Trình Bày Cấu Tạo Khoang Miệng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Của Khoang Miệng

1. Vị trí của Khoang miệng

Miệng hay khoang miệng hay mồm (oral cavity, buccal cavity) là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa có nhiệm vụ nhận, nghiền nát và trộn thức ăn với nước bọt. Ngoài chức năng là nơi bắt đầu tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn thì ở miệng người còn đóng vai trò giao tiếp, giọng nói được tạo ra ở cổ họng, lưỡi, môi và hàm trong đó ngôn ngữ là một phạm vi âm thanh có vai trò quan trọng nhất định.

2. Cấu tạo của Khoang miệng

Giải phẫu miệng bao gồm ổ miệng, các tuyến nước bọt, răng và lưỡi. Môi, má, khẩu cái và lợi là những cấu trúc thuộc ổ miệng. Các cung răng chia ổ miệng thành hai phần: phần trước cung là tiền đình miệng và phần sau cung là ổ miệng chính:

Tiền đình miệng (oral vestibule) Tiền đình được giới hạn ở bên ngoài bởi các môi và má và ở bên trong bởi lợi và răng, thông với bên ngoài qua khe miệng (oral fissure). Ở trên và dưới, tiền đình được giới hạn bởi đường lật của niêm mạc từ môi và má lên lợi tạo nên một vòm hình móng ngựa. Khi răng của hai hàm áp nhau, nó thông với ổ miệng chính thức qua những khe nằm ở phía sau các răng cối thứ ba.

Các môi trên và dưới (upper/lower lip) là hai nếp thịt bao quanh khe (lỗ) miệng. Chúng được lót ở mặt ngoài bằng da và ở mặt trong bằng niêm mạc, các lớp lót này bao quanh cơ vòng miệng, các mạch máu và thần kinh môi, mô xơ-mỡ và nhiều tuyến nước bọt nhỏ đổ dịch tiết vào tiền đình miệng. Hai môi gặp nhau tại các mép môi (labial commissure); các mép môi là những giới hạn bên của khe (lỗ) miệng và tạo nên các góc miệng (angle of mouth). Rãnh dọc ở giữa mặt da của môi trên được gọi là nhân trung (philtrum). Mặt trong của mỗi môi có một nếp niêm mạc nối với lợi gọi là hãm môi (frenulum of upper/lower lip).

Má (cheek) tạo nên thành bên của miệng, liên tiếp với môi ở phía trước. Nó được cấu tạo từ nông vào sâu bằng da, các cơ vân (cơ mút, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ bám da cổ..) và niêm mạc. Giữa cơ và niêm mạc có thể mỡ má (buccal fad pad). Ông tuvến nước bọt mang tai đổ vào mặt trong của má bằng một lỗ ở đối diện với răng cối thứ hai hàm trên.

Ổ miệng chính thức (oral cavity proper) ổ miệng đích thực được giới hạn ở trước và hai bên bởi các cung huyệt răng, các răng và lợi; ờ phía sau, nó thông với hầu qua eo họng (isthmus of fauces). Trần của ổ miệng chính do khẩu cái cứng và khẩu cái mềm tạo nên, sàn miệng chủ yếu được tạo bởi phần trước của lưỡi, phần còn lại của sàn do niêm mạc từ lưỡi lật lên mặt trong xương hàm dưới tạo nên. Phần trước sàn miệng được nối với mặt dưới của lưỡi bởi một nếp niêm mạc gọi là hãm lưỡi. Ở mỗi bên của đầu dưới hãm lưỡi có một nhú niêm mạc gọi là cục dưới lưỡi, nơi mà ống tuyến dưới hàm đổ vào ổ miệng.

Lợi (gingiva) là một lớp mô mềm trùm phủ các cung huyệt răng được cấu tạo bằng mô sợi và được phù bởi thượng mô lát tầng. Lợi gồm hai phần: phần tự do bao quanh cổ răng và phần dính chặt vào các cung huyệt răng xương hàm trên và xương hàm dưới, ở gần răng, niêm mạc trên mặt tiền đình của lợi tạo thành những nhú cao gọi là nhú lợi (gingival papilla).

Khẩu cái (palate) hay vòm miệng gồm phần cứng cấu tạo bằng xương và phần mềm cấu tạo bằng cân-cơ. tất cả đều được phủ bằng niêm mạc. Khẩu cái cứng (hard palate) do mỏm khẩu cái của xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên.Khẩu cái mềm (soft palate) là một vạt mô mềm di động bám vào bờ sau khẩu cái cứng, tỏa xuống dưới và ra sau ở giữa các phần mũi và miệng của hầu. Ở giữa bờ sau của khẩu cái mềm có một mỏm gọi là lưỡi gà (uvula) nhỏ xuống dưới. Ở mỗi bên của khẩu cái mềm có hai nếp niêm mạc chạy xuống: nếp trước là cung khẩu cái-lưỡi (palatoglossal arch) đi tới bờ bên của lưỡi tại chỗ nối giữa phần trước rãnh và phần sau rãnh của lưỡi, tạo nên các giới hạn bên của eo họng. Nếp sau là cung khẩu cái-hầu (palatopharyngeal arch) đi tới thành bên của khẩu hầu. Giữa hai cung này là hố hạnh nhân (tonsillar fossa) chứa hạnh nhân khẩu cái (palatine tonsil).

Có hai loại tuyến nước bọt: Các tuyến nước bọt lớn là các cặp tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi; chúng nằm ở tương đối xa niêm mạc miệng và dịch tiết của chúng được các ống ngoại tuyến dẫn tới ổ miệng. Các tuyến nước bọt nhỏ bao gồm các tuyến môi, các tuyến má, các tuyến khẩu cái và các tuyến lưỡi, chúng nằm trong niêm mạc hoặc lớp dưới niêm mạc và đổ dịch tiết của chúng trực tiếp vào niêm mạc hoặc gián tiếp qua nhiều ống ngắn.

Cấu tạo của miệng người còn gồm răng là những cơ quan tiêu hóa phụ góp phần vào việc tiêu hoá cơ học ở miệng:

Mỗi răng bao gồm một thân răng hay vành răng (crown), một chân răng hay rễ răng (root) và một cổ răng (neck/cervix) là chỗ nối giữa thân và chân răng. Chân răng được gắn với huyệt răng bằng mô quanh răng, hay dây chằng quanh răng, dày khoảng 0,2 mm. Thân răng được bao bọc bằng lớp men răng (enamel) cứng, trong mờ, dày khoảng 1,5 mm, còn chân răng được bọc bằng chất xi măng (cement) mỏng hơi vàng. Một mặt cắt dọc qua răng cho thấy rằng bền dưới men răng và chất xi măng là lớp ngà răng vây quanh ổ tuỷ (pulp cavity), hay ổ răng, ở trung tâm. Ổ tuỷ bành rộng ở đầu thân răng của nó thành ổ tuỷ thân răng (pulp cavity of crown) và thu hẹp ở chân răng thành ống chân răng (root canal). Ống chân răng mờ ra ngoài tại lỗ đỉnh chân răng. Ổ tuỷ răng chứa tủy răng, bao gồm tủy thân răng và tuỷ chân răng

Bộ răng sữa (deciduous teeth) có 20 chiếc. Theo trình tự từ mặt phẳng giữa tiến sang bên và ra sau, răng sữa ở mỗi nửa cung răng được gọi tên như sau: răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng nanh, răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai; trong hệ thống kí hiệu Palmer, các răng sữa được chỉ ra bằng trình tự các chữ cái A, B, C, D và E, bắt đầu từ răng cửa trung tâm. Răng cửa có thân răng hình thang với mặt trước lồi và mặt sau lõm, mặt nhai chỉ là một bờ gọi là bờ cắt; răng nanh có một mấu nhọn; hai loại này thích ứng với nhiệm vụ cắt và xé thức ăn và chỉ có một chân răng. Các răng cối có bốn mấu. Răng cối hàm trên có ba chân răng: răng cối hàm dưới có hai chân ràng. Các răng cối nghiền và nhai thức ăn. Bộ răng sữa mọc trong khoảng thời gian từ 6 tháng – 30 tháng tuổi, bắt đầu từ răng cửa trung tâm. Cả bộ răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 tới 12 tuổi. Thứ tự mọc răng sữa thường là A. B, D, C, E.

