Trình Bày Cấu Tạo Máy Biến Áp Một Pha / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Bài 46. Máy Biến Áp Một Pha

Lõi thépDây quấn2 ổ lấy điện raVôn kếAmpe kếNúm điều chỉnhAptomatCông dụng của máy biến áp là gì ?2. Cấu tạo.Cấu tạo+ Gồm 2 bộ phận chính : – Lõi thép – Dây quấnTheo em máy biến áp có mấy bộ phận chính ?Lõi thépDây quấnNgoài ra MBA còn có các bộ phận nào?Ngoài ra còn có: vỏ máy, đồng hồ, các núm điều chỉnh …..Bài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA1.D?c di?m. Máy biến áp một pha là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.Hình 46.1:Máy biến áp một pha dùng trong gia đìnhHình 46.2:Cấu tạo máy biến áp một pha

2.Cấu tạo.a.Lõi thép.b.Dây quấn.Lõi thépDây quấn sơ cấpDây quấn thứ cấpKí hiệu Dây quấn sơ cấpDây quấn thứ cấpLõi thép1. Đặc điểmMBA đặc biệtMBA tự ngẫu : là loại máy biến áp mà cuộn dây thứ cấp là một phần của cuộn sơ cấp hoặc ngược lại. Nguyên lý của loại máy biến áp này hoàn toàn tương tự như MBA hai dây quấn.MBA tự ngẫu chỉ có thể tăng hoặc giảm dòng điện của dòng điện xoay chiềuBài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA

2.Cấu tạo. MBA cảm ứngMBA tự ngẫuQuan sát 2 loại MBA và cho biết sự khác nhau giữa 2 loại MBA?1. Đặc điểmMBA cảm ứngMBA tự ngẫu– Có thể tăng và giảm điện áp xoay chiều– 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được nối tách rời nhau.– Chỉ có thể tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều– 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được nối liền với nhauBài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA1.Đặc điểm2. c?u t?o.Tỉ số giữa điện áp của hai dây quấn bằng tỉ số vòng dây của chúng:k: hệ số biến áp Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2 ?

Hãy nêu mối quan hệ giữa N1 và N2 từ công thức trên ?

a. Tính điện áp thứ cấp U2đm.b.ở phía thứ cấp người ta trích ra một đầu dây và đo được điện áp là 24V. Tính số vòng dây quấn của đoạn trích này.Giải :a) Điện áp thứ cấp : b) Số vòng dây quấn của đoạn tríchTóm tắt:U1 = 110VN1 = 220 vòngN2 = 440 vòng U2 =?Tóm tắt:U1 = 110VU2 = 24VN1 = 220 vòngN2 = ? vòngBài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA

1. Đặc điểm. 2.C?u t?o.3.Các số liệu kỹ thuật.Công suất định mức, đơn vị là VA (đọc là vôn ampe), kVA (đọc là kilô vôn ampe).Điện áp định mức, đơn vị là V.Dòng điện định mức, đơn vị là A. Hãy giải thích ý nghĩa của các đại lượng định mức ? – Công suất định mức: là đại lượng cho biết khả năng cung cấp cho các tải của máy biến áp. – Điện áp sơ cấp định mức U1đm: là điện áp quy định cho dây quấn sơ cấp. – Điện áp thứ cấp định mức U2đm: là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp. – Dòng điện định mức: là dòng điện quy định cho mỗi dây quấn máy biến áp ứng Pđm và Uđm.

Hãy giải thích ý nghĩa của các đại lượng định mức ?Chú ý: Phải sử dụng đồ dùng điện đúng với các số liệu kĩ thuật của chúng.Công suất định mức (P): đơn vị là VA, KVA, Điện áp định mức (U) : đơn vị là V.Dòng điện định mức (I): đơn vị là AVD: AC 220V/ 12V – 6V, P = 15,5 VA– Điện áp định mức của cuộn sơ cấp là 220V– Điện áp định mức của cuộn thứ cấp là 12V hoặc 6V– Công suất định mức là 15,5VA3. Các số liệu kỹ thuật.1. Đặc điểm. 2. Cấu tạoBài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHAĐĐể tìm hiểu cách sử dụng máy biến áp, các em điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô thích hợp trong bảng sau.ĐĐSS4. Sử dụng.3. Các số liệu kỹ thuật.1. D?c di?m. 2. C?u t?o.Bài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHABài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA

Dặn dò: Học bài phần ghi nhớ. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài học. Đọc trước và chuẩn bị bài 47 SGK.

