Tại Sao Cấu Tạo Của Tim Lại Không Đều Nhau / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Nhịp Đập Trái Tim Của Mỗi Người Là Khác Nhau, Vì Sao Lại Như Vậy?

Tim sở dĩ có thể liên tục làm việc không nghỉ là bởi cấu tạo của nó. Không giống như các cơ quan khác, trong quả tim có một hệ thống tổ chức rất đặc biệt, đó là hệ thống nút thần kinh là nút xoang, nút nhĩ thất và bó His. Cơ chế vận

Tim sở dĩ có thể liên tục làm việc không nghỉ là bởi cấu tạo của nó. Không giống như các cơ quan khác, trong quả tim có một hệ thống tổ chức rất đặc biệt, đó là hệ thống nút thần kinh là nút xoang, nút nhĩ thất và bó His.Cơ chế vận hành của trái tim

Trái tim là một cỗ máy phi thường, suốt cuộc đời không bao giờ ngưng nghỉ, cơ tim luôn hoạt động để cung cấp máu đến các bộ phận cơ thể. Nếu cứ tính trung bình một phút trái tim đập 60 lần, với tuổi một cụ già 80, trái tim đã đập khoảng 2 tỷ 400 triệu lần.

Tim sở dĩ có thể liên tục làm việc không nghỉ là bởi cấu tạo của nó. Không giống như các cơ quan khác, trong quả tim có một hệ thống tổ chức rất đặc biệt, đó là hệ thống nút thần kinh là nút xoang, nút nhĩ thất và bó His.

Thông thường mà nói tốc độ đập của tim tương đối nhanh lúc hít vào và tương đối chậm khi thở ra, lúc nằm đập chậm hơn lúc ngồi, lúc ngồi đập chậm hơn lúc đứng. Khi ta vận động, tim đập nhanh hơn mức bình thường. Khi ta bị kích động, tim đập nhanh hơn lức ở trạng thái ôn hòa. Nhiệt độ cao cũng làm tim đập nhanh hơn khi trời lánh giá. Ở nam giới tim đập chậm hơn ở nữ giới.

Chúng ta có thể lấy tần số dao động đập của tim lúc yên tĩnh để xem xét thì ở nam giới bình quân một phút là 65 đến 75 lần, ở nữ giới bình quân từ 70 đến 80 lần. Ở người già, tim đập chậm hơn người trẻ, người trẻ tim đập chậm hơn trẻ con. Tuổi càng nhỏ, tim đập càng nhanh. Trẻ còn trong bụng mẹ tần số đập của tim có thể đạt tới 140 đến 160 lần mỗi phút. Khi ra đời giảm còn 130 lần mỗi phút. Lúc lên 2 tuổi chỉ còn 100 đến 120 lần trong một phút, sau 5 tuổi càng chậm lại, đến sau 15 tuổi thì tần số đập của tim gần tương đương như người lớn.

Tại Sao Chúng Ta Lại Khám Phá Không Gian?

Năm 1970, một dì sơ tên là Mary Jucunda tại Zambia viết một lá thư cho Ernst Stuhlinger, người khi đó đang là Phó Giám Đốc khoa học của NASA tại Trung tâm bay không gian Marshall, bày tỏ sự không hài lòng về việc ông liên tục thúc đẩy phát triển các dự án bay lên sao hỏa. Cụ thể, sơ này hỏi rằng tại sao ông có thể bỏ hàng tỷ đô la vào những dự án này khi mà ngay tại thời điểm đó còn quá nhiều trẻ em trên thế giới còn đang phải chết đói.

Stuhlinger sau đó gửi một bức thư trả lời cho sơ Jucunda đi kèm với “Earthrise”, một bức ảnh biểu tượng về trái đất được chụp từ mặt trăng vào năm 1968 bởi phi hành gia William Anders. Bức thư trả lời đầy tâm huyết của ông sau đó được NASA đăng lên website chính thức với tiêu đề, “Tại sao lại phải khám giá không gian?”