Bộ răng vĩnh viễn (permanent teeth) có 32 răng, mỗi nửa hàm bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh. 2 răng tiền cối (hàm bé), và 3 răng cối (hàm lớn); chúng mọc trong khoảng thời gian từ 6 tuổi tới tuổi trưởng thành. Các răng cửa và răng nanh của bộ răng vĩnh viễn giống với răng sữa mà chúng thay thế nhưng các răng cối của bộ răng sữa được thay thế bằng các răng tiền cối (hay hàm bé) thứ nhất và thứ hai: răng tiền cối vĩnh viễn là những răng có hai mấu và một chân răng (riêng răng tiền cối thứ nhất của hàm trên có hai chân răng). Có ba răng cối (hay răng hàm lớn) vĩnh viễn nằm sau răng tiền cối thứ hai: chúng không thay thế cho bất kì răng sữa nào. Răng cối thứ nhất mọc lúc 6 tuổi, răng cối thứ hai mọc lúc 12 tuổi, răng cối thứ ba (răng khôn) mọc sau 17 tuổi. Răng khôn có thể không mọc mà bị vùi trong huyệt răng nếu phần cung răng ở sau răng cối thứ hai không đủ chỗ cho nó mọc. Kích thước các răng cối giảm dần từ răng cối thứ nhất tới răng cối thứ ba. Chúng thường có 4 mấu ở mặt nhai riêng răng cối thứ nhất hàm dưới có 5 mấu. Theo hệ thống Palmer, răng vĩnh viễn của mỗi nửa hàm được đánh số từ 1 tới 8, tính từ răng cửa trung tâm tới răng cối thứ ba. Thứ tự mọc răng vĩnh viễn là 6,1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.

Lưỡi (tongue) là một khối cơ vân được phủ bởi niêm mạc; nó là cơ quan thực hiện các chức năng nhai, nuốt, nếm và nói. Lưỡi nằm trên sàn miệng và thành trước của khẩu hầu, được chính các cơ của nó gắn với xương móng, xương hàm dưới, mỏm trâm, khẩu cái mềm và thành hầu.

Hình thể ngoài của lưỡi có một rễ, một đỉnh, một mặt lưng lưỡi và một mặt dưới; các mặt của lưỡi gặp nhau tại các bờ lưỡi. Rễ lưỡi (root of tongue) được gắn vào xương hàm dưới và xương móng; ở giữa các xương này, nó tiếp xúc ở dưới với các cơ cằm-móng và hàm móng. Lưng lưỡi (dorsum of tongue) được rãnh tận (terminal sulcus) chia thành hai phần: phần trước rãnh (presulcal part), hay phần miệng, tạo nên khoảng 2/3 chiều dài lưỡi và là phần được phủ bằng một niêm mạc có nhiều nhú lưỡi (lingual papillae); phần sau rãnh hay phần hầu tạo nên thành trước của khẩu hầu và được phủ bằng một niêm mạc có nhiều nang bạch huyết tập trung lại thành hạnh nhân lưỡi (lingual tonsil). Rãnh tận có hình chữ V với hai nhánh chữ V chạy về phía trước – bên từ một chỗ lõm sâu trên đường giữa gọi là lỗ tịt của lưỡi (foramen caecum of tongue). Ở mỗi bờ lưỡi, ngay trước cung khẩu cái lưỡi, có 4-5 nếp thẳng đứng gọi là các nhú dạng lá. Niêm mạc phần trước rãnh của lưng lưỡi có một rãnh giữa chạy dọc và có nhiều nhú lưỡi. Đó là một hàng các nhú dạng đài nằm trước rãnh tận, các nhú dạng nấm và các nhú dạng chỉ. Mặt dưới lưỡi (inferior surface of tongue) nhẵn, liên tiếp với nền miệng và được nối với nền miệng bởi một nếp niêm mạc trên đường giữa gọi là hãm lưỡi (frenulum of tongue); ở mỗi bên hãm lưỡi, có một nếp niêm mạc chạy về đỉnh lưỡi gọi là nếp tua (fimbriated fold).

Lưỡi được cấu tạo bởi một khung xương-sợi và các cơ. Khung xương-sợi gồm xương móng cùng hai màng sợi là cân lưỡi (lingual aponeurosis) và vách lưỡi (lingual septum). Các cơ của lưỡi (muscles of tongue) gồm những cơ mà các thớ phát sinh và tận hết ngay trong lưỡi (các cơ nội tại) và các cơ đi từ phần lân cận tới tận hết ở lưỡi (cơ ngoại lai). Khi co, các cơ lưỡi làm nâng, hạ lưỡi, đẩy lưỡi ra trước hoặc kéo lưỡi ra sau.

Mạch và thần kinh của lưỡi: Động mạch gồm các nhánh của động mạch lưỡi: nhánh lưng lưỡi và động mạch lưỡi sâu. Tĩnh mạch. Tĩnh mạch lưỡi thu máu tĩnh mạch của lưỡi và đổ về tĩnh mạch cảnh trong. Bạch huyết đổ vào các hạch dưới cằm, dưới hàm và các hạch cổ sâu.

Vận động cho các cơ của lưỡi do các nhánh của thần kinh hạ thiệt. Thần kinh lưỡi, nhánh của thần kinh hàm dưới, chi phối cảm giác chung cho vùng trước rãnh tận. Thừng nhĩ chi phối cảm giác vị giác cho vùng trước rãnh, trừ các nhú dạng đài. Các nhánh lưỡi của thần kinh thiệt hầu cảm giác chung và cảm giác vị giác ở phần sau rãnh tận và các nhú dạng đài.

3. Chức năng của Khoang miệng

Hướng về phía trước miệng, cấu trúc của miệng ở phía trên là vòm miệng cứng (hard palate) do đáy xương hàm trên tạo thành cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc nên làm cho thức ăn được pha trộn và mềm hơn còn vòm miệng mềm (soft palate) hướng về phía sau có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn được nuốt và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi hoặc các đường đi vào mũi ở phía sau miệng. Thòng xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng mô gọi là lưỡi gà (Uvula) tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào nên sẽ ngăn cản sự nghẹt thở.

Tiêu hóa ở miệng là tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ thông qua các hoạt động cơ học:

Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé và trộn đều thức ăn với nước bọt, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động. Nhai tự động: Khi ăn uống bình thường, đó là một phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo nên. Nhai chủ động: Khi gặp thức ăn cứng khó nhai hoặc trong ăn uống giao tiếp.

Nuốt là hoạt động cơ học phối hợp giữa miệng và thực quản có tác dụng đẩy thức ăn đi từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản, sát ngay phía trên tâm vị dạ dày. Động tác nuốt được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Là một động tác nửa tự động, được thực hiện như sau: Miệng ngậm lại. Lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng đẩy thức ăn rơi vào họng. Giai đoạn hai: Khi thức ăn rơi vào họng thì động tác nuốt chuyển sang giai đoạn hai và từ đây nuốt là 1 phản xạ không điều kiện được gọi là phản xạ ruột. Phản xạ ruột là một phản xạ đặc biệt của ống tiêu hóa, được thể hiện như sau: Khi thức ăn kích thích vào một đoạn nào đó của ống tiêu hóa thì đoạn đó và đoạn ở trên sẽ co lại trong khi đoạn dưới giãn ra. Như vậy phản xạ ruột có tác dụng đẩy thức ăn đi tới.

Do phản xạ ruột nên khi thức ăn rơi vào họng, họng sẽ co lại, họng trước (họng miệng) và họng trên (họng mũi) cũng co lại, tiểu thiệt đậy khí thanh quản, trong khi đó phần đầu thực quản giãn ra, kết quả là thức ăn bị đẩy từ họng vào đoạn đầu của thực quản. Ở đây, thức ăn lại kích thích gây ra phản xạ ruột và tiếp tục bị đẩy xuống phía dưới. Cứ thế, thức ăn đi đến đâu, phản xạ ruột xuất hiện ở đó đẩy thức ăn đi dần dần xuống đoạn cuối của thực quản.