Cấu Tạo Máy Biến Áp 1 Pha

10:32 26/09/2017

Máy biến áp hay máy biến thế, gọi tắt là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Để có thể sử dụng và vận hành tốt các động cơ chúng ta hãy tìm hiểu qua các cấu tạo của biến áp:

1. Cấu tạo máy biến áp 1 pha : Gồm có hai phần chính

Máy biến áp

a) Mạch từ :

Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện (dày từ 0,35mm đến 0,5mm có lớp cách điện bên ngoài) và ghép lại thành một khối. Dùng để dẫn từ cho máy.

b) Dây quấn:

– Làm bằng dây điện từ (tráng lớp cách điện) quấn trên lõi thép.

– Máy biến áp một pha thường có 2 dây quấn:

+ Dây quấn sơ cấp: nối với nguồn, kí hiệu U1, có N1 vòng dây.

+ Dây quấn thứ cấp: lấy điện ra sử dụng, kí hiệu U2, có N2 vòng dây.

2. Sơ đồ nguyên lý máy biến áp 1 pha.

Máy biến áp

MBA làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp (có số vòng dây quấn n1­) sẽ có dòng điện xoay chiều I1 chạy qua, tạo nên từ thông biến thiên trong lõi thép.

Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua hai cuộn dây tạo nên trong đó các sức điện động E1 và E2.

Nếu bỏ qua điện trở của các bộ dây quấn và tổn hao ta có:

U1 = E1 và U2 = E2

K: là tỉ số biến áp

hay là

K<1 Û U1 < U2: Máy biến áp tăng áp.

K=1 Û U1 = U2: Làm nguồn cách ly tăng tính an toàn.

Máy biến áp

Các đại lượng định mức của máy biến áp trong trạm biến áp :

Các đại lượng định mức của máy biến áp cho biết tính năng kỹ thuật của máy, do nhà sản xuất qui định.

a) Dung lượng định mức (Sđm): là công suất toàn phần đưa ra phía thứ cấp máy biến áp ở trạng thái định mức

Sđm = U2đm I2đm; Sđm (tính bằng VA- KVA)

b) Điện áp sơ cấp định mức (U1đm): là điện áp cho phép đặt vào cuộn sơ cấp MBA ở trạng thái làm việc bình thường. (tính bằng V- KV).

c) Điện áp thứ cấp định mức (U2đm ): là điện áp đo được ở thứ cấp khi không tải và điện áp đưa vào sơ cấp là định mức (tính bằng V- KV).

d) Dòng điện định mức sơ cấp (I1đm) và thứ cấp (I2đm):

Là dòng điện cho phép chạy qua các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức của máy.

3. Thiết kế máy biến áp 1 pha

Mạch từ máy biến áp một pha thiết kế dạng chữ E với dây quấn kiểu trụ quấn giữa trụ, mạch từ có mối ghép chéo ở góc, ghép thẳng với trụ giữa. Trụ dùng băng đai, gông dùng sắt ép lại, lõi thép dùng thép cán nguội đẳng huớng 3406 dày 0,35 mm.

Các thông số của máy biến áp cần được nắm rõ và cấu tạo hoạt động để có thể sử dụng và đạt hiệu quả cao trong công việc. Nếu như có những trục trặc kỹ thuật trong quá trình sử dụng thì cũng dễ dàng hơn cho chúng ta để phát hiện và khắc phục lỗi nhanh chóng.

Nguyên Lý Và Cấu Tạo Máy Biến Áp 3 Pha

Máy biến áp 3 pha là gì?

Máy biến áp 3 pha là loại thiết được dùng nhiều trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng lớn.

– Cấu tạo của máy biến áp 3 pha

Cấu tạo của máy biến áp 3 pha phức tạp hơn máy biến áp 1 pha. Lõi thép của máy có 3 trụ tù để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ và được làm bằng những lá thép kĩ thuật điện, 2 mặt phủ sơn cách điện và ghép lại thành hình trụ. Dây quấn máy 3 pha có 6 dây quấn đồng được bọc cách điện, quấn quanh trụ.