Đây là nội dung của bức thư do Thú Vị Quanh Ta dịch lại.

Ngày 6/5/1970

Kính gửi sơ Mary Jucunda,

Lá thư của sơ là một trong rất nhiều lá thư được gửi đến tôi mỗi ngày, nhưng nó đã khiến tôi cảm động nhiều hơn bất kì lá thư nào khác bởi vì nó được viết ra bởi một cái đầu luôn tìm tòi và một trái tim đầy lòng trắc ẩn. Tôi sẽ cố gắng trả lời bức thư của sơ bằng tất cả khả năng mà mình có thể.

Lời đầu tiên cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc của mình đối với sơ, và với rất nhiều những sơ khác, bởi vì mọi người đang hi sinh cuộc sống của mình cho nghĩa cửa cao đẹp nhất: ra tay giúp đỡ những người anh em đang trong hoạn nạn.

Trong lá thư của mình, sơ hỏi tôi rằng làm sao tôi có thể chấp nhận việc tiêu phí hàng tỉ đô la vào các chương trình khám phá sao Hỏa, tại thời điểm mà có biết bao trẻ em trên trái đất còn đang phải chết vì đói. Tôi biết rằng sơ sẽ không chấp nhận một câu trả lời đại loại như ” Ồ, tôi đâu có biết trẻ em trên trái đất đang phải chết vì không có thức ăn, nhưng từ bây giờ tôi sẽ dừng tất cả những nghiên cứu về không gian cho tới khi nhân loại xử lí được vấn đề này“. Trên thực tế, bản thân tôi đã biết rõ về các nạn đói xảy ra đối với trẻ em rất lâu trước khi tôi biết rằng việc du hành tới sao Hỏa là một thứ gì đó khả thi. Tuy nhiên, tôi, cũng như rất nhiều những người bạn của tôi, tin rằng việc khám phá mặt trăng, sau đó là sao Hỏa và các hành tinh khác là một nhiệm vụ mà chúng ta cần phải thực hiện ngay bây giờ, và tôi thậm chí tin rằng dự án này, về lâu dài, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần xử lí những vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đang gặp phải trên trái đất, quan trọng hơn rất nhiều những dự án tiềm năng khác đang được tranh luận năm này qua năm khác khiến chúng vô cùng chậm chạp trong việc đạt được một kết quả khả quan.

Trước khi đi vào giải thích chi tiết những chương trình không gian của chúng tôi có thể đóng vai trò như thế nào trong việc xử lí các vấn đề lớn mà trái đất đang gặp phải, tôi muốn đưa ra một ví dụ, một câu truyện có thật như một minh chứng cho những luận điểm của mình.

Khoảng 400 năm trước, có một vị bá tước sống trong một thành phố nhỏ tại Đức. Vị bá tước này là một người rất tốt, và ông sử dụng hầu hết của cải của mình để giúp đỡ những người nghèo ở đó. Vào thời trung cổ, dịch bệnh và tai ương thường xuyên ập xuống khiến người dân nghèo lại càng nghèo, nên hành động của vị bá tước vô cùng được lòng người dân trong thành phố. Một ngày nọ, vị bá tước gặp một người đàn ông kì lạ. Anh ta có một phòng thí nghiệm nhỏ trong nhà mình. Ban ngày, anh ta làm việc rất chăm chỉ để có thể giành vài tiếng vào buổi tối thực hiện những thí nghiệm trong đó. Anh tạo ra những thấu kính nhỏ từ những mảnh kính, rồi đặt những thấu kính đó vào trong các ống dài, và dùng thiết bị mà mình tạo ra để nhìn ngắm những vật rất nhỏ. Vị bá tước tỏ ra rất thích thú khi thấy những sinh vật nhỏ li ti có thể quan sát được nhờ khả năng phóng đại của thiết bị này mà ông chưa bao giờ thấy trước đây. Vị bá tước này liền mời người đàn ông nọ vào sống trong lâu đài của mình, tất nhiên là cùng với phòng thí nghiệm nhỏ của anh, để trở thành một trong những người trong gia đình của ông, và để anh có thể giành toàn bộ thời gian của mình phát triển và hoàn thiện thiết bị mà mình đã tạo ra.

