Tất Cả Các Cấu Trúc Câu Trong Tiếng Anh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tất Cả Các Cấu Trúc Câu Trong Tiếng Anh Thông Dụng Nhất

Khi học tiếng Anh, bạn cần nhớ được tất cả các cấu trúc câu trong tiếng Anh thông dụng nhất. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng vận dụng linh hoạt trong giao tiếp, tạo lập văn bản cũng như thực hiện các bài kiểm tra đánh giá năng lực. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh.

Để học tốt tiếng Anh, nắm vững ngữ pháp là một trong những trong những việc làm cần thiết và quan trọng. Hiểu cặn kẽ các cấu trúc câu sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả cao. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn tất cả các cấu trúc câu trong tiếng Anh thông dụng nhất. Và bạn sẽ thấy, giỏi tiếng Anh thật không khó một chút nào.

Thế Nào Là Cấu Trúc Câu Tiếng Anh Thông Dụng?

Cấu trúc câu tiếng Anh là các trật tự được quy định để tạo câu có nghĩa. Trong tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc câu khác nhau. Các cấu trúc câu thông dụng là những cấu trúc được người bản ngữ thường xuyên sử dụng. Bạn sẽ thường gặp chúng trong giao tiếp và các bài kiểm tra. Vì thế, nắm được các cấu trúc tiếng Anh thông dụng giúp bạn học tập có lựa chọn, vừa tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả.

Các Cấu Trúc Câu Trong Tiếng Anh Thông Dụng Nhất

Ví dụ: He ran too fast for me to follow. (Anh ấy đi quá nhanh để cho tôi đuổi theo)

Ví dụ: He speaks so soft that we can’t hear anything. (Anh ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi không thể nghe bất cứ điều gì)

Ví dụ: She is old enough to get married. (Cô ấy đã đủ tuổi để làm đám cưới)

4. Have/ get + something + done (past participle)

Ý nghĩa: nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…

Ví dụ: I had my hair cut yesterday. (Tôi mới cắt tóc ngày hôm qua)

5. It + be + time + S + V (-ed, cột 2)

Ý nghĩa: đã đến lúc ai đó phải làm gì…

Ví dụ: It is time you had a shower. (Đã đến lúc đi tắm rồi)

6. It + takes/took + someone + amount of time + to do something

Ý nghĩa: làm gì… mất bao nhiêu thời gian…

Ví dụ: It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi đi đến trường mất 5 phút)

7. To prevent/stop + someone/something + from + V-ing

Ý nghĩa: ngăn cản ai/cái gì… làm gì..

Ví dụ: He prevented us from parking our car here. (Anh ấy ngăn cản chúng tôi đỗ xe ở đây)

8. S + find + it + adj to do something

Ý nghĩa: thấy… để làm gì…

Ví dụ: I find it very difficult to learn about English. (Tôi cảm thấy khó học tiếng Anh)

9. Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive)

Ý nghĩa: thích làm gì… hơn làm gì…

Ví dụ: He would play games than read books. (Anh ấy thích chơi game hơn đọc sách)

10. To be amazed at

Ý nghĩa: ngạc nhiên về…

Ví dụ: I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi ngạc nhiên về biệt thự to đẹp của anh ấy)

11. To be angry at + N/V-ing

Ý nghĩa: tức giận về…

Ví dụ: Her mother was very angry at her bad marks. (Mẹ cô ấy rất tức giận về điểm thấp của cô ấy)

12. To be good at/ bad at + N/ V-ing

Ý nghĩa: giỏi về…/ kém về…

Ví dụ: I am good at swimming. (Tôi giỏi bơi lội)

13. To be/get tired of + N/V-ing

Ý nghĩa: mệt mỏi về…

Ví dụ: My mother was tired of doing too much housework everyday. (Mẹ tôi mệt mỏi vì phải làm quá nhiều việc nhà mỗi ngày)

14. Can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing

Ý nghĩa: không chịu nổi…

Ví dụ: She can’t stand laughing at her little dog. (Cô ấy không thể nhịn được cười với chú cún của mình)

15. To be keen on/ to be fond of + N/V-ing

Ý nghĩa: thích làm gì đó…

Ví dụ: My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái tôi thích chơi với những con búp bê)

16. To be interested in + N/V-ing

Ý nghĩa: quan tâm đến…

Ví dụ: Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays. (Bà Brown quan tâm đến việc đi mua sắm vào chủ nhật)

17. To waste + time/ money + V-ing

Ý nghĩa: tốn tiền hoặc thời gian/ tiền bạc làm gì…

Ví dụ: We always wastes time playing computer games each day. (Chúng tôi luôn tốn thời gian vào việc chơi game máy tính mỗi dày)

18.To spend + amount of time/ money + V-ing

Ý nghĩa: dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc làm gì…

Ví dụ: Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last year. (Năm ngoái ông Jim dành nhiều tiền để đi du lịch vòng quanh thế giới)

19. To give up + V-ing/ N

Ý nghĩa: từ bỏ làm gì/ cái gì…

20. Would like/ want/wish + to do something

Ý nghĩa: muốn làm gì…

Ví dụ: I would like to go to the cinema with you tonight. (Tôi muốn đi xem phim rạp với bạn tối nay)

21. Had better + V(infinitive)

Ý nghĩa: nên làm gì….

Ví dụ: You had better go to see the doctor. (Bạn nên đến gặp bác sĩ)

22. To be interested in + N / V-ing

Ý nghĩa: thích cái gì…

Ví dụ: We are interested in reading books on history. (Chúng tôi thích đọc sách lịch sử)

23. To be bored with

Ý nghĩa: chán làm cái gì…

Ví dụ: We are bored with doing the same things everyday. (Chúng tôi chán làm những việc giống nhau mỗi ngày)

24. Too + tính từ + to do something

Ý nghĩa: quá làm sao… để làm cái gì…

Ví dụ: I’m to young to get married. (Tôi quá trẻ để cưới chồng)

25. It’s not necessary for someone to do something = Smb don’t need to do something

Ý nghĩa: không cần thiết phải làm gì…

Ví dụ: It is not necessary for you to do this exercise. (Bạn không cần thiết phải làm bài tập này)

26. To look forward to V-ing

Ý nghĩa: mong chờ, mong đợi làm gì…

Ví dụ: We are looking forward to going on holiday. (Chúng tôi mong đến kỳ nghỉ)

27. To provide smb from V-ing

Ý nghĩa: cung cấp cho ai cái gì…

Ví dụ: Can you provide us with some books in history? (Bạn có thể đưa cho chúng tôi một số cuốn sách lịch sử được không?)

28.To prevent someone from V-ing

Ý nghĩa: cản trở ai làm gì…

Ví dụ: The rain stopped us from going for a walk. (Trời mưa khiến chúng tôi không thể tản bộ)

29. To fail to do something

Ý nghĩa: không làm được cái gì… /thất bại trong việc làm cái gì…

Ví dụ: We failed to do this exercise. (Chúng tôi không làm được bài tập này)

30. To be succeed in V-ing

Ý nghĩa: thành công trong việc làm cái gì…

Ví dụ: We were succeed in passing the exam. (Chúng tôi đã vượt qua kỳ thi thành công)

31. It is (very) kind of someone to do something

Ý nghĩa: ai thật tốt bụng/tử tế khi làm gì…

Ví dụ: It is very kind of you to help me. (Bạn thật tử tế khi giúp đỡ tôi)

32. To have no idea of something = Don’t know about something

Ý nghĩa: không biết/ không có ý tưởng về cái gì…

Ví dụ: I have no idea of this word = I don’t know this word. (Tôi không biết từ này)

Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết trong học tập, trong công việc, trong đời sống hằng ngày. Nắm vững các cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh là một lợi thế quan trọng giúp bạn sử dụng tốt hơn ngôn ngữ này.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn khái quát về các cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh để có thể trau dồi thêm về trình độ ngoại ngữ của mình.

Xem video: cấu trúc câu “I’m Good At” – Ms Thuỷ KISS English

Cấu Trúc Của Các Loại Câu Trong Tiếng Anh ?

data-full-width-responsive=”true”

#1. Câu đơn trong tiếng Anh (Simple Sentence)

Cũng giống như tiếng Việt của chúng ta, trong tiếng Anh cũng có các loại câu đơn nhưng không được gọi là chủ ngữ và vị ngữ, mà được gọi là chủ ngữ với tân ngữ.

Đơn giản là vì vị ngữ của tiếng Việt bao gồm cả động từ theo sau chủ ngữ chính, nhưng tiếng Anh thì không. Động từ tiếng Anh đứng riêng biệt và tân ngữ đi sau động từ đó.

I like roses very much (Tôi rất thích hoa hồng)

My mother usually does morning exercise at 5:am (Mẹ tôi thường tập thể dục buổi sáng vào lúc 5 giờ)

#2. Câu ghép trong tiếng Anh (Compound Sentence)

Câu ghép trong tiếng Anh có lẽ không mấy phức tạp như trong tiếng Việt, vì chúng được tạo nên từ hai câu đơn có ý nghĩa hoàn chỉnh về nghĩa.

data-full-width-responsive=”true”

Hai câu đơn này được gắn kết với nhau nhờ các liên từ nối chỉ quan hệ nguyên nhân, kết quả bao gồm: for, and, nor, but, or, yet, so.

Các từ này được gọi là các liên từ kết hợp trong tiếng Anh vì chúng có chức năng nối câu và liên kết hai câu đơn để tạo thành câu ghép tiếng Anh mang ý nghĩa hoàn chỉnh. Giữa hai vế câu đơn này sẽ thường có một dấu phẩy (,) đi kèm để ngăn cách ý nghĩa riêng của mỗi vế.

He worked hard, so he got good marks (Cậu ấy học hành chăm chỉ nên đạt được kết quả tốt)

I don’t like milk, nor does my younger brother like milk (Tôi không thích uống sữa và em trai tôi cũng thế)

#3. Câu phức trong tiếng Anh (Complex Sentence)

Đúng như cái tên “câu phức”, loại câu này có phức tạp hơn một chút so với hai loại câu kể trên.

Đương nhiên rồi vì loại câu này là loại câu “cao cấp” nhất trong tiếng Anh. Trong câu phức cũng có thể được phân chia thành hai loại vế câu, tuy nhiên chúng là các vế câu mang tính chất phụ thuộc, phải nhờ liên kết với vế câu còn lại thì mới có nghĩa.

Các dạng liên từ phụ thuộc cho loại câu phức thường gặp phải kể đến như: although, though, even though, after, before, as, as long as, as soon as, because, since, if, unless, even if, once, now that, so that, in order that, until, when, where, while, in case, in the even that.

If you come, we’ll go to the beach (Nếu bạn đến, chúng ta sẽ đi biển)

She studies English in order that she can find a good job (Cô ấy học tiếng anh với mong muốn tìm được công việc tốt)

As soon as I came back home, it rained (Tôi vừa về đến nhà thì trời mưa)

Vừa rồi là các loại câu trong tiếng Anh mà người học cần phải nắm được. Việc sử dụng thành thạo các loại câu này có thể giúp bạn đặt câu dễ dàng hơn và viết bài luận tốt hơn!

CTV: Yên Tử – Blogchiasekienthuc.com

Tất Tần Tật Về Cấu Trúc Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Anh

Đầu tiên, chúng ta hãy xem một bảng xếp hạng nho nhỏ giữa các từ dùng cho câu cầu khiến và các mức độ của nó khi sử dụng:

1. Causative let – Cấu trúc cầu khiến của Let

Theo như bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng LET là từ cầu khiến “yếu ớt” nhất, tất nhiên nó cũng mang tính lịch sự nhiều nhất.

Căn bản là, LET có nghĩa là để cho ai đó được phép làm gì đó, họ có thể quyết định làm việc đó nếu họ muốn và bạn sẽ chẳng can thiệp vào việc họ làm.

Khi chúng ta dùng LET, chúng ta nghĩ đến bố mẹ, trường học, các vị sếp và cả các cơ quan lãnh đạo chính phủ – những người mà sẽ cho phép chúng ta làm việc gì đó. Nhưng rồi việc có làm việc đó như vậy hay không là lựa chọn của bản thân chúng ta.

We went to work, and we had a smoking shed – a place where we could come and smoke there. (Chúng ta đi làm, và chúng ta có khu vực hút thuốc – là nơi mà chúng ta có thể đến và hút thuốc ở đó. )

➜ They let us smoke (Họ để chúng ta hút thuốc ở đó.)

Cùng ý nghĩa với LET, chúng ta có thể dùng “ALLOWED TO”.

In some countries, you are allowed to drink beer since you are 16. (Tại một số đất nước, bạn được uống bia từ năm 16 tuổi.)

Lưu ý rằng ALLOWED TO là thể bị động, sẽ chính xác trong các trường hợp bị động hơn.

Công thức của LET:LET + SOMEBODY + DO + SOMETHING

LET có thể dùng với giới từ IN và OUT.

LET còn có thể dùng với giới từ OFF và ON, nhưng thường chỉ để nói về vận chuyển

2. Causative have – Cấu trúc cầu khiến của HAVE

Công thức chủ động của HAVE: (active HAVE)Công thức bị động của HAVE: (passive HAVE)HAVE + SOMETHING + DONE HAVE + SOMEBODY + DO + SOMETHING

Chúng ta dùng HAVE như một từ mệnh lệnh để miêu tả một quy trình chuẩn hoặc một dịch vụ. Khi chúng ta have someone do something (khiến ai đó làm gì đó), chúng ta thường yêu cầu ai đó mà chúng ta thấy rằng họ phù hợp với yêu cầu của chúng ta.

In Istanbul, you will see that every office have someone called “tea guy”. And his job is to make tea. So whenever you want to have a cup of tea, you would have him make tea. (Ở Istanbul, bạn sẽ thấy rằng mỗi văn phòng đều có một người được gọi là “người pha trà”. Và công việc của anh ta là pha trà. Nên bất cứ khi nào bạn muốn một ly trà, bạn yêu cầu anh ta pha trà.)

➜ Bất cứ khi nào bạn trả tiền cho ai đó làm điều gì đó cho mình thì đây là công thức phù hợp nhất.

➜ Chúng ta còn có thể dùng cấu trúc này với động từ DO để diễn tả việc manicures (làm móng tay), pedicures (làm móng chân), hair styling (tạo kiểu tóc) hoặc bất kỳ các loại hình làm đẹp.

Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta sẽ giúp họ thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải.

Cấu trúc GET + V (to-infinitive) Cấu trúc GET SOMETHING DONE (cấu trúc bị động – passive) Ví dụ:

Cấu trúc này chúng ta thường dùng để diễn tả một lời đe dọa.

3. Causative get – Cấu trúc cầu khiến của GET

GET là từ cầu khiến ở mức trung bình. Khi chúng ta dùng HAVE SOMEONE DO SOMETHING, cấu trúc này khiến chúng ta có cảm giác tôn trọng. Còn khi dùng GET chúng ta có ít sự tôn trọng hơn. Khi chúng ta dùng GET thay vì HAVE, chúng ta tập trung vào kết quả của sự việc hơn là quá trình và giao thức.

Như một kết quả của việc đó, chúng ta thường dùng từ cầu khiến GET với những đối tượng không phải là con người.

Cấu trúc GET IT DONE thể hiện một sự quyết liệt với yêu cầu của chúng ta. Đây là câu mệnh lệnh thật sự, khi dùng câu này bạn hoàn toàn không quan tâm đến quá trình, bạn chỉ cần kết quả.

I dont care how you take care of it, just get it done! ( Tôi không quan tâm bạn làm thế nào, chỉ cần hoàn thành nó.)

Just get it done, do not explain anymore. (Hoàn thành nó đi, đừng giải thích nữa.)

Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn di chuyển cái gì đó (hoặc ai đó) đến một nơi.

Chúng ta dùng cấu trúc này để diễn tả một sự bực dọc.

4. Causative make – Cấu trúc cầu khiến của make

FORCE + prepositions of DIRECTION

Bắt đầu từ lúc này chúng ta đã bước vào khu vực của những yêu cầu “không được chọn lựa”. Đối với những từ mệnh lệnh ở trên (let, have và get), đâu đó người nhận mệnh lệnh vẫn còn sự lựa chọn làm hay không làm.

Chúng ta dùng cấu trúc này khi nói về việc gì đó mà chúng ta không thể điều khiển.

5. Causative force – Cấu trúc cầu khiến của force

FORCE là từ mệnh lệnh mạnh nhất, và tất nhiên, khi dùng FORCE, người nhận mệnh lệnh chắc chắn không có sự lựa chọn nào khác là phải làm. Chúng ta dùng FORCE khi chúng ta muốn nhấn mạnh việc này.

Khi chúng ta dùng FORCE với hướng di chuyển, chúng ta dùng các giới từ INTO, ONTO, BACK TO, OVER, AGAINST, ACROSS.

When they forced him against the wall, he fighted back. (Khi bọn chúng đẩy anh ấy vào tường, anh ấy đánh trả.)

Câu Giả Định (Subjuntive): Tất Cả Các Cấu Trúc &Amp; Bài Tập Áp Dụng

Khi đối tượng này muốn đối tượng kia thực hiện việc gì thì chúng ta sẽ sử dụng câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến. Tuy nhiên khác với câu mệnh lệnh, câu giả định mang sắc thái cầu khiến chứ không có tính ép buộc. Tức là người được yêu cầu làm việc có thể có hoặc không cần làm việc đó. Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể không “to” của các động từ sau một số động từ chính và thường có ” that “.

2. Câu giả định với “would rather…that”

Ví dụ: She would rather that her mother cooks dinner tonight. (Cô ấy muốn mẹ của mình nấu buổi tối tối nay).

: Trong ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ “that” trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.

: Mệnh đề sau “that” có thể dùng ở thể phủ định. Nếu động từ ở mệnh đề đó là “be” thì chia “were” ở tất cả các ngôi.

3. Câu giả định đi sau động từ

Câu giả định sẽ được thành lập khi đi với các động từ sau:

: Nếu bỏ “that” ở câu trên thì chủ ngữ 2 sẽ trở thành tân ngữ và động từ thứ 2 sẽ chuyển từ thể nguyên mẫu (V.inf) sang thể nguyên mẫu có “to” (to-V).

4. Câu giả định dùng với tính từ

Các tính từ trong câu giả định bao gồm:

Ví dụ: It is necessary that children brush their teeth twice a day.(Việc những đứa trẻ đánh răng hai lần một ngày thật là cần thiết).

: Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ của các tính từ trong bảng để thiết lập câu tương đương.

Ví dụ: It is a suggestion that children play sports.(Có lời đề nghị rằng trẻ em nên chơi thể thao).

5. Câu giả định dùng với “it is time”

Ví dụ: It is time for us to hang out.(Đã đến lúc chúng ta đi chơi rồi).

Trong câu này, “high” và “about” được thêm vào câu để nhấn mạnh ý.

6. Câu giả định trong các trường hợp đặc biệt

Câu giả định còn dùng được trong một số câu cảm thán, thường bao hàm các thế lực siêu nhiên.Ví dụ: God save my family! (Thần phù hộ cho gia đình tôi.)

Dùng sau động từ “may” ở một số trường hợp sau:+ Come what may: dù thế nào đi chăng nữaVí dụ: Come what may I always be with you(Dù thế nào đi chăng nữa thì tôi sẽ luôn bên bạn).+ May as well not do something … if …: Có thể đừng … nếu không …Ví dụ: You may as well not come if you don’t want to. (Bạn có thể không đến nếu bạn không muốn).+ May/ might (just) as well do something: chẳng mất gì mà lại không làm …Ví dụ: Because it’s free, I may as well do try. (Vì nó miễn phí, nên tôi chẳng mất gì mà không thử).+ Cấu trúc: May + S + linking verbs + Adj. hoặc May + S + V + complement: Cầu chúc choVí dụ: May you be happy. (Chúc cho bạn luôn hạnh phúc).

If need be: nếu cầnVí dụ: If need be we can buy another house. (Nếu cần chúng ta hãy mua ngôi nhà khác).Dùng với “if this be” trong trường hợp muốn nêu ra một giả định từ phía người nói nhưng không thật chắc chắn lắm về khả năng.Ví dụ: If this be lucky person, you would be chosen. (Nếu là một người may mắn thì bạn có thể được chọn.)

Chọn đáp án đúng:

1. It is important that you ….. your teeth twice a day.A. brushedB. brushingC. burshD. will bursh.

2. My mother would rather that my sister ….. how to play the pianoA. learnsB. learnC. will learnD. has learned

3. I would rather I ….. my phone at home yesterday.A. don’t leaveB. didn’t leaveC. haven’t leftD. hadn’t left

4. It is the time Peter ….. to the doctor.A. wentB. goC. goesD. must go

5. The leader moved that the party ….. moved to next month.A. beB. willC. isD. was

6. Alice asked that all of us ….. her when she travels in Viet Nam.A. willB. are going to visitC. visitedD. visit

7. If this ….. proven right, you would be considered innocent.A. isB. beC. wasD. were

8. The law requires that everyone …… his car checked at least once a month.A. hasB. haveC. will haveD. had

9. It is a ….. from his doctor that he ….. short trip abroad.A. suggest/takeB. suggestion/will takeC. suggest/takeD. suggestion/take

10. -“What will you do during winter vacation?”-“I don’t know, but it’s about time I ….. something.”A. decideB. decidedC. will decideD. am deciding