– Nguyên lý hoạt động của máy biến 3 pha

Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy biến áp gồm 2 cuộn dây được quấn trên lõi sắt mạch từ cột. Mạch từ được thiết kế dạng chữ E với dây quấn kiểu trụ giữa trụ. Mạch từ có mối ghép chéo ở góc ghép thẳng với trụ giữa. Trụ được dùng bằng băng đai, còn gông dùng sắt ép lại, và lõi thép dùng thép cán nguội đẳng huớng 3406 dày 0,35 mm. Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp 3 pha có thể nối với nhau theo hình sao hay tam giác.

Các loại máy biến áp 3 pha

Hiện nay trên thị trường được sử dụng rỗng rãi và phổ biến các loại máy biến áp 3 pha sau: – Máy biến áp đổi nguồn hạ thế tự ngẫu 3 pha – Máy biến áp 3 pha ngâm dầu – Máy biến áp 3 pha cách ly

Giá máy biến áp 3 pha

Với mức giá vô cùng phải chăng và cạnh tranh trên thị tường, Công ty Hahuco đã trở thành 1 trong những thương hiệu cung cấp sản phẩm biến áp 3 pha uy tín nhất trên cả nước.“Mua máy biến áp 3 pha ở đâu tốt” luôn là câu hỏi khiến khách hàng phải trăn trở. Tại Hahuco chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng những sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế kèm với mức giá phải chăng. Ngoài ra chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách tận tình và chu đáo. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn.

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP – DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HƯNG Trụ sở chính: Số 33 – 318/88- Phố Ngọc Trì – Phường Thạch Bàn- Q Long Biên – TP.Hà Nội. Xưởng sản xuất: Lô 45 khu đấu giá A1 A2 A3, tổ 7, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP. Hà Nội. ĐT: 0485828048 – Fax: 0436756561 – Hotline: 0986123128 – 0902112296 Email: haihung@hahuco.com.vn – sale@hahuco.com.vn

Máy Biến Áp 3 Pha

1. Khái niệm

Máy biến áp ba pha là một loại thiết bị điện từ tĩnh dùng để truyền tải hoặc phân phối năng lượng, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này sang cấp điện áp khác với tần số không đổi.

Máy biến áp ba pha đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải và phân phối điện năng.

2. Cấu tạo

Máy biến áp 3 pha mạch từ riêng: từ thông trong mạch từ của 3 pha độc lập nhau như các máy biến áp 1 pha. Các máy biến áp 1 pha có thể được nối lại với nhau để hình thành máy biến áp 3 pha.

Máy biến áp 3 pha mạch từ chung: có kết cấu gọn, sử dụng khối lượng mạch từ ít hơn so với máy biến áp mạch từ riêng cùng công suất, nhưng việc lắp đặt, sửa chữa phải tiến hành trên toàn bộ máy.

3. Nguyên lý hoạt động

Máy biến áp 3 pha có nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Về cơ bản có thể xem máy biến áp 3 pha bao gồm 3 máy biến áp một pha gộp lại, với nguồn điện cấp vào là 3 pha và dòng điện mỗi pha lệch nhau một góc 120ο. Xét trên một pha, ta có:

Đặt điện áp xoay chiều u1 vào dây quấn sơ cấp, trong dây quấn sơ sẽ có dòng i1. Trong lõi thép hình thành nên từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng ra các sđđ e1 và e2.

Nếu máy biến áp được nối với tải, trong dây quấn sẽ xuất hiện dòng điện i2.

Nếu máy biến áp không mang tải (thứ cấp hở mạch), thì điện áp thứ cấp bằng sức điện động U2o = e2.

 Từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp gọi là từ thông chính. Với MBA 3 pha dạng mạch từ chung, nếu lõi thép được bố trí trên cùng một mặt phẳng thì từ thông giữa các pha sẽ không đối xứng. 

4. Các kiểu đấu dây trên máy biến áp 3 pha

Dây quấn máy biến áp có thể được đấu nối theo dạng hình sao (Y ) hoặc có thể theo hình tam giác (∆ hoặc D).

Đấu Y là ba đầu hoặc cuối nối lại với nhau, đấu ∆ là đầu cuộn này đấu vào cuối cuộn dây kia.

Có 4 kiểu đấu dây trên máy biến áp 3 pha:

MBA 3 pha đấu ∆ – ∆ : Sử dụng cho điện áp trung bình như trong công nghiệp.

Với kiểu đấu này khi một máy biến áp bị hỏng thì hai máy biến áp còn lại có thể được vận hành theo kiểu đấu tam giác hở. Kiểu đấu tam giác hở này vẫn bảo đảm đúng mối quan hệ về pha. Tuy nhiên, lúc này công suất của máy biến áp giảm xuống còn khoảng 58% .