Tuy nhiên, những người dân ở đó lại trở nên giận dữ, vì họ nghĩ rằng vị bá tước đang lãng phí tiền của vào một thứ mà chẳng có mục đích gì. ” Chúng ta đang phải chịu đựng những tai ương này,” họ nói, ” trong khi ông ta trả tiền cho một gã với thứ sở thích vô dụng!” Nhưng vị bá tước vẫn rất cương nghị. ” Tôi cho mọi người tất cả những gì tôi có thể“, ông nói, ” nhưng tôi vẫn sẽ giúp đỡ người đàn ông này và những gì anh ta đang làm, bởi vì tôi biết rằng anh ta sẽ tạo ra một thứ gì đó hữu ích trong tương lai! “

Đúng vậy, một phát minh đã được sinh ra từ đó: chiếc kính hiển vi. Một điều hiển nhiên là kính hiển vi đã đóng một vai trò lớn hơn bất kì phát minh nào khác vào sự phát triển của y học, và chính phát minh này đã giúp việc nghiên cứu và ngăn chặn rất nhiều dịch bệnh lây nhiễm trên thế giới trong quá khứ trở nên khả thi.

Như vậy, bằng cách sử dụng một phần tài sản của mình cho việc nghiên cứu và khám phá, vị bá tước đã đóng góp cho nhân loại lớn hơn rất nhiều so với việc ông chỉ dùng tài sản của mình để cứu giúp những người nghèo trong thành phố.

Hoàn cảnh mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay giống với câu chuyện trên ở rất nhiều khía cạnh. Tổng thống Hoa Kỳ mỗi năm tiêu tốn hết khoảng 200 tỉ đô la. Số tiền này được sử dụng cho các mục đích như sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, cải cách đô thị, làm đường, vận chuyển, cứu trợ quốc tế, phòng thủ, bảo tồn, khoa học, nông nghiệp và rất nhiều các đầu mục khác trong cũng như ngoài nước. Trong năm nay, khoảng 1.6% số tiền này được cấp cho việc khám phá không gian. Những chương trình không gian như Project Apollo và rất nhiều các chương trình nhỏ khác trong các mảng vật lí không gian, thiên văn học không gian, sinh học không gian, các dự án hành tinh, các dự án về tài nguyên trái đất và kĩ thuật không gian. Để có thể giúp trang trải chi phí cho những chương trình này, một người Mỹ trung bình với thu nhập khoảng 10.000 đô la mỗi năm đang đóng khoảng 30 đô la cho các chương trình không gian. Phần thu nhập còn lại, 9970 đô la, được dùng để trang trải các sinh hoạt phí, giải trí, tiết kiệm, các loại thuế và chi phí khác của anh ta/cô ta.

Tôi biết rằng tất cả bạn bè của tôi cũng cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa những chương trình như vậy vào thực tế chỉ đơn giản bằng cách ngừng các kế hoạch khám phá sao Hỏa. Ngược lại, tôi thậm chí tin rằng bằng cách tập trung sức lực và tinh thần vào các chương trình không gian, tôi có thể đóng góp nhiều hơn vào việc giải quyết nạn đói nghèo mà chúng ta đang gặp phải trên trái đất. Về cơ bản, việc giải quyết nạn đói bao gồm hai phần: sản xuất thức ăn và phân phối thức ăn. Việc sản xuất thức ăn bằng nông nghiệp, chăn thả gia súc, đánh bắt cá và các phương pháp với qui mô lớn khác thường sẽ có hiệu quả cao ở một số nơi trên thế giới nhưng lại rất kém hiệu quả ở những nơi khác. Ví dụ, một khoảng đất rộng lớn sẽ được sử dụng một cách tối ưu hơn rất nhiều nếu như các biện pháp hiệu quả về kiểm soát lưu vực, phân bón, dự báo thời tiết, đánh giá độ màu mỡ, thói quen nuôi trồng, thời gian canh tác, theo dõi vụ mùa cũng như thu hoạch được áp dụng.