Bài tiết nước bọt: Nước bọt là dịch tiêu hóa của miệng có nguồn gốc từ 3 cặp tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và từ một số tuyến nhỏ khác như tuyến má, tuyến lưỡi… Nước bọt là dịch tiết hỗn hợp của các tuyến trên. Số lượng khoảng 0,8 – 1 lít/24h.

Bên cạnh đó, miệng còn đóng vai trò giao tiếp, giọng nói được tạo ra bởi tổ hợp hoạt động của cổ họng, hàm, lưỡi và môi để tạo ra âm thanh – ngôn ngữ nói. Bởi vì là cơ quan liên kết với đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp nên miệng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa và hô hấp của cơ thể.

4. Các bệnh thường gặp

Ung thư lưỡi

Nhiệt miệng (loét miệng)

Ung thư khoang miệng

Ung thư tuyến nước bọt

Sâu răng

Viêm nhiễm miệng

Nguồn: Vinmec

Trình Bày Cấu Tạo Của Tim

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

– Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Cấu tạo hệ mạch: gồm có 3 mạch; ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH VÀ MAO MẠCH.

– ĐỘNG MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn và mô liên kết.

– TĨNH MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn, mô liên kết (cũng giống như động mạch) nhưng có thêm van.

– MAO MẠCH chỉ có duy nhất một lớp biểu bì do nó có rất nhiều sợi.

Câu 2:

Tim đập suốt đời không cần nghỉ bởi chu kì làm việc của tim gồm 3 pha (0,8s). Pha thất co(0,3s), pha nhĩ co(0,1s), và pha dãn chung (0,4s), khi pha này hoạt động thì pha kia không hoạt động. Như vậy pha thất co hoạt động 0,3s và nghỉ 0,5s; pha nhĩ co hoạt động 0,1s và nghỉ 0,7s; pha dãn chung hoạt động 0,4s và nghỉ 0,4s nên tim có thể hoạt động không mệt mỏi

Câu 3:

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch. Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .

Khoang Miệng: Gồm Những Cấu Trúc Nào Và Đóng Vai Trò Ra Sao?

Môi, má ở phía trước( ngoài) và phía bên.

Khẩu cái ở phía trên

Sàn miệng ở phía dưới

Yết hầu ở phía sau(trong) ăn thông với khoang miệng.

Khoang miệng mở ra mặt thông qua khe miệng. Trong khi phía sau khoang miệng thông với hầu họng thông qua một lối đi hẹp gọi là eo hầu họng, được bao quanh bởi vòm miệng mềm và vòm hầu.

Một số xương đóng góp vào khung hình thành khoang miệng. Bao gồm các xương hàm trên, xương khẩu cái và xương thái dương được ghép nối với nhau. Các xương bướm và xương móng đơn độc.

Cung răng phân chia khoang miệng thành 2 khu vực:

Ngoài cung răng là hành lang miệng (tiền đình miệng)

Trong cung răng là xoang miệng chính.

Bên trong khoang miệng liên tục được bôi trơn bởi các tuyến nước bọt cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn bằng cách tiết ra các enzyme bắt đầu quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các tuyến này là các tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi.

2/ Các đặc điểm giải phẫu trong khoang miệng

Được cấu tạo bởi mô cơ và mô tuyến, phủ bên ngoài là da và bên trong là niêm mạc.

Môi trên đụng đến đáy mũi và tiếp giáp với vùng má qua “rãnh môi má mũi”. Rãnh này xuất phát từ cánh mũi chạy xuống dưới và ra bên ngoài đến tận cùng gần khóe mép.

Ở người trẻ, môi dưới và má không có đường phân chia rõ ràng. Ở người già thì có rãnh bờ môi đi từ khóe mép vòng xuống dưới gần đến bờ xương hàm dưới. Môi dưới tiếp giáp với vùng cằm qua rãnh môi cằm.

Môi trên và môi dưới tiếp giáp nhau ở 2 bên góc miệng. Nơi đó thấy có một nếp gấp mỏng khi miệng ngậm , đó là Khóe mép. Khóe mép thường ở vị trí tương ứng răng nanh.

Ở môi có sự chuyển tiếp da của da bên ngoài và niêm mạc. Vùng chuyển tiếp màu đỏ gọi là vành môi. Ngay trung điểm vành môi trên phồng lên tạo củ môi. Từ củ môi, một rãnh rộng nhưng cạn chạy thẳng lên đáy mũi, đó là nhân trung. Ở trung tâm vành môi dưới đôi khi có một rãnh mờ gọi là rãnh môi cằm.

Phần di động của má được cấu tao bởi: cơ mút, mô mỡ (cục mỡ Bichat). Má được phủ bên ngoài là da và bên trong là niêm mạc má. Niêm mạc má mày hồng nhạt và nhẵn mịn, phía trên và dưới niêm mạc má gập lại để tiếp giáp với niêm mạc xương ổ răng tạo đáy hành lạng miệng ở phía sau. Ở phía trước, niêm mạc má liên tục với niêm mạc môi. Giới hạn sau của niêm mạc má là một nếp gấp của niêm mạc đi từ niêm mạc má phía trên và sau cung răng trên phía sau cung răng dưới. Nếp gấp này do đường đan chân bướm hàm đội lên.

Thường trên niêm mạc má nổi lên một đường trắng do sự in dấu của mặt nhai các răng cối. Đó là đường nhai. Ở phía sau niêm mạc má, nơi tương ứng với cổ răng 6 hàm trên, có một nốt nhỏ gọi là gai ống stenon hay gai mang tai. Đó là nơi ống stenon mở ra trong miệng.

Trên đường giữa hàm trên và hàm dưới có nếp gấp niêm mạc nối tiếp với niêm mạc xương ổ răng với môi. Các nếp gấp này hình lưỡi liềm, có độ dày mỏng, dài ngắn thay đổi từng người. Đó là hai thắng môi giữa trên và dưới. Thắng môi trên to và dày hơn thắng môi dưới.

Ở hai bên vùng răng nanh và răng cối nhỏ trên, dưới, cũng có những nếp gấp tương tự. Chúng gọi là thắng bên. Thường thì thắng bên hàm dưới to và dày hơn ở hàm trên.

Trong cuộc đời của mỗi người sẽ trải qua 2 hệ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn.

Răng sữa gồm 20 chiếc: 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa. Bộ răng sữa được hoàn thiện vào năm 3 tuổi. Bắt đầu từ 6 tuổi, các răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

Thông thường, một người trưởng thành có 32 răng vĩnh viễn, mỗi hàm 16 cái. Chúng được chia thành bốn góc phần tư với 8 răng mỗi phần: 2 răng cửa, 1 răng nanh 2 răng cối nhỏ và 3 răng cối lớn tạo thành một góc phần tư.

Mỗi răng nằm trong một ổ răng và được giữ ở vị trí nhờ dây chằng nha chu. Răng bao gồm: men răng, ngà răng , tủy răng. Bề mặt chân răng không có men che phủ, thay vào đó là xê măng.

Men – đây là phần bên ngoài và là mô khoáng cứng nhất trong cơ thể. Men có thể bị hư hỏng do sâu răng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ngà răng – đây là lớp dưới men răng. Nếu sâu răng đi qua men răng, sẽ tấn công ngà răng – nơi hàng triệu ống ngà nhỏ dẫn trực tiếp vào tủy răng.

Tủy răng – đây là mô mềm được tìm thấy ở trung tâm của tất cả các răng. Tủy răng chứa mô thần kinh và mạch máu. Nếu sâu răng đến tủy, bạn thường cảm thấy đau và có thể phải làm thủ thuật lấy tủy.

Niêm mạc xương ổ mỏng, nhẵn mịn, màu đỏ sậm, ôm sát theo những lồi lõm chân răng tạo ra ở bề mặt xương ổ. Chúng có thể di động được so với bề mặt xương này.

