơ gan, ung thư gan, thậm chí dẫn đến tử vong.

  Để kiểm tra chỉ số chức năng gan chính xác, nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn đến Phòng Khám đa khoa Hồng Phong. Đây là một trong những địa chỉ chuyên khoa gan uy tín tại TPHCM được Sở Y tế cấp phép hoạt động và đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.

  Nếu còn điều gì chưa rõ về cấu tạo và chức năng sinh lý của gan hoặc chức năng nội tiết của gan thì vui lòng liên hệ Phòng Khám Hồng Phong để được tư vấn miễn phí.