Công cụ tốt nhất để cải tiến tất cả những thứ đó không có gì bàn cãi chính là các vệ tinh nhân tạo. Bay quanh trái đất ở độ cao rất lớn, chúng có thể theo dõi một diện tích đất khổng lồ trong một thời gian ngắn; chúng có thể quan sát và đánh giá số lượng lớn các nhân tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới mùa màng, đất đai, hạn hán, mưa, tuyết … và sau đó gửi các thông tin này tới các trạm mặt đất để xử lí và đưa ra các phương án phù hợp. Thực tế chỉ ra rằng chỉ một hệ thống vệ tinh đơn giản bao gồm các cảm biến đang chạy trong một chương trình nông nghiệp đã có thể tăng sản lượng vụ mùa hàng năm lên tới con số hàng tỉ đô la.

Việc phân phối thức ăn tới những người cần chúng lại là cả một vấn đề hoàn toàn khác. Câu hỏi không chỉ đơn giản là về khối lượng vận chuyển, mà về khả năng hợp tác quốc tế. Chính quyền của một quốc gia nhỏ bé sẽ không cảm thấy dễ chịu khi có một lượng lớn thức ăn được vận chuyển qua quốc gia của họ bởi một quốc gia lớn hơn, đơn giản bởi vì họ sợ rằng ngoài thức ăn, những thứ đi kèm khác sẽ bao gồm cả sức ảnh hưởng cũng như sức mạnh của ngoại bang. Tôi e ngại rằng việc giúp đỡ những người nghèo khó sẽ không thể trở nên hiệu quả nếu như ranh giới giữa các quốc gia còn đang bị chia cắt như ngày nay. Tôi cũng không tin rằng các chuyến bay không gian cũng làm được điều này ngay lập tức. Tuy nhiên, các chương trình không gian chính là một trong những phương pháp đầy triển vọng đang thực hiện để đạt được điều đó.

Tôi muốn kể cho sơ về sự cố khiến cho chuyến tàu Apollo 13 vừa rồi suýt trở thành thảm kịch. Trong thời khắc quyết định lúc các phi hành gia của chúng ta chuẩn bị trở về, Liên bang Xô Viết đã chủ động tắt toàn bộ các tín hiệu radio trong tần số được sử dụng bởi Chương trình Apollo để tránh khả năng xảy ra bất kì sự nhiễu sóng nào, và các tàu của họ túc trực sẵn trên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương để sẵn sàng tương trợ nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra với phi hành đoàn. Nếu như tàu của chúng ta hạ cánh gần một trong những chiếc tàu của Nga, chắc chắn một điều rằng họ sẽ giành tất cả sự quan tâm chăm sóc tốt nhất cho các phi hành gia của chúng ta như thể họ chăm sóc cho các phi hành gia của chính Liên bang Xô Viết vừa trở về từ vũ trụ. Mỹ cũng vậy, chúng tôi sẽ không ngần ngại làm điều tương tự cho các phi hành gia của họ nếu như họ không may gặp phải tình huống tương tự.

Năng suất lương thực cao hơn nhờ theo dõi và đánh giá từ quỹ đạo, và khả năng phân phối lương thực tốt hơn nhờ vào mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp giữa các quốc gia, chỉ là hai ví dụ trong việc những chương trình không gian có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống trên trái đất của chúng ta như thế nào. Tôi muốn lấy thêm hai ví dụ khác: kích thích sự phát triển của công nghệ và khả năng sản sinh ra các tri thức khoa học.