Niêm mạc nướu bám sát theo các cổ răng, dày và săn chắc hơn niêm mạc xương ổ. Chúng có màu hồng nhạt và có lấm tấm da cam. Nướu dính chặt vào răng và xương bên dưới trừ ở đường viền nướu tự do rất mỏng (1-2 mm). Đây được gọi là nướu rời, để phân biệt với phần còn lại là nướu dính.

Bờ tự do của nướu nhọn lên tạo gai nướu. Đường tiếp giáp giữa niêm mạc xương ổ răng và nướu là một đường uốn khúc song song với bờ nướu và cách 4mm. Phía sau cung răng dưới, niêm mạc xương ổ phủ lên tam giác hậu hàm. Phía sau cung răng trên, niêm mạc xương ổ phủ lên lồi cùng.

Vòm khẩu cái tạo thành trần của xoang miệng chính. Khẩu cái có hình vòm cung và gồm hai phần:

Niêm mạc khẩu cái cứng dày màu hồng nhạt, dính chặt vào bề mặt xương bên dưới. Trên đường giữa ngay phía sau hai răng cửa giữa nổi lên một u thịt hình thuẫn gọi là gai khẩu hay gai cửa. Từ gai cửa, một nếp gấp niêm mạc thấp và hẹp chạy ra sau gọi là đường đan giữa khẩu cái. Từ đường này tỏa ra những nếp gấp ngang gọi là vân khẩu cái.

Nhìn kỹ niêm mạc khẩu cái có những lỗ nhỏ li ti có khi còn đọng những giọt nước bọt. Đó là những lỗ của các ống dẫn tuyến nước bọt phụ khẩu cái.

Niêm mạc khẩu cái mềm màu đỏ sậm, mỏng và mịn gần đường tiếp giáp vòm cứng. Bờ tự do của khẩu cái mềm ở giữa tạo thành lưỡi gà. Ở hai bên thì chẻ đôi tạo thành hai trụ hầu. Trụ trước còn gọi là cung khẩu lưỡi. Trụ sau là cung khẩu hầu. Giữa hai trụ là một hốc hình tam giác chứa hạch hạnh nhân. Phần xuống của màng hầu và 2 trụ hầu tạo thành eo hầu. Qua đó khoang miệng ăn thông với khẩu hầu.

Lưỡi có một phần di động và một phần cố định gọi là đáy lưỡi. Mặt trên lưỡi hay lưng lưỡi được phủ lớp niêm mạc sần sùi hồng nhạt. Mặt này được chia là 2 phần bởi một dãy 8 hay 9 gai vị giác (gai đài) xếp thành chữ V có đỉnh quay vào trong (V lưỡi). Phía trước lưng lưỡi có 3 loại gai vị giác:

Gai chỉ: Rất nhỏ, mỏng như sợi chỉ màu trắng

Nấm: tròn, màu đỏ tươi nằm lẫn lộn gai chỉ

Lá: nằm ở 2 bên bờ lưỡi phía sau, tạo ra những nếp gấp không đều, song song với nhau.

Niêm mạc lưỡi có nhiều nốt lympho hình tròn, gọi là amidan lưỡi. Mặt dưới lưỡi hay bụng lưỡi được phủ một lớp niêm mạc mỏng. Trên đường giữa có một nếp gấp niêm mạc gắn liền với sàn miệng. Đó là thắng lưỡi. Ở hai bên thắng, có thể thấy 2 u thịt do cơ cằm lưỡi đội lên. Trên đó là 2 nếp gấp niêm mạc rất mỏng. Ngoài ra còn có thể thấy các tĩnh mạch dưới lưỡi chạy ngoằn ngoèo hai bên bụng lưỡi.

Sàn miệng có hình móng ngựa, ở dưới đầu lưỡi phía trước và ở hai bên của đáy lưỡi. Do đó còn gọi là rãnh dưới lưỡi. Ở đường giữa có thắng lưỡi. Hai bên thắng lưỡi là tuyến dưới lưỡi, đội lên thành hai dãy dưới lưỡi. Trên bề mặt dãy dưới lưỡi có những ống dấn phụ (hay ống Rivinus) của tuyến dưới lưỡi mở ra trong miệng. Dãy dưới lưỡi tận cùng ở gần chỗ thắng lưỡi gắn vào sàn miệng, có 1 gai nhỏ gọi là gai dưới lưỡi. Đó là nơi ổng Wharton của tuyến dưới hàm và có khi ống Bartholin của tuyến dưới lưỡi mở ra trong miệng.

Có ba cặp tuyến nước bọt chính bao gồm: tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm và tuyến mang tai.

Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất trong số các tuyến nước bọt. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt tiết thanh dịch. Ống tiết là ống Stenon, chạy ở mặt ngoài cơ cắn, đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 6,7 hàm trên.

Tuyến dưới lưỡi là tuyến nước bọt nhỏ nhất và nằm dưới lưỡi, trên cơ hoành. Tuyến dưới lưỡi: bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ, là tuyến nước bọt hỗn hợp. Các ống dưới lưỡi chính kết thúc ở phần dưới lưỡi và bắt nguồn từ phần trước của tuyến. Các ống dẫn dưới lưỡi ngắn hơn dẫn đến sàn khoang miệng.

Tuyến dưới hàm nằm giữa cơ hai bên, trong tam giác dưới hàm. Tuyến dưới hàm: là tuyến nước bọt hỗn hợp, ống tiết là ống Wharton.

Sinh lý của tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt sản xuất 0,5 – 1,5 lít nước bọt mỗi ngày. Nước bọt có chứa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và bôi trơn khoang miệng để tạo điều kiện cho thức ăn nuốt vào. Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra mỏng và chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa.

Tuyến mang tai là một tuyến thanh dịch. Các tuyến nhầy tiết ra một chất lỏng nhầy nhụa với độ nhớt cao. Sự tiết chất nhầy rất giàu glycoprotein. Cả hai tế bào tuyến thanh dịch và nhầy đều có mặt trong các tuyến dưới lưỡi và dưới hàm.

Enzyme tiêu hóa alpha-amylase được tìm thấy trong nước bọt. Nó thủy phân các liên kết 1,4-glycosid trong tinh bột. Enzim hoạt động mạnh nhất ở pH 6,9. Tuy nhiên, không hoạt động trong dạ dày do độ pH cực kỳ axit. Ngoài ra, nước bọt có chứa globulin miễn dịch, đặc biệt là IgA, cũng như các chất điện giải như natri, kali, clorua và các chất khác.

2.9/ Hệ thống bạch huyết của khoang miệng

Các quá trình thở và ăn liên tục vận chuyển vi khuẩn vào cơ thể. Hầu họng là một trong những điểm xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và được bao quanh bởi các mô bạch huyết dưới dạng amidan. Được gọi là vòng amidan Waldeyer. Amidan đóng vai trò chính trong việc phát hiện các sinh vật có khả năng gây hại.

Vòng amidan Waldeyer bao gồm: Amidan khẩu cái , Amidan lưỡi ở gốc lưỡi , Amidan ống quanh lỗ miệng của ống Eustachian, Amidan họng ở vùng họng

Đường tiêu hóa bắt đầu ở miệng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu khi thức ăn được đưa vào miệng, nghiền nát nhờ răng và làm ẩm bằng nước bọt. Nước bọt có một loại enzyme gọi là amylase bắt đầu phân hủy carbohydrate thành đường. Chuyển động của lưỡi giúp đẩy khối thức ăn ướt, mềm ra phía sau miệng nơi có thể nuốt được. Khi nuốt nắp thanh quản đóng trên khí quản để đảm bảo thức ăn được dẫn vào thực quản – ống dẫn đến dạ dày.

Nếu cơ quan lưỡi, xương hàm và hệ thống thần kinh sinh ba không khỏe mạnh, chúng ta có thể mất thăng bằng Tai của chúng ta là cơ quan cân bằng và nhận vai trò thính giác của chúng ta. Chúng gắn chặt với hàm ta. Xương hàm trên còn hỗ trợ hoạt động của nhãn cầu . Nếu nó không phát triển đầy đủ có thế gây áp lực cho nhãn cầu và tất cả các cơ hỗ trợ.

Nếu vòm miệng không phát triển đúng vị trí, cấu tạo sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn lưu xoang với môi trường ngoài.

Trình Bày Cấu Tạo Của Bộ Xương Người

1. Các xương và khớp sọ Các xương sọ khớp với nhau chủ yếu bằng khớp bất động tạo thành hộp sọ, có nhiệm vụ bảo vệ não bộ, các giác quan và phần đầu cơ quan tiêu hóa, hô hấp. Hộp sọ gồm nhiều xương, được chia thành 2 phần: phần sọ não và phần sọ mặt. Tỉ lệ sọ não / sọ mặt là 2,5/1. (Trong khi đó ở loài Tinh Tinh là 1/1). Tỉ lệ đó làm cho khuôn mặt của người nhẹ nhõm hơn, phù hợp với tư thế đi thẳng.

Bộ xương người+ Phần sọ não: gồm 8 xương: 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương chẩm, 1 xương bướm, 1 xương sàng. Các xương sọ não đều là loại xương dẹt. Một số xương có xoang chứa khí (như xương trán, xương bướm, xương sàng). – Xương trán. Nằm ở phần trước, tiếp khớp ở phía sau với xương đỉnh bởi đường khớp vành, với cánh lớn xương bướm bởi đường khớp bướm trán, ở phía dưới với xương gò má, với xương mũi và mỏm trán trên bởi bờ mũi. – Xương đỉnh. Gồm 2 xương hình tứ giác nằm 2 bên đường khớp giữa của hộp sọ, thuộc phần trên của hộp so. Phía trước tiếp giáp với xương trán, phía sau giáp xương chẩm, phía bên tiếp giáp bờ xương thái dương. – Xương thái dương. Cấu trúc phức tạp, gồm 3 phần: phần trai, phần đá và phần nhĩ. Phần trai tạo nên thành bên của hộp sọ, phía trên tiếp khớp với xương đỉnh; phía trước tiếp khớp với cánh lớn xương bướm; phía sau khớp với xương chẩm. Có mỏm chũm phát triển. Phần đá nằm chếch ở nền sọ, giữa xương bướm và xương chẩm, có hình tháp không đều. Có mỏm trâm dài nhọn. Phần nhĩ là mảnh xương cong hình lòng máng, tạo nên ống tai ngoài. – Xương chẩm. Nằm ở phần sau và đáy sọ, gồm 3 phần: phần trai, phần nền và 2 bên. Phần trai chẩm ở mặt ngoài có u chẩm ngoài (có thể sờ thấy trên người sống), có mào chẩm ngoài và 2 đường cong chẩm trên (là nơi mắc cơ thang và cơ chẩm); Phần bên mặt ngoài có lồi cầu chẩm để khớp với đốt sống cổ1; Phần nền mặt ngoài hình vuông có củ hầu, phía trước củ hầu có hố lõm chứa tuyến hạnh nhân hầu. Mặt trong lõm để chứa hành não và cầu não. Có lỗ chẩm lớn – Xương bướm. Nằm ở giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàng; phía sau tiếp khớp với xương chẩm; hai bên tiếp khớp với xương thái dương. Xương bướm hình con bướm, cấu tạo phức tạp gồm 1 thân bướm ở giữa, 1đôi cánh lớn,1đôi cánh nhỏ và ở mặt dưới thân có 2 chân bướm. Mặt trên thân có lõm yên ngựa chứa tuyến yên – là một tuyến nội tiết quan trọng. Xoang xương bướm chứa khí. – Xương sàng. Là một xương của phần trước nền sọ nằm khuất trong sọ mặt, tham gia tạo thành hốc mũi và hốc mắt. Xương sàng có cấu tạo phức tạp, hình dáng giống chiếc cân, gồm có 3 phần: mảnh thẳng, mảnh sàng (mảnh ngang) và mê đạo sàng. Mảnh sàng là một mảnh xương nằm ngang có nhiều lỗ nhỏ (gọi là lỗ sàng) để thần kinh khứu giác từ mũi đi qua. Ở giữa mảnh sàng nhô lên một mấu xương dày hình tam giác gọi là mào gà cho liềm của đại não bám. Bờ trước của mào gà ngắn, tạo nên cánh mào gà để khớp với xương trán. Mảnh thẳng đứng là một mảnh xương thẳng góc với mảnh sàng. Mảnh này ở dưới tạo thành một phần của vách mũi chia khoang mũi thành 2 ngăn, ở trên nhô lên tiếp với mào gà. Mê đạo sàng gồm 2 khối xương có nhiều hốc chứa khí, đó là các xoang sàng được treo ở dưới 2 bên mảnh sàng.+ Phần sọ mặt: gồm 14 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương gò má, 2 xương mũi, 2 xương lệ, 2 xương xoăn, 2 xương hàm dưới, 2 xương lá mía. Ngoài ra còn có 1 xương móng không trực tiếp nối với sọ. Xương móng là nơi bám của nhiều cơ dưới hàm, cơ lưỡi. – Xương hàm trên cấu tạo phức tạp, nó tham gia vào hình thành hốc mắt, hốc mũi, vòm miệng. Thân xương hàm trên có xoang chứa khí thông với xoang mũi. – Xương gò má nối xương hàm trên với hộp sọ. – Xương mũi là xương nhỏ và dài, tạo nên sống mũi – Xương lệ. là xương rất nhỏ và mỏng nằm ở thành trước trong của ổ mắt, có rãnh lệ thông với xoang mũi (khi khóc nước mắt qua ống lệ tràn vào mũi) – Xương xoăn nằm phía ngoài 2 bên khoang mũi. – Xương khẩu cái tạo thành vòm khẩu cái ngăn cách khoang mũi và miệng – Xương lá mía là xương lẻ rất mỏng, nằm sau vách mũi, tạo nên vách ngăn dọc khoang mũi. – Xương hàm dưới là xương lẻ duy nhất có khả năng cử động. Phía trước thân xương nhô ra tạo lồi cằm. Nhánh lên của xương hàm tạo thành quai hàm, có mỏm lồi cầu khớp với xương thái dương. – Xương móng là một xương nhỏ, nằm ở cổ, dưới lưỡi, trên xương ức, hình chữ U. Nó không trực tiếp nối với sọ. Cấu tạo gồm có một thân, cặp sừng lớn, cặp sừng nhỏ. Xương móng là nơi bám của nhiều cơ vùng cổ. Nhìn chung các xương sọ mặt cấu tạo phức tạp, liên kết với nhau bằng khớp liên kết bất động. Chỉ có một xương duy nhất cử động được là xương hàm dưới. 2. Các xương và khớp thân mìnhGồm cột sống và lồng ngực.a. Xương cột sống Cột sống người trưởng thành, nhìn nghiêng là một trục cong hình chữ S, có 2 đoạn lồi về trước là đoạn cổ và thắt lưng và 2 đoạn lồi về sau là đoạn ngực và đoạn cùng. Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống lớn dần từ trên xuống, được nối với nhau bởi các dây chằng và các đĩa sụn gian đốt. Ở giữa là một ống xương rỗng chứa tủy sống. Hai bên cột sống có các lỗ gian đốt sống để dây thần kinh tủy đi qua. Mỗi đốt sống gồm có cấu tạo chung gồm: 1 thân đốt sống nằm ở phía trước; 1cung đốt sống nằm ở phía sau; hai bên có mấu ngang nằm; phía sau có 1 mấu gai. Phần cung của mỗi đốt sống còn có 2 đôi diện khớp (1 đôi trên và 1 đôi dưới) và có 1 khuyết trên, 1 khuyết dưới. Các khuyết của 2 đôt sống cạnh nhau tạo thành lỗ gian đốt. Thân và cung đốt sống tạo nên lỗ đốt sống Cột sống được chia thành 5 đoạn: – Đoạn cổ gồm 7 đốt, có lỗ đốt sống to ở giữa và 2 lỗ nhỏ ở hai bên mấu ngang. Mấu gai dài dần từ đốt cổ 2 đến 7 và thường chẻ làm đôi (trừ đốt 7). Mặt thân đốt sống cổ nhỏ, dẹt, hình yên ngựa (làm cho đầu và cổ cử động linh hoạt). Trong quá