Trình Bày Cấu Tạo Của Tế Bào Nhân Thực / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Cấu Tạo Của Tế Bào Nhân Thực

Cấu tạo của tế bào nhân thực

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh vật nhân thực bao gồm nhóm thực vật, động vật, nấm.Tế bào động vật có những đặc điểm gì khác biệt với tế bào sinh vật nhân sơ

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực

Tế bào sinh vật nhân thực có đặc điểm chung là có màng nhân, có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau .

Mỗi bào quan đều có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng.

Hình 1 : Cấu tạo của tế bào thực vật

Hình 2 : Cấu tạo của tế bào thực vật

II. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Nhân tế bào.

Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.

Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm.

Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc

Hình 3 : Cấu tạo của nhân tế bào

a) Màng nhân

Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm. Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.

Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xôma ở người có 46 nhiễm sắc thể, ở ruồi giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở đậu Hà Lan có 14 nhiễm sắc thể, ở cà chua có 24 nhiễm sắc thể…

Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% – 85%) và rARN. 2. Chức năng Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào. III. RIBÔXÔM

– Cấu trúc: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. – Chức năng: ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào

Hình 4 : Cấu tạo của riboxom

IV. LƯỚI NỘI CHẤT

Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chứa các enzim đặc hiệu, tham gia vào quá trình chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào.

Lưới nội chất trong tế bào nhân thực tạo nên các xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra các sản phẩm nhất định đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào. Perôxixôm được hình thành từ lưới nội chất trơn, có chức năng chuyển hoá lipit hoặc khử độc cho tế bào.

Hình 5 : Hệ thống lưới nội chất

Bộ máy Gôngi là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit và đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào.

V. BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZÔXÔM 1. Bộ máy Gôngi Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung. Chức năng của bộ máy Gôngi là gắn nhóm cacbohiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; tổng hợp một số hoocmôn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi tiết, lizôxôm). Bộ máy Gôngi có chức năng thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở một vị trí này đến sử dụng ở một vị trí khác trong tế bào. Trong các tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp nên các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

Hình 6 : Qúa trình vận chuyển các chất bằng thể golgi

2. Lizôxôm Lizôxôm là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một màng bao bọc chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy Gôngi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.

Lizôxôm là một loại túi màng có nhiều enzim thuỷ phân có chức năng phân huỷ các bào quan già hay các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như kết hợp với không bào tiêu hoá để phân huỷ thức ăn. VI. TI THỂ 1. Cấu trúc Ti thể là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn. Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào. Ti thể chứa nhiều prôtêin và lipit, ngoài ra còn chứa axit nuclêic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn).

Ti thể là bào quan ở tế bào nhân thực. Đây là bào quan được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào. Chức năng của ti thể là cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng (ATP) cho mọi hoạt động của tế bào.

Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy ti thể có cấu trúc màng kép (hai màng bao bọc), màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chất nền tạo ra các mào. Trên mào có nhiều loại enzim hô hấp. Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì không như nhau, có tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể. 2. Chức năng Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất.

Hình 7 : Cấu tạo của ti thể

VII. LỤC LẠP 1. Cấu trúc Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật.

Lục lạp thường có hình bầu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu – gọi là chất nền (strôma) và các hạt nhỏ (grana). Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài. Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp (gọi là tilacôit). Trên bề mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20nm gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp lượng prôtêin cần thiết cho mình.

Hình 8: Cấu trúc của lục lạp

2. Chức năng Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật Lục lạp là bào quan chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Nó cũng được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Các hạt grana được tạo ra bởi hệ thống màng tilacôit với các đơn vị quang hợp. Chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật. VIII. KHÔNG BÀO Là bào quan dễ nhận thấy trong tế bào thực vật. Khi tế bào thực vật còn non thì có nhiều không bào nhỏ. Ở tế bào thực vật trưởng thành các không bào nhỏ có thể sáp nhập với nhau tạo ra một không bào lớn. Mỗi không bào ở tế bào thực vật được bao bọc bởi một lớp màng, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tố làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số không bào lại chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại có không bào để dự trữ chất dinh dưỡng. Một số tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi. Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng có các chức năng: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố…

Hình 9 : Sự phát triển của không bào thực vật

IX. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định. Các vi ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắc. Các vi ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền. X. TRUNG THỂ Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính vào khoảng 0,13µm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng.

Hình 10 : Cấu tạo của trung thể

Trung tử có vai trò quan trọng, là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào. Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp nhân tế bào được bao bọc bởi hai lớp màng, chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Ribôxôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin là nơi tổng hợp prôtêin. Khung xương tế bào là nơi neo giữ các bào quan và giữ cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Trung thể là bào quan có ở tế bào động vật. Đây là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào. XI. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào.

Nhân tế bào gồm có các thành phần sau đây :

Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất,

Bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

Câu 2. Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

Câu 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.

Bộ máy Gôngi gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung. Chức năng của bộ máy Gôngi

– Gắn nhóm cacbohiđrat vào prôtêin được tổng hợp ở lưới nội chất hạt; tổng hợp một số hoocmôn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi tiết, lizôxôm).

– Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp ở một vị trí này đến sử dụng ở một vị trí khác trong tế bào.

Câu 4. Trong cơ thể loại tế bào nào có lưới nội chất phát triển mạnh nhất?

Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin. Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào

Câu 5. Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm

: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé. : ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào

Câu 6. Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.

Giống nhau:

Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân. Khác nhau:

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.

Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Ko có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

Năm 1972, hai nhà khoa học là Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm – động. Cấu trúc khảm của màng sinh chất được thể hiện ở chỗ : Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Cấu trúc động của màng sinh chất là do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng. b. Chức năng màng sinh chất: Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc .Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. – Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. – Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Hình 1 : Cấu trúc của màng sinh chất

XIII. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT 1. Thành tế bào

Tế bào thực vật còn có thành xenlulôzơ bao bọc ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ tế bào, đồng thời xác định hình dạng, kích thước của tế bào. Trên thành tế bào thực vật có các cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào ghép nối và có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng. Phần lớn tế bào nấm có thành kitin vững chắc.Ở nhóm tế bào động vật không có thành tế bào . 2. Chất nền ngoại bào Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn có cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin. XIV. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là:

Bài 8. Tế Bào Nhân Thực

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCA. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC– Tế bào nấm, thực vật, động vật là những tế bào nhân thực.– Có màng nhân, có các bào quan khác nhau, mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá, tế bào chất chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màngTẾ BÀO NHÂN THỰCHOẠT ĐỘNG 1:Đọc thông tin SGK mục chúng tôi sát hình 14.1SGK.Hãy nêu đặc điểm chung của TB nhân thực.So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.Màng TBBộ GôngiLi zô xômTrung thểNhânLưới nội chất trơnLưới nội chất hạtTi thểRibôxôm tự doTế bào chấtTế bào chấtCấu trúc tế bào động vậtLizôxômTrong hệ thống 5 giới SV,các giới SV nào có tế bào nhân thực? Đặc điểm chung của chúng?LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCA. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC

TẾ BÀO NHÂN THỰCSo sánh tế bào động vật và tế bào thực vậtLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCSo sánh TB động vật và TB thực vật:Điểm giống: có nhân phân hoá. Có các thành phần cơ bản (màng sinh chất, tế bào chất, nhân).Có các bào quan(xem hình)* Điểm khác:Tế bào động vậtTế bào thực vật1.Có thành xenlulôzơ1.Không có thành tế bào2.Không có lục lạp2.Có lục lạp3.Không có không bào (hoặc có rất nhỏ)3.Có không bào lớn4.Có trung thể4.Không có trung thểTẾ BÀO NHÂN THỰCA. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB.CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰCI.NHÂN TẾ BÀOHOẠT ĐỘNG 2: Đọc thông tin SGK phần chúng tôi sát hình 14.2 SGK. Điền vào ô trống cho thích hợp– Đa số tế bào một nhân. Hình cầu hay bầu dục, đường kính 5µm. Tế bào động vật nhân nằm ở trung tâm, tế bào thực vật nhân có thể nằm ở ngoại biên. Ngoài là màng nhân( cấu trúc giống màng sinh chất), trong là dịch nhân, NST, nhân conI.NhânTẾ BÀO NHÂN THỰCLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌC1.Cấu trúcB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Thành phầnCấu trúcChức năngMàng kép,mỗi màng từ 6-9nm. Màng ngoài nối với lưới nội chất.Lỗ màng ĐK 50-80 nm, được ghép với nhiều phân tử prôtêin(kênh prôtêin)Cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhânMàng nhânb. Chất nhiễm sắc ADN kết hợp với histôn. Sợi NS xoắn tạo thành NST. Số lượng NST trong mỗi TB đặc trưng cho loài(bộ NST).ADN phân mãnhADN có chức năng di truyềnc. Nhân conHình cầu bắt màu đậm hơn so với NST.Gồm prôtêin (80%-85%) và rARNTổng hợp các ribôxôm cho tế bào chấtI.NhânTẾ BÀO NHÂN THỰCLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

TN:Một nhà khoa học đã tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi sau đó lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài B cấy vào. Sau nhiều lần TN ông thu được các con ếch con từ các tế bào đã chuyển nhân.Nhà khoa học nhận thấy các con ếch con tuy phát triển từ trứng của loài A(đã chuyển nhân) nhưng lại mang đặc điểm của loài B.Em hãy cho biết kết quả TN chứng minh vai trò gì của nhân? -Nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào.-Nhân là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành ,định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào.2.Chức năngI.NhânTẾ BÀO NHÂN THỰCNhân có vai trò di truyền.LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

II.RIBÔXÔMHOẠT ĐỘNG 3: Đọc thông tin SGK mục chúng tôi sát hình chúng tôi sát phim.Hãy nêu cấu trúc ribôxôm và chức năng của nó?+ Không có màng+ KT 15-25 nm+ Mỗi TB có hàng vạn đến hàng triệu Rb+ Gồm một hạt lớn và một hạt bé+2 loại Rb: 70S và 80SLà nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.I.NhânII.Ribôxôm1.Cấu trúc:2.Chức năng:TẾ BÀO NHÂN THỰCLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

HOẠT ĐỘNG 4:Đọc thông tin SGKmục chúng tôi sát hình 14.4.Hãy nêu thành phần cấu tạo của khung xương tế bào-Là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin( vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau sợi trung gianĐK 25nmĐK 7nmĐK 10nmvi ốngvi sợiIII.KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO1.Cấu trúcI.NhânII.RibôxômIII.Khung xương TBTẾ BÀO NHÂN THỰCLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Quan sát hình và nêu cấu tạo khung xương tế bào phù hợp với chức năng ?+ Duy trì hình dạng, neo giữ các bào quan vào các vị trí cố định( ti thể, ribôxôm, nhân)-Khung xương TB là một hệ thống động.+ Các vi ống và vi sợi là thành phần cấu tạo nên roi tế bào (roi tinh trùng,lông TB niêm mạc đường hô hấp,lôngTB cảm giác tai người)+ Các vi ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắcI.NhânII.RibôxômIII.Khung xương TBTẾ BÀO NHÂN THỰC2.Chức năng:LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

IV.TRUNG THỂ+ Là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật+ Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc + Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, đường kính khoảng 0,13µm gồm nhiều bộ ba vi ống sắp xếp thành vòng1.Cấu trúcI.NhânII.RibôxômIII.Khung xương TBIV.Trung thểTẾ BÀO NHÂN THỰCĐọc thông tin SGK mục chúng tôi sát hình chúng tôi sát hình bổ sung.Hãy nêu cấu trúc trung thể phù hợp với chức năngLUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌCNgười báo cáo: NGUYỄN THÁI QUẢNGBÀI GIẢNG SINH HỌCB. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Cấu Tạo Vách Tế Bào Của Tế Bào Thực Vật

Vách tế bào của tế bào thực vật là đặc điểm nổi bật để phân biệt tế bào thực vật với tế bào Động vật.

Vách tế bào là lớp vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc ngăn cách tế bào với môi trường ngoài. Những tế bào có vách được gọi là dermatoplast (thể nguyên sinh có bao).

Một số tế bào Thực vật không có vách (các tế bào di động của Tảo và những tế bào giới tính ở Thực vật bậc thấp và bậc cao). Một số ít tế bào Động vật có vách (những tế bào này thuộc các cơ thể bậc thấp).

Vách tế bào đặc trưng như một thành phần không phải chất nguyên sinh, vì sau khi hình thành nó không có sự trao đổi chất, tuy nhiên ở một số tế bào sống trưởng thành chất tế bào có mặt trong vách ở các sợi liên bào.

Vách tế bào làm cho hình dạng của tế bào và kết cấu của mô rất phong phú. Nó có chức năng nâng đỡ kể cả ở tế bào sống và tế bào không còn sống, giúp cho phần khí sinh của cây ở cạn chống lại tác động của trọng lượng và bảo vệ chúng khỏi sự khô héo.

Vách giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động hấp thu, hô hấp, thoát hơi nước, di chuyển và bài tiết.

2. Cấu trúc vách tế bào của tế bào thực vật

Tế bào thực vật gồm phần vách tế bào bao quanh thể nguyên sinh, mỗi tế bào trong mỗi mô đều có vách riêng; vách của hai tế bào cạnh nhau tạo nên một lớp kép. Lớp kép này được cấu tạo bởi:

Phiến giữa – lớp pectin

Vách cấp một – lớp cellulose

Vách của tế bào mô phân sinh (tế bào đang phát triển), còn giữ lại chất nguyên sinh trong thời kỳ tột đỉnh của sự trưởng thành về sinh lý.

Sự thay đổi chiều dày vách và các chất hóa học xảy ra ở vách có thể thuận nghịch, ví dụ vách của tầng sinh gỗ thay đổi theo mùa, vách của nội nhũ ở một số hạt thường bị tiêu hóa trong thời gian nẩy mầm.

Tế bào có vách dày cần có các lỗ để trao đổi các chất giữa các tế bào ở cạnh nhau. Nếu vách tế bào rất dày các lỗ đó sẽ biến thành những ống nhỏ trao đổi, xuyên qua các lỗ và ống trao đổi là các sợi nhỏ li ty nối liền chất tế bào.

Vách tế bào của tế bào thực vật./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Bài 8, 9, 10: Tế Bào Nhân Thực

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:

– Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp. – Có nhân và màng nhân bao bọc. – Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt. – Các bào quan đều có màng bao bọc.

II. Nhân tế bào và ribôxôm:

1. Nhân tế bào:

a. Cấu trúc: – Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 μm. – Phía ngoài là màng bao bọc ( màng kép giống màng sinh chất) dày 6 – 9 μm. Trên màng có các lỗ nhân. – Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc( ADN liên kết với prôtein) và nhân con.b. Chức năng: – Là nơi chứa đựng thông tin di truyền. – Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.

2. Ribôxôm:

a. Cấu trúc: – Ribôxôm không có màng bao bọc. – Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.

III. Lưới nội chất:

IV. Bộ máy Gôngi:

1. Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.2. Chức năng: – Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào. – Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới. – Thu nhận một số chất mới được tổng hợp(prôtein, lipit. Gluxit…) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào. – ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit cấu trúc nên thành tế bào.

V. Ti thể:

1. Câu trúc: Ti thể có 2 lớp màng bao bọc: – Màng ngoài trơn không gấp khúc. – Màng tronggấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp. – Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.2. Chức năng: Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.

VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):

VII. Một số bào quan khác:

1. Không bào:

– Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.– Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài. + Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải. + Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV). + ở ĐV nguyên sinh có khong bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.

– Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.– Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.

VIII. Khung xương tế bào:

1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian. – Vi ống là những ống hình trụ dài. – Vi sợi là sợi dì mảnh.2. Chức năng: – Là giá đỡ cơ học cho tế bào. – Tạo hình dạng của tế bào. – Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

1. Cấu trúc: – Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein – Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển. – Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm. – Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit. – Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.2. Chức năng: – TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm. – Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời. – Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào: Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào. – TBTV: Xenlulôzơ. – TB nấm: Kitin. – TB vi khuẩn: peptiđoglican.2. Chất nền ngoại bào: – Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ. – Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin âu hỏi tự Hỏi

About Blog Dạy Học