Chưa bao giờ trong lịch sử của ngành kĩ thuật chúng ta phải đưa ra các yêu cầu về tính chính xác cao và độ ổn định tuyệt đối đối đến như thế với những thành phần của một con tàu vũ trụ. Việc phát triển những hệ thống đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như vậy đã cho chúng tôi một cơ hội tuyệt vời để tìm ra những vật liệu và phương pháp mới, để phát minh ra những hệ thống kỹ thuật tốt hơn, để tạo ra những qui trình, để tăng tuổi thọ của các thiết bị, và thậm chí để khám phá ra những định luật vũ trụ mới.

Tất cả những kiến thức kĩ thuật mới này đều có thể được áp dụng cho các sản phẩm dưới mặt đất. Mỗi năm, hàng ngàn những phát minh trong các chương trình không gian được nhìn thấy trong những ngành khác, giúp cho con người có được những công cụ làm bếp tốt hơn, những máy móc tốt hơn cho việc đồng áng, máy may quần áo tốt hơn, vô tuyến tốt hơn, tàu bè và máy bay tốt hơn, khả năng dự báo thời tiết và bão lũ tốt hơn, các kênh liên lạc tốt hơn, các thiết bị y tế tốt hơn và các công cụ thiết yếu khác cho đời sống của chúng ta. Tôi cho rằng lúc này sơ sẽ tiếp tục thắc mắc, tại sao chúng ta phải phát triển hẳn một hệ thống hỗ trợ sự sống cho các phi hành gia trên mặt trăng, trước khi chúng ta có thể xây dựng một hệ thống cảm biến từ xa cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Câu trả lời rất đơn giản: sự đột phá trong việc tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề hóc búa thường không xuất hiện bằng các phương pháp trực tiếp, nhưng lại bằng cách đặt ra mục tiêu giải quyết những thử thách lớn hơn. Những thử thách này sẽ là động lực mạnh mẽ buộc phải tạo ra những cách làm tân tiến, làm nhiên liệu thúc đẩy con người phải cố gắng hết sức mình, và chính điều đó là chất xúc tác để tạo ra một loạt các phản ứng khác, mà kết quả là những phát minh vĩ đại mà chúng ta đang sử dụng.

Các chuyến bay vào vũ trụ hiển nhiên là đang đóng vai trò như vậy. Những chuyến hành trình khám phá sao Hỏa tất nhiên sẽ không phải là nguồn cung cấp thực phẩm trực tiếp cho những người nghèo đói. Tuy nhiên, bản thân nó sẽ là nguồn gốc của vô vàn những phát minh quan trọng khác mà giá trị mang lại sẽ gấp nhiều nhiều lần cái giá phải trả để thực hiện dự án này.

Ngoài nhu cầu về các công nghệ mới, việc tìm ra các kiến thức cơ bản mới cũng là điều vô cùng cấp thiết cho việc nâng cao điều kiện sống của con người trên trái đất. Chúng ta cần nhiều kiến thức hơn trong các lĩnh vực vật lí và hóa học, trong sinh học hay sinh lí học, và đặc biệt là về dược phẩm để đối phó với những nguy cơ gây hại cho đời sống con người: đói khát, bệnh tật, lây nhiễm thức ăn và nguồn nước, ô nhiễm môi trường.

Trong tất cả những dự án được định hướng, điều khiển và cấp ngân sách bởi chính phủ Hoa Kỳ, chương trình không gian chắc chắn là dự án được nhiều người biết đến nhất, và có lẽ nó là dự án được tranh luận nhiều nhất, mặc dù nó chỉ chiếm 1.6% tổng ngân khố quốc gia, và chỉ chưa đến 0.3% tổng sản lượng quốc gia. Nếu xét về vai trò như một chất kích thích và xúc tác trong việc phát triển những công nghệ mới và nghiên cứu khoa học cơ bản, thực sự chẳng có dự án nào có thể sánh ngang được với chương trình không gian.

Bao nhiêu hi sinh và mất mát có thể sẽ không xảy ra nếu như các quốc gia thay vì đối chọi nhau về tên lửa và máy bay ném bom, thì họ đối chọi nhau về các tàu vũ trụ khám phá không gian! Cuộc chiến này đầy hứa hẹn về những chiến thắng vinh quang, nhưng hậu quả mà nó để lại không phải là sự cay đắng về hi sinh, mà hạt giống nó sinh ra chỉ toàn là thù hận và chiến tranh triền miên.

Mặc dù chương trình không gian dường như đang kéo chúng ta khỏi trái đất thân yêu về phía mặt trăng, mặt trời, các hành tinh và các vì sao, tôi tin rằng không một thiên thể nào trong số chúng sẽ thu hút được sự chú ý và nghiên cứu bởi các nhà khoa học không gian bằng hành tinh xanh này. Trái đất sẽ trở thành một trái đất xanh và đẹp hơn, không phải chỉ vì những công nghệ và kiến thức khoa học mới mà chúng ta đã, đang và sẽ ứng dụng để làm cho cuộc sống tốt hơn, mà còn bởi vì chúng ta đang tạo ra những sự tôn trọng sâu sắc hơn về hành tinh của chúng ta, về sự sống, và về con người.

Tôi luôn chúc cho những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với sơ, và với những đứa trẻ của người.

Thân ái, Ernst Stuhlinger. Phó Giám Đốc Khoa Học

Người Nhật, Trung Quốc Đều Tin Dùng Bài Thuốc Chữa ‘Tam Cao’, Tại Sao Người Việt Lại Chưa?

Theo Trung y. “tam cao” là tổ hợp bệnh thường mắc phải ở những người bước vào độ tuổi trung niên. gồm 3 loại bệnh là huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao.

Nhiều người cho rằng, những bệnh nhân mắc “tam cao” chỉ có thể dùng thuốc điều trị, thậm chí trong quá trình trị liệu còn gặp phải nhiều biến chứng như tiểu đêm nhiều lần, hoa mắt, trướng bụng, táo bón, mất ngủ…

Tuy nhiên, có một bài thuốc rất đơn giản nhưng lại khác hiệu nghiệm và không gây tác dụng phụ để chữa 3 căn bệnh trên là hành tây ngâm rượu vang đỏ.

Bài thuốc này vốn được sử dụng rộng rãi ở ở Nhật Bản, dần dần lan truyền sang một số vùng lãnh thổ ở châu á như Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia..

Tại Nhật, người ta dùng loại rượu ngâm này để chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng viễn thị ở người cao tuổi, đồng thời chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, hoa mắt, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng…

Sau này, bài thuốc trên tiếp tục được Trung Y áp dụng để hỗ trợ điều trị những bệnh nhân mắc chứng “tam cao”.

Cách làm bài thuốc hành tây ngâm rượu vang

Nguyên liệu: Rượu vang đỏ 500ml, hành tây 3 củ.

Cách làm:

– Bước 1: Hành tây bỏ vỏ, cắt hình bán nguyệt sao cho vừa miệng.

– Bước 2: Cho hành tây đã cắt và cả vỏ hành vào một chiếc bình, đổ ngập rượu, đậy kín nắp, để 1 tuần ở nơi mát mẻ. (Cho cả vỏ hành vào ngâm rượu sẽ làm tăng tác dụng giảm đau nhức và hạ huyết áp).

– Bước 3: Sau 1 tuần đậy kín, bạn dùng lưới lọc để chắt riêng phần nước và phần cái rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Cách dùng:

Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 50ml rượu ngâm. Người lớn tuổi chỉ cần uống 20ml/lần. Để đạt được hiệu quả tối đa, người dùng nên ăn kèm hành tây ngâm cùng rượu.

Những người không uống được rượu có thể cho thêm vào một lượng nước tương đương, đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội và uống.

Người ưa ngọt có thể thêm mật ong vừa phải để phù hợp với khẩu vị.

Sự kết hợp hoàn hảo của hành tây và rượu vang đỏ

Hành tây là một loại củ rất giàu selen và quercetin, có tác dụng chống ung thư vô cùng hữu hiệu.

Selen là một chất chống oxy hóa, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp ức chế quá trình phân chia và sinh trưởng của quá trình ung thư. Cùng với đó, quercetin lại làm ức chế hoạt động của các tế bào ung thư.

Chưa dừng lại ở đó, hành tây còn là loại rau quả duy nhất chứa prostaglandin A, có tác dụng giãn mạch, giảm độ nhớt máu nên có tác dụng hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu mạch vành và phòng ngừa sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, rượu vang đỏ lại có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả nếu được sử dụng đúng liều lượng.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nữ giới uống đều đặn 1 cốc rượu vang mỗi ngày sẽ giúp huyết áp giảm từ 2 – 4 mmHg; với phái mạnh nếu uống 2 cốc rượu vang đỏ không cồn mỗi ngày trong 1 tháng sẽ giúp giảm huyết áp đáng kể.

Cácchất phytochemical trong rượu vàng làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể, thêm vào đó, thành phần chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành.

*Theo NTDTV

Vì thế uống rượu điều độ từ 1-2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe.

Tại Sao Lại Gọi Là Giầy Goodyear

Như các bạn đã biết, những đôi giầy đầu tiên được làm vào những năm 1500 trước công nguyên, Giầy lúc đó được thiết kế và cấu tạo rất đơn giản. Nhưng điều đó đã làm thay đổi cuộc sống của loài người trên toàn thế giới. Giầy từ ngày xưa đến bây giờ vẫn được làm từ chất liệu là cao su, da động vật, như ngựa, bò, dê, cá sâu…đế giầy được làm bằng cao su. Tất cả các nguyên liệu để làm giầy vào thời đó đều được làm ở dạng thô. Nên rất hán chế về thẩm mỹ và độ bền. Những đôi giầy được những người thợ đóng giầy thủ công vào thời đó không có độ mềm dẻo, khó khăn khi đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Sự phát triển của con người cũng như khoa học, mọi sự đã thay đổi. Năm 1840 một người đàn ông đã phát minh ra máy khâu đế giầy.Ông tên là Charles Goodyear, Goodyear sinh ngày 18/12/1800 ở New York , Hoa Kỳ . mất 1/7/1860 .

Ông là người đã phát minh ra chất liệu cao su. Sau này chất liệu cao su được sử dụng để sản xuất rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người trên toàn nước mỹ cũng như trên thế giới. Goodyear và một người bạn đã thành lập một công ty sản xuất giầy . Trong quá trình sản xuất giầy , Goodyear quan sát thấy các người thợ của ông rất vất vả cho việc khâu đế. Ông đã nãy sinh ý định sẽ nghiên cứu sản xuất ra máy để thay thế sức người. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, Goodyear đã sãng chế thành công chiệc máy khâu đế giầy,khi phát minh máy khâu giầy thành công ,ông lấy tên mình đặt tên cho chiếc máy khâu mà ông phát minh ra.

Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong nghành công nghiệp giầy da. Những công đoạn trước đây đều được làm bằng tay thì nay đã được làm bằng máy. Công suất cao hơn và có độ thẩm mỹ cao. Điểm chung của những đôi giầy Goodyaer là phần đế giầy đều được làm bằng da, được khâu nhiều lớp. Hiên nay các hãng sản xuât giầy tây đều sử dụng máy Goodyear cho việc khâu dế giầy.

Những chiếc giầy làm ra từ mấy khâu goodyear được các nhà sản xuất gọi là giầy Goodyaer

Bài sau, shop sẽ chia sẽ về cấu trúc của giầy Goodyear