MBA 3 pha đấu ∆ – Y: Sử dụng phổ biến trong công nghiệp và thương mại.

MBA 3 pha đấu Y – ∆ : Sử dụng cho việc giảm áp.

MBA 3 pha đấu Y – Y: Rất ít được sử dụng vì vấn đề điều hoà và cân bằng.

Trong thực tế các máy biến áp truyền tải điện năng thường sử dụng kiểu đấu Y – ∆ là vì:

Khi đấu Y: điện áp pha nhỏ hơn điện áp dây √3  lần,do đó các vấn đề cách điện trong máy giảm, chi phí giảm. Các cuộn dây điện áp cao của các máy biến áp hoạt động trên 100 (kV) cũng thường được đấu Y.

Khi đấu ∆: dòng Ip < Id lần , do đó đường kính dây dẫn sẽ giảm, thuận tiện cho việc chế tạo.

Ở các máy biến áp phân phối thường phía hạ áp đấu Y để cung cấp cho phụ tải hỗn hợp: vừa cần điện áp dây,vừa cần điện áp pha.

5. Tổ nối dây của máy biến áp ba pha

Tổ nối dây của máy biến áp biểu thị góc lệch pha giữa sức điện động dây sơ cấp và sức điện động dây thứ cấp, phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều quấn dây, cách ký hiệu các đầu dây và kiểu đấu dây ở sơ cấp và thứ cấp.

5.1. Chiều quấn dây

Với máy biến áp một pha, việc chọn đầu đầu hay đầu cuối không quan trọng. Tuy nhiên với máy biến áp ba pha, việc đánh dấu đầu đầu và đầu cuối phải thực hiện chính xác để  chiều quấn dây trên ba pha tương tự nhau. Nếu có một pha không cùng chiều thì điện áp đầu ra trên ba pha sẽ mất tính chất đối xứng.

5.2. Ký hiệu các đầu dây

5.3. Xác định tổ nối dây

Bước 1: Vẽ sơ đồ vectơ điện áp của 3 cuộn dây phía sơ cấp (Y hoặc Δ) sao cho vector sức điện động dây bất kỳ chỉ thẳng ở vị trí 12 giờ.

Bước 2: Xác định trọng tâm của sơ đồ phía thứ cấp và tham chiếu vector từ sơ đồ phía thứ cấp:

Nếu dây quấn phía sơ cấp và thứ cấp cùng chiều thì vector tham chiếu cùng chiều với vector phía sơ cấp.

Nếu dây quấn phía sơ cấp và thứ cấp ngược chiều thì vector tham chiếu ngược chiều với vector phía sơ cấp.

Bước 3: Xác định gốc và chiều của các vector còn lại dựa vào cách đấu dây phía sơ cấp và tham chiếu vector trên sơ đồ phía sơ cấp.

Bước 4: Chọn hai điện áp dây thứ cấp tương ứng tương ứng với phía sơ cấp, đồng thời vẽ  vector sức điện động dây để xác định góc lệch pha.

Bước 5: Đọc góc lệch pha của các sức điện động dây này theo số chỉ đồng hồ. Khi đọc chúng ta nên nhớ qui ước:

Kim dài (chỉ phút) tương ứng sức điện động dây phía sơ cấp.

Kim ngắn (chỉ giờ) tương ứng sức điện động dây phía thứ cấp.

Ví dụ 1: Tổ nối dây Y/Y – 12.

Ví dụ 2: Tổ nối dây Y/Δ – 7.

Ví dụ 3: Tổ nối dây Δ/Δ – 6.

Ví dụ 4: Tổ nối dây Δ/Y – 11.

Chú ý: Nếu chúng ta đánh dấu các đầu ra của máy biến áp khác đi, sao cho các cuộn tương ứng của các pha không cùng trụ nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự theo vòng tròn abc, ta sẽ có tổ đấu dây với góc lệch khác đi.

6. Tỉ số biến áp

Như vậy: đối với máy biến áp 1 pha tỉ số biến áp chỉ phụ thuộc vào tỉ số vòng dây (N1/N2) còn ở máy biến áp 3 pha nó còn phụ thuộc vào tổ nối dây.

Câu hỏi :

Câu 1: xác định các tổ nối dây trong các sơ đồ sau: