Tác dụng của tắm biển là gì?
Tắm biển có tác dụng gì? Chắc hẳn khá nhiều người cảm thấy đây là một câu hỏi lạ lùng, tắm biển còn có tác dụng gì ngoài việc mát mẻ và tránh nóng nữa chứ. Thế nhưng trên thực tế tắm biển mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích hơn là bạn nghĩ. Một số tác dụng của tắm biển có thể kể đến như:
Trị các bệnh về tai mũi họng
Tác dụng của nước biển tới các bệnh nhân mắc bệnh về tai mũi họng được tạo thành nhờ những đặc tính quý giá có trong nước biển. Cụ thể, theo các nghiên cứu được đưa ra, trong nước biển có chứa đến hơn 80 ngàn loại vi sinh vật với các nguyên tố vi chất và muối khoáng tốt cho sức khỏe.
Sự bay hơi của nước biển khi tắm biển có tác dụng trực tiếp trên cơ thể giúp giảm co thắt và tăng trương lực của trung tâm hô hấp, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về tai mũi họng.
Củng cố hệ miễn dịch của cơ thể
Như đã đề cập ở trên, nước biển chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, những khoáng chất này qua da và hệ hô hấp được thu nạp vào cơ thể có tác dụng rất tốt trong việc củng cố và bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.
Chất kiềm hóa trong muối biển cũng giúp cân bằng độ pH của não và thận, giúp tăng cường sức khỏe.
Giúp ngủ ngon giấc hơn
Không khí biển là không khí được đưa từ ngoài biển khơi về nên thường rất trong lành và không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm như không khí trong các khu đô thị. Việc hít thở phần không khí trong lành này sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, từ đó giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Hỗ trợ điều trị các bệnh khớp mãn tính và chứng còi xương ở trẻ nhỏ
Muối khoáng và vi chất có trong nước biển giúp xương chắc khỏe hơn, phòng bệnh loãng xương. Bên cạnh đó cát biển cũng giúp cùng cố sức khỏe của xương, hơi nóng từ cát có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh khớp mãn tính. Tác dụng này phát huy tốt nhất khi bạn phù một phần cát lên cơ thể từ 15-30 phút và dưới nhiệt độ từ 30-40 độ.
Giúp cải thiện lưu thông mái, tăng lượng hồng cầu và ổn định nhịp tim
Tắm biển giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, nước biển cũng giúp tăng lượng hồng cầu, làm lành vết thương, trẻ hóa và mờ nếp nhăn trên da.
Cải thiện hiệu suất của tuyến giáp
I-ốt có trong nước biển kích thích não hoạt động, cải thiện trí nhớ và hiệu suất của tuyến giáp
Chữa các bệnh về da
Sở hữu rất nhiều khoáng chất như I-ốt, canxi, kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, đồng, asen,… những khoáng chất này được hấp thu thông qua các lỗ chân lông và mao mạch, có tác dụng làm sạch da, giúp chữa các bệnh về da như eczema, vẩy nến,…
Những ai nên thường xuyên tắm biển?
Những người nên thường xuyên tắm biển
Những người mắc các bệnh về xương khớp như: Gout, còi xương, viêm khớp,…
Những người thường xuyên bị mất ngủ
Người bị mắc các bệnh về da như eczema, vẩy nến cũng nên thường xuyên tắm biển
Những người mắc các bệnh về tim mạch dạng nhẹ như rối loạn nhịp tim, thiếu máu…
Mẹ bầu trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ
Những người không nên tắm biển
Bên cạnh các tác dụng rất tốt cho sức khỏe thì tắm biển cũng không thực sự tốt với một số người:
Những người bị dị ứng nước biển
Những người có thần kinh dễ bị kích thích hoặc thường xuyên sợ lạnh
Người bị viêm tai giữa
Người đang có tình trạng sức khỏe không tốn như chướng bụng, cảm lạnh,… cũng không nên tắm biển
…
Cách tắm biển tốt cho sức khỏe
Khởi động trước khi tắm biển
Khi bạn tắm biển, không chỉ có áp lực từ nước mà sóng biển cũng có tác dụng rất mạnh đến các khớp xương và cơ trên cơ thể bạn. Vì thế, để tránh bị chuột rút, bạn cần khởi động trước khi tắm biển.
Một số động tác khởi động có thể sử dụng trước khi tắm biển như: đứng lên ngồi xuống vài lần, chạy tại chỗ, ép chân,… Các động tác này giúp bạn làm trơn tru các khớp cử động và tuần hoàn máu trong cơ tốt, tăng hiệu quả của nước biển tác động đến cơ thể.
Các chú ý khi tắm biển
Không nên tắm biển vào những ngày có sóng quá mạnh và khi nhiệt độ ngoài trời thấp vì có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh
Nên tắm biển sau khi ăn 1-2 giờ để tránh bị đầy bụng, khó thở
Không tắm biển vào những thời điểm có nhiều tia tử ngoại, cụ thể là từ 10 giờ sáng đến trước 14 giờ chiều
Không tắm biển quá lâu (không quá 1 giờ với người có sức khỏe tốt và không quá 20-30 phút với người có sức khỏe kém)
Luôn tuân thủ nội quy của bãi biển để tránh gặp phải các tình huống gây nguy hiểm