trình tiến hóa, đốt sống cổ đã có sự biến đổi đặc biệt: đốt 1 biến đổi thành đốt đội; đốt 2 biến đổi thành đốt trục. Đốt đội có hình vòng khuyên, không có thân, mỏm gai, các khuyết và mấu khớp mà có 2 cung trước và sau, có mỏm ngang dài, mặt trên của khối bên có hõm khớp hình bầu dục để khớp với lồi cầu chẩm. Đốt trục có 1 thân nhỏ, trên thân có mỏm răng làm trục quay cho đốt đội. Hai bên mỏm răng có các diện khớp. – Đoạn ngực gồm 12 đốt, có đặc điểm chung là các đốt sống tương đối lớn, có một thân. Mỗi bên thân đốt sống có 2 diện khớp sườn (trên và dưới) để khớp với các đầu sườn. Mỏm ngang của các đốt sống ngực đều có hố sườn ngang để khớp với củ lồi sườn. Trên cung mỗi đốt sống có một khuyết làm thành lỗ gian đốt sống. Các mỏm gai dài dần và hướng xuống dưới, nhằm hạn chế sự cử động của phần ngực. Riêng đốt sống ngực 10 không có diện sườn dưới. Đốt ngực 11 và 12 chỉ có 1 hồ sườn để khớp với các xương sườn tương ứng, các mỏm ngang không có hố sườn ngang. – Đoạn thắt lưng có 5 đốt, có đặc điểm chung là thân đốt sống dày và lớn nhất, lỗ đốt sống lớn. Diện khớp phát triển mạnh và theo chiều hướng đứng thẳng. Mấu gai to, dày và nằm ngang tạo kiều kiện cho cử động vùng thắt lưng dễ dàng. – Đoạn cùng gồm 5 đốt dính lại với nhau tạo thành một khối hình tháp đỉnh hướng xuống dưới. Mặt trước có 4 đôi lỗ cùng trước, mặt sau lồi có 4 đôi lỗ cùng sau (các lỗ này để dây thần kinh chậu đi qua). Cuối xương cùng có đoạn ống chứa phần cuối tủy sống. Hai bên xương cùng có diện khớp với xương chậu tạo thành chậu – hông. – Đoạn cụt gồm 4 -5 đốt phát triển không đầy đủ, dính lại với nhau. Đây là vết tích đuôi của động vật có xương sống. Các đốt sống liên kết với nhau bởi các đĩa sụn gian đốt và các dây chằng. Cả cột sống có 23 đĩa sụn được bố trí từ đốt sống cổ 2 đến đốt thắt lưng 5. Trong mỗi đĩa sụn có một hạch bằng chất keo và được bao quanh bởi sụn có tính đàn hồi (nhờ đặc tính này của hạch làm cho cột sống cử động và giảm các chấn động khi cơ thể vận động). Tùy theo vị trí và độ dày của các đĩa sụn mà độ linh hoạt giữa các đoạn sống có khác nhau. Các đĩa sụn ở đoạn thắt lưng dày nhất, đĩa sụn đoạn ngực mỏng nhất, do vậy đoạn ngực kém linh hoạt hơn. Hệ thống dây chằng gồm các dây chằng dọc trước rộng, chắc, có tác dụng hạn chế việc ngửa người ra sau. Các dây chằng dọc sau nhỏ và kém bền hơn, nhưng có độ đàn hồi tốt nên cơ thể gậ̣p thân về trước dễ dàng. Dây chằng giữa các đốt sống nối 2 cung đốt sống lại với nhau. Dây chằng nối các mấu ngang và các mấu gai (trừ đốt sống cổ). So với động vật, cột sống của người linh hoạt hơn nhờ các khớp giữa các đốt sống. Các khớp cột sống là những khớp bán động, phạm vi hoạt động giữa 2 đốt sống rất bé, nhưng cả cột sống thì hoạt động rộng hơn, quay theo 3 trục và thực hiện được nhiều động tác: – Vận động quanh trục ngang trước – sau: cho động tác nghiêng phải, trái. – Vận động quanh trục thẳng đứng: cho động tác vặn người sang 2 bên.( xoay vòng) – Vận động quanh trục ngang trái – phải: cho động tác gập, duỗi người. – Vận động nhún kiểu lò xo: Khi nhún để nhảy hay khi nhún người lên cao. Riêng ở đoạn ngực cử động hạn chế, thích nghi với chức năng bảo vệ.b. Xương lồng ngực Lồng ngực được tạo bởi 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn, 1 xương ức và hệ thống dây chằng liên kết các phần đốt sống. Khác với động vật, lồng ngực người có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau để thích nghi với tư thế đứng thẳng, chứa và bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi. Lồng ngực nữ ngắn, tròn hơn lồng ngực nam. Ở trẻ sơ sinh lồng ngực vẫn hẹp bề ngang, rộng theo hướng trước sau. Trong quá trình phát triển, lồng ngực dần dần phát triển rộng 2 bên, hẹp trước sau. Ở người luyện tập TDTT, lồng ngực có thể vừa rộng ngang, vừa nở trước sau, thể tích lớn. + Xương sườn: Là phần chủ yếu của lồng ngực, gồm 12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực và dược chia thành 3 loại: – Sườn thật: là sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn (đôi 1 – 7) – Sườn giả là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn (đôi 8 – 10) – Sườn cụt (sườn lửng): không nối với xương ức. Mỗi xương sườn là một tấm xương dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân. Đầu sau cao, có chỏm để khớp với hõm sườn trên thân đốt sống ngực. tiếp theo chỏm là cổ sườn, gần cổ có củ sườn để khớp với diện khớp trên mỏm ngang của đốt sống ngực. Đầu trước rộng bản và thấp hơn đầu sau có sụn sườn khớp với xương ức (trừ đôi 11 và 12) + Xương ức: Là một xương lẻ dẹt và dài nằm phía trước lồng ngực, gồm 3 phần: cán ức, thân ức, mỏm kiếm. Cán xương ức là phần rộng và dày nhất của xương ức, có hõm khớp để khớp với xương đòn, sụn sườn 1 và một phần sụn sườn 2. Các sụn sườn khác khớp với thân xương ức. Thân xương ức hai bên có diện khớp để khớp với các sụn sườn. Mỏm kiếm là phần cuối của xương ức, dẹt, mảnh, nhọn, thường cấu tạo bằng sụn. Xương ức nam thường dài hơn xương ức nữ khoảng 2 cm. 3. Các xương và khớp chi trên Xương đai vai có tác dụng nâng và làm giá đỡ cho chi trên tự do và nối chi trên vào thân, bao gồm xương bả vai và xương đòn.a. Xương bả vai Là xương dẹt mỏng nằm phía lưng, hình tam giác, đáy trên đỉnh, đỉnh dưới. Xương có 2 mặt (trước và sau) 3 cạnh (trên, trong, ngoài), tương ứng với 3 góc. Ở mặt lưng có gai vai (gai bả), chia mặt lưng thành 2 hố: hố trên gai nhỏ và hố dưới gai lớn (Là chỗ bám của cơ trên gai và cơ dưới gai. Mặt trước (mặt bụng) áp vào xương sườn làm thành hố dưới vai (là nơi bám của cơ dưới vai). Bờ trên có khuyết mẻ, có dây thần kinh đi qua. Bờ trong mỏng sắc, song song với cột sống. Bờ ngoài (bờ nách) phía trên có hõm khớp (gọi là ổ chảo) để khớp với chỏm cầu xương cánh tay. Ở đây có 1 sụn viền làm cho hõm khớp sâu và rộng thêm nhằm tăng sức bền cho khớp. Góc ngoài có mỏm cùng vai và mỏm quạ.b. Xương đòn Là một xương ống dài khoảng 13,5 -14cm, hình chữ S, dẹt theo hướng trên dưới. Xương gồm hai đầu và một thân. Đầu trong dày nối với xương ức (gọi là đầu ức), đầu ngoài dẹt nối với mỏm cùng vai (gọi là đầu cùng). Xương đòn có tác dụng giữ khoảng cách nhất định giữa xương bả vai và xương ức giúp cho chi trên cử động tự do.c. Xương cánh tay Là loại xương dài, trung bình khoảng 30cm, gồm 2 đầu và 1 thân. Đầu trên có 1 chỏm bán cầu, tiếp là cổ giải phẩu (là chỗ bám của bao khớp). Phía dưới cổ giải phẩu có 2 mấu lồi, gọi là mấu chuyển (hay mấu động): mấu lớn ở ngoài, mấu bé ở trong. Giữa 2 mấu có rãnh liên mấu. Đầu dưới: rộng dẹt theo hướng trước sau, có diện khớp ròng rọc. Mặt trước ròng rọc có hố vẹt (để khớp với mỏm vẹt xương trụ). Mặt sau ròng rọc có hố khuỷu (để khớp với mỏm khuỷu xương trụ). Thân xương dài hình lăng trụ 3 mặt (sau, ngoài, trong) khoảng giữa mặt ngoài có một gờ hình V (gọi là ấn đenta).d. Xương cẳng tay : gồm xương trụ và xương quay. Xương trụ là xương dài gồm 2 đầu 1 thân. Đầu trên to, có hõm khớp bán nguyệt (để khớp với diện khớp ròng rọc xương cánh tay). Đầu dưới bé, có đài quay để khớp với lồi cầu ương cánh tay và đầu dưới xương quay). Thân xương hình lăng trụ 3 mặt (trước, sau, ngoài), tương ứng với 3 cạnh (cạnh ngoài sắc, gọi là mào liên cốt). Xương quay song song với xương trụ. Đầu trên khớp với lồi cầu xương cánh tay. Mặt bên đài quay có diện khớp ngoài (để khớp với hõm quay xương trụ). Tiếp là cổ xương quay, phía dưới cổ có củ xương quay (là chỗ bám của gân cơ nhị đầu). Đầu dưới lớn và rộng, có diện khớp (để khớp với xương cổ tay). Mặt trong có diện khớp với đầu dưới xương trụ.e. Xương bàn tay : Gồm xương cổ tay, xương đốt bàn tay, xương đốt ngón tay. Xương cổ tay thuộc loại xương ngắn, nhỏ, hình khối nhiều mặt. Gồm 8 xương xếp thành 2 hàng. Thứ tự từ ngoài vào trong gồm: Hàng trên: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu; hàng dưới gồm xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. Xương đốt bàn tay. Gồm 5 xương tương tự nhau, đánh số từ ngoài vào là I g V. Mỗi xương có 2 đầu và 1 thân. Đầu trên bẹt là đầu nền, đầu dưới tròn là đầu chỏm. Các đốt bàn đều sắp xếp trên 1mặt phẳng và ngắn dần từ II g V. Riêng đốt bàn I (đốt bàn ngón cái) được tách ra khỏi mặt phẳng bàn tay. Nhờ đó ngón cái có thể tiếp xúc được với các ngón khác, thích nghi với việc cầm nắm. Xương đốt ngón tay. Ngón cái có 2 đốt. Các ngón còn lại đều có 3 đốt , thuộc loại xương ngắn. Mỗi đốt cũng có 2 đầu 1 thân. Đầu trên là đầu nền, đầu dưới là đầu chỏm. Thân các đốt ngón tay đều cong theo trục dọc (lồi ở mặt lưng (mu tay), lõm ở mặt gan tay. Vậy các xương chi trên được khớp với nhau bởi những khớp nào? Các xương chi trên được khớp với nhau bởi các khớp sau : – Khớp ức – đòn. Là khớp giữa góc trên xương ức và đầu trong xương đòn. Mặt khớp hình yên ngựa. Khớp được giữ bởi dây chằng ức đòn, liên đòn, sườn đòn. Khớp hoạt động theo 3 trục, thực hiện động tác đưa vai ra sau, nâng vai lên, hạ vai xuống và xoay vai. – Khớp vai – đòn. Khớp giữa đầu ngoài và xương đòn và mỏm cùng vai. Mặt khớp phẳng được phủ bởi dây chằng đòn vai, dây chằng quạ đòn. Hoạt động của khớp theo 3 trụ nhưng biên độ động tác hạn chế hơn – Khớp vai. Khớp giữa đầu trên xương cánh tay và hõm khớp xương bả vai. Là loại khớp cầu, có vành sụn viền, bao khớp mỏng; được giữ bởi dây chằng quạ – cánh tay. Hoạt động của khớp cho phép cánh tay có thể gập, duỗi, khép, dạng và quay vòng. – Khớp khuỷu tay. Là khớp phức tạp gồm 3 khớp nằm chung trong một bao khớp là: khớp cánh tay – trụ; cánh tay – quạy, trụ – quay. Khớp được giữ bởi nhiều dây chằng, như dây chằng trụ bên (3 bó), dây chằng trước, dây chằng trước, dây chằng trước sau, dây chằng trước vòng. Hoạt động của khớp theo 2 trục: trục trái – phải, thực hiện động tác gập – duỗi; trục trên – dưới, thực hiện động tác sấp, ngửa bàn tay. – Khớp trụ quay. Là khớp giữa đầu dưới xương trụ và đầu dưới xương quay. Khớp được giữ bởi dây chằng trụ trước và và trụ sau. Hoạt động của khớp gây cử động sấp ngửa bàn tay – Khớp cổ tay. Gồm khớp quay – cổ tay (3 xương hàng trên (trừ xương đậu) và khớp liên cổ tay. – Khớp cổ – bàn. Là khớp giữa hàng dưới xương cổ tay (thang, thê, cả, móc) với đầu nền các xương đốt bàn (trong đó khớp giữa xương thang và xương đốt bàn I có hình yên ngựa làm ngón cái cử động dễ dàng). Còn lại là khớp dẹt, khớp có nhiều dây chằng bám chặt, ép sát nhau nên ít cử động. – Khớp bàn – ngón. Là khớp giữa đầu chỏm xương đốt bàn với đầu nền xương đốt ngón 1 (ngón trên). Hoạt động của khớp gây cử động nắm, duỗi, khép, dạng ngón tay. – Khớp liên đốt ngón. Thuộc loại khớp ròng rọc. Khớp có 2 dây chằng 2 bên nên chỉ cử động theo trục ngang trái – phải. 4. Các xương chi dưới Xương chi dưới có cấu tạo tương tự như xương chi trên nhưng to và chất xương dày hơn, phù hợp với chức năng di chuyển và chống đỡ. Xương chi dưới gồm 2 phần là đai hông (đai chậu) và phần xương chi dưới tự do. Xương đai hông gồm 2 xương chậu, xương cùng, xương cụt.a. Xương đai hông Được tạo bởi 2 xương chậu, 1 xương cùng và 1 xương cụt. (xương cùng và xương cụt là phần dưới của cột sống đã được mô tả ở phần xương thân). Mỗi xương chậu là một xương dẹt, hình dạng phức tạp, do 3 xương dính lại (sau 12 tuổi) là xương cánh chậu ở phía trên, xương mu (xương háng) ở phía trước và xương ngồi ở phía sau. Xương chậu giống hình chong chóng có 2 mặt (trong, ngoài), 4 bờ (trước, sau, trên, dưới) và 4 góc. – Mặt ngoài: Ở chính giữa có 1 hõm khớp khá sâu (gọi là ổ cối để khớp với chỏm cầu xương đùi). Phía dưới hõm khớp có 1 lỗ lớn gọi là lỗ bịt và được che bởi màng bịt, trong đó có thần kinh và mạch máu chạy qua. – Mặt trong: Ở chính giữa có 1 gờ nổi lên (gọi là gờ vô danh) chia xương chậu thành 2 phần, phần trên là hố chậu lớn, phần dưới là hố chậu bé. – Bờ trước cong queo, từ trên xuống dưới gồm có gai chậu trước trên, khuyết mẻ 1, gai chậu trước dưới, khuyết mẻ 2, ụ háng. – Bờ sau cũng cong queo như bờ trước, từ trên xuống dưới gồm có gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé và ụ ngồi. – Bờ trên gọi là mào chậu rộng, cong hình chữ S, có 3 gờ song song là nơi bám của các cơ thành bụng (như cơ chéo lớn, cơ chéo bé, cơ ngang bụng) – Bờ dưới hơi chếch về sau, do ngành xuống của xương háng, ngành lên của xương ngồi tạo nên. Xương chậu cùng với xương cụt làm thành chậu hông. Từ gờ vô danh trở lên là chậu hông lớn, nửa dưới là chậu hông bé. Ở trẻ em, chậu hông trai gái giống nhau. Ở nữ đến tuổi dậy thì, khi có sự xuất hiện kinh nguyệt, chậu hông lớn phát triển rộng và thấp hơn chậu hông của nam giới. Cửa ra chậu hông bé của nữ rộng hơn nam. Đặc điểm cấu tạo này phù hợp với chức năng sinh sản, mang thai của phụ nữ.b. Xương đùi Là xương dài chắc, chiếm ¼ chiều cao của cơ thể, hơi cong về trước. Gồm 2 đầu và một thân. Đầu trên có chỏm cầu, đỉnh chỏm có 1 lỗ nhỏ để dây chằng tròn bám vào. Tiếp chỏm cầu là cổ xương (còn gọi là cổ giải phẫu) là nơi bám của bao khớp. Chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân xương có mấu chuyển lớn (ở phía ngoài) và mấu chuyển bé (ở phía trong). Giữa 2 mấu có gờ liên mấu. Đầu dưới, hình khối vuông, hơi cong ra sau, phía trước có diện khớp ròng rọc (để khớp với xương bánh chè); phía dưới có 2 lỗi cầu (trong và ngoài). Phía sau có hố khoeo hình tam giác. Thân xương hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt trước, trong và ngoài) và 3 bờ, bờ sau sắc gọi là đường rápc. Xương cẳng chân Gồm xương chày, to ở trong và xương mác, bé ở ngoài. Xương chày : Là xương chắc nhất cơ thể, dài khoảng 32 cm, có hai đầu và một thân. Đầu trên phát triển mạnh mang 2 lồi củ 2 bên. Trên hai lồi củ có hai hõm khớp (để khớp với hai lồi cầu xương đùi). Giữa hai hõm khớp có hai gai chày nhỏ. Mặt trước có lồi củ xương chày là nơi bám của cơ tứ đầu đùi. Phía ngoài có diện khớp với xương mác. Đầu dưới hình hơi vuông, phía trong có mỏm trâm để khớp với xương sên của bàn chân tạo thành mắt cá trong. Phía ngoài có hõm khớp với xương mác. Thân xương chày hình lăng trụ tam giác 3 mặt (trước, ngoài, sau), tương ứng với 3 bờ (trước, trong, ngoài). Bờ trước rất sắc gọi là mào liên cốt có thể sờ thấy qua da. Xương mác : Là xương nhỏ chắc. Đầu trên không khớp với đầu xương đùi mà chỉ dính vào xương chày. Đầu dưới nhọn, phình ra tạo nên mắt cá ngoài. Thân xương hình lăng trụ, có 3 mặt, 3 bờ. Bờ trong sắc là nơi bám của màng liên cốt. Mắt cá trong và mắt cá ngoài tạo thành gọng kìm, kẹp lấy xương sên của gót chân, tạo sự vững chắc khi hoạt động. Xương bánh chè : Là loại xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trước khớp gối, có tác dụng không cho xương cẳng chân gập về trước.d. Xương bàn chân Gồm các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân. Xương cổ chân: Gồm 7 xương xếp thành 2 hàng. Hàng trước gồm xương ghe, xương hộp và 3 xương chêm (châm I, II, III, tính từ trong ra). Hàng sau gồm xương sên ở trước và xương gót ở phía sau. Xương sên hình ốc sên, khớp với xương cẳng chân qua 3 diện khớp và chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Xương gót là xương to nhất của bàn chân, kéo dài về phía sau tạo thành củ gót. Phía trên khớp với xương sên, phía trước khớp với xương hộp.3 xương chêm, xương ghe, xương hộp và các xương đốt bàn tạo nên vòm chân Ở người có 3 loại vòm bàn chân: loại bình thường, loại vòm cao và loại vòm chân bẹt. Vòm bàn chân bẹt sức bền, sức bật kém đi bộ, chạy việt dã hay bị đau. Vòm bàn chân có ý nghĩa lớn đền hoạt động của cơ thể: – Làm giảm chấn động cho cơ thể, giúp cơ thể vận động nhanh nhẹn. – Vòm giúp mạch máu, dây thần kinh ở gan bàn chân không bị bẹp. – Là chỉ số đánh giá khả năng chịu lực, khả năng phát huy sức mạnh bột phát của chân trong hoạt động thể thao; – Vòm bàn chân còn là bộ phận đế tựa cho cơ thể. Xương đốt bàn chân: Gồm 5 xương ngắn, mỗi xương đều có 1 đầu nền (khớp với xương cổ chân), và 1 đầu chỏm (khớp với xương đốt ngón). Thân xương hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi về phía mu chân. Xương đốt ngón chân: Ngón cái có 2 đốt, 4 ngón còn lại có 3 đốt . Mỗi đốt gồm 1 thân, 1 đầu nền và 1 đầu chỏm. Các đốt ngón chân cấu tạo như đốt ngón tay, nhưng ngắn hơn, không có chỗ phình như ngón tay. Vậy các xương chi dưới được liên kết với nhau qua những khớp nào? Các xương chi dưới được liên kết với nhau qua các khớp. Nhờ đó làm cho sự cử động của chi dưới vừa linh hoạt vừa vững chắc. Khớp cùng-chậu: là khớp giữa xương cánh chậu và xương cùng, thuộc loại khớp phẳng. Khớp được giữ chặt bởi nhiều dây chằng ngắn, chắc và khỏe. Khớp hàng (khớp mu): là khớp giữa 2 xương háng ở hai bên khớp với nhau. Giữa khớp có một đĩa sụn. Trong đĩa sụn có một khe nhỏ chứa chất dịch. Đây là loại khớp bán động. Đĩa sụn này hoạt động mạnh trong thời gian mang thai, nhất là khi sinh nở Khớp chậu đùi (khớp hông): khớp giữa chỏm cầu xương đùi và ổ cối xương chậu thuộc loại khớp chỏm điển hình. Khớp có sụn viền cao, ôm gần hết chỏm xương đùi. Khớp gối: là khớp phức tạp nhất của người, nằm trong một bao khớp rộng, bao hoạt dịch có nhiều nếp gấp, nhiều ngăn. Bên trong khớp có dây chằng chéo trước và chéo sau. Ở hai bên bao khớp có dây chằng bên, phía sau có dây chằng sau. Các dây chằng giữ khớp gối khỏi trật theo chiều trước sau. Khớp gối hoạt động theo 1 trục và thực hiện 2 động tác: gấp và duỗi cẳng chân Khớp chày mác: là khớp giữa đầu trên xương chày và đầu trên xương mác. Khớp cẳng bàn: là khớp giữa đầu dưới xương chày và xương mác khớp với xương sên. Khớp có hình ròng rọc, quay theo trục ngang, gây cử động gấp duỗi bàn chân. Bao khớp ở đây mỏng nên được tăng cường bởi nhiều dây chằng vững chắc tỏa từ xương cẳng chân đến xương sên, xương ghe. Ngoài ra cò có các khớp như : khớp liên cổ chân (7 xương cổ chân liên kết với nhau); khớp cổ bàn (khớp giữa xương cổ chân và xương đốt bàn, giữa xương hộp với xương đốt bàn IV, V.); khớp bàn ngón; khớp liên đốt ngón, hoạt động tương tự ở bàn tay nhưng ngón cái hoạt động hạn chế hơn.