Tài Sản Nhà Nước Lợi Ích Công Cộng Là Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tài Sản Nhà Nước Là Gì? Quy Định Của Nhà Nước Ta Về Tài Sản Nhà Nước

1. Tìm hiểu về định nghĩa tài sản nhà nước

Tài sản nhà nước là tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được hình thành từ ngân sách nhà nước, do nhà nước ta quản lý, mọi hoạt động mua bán, cho thuê đều phải được sự chấp nhận và đồng thuận của nhà nước. Đồng thời, những tài sản mà nhà nước đã thực hiện chuyển giao quyền sở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì sẽ thuộc sở hữu của tổ chức đó, nhà nước không có quyền can thiệp nữa.

Tài sản của nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

– Tài sản nhà nước ở các khu vực hành chính sự nghiệp giao cho các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội quản lý và sử dụng gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.

– Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia bao gồm: Hệ thống các công trình giao thông vận tải; Hệ thống các công trình thủy lợi; Hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước; Các công trình văn hoá; Các công trình kết cấu hạ tầng khác.

– Tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp tư nhân

– Tài sản được xác lập sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, bao gồm: Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ Nhà nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật; Tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản nhà nước; Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, đóng góp và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản khác cho Nhà nước, tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác.

– Tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, thềm lục địa và vùng trời

– Tài sản là nguồn dự trữ do nhà nước quy định

1.2. Phạm vi quản lý tài sản nhà nước

Để việc đảm bảo các tài sản nhà nước được thực hiện tốt nhất thì nhà nước đã chia ra từng bộ phận để quản lý dễ dàng. Đồng thời, đây cũng là cách thức để tránh tình trạng gian lận, tham ô, gây thất thoát, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và toàn bộ xã hội. nhà nước ta đã quy định cụ thể như sau:

Thực hiện chế độ đăng ký, báo cáo tài sản; quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, tiếp nhận tài sản; chế độ quản lý, sử dụng và xử lý tài sản: đối với tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp và tài sản được xác lập sở hữu theo quy định của pháp luật

Thực hiện chế độ báo cáo tài sản và chế độ quản lý tài chính trong quá trình mua vào, bán ra và quản lý vốn ngân sách nhà nước cho dự trữ tài sản: Đối với tài sản dự trữ nhà nước .

Thực hiện chế độ báo cáo tài sản, quy hoạch, tìm kiếm, đo đạc, xác định tài sản và chế độ quản lý tài chính trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo, khai thác, sử dụng tài sản, thực hiện chế độ quản lý tài chính trong quá trình điều tra: Áp dụng đối với tài sản nhà nước với mục đích phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, tài nguyên thiên nhiên và đất đai

2. Quy định của nhà nước ta về việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước

Việc quản lý tài sản nhà nước cần được thực hiện một cách rõ ràng. Minh bạch để tránh các trường hợp gian dối. Nhà nước ta đã đưa ra những nguyên tắc cần thiết bao gồm:

– Các tài sản nhà nước đều được phân chia, giao cho các cơ quan , đơn vị, tổ chức có đủ chức năng, quyền hạn quản lý và sử dụng. Việc làm này để tận dụng được hết các tiềm năng vốn có, tránh để tình trạng bỏ không, lãng phí

– Việc quản lý tài sản nhà nước được phân công một cách rõ ràng cho từng cấp, thực hiện thống nhất.

– Trách nhiệm quản lý được phân chia rõ ràng: trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước, trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác để đảm bảo quản lý và sử dụng tốt nhất tài sản nhà nước.

– Việc mua bán, cho thuê, liên doanh, liên kết thanh lý tài sản nhà nước cần được thực hiện đầy đủ, rõ ràng theo cơ chế thị trường hiện nay.

– Tài sản nhà nước cần được bảo vệ và thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ để tránh hư hại, hỏng hóc.

– Việc quản lý , sử dụng tài sản nhà nước cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, chi tiết trong văn bản cụ thể, đồng thời, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, sử dụng trái phép tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để tài sản nhà nước được gìn giữ và sử dụng một cách hợp lý thì không chỉ cần sự quản lý chặt chẽ từ các cấp, chính quyền mà còn sự chung tay, đồng lòng của toàn thể người dân. Bạn cần biết rằng, bảo vệ tài sản nhà nước cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.

3. Quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Để việc sử dụng và quản lý tài sản nhà nước được thực hiện tốt nhất thì bạn cần hiểu các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân mình như sau:

3.1. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý và sử dụng tài sản nhà nước

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây: Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Để tận dụng tối đa quyền lợi của mình những người đứng đầu các đơn vị này cần có cái nhìn sáng suốt, tinh ý trong mọi trường hợp. Cần phân biệt, nhìn nhận rõ các hành vi dối trá để đảm bảo tốt nhất việc quản lý và sử dụng. Đồng thời, đưa ra các phương án phù hợp, nhìn nhận đúng đúng đắn thị trường để thực hiện tốt nhất công việc mình được giao.

3.2. Đối với cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các quyền sau đây: Sử dụng tài sản nhà nước phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản nhà nước được giao; Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có các nghĩa vụ sau đây: Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và đảm đảm hiệu quả, tiết kiệm; Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo chế độ quy định; Lập và quản lý hồ sơ tài sản nhà nước; hạch toán, ghi chép tài sản; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán, thống kê.

4. Trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước của nước ta

Ở mỗi các cấp khác nhau, lại có trách nhiệm khác nhau. Tài sản nhà nước là tài sản chung, vì vậy các cấp, các chính quyền và toàn thể nhân dân phải có trách nhiệm nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản.

Các trách nhiệm chính thuộc về:

– Chính phủ: Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ thống nhất về tài sản nhà nước: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước; Hằng năm báo cáo Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm thực hiện: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Chính phủ; Hằng năm báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Quyết định chủ trương, biện pháp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Quyết định phân cấp đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu hủy tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; Giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại địa phương.

Mong rằng, qua những chia sẻ ngắn gọn của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, đồng thời, giải đáp được câu hỏi: Tài sản nhà nước là gì? Từ đó biết được quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như các quy định hiện hành của nhà nước ta để làm tốt vai trò của mình.

Gdcd 8 Bài 17: Nghĩa Vụ Tôn Trọng, Bảo Vệ Tài Sản Nhà Nước Và Lợi Ích Công Cộng

Trên đường đến trường Lan thấy một người đang đốt rừng làm rẫy. Đến lớp Lan kể cho các bạn nghe. Các bạn đã trách Lan thiếu tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng – tài sản quý giá của nhà nước. Nhưng Lan nghĩ đấy là trách nhiệm của những người được giao quản lý tài sản và các cấp chính quyền chỉ cán bộ kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân mới có quyền can thiệp vào sự việc đó.

Ý kiến của Lan đúng hay sai?

Ý kiến của Lan đúng.

Vì rừng – tài sản quý giá của nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy ban nhân dân, cấp chính quyền có trách nhiệm quản lý.

Ở trường hợp của Lan em sẽ xử lý như thế nào?

Em sẽ báo cho cơ quan có thẩm quyền can thiệp

Bản thân em cũng có trách nhiệm với tài sản của nhà nước

1. Khái niệm

Tài sản nhà nước gồm:

Đất đai, rừng núi.

Sông hồ, nguồn nước, tài nguyên: Biển, Thềm lục địa, vùng trời.

Vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.

Tài sản nhà nước: thuộc quền sở hữu toàn dân.

Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

Đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học,…

2 .Tầm quan trọng

Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

3. Nghĩa vụ của công dân

Công dân có nghãi vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhànước và lợi ích cộng đồng.

Không được xâm phạm.

Khi được nhànước giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí

4. Nhà nước quản lý tài sản như thế nào?

Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật và quản lý về sử dụng tài sản thuộc sở hữu tàon dân.

Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng.

Cho Thuê Tài Chính Là Gì? Các Sản Phẩm Cho Thuê Tài Chính?

Cho thuê tài chính là gì?

CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Việc sử dụng nguồn vốn tự có trong các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều hạn chế về qui mô. Vì vậy, vấn đề tìm kiếm nguồn vốn thay thế khác cho các dự án đầu tư nhằm tăng năng lực về tài sản và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn là bài toán khó cho các nhà quản trị. Việc này càng trở nên khó khăn hơn khi thị trường cấp vốn cho nền kinh tế hiện nay có rất nhiều lựa chọn, đa dạng về hình thức sản phẩm, loại hình tín dụng và cả tổ chức cung cấp. Việc quyết định để chọn lựa hình thức sản phẩm vay nào, ở đâu đòi hỏi những hiểu biết nhất định, làm cơ sở cho các quyết định lựa chọn nguồn vốn là rất cần thiết. Hiện nay, tại Việt Nam, ngoài các định chế tài chính truyền thống là hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay đa dạng thì các định chế tài chính mới, trong đó có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty cho thuê tài chính ngày càng chứng tỏ được những vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự đa dạng của thị trường này.

VẬY CHO THUÊ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

►  Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;

►  Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;

►  Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;

►  Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

SẢN PHẨM CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Các sản phẩm cho thuê tài chính hiện nay cũng đa dạng và phát triển theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; bao gồm:

o   Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và thuê lại

o   Không có tranh chấp

o   Không được sử dụng để đảm báo thực hiện các nghĩa vụ khác

o   Đang hoạt động bình thường.

Ngày nay, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các công ty cho thuê tài chính một cách nhanh chóng. Các công ty cho thuê tài chính với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình và am hiểu về thị trường cam kết mang lại cho doanh nghiệp sự hài lòng và hơn hết là tính hiệu quả trong các quyết định đầu tư của mình, đảm bảo cho một sự đồng hành tin cậy trên con đường phát triển của doanh nghiệp và cả công ty cho thuê tài chính.

Các chương trình Hợp tác với nhà cung cấp của Chailease Việt Nam

Tham gia chương trình hợp tác này ngoài việc làm cho khách hàng của bạn thỏa mãn hơn, bạn bán được nhiều sản phẩm hơn thì Chailease còn trích một phần 

HOA HỒNG HẤP DẪN

 để cảm ơn việc bạn đã giới thiệu khách hàng thuê tài chính cho Chailease!

Với vị trí dẫn đầu ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam, Chailease cùng với sự hiểu biết sâu rộng của mình được xem là nơi đáng để doanh nghiệp bạn tin tưởng.

Công ty bạn quan tâm hãy liên hệ ngay bằng cách để lại thông tin ở mục Liên hệ hoặc gửi yêu cầu về email: service02@chailease.com.vn  hoặc gọi Hotline 

028 7301 6010

 để được tư vấn miễn phí.

Tin tức khác

Nguyên Tắc Thế Quyền Trong Bảo Hiểm Tài Sản Là Gì?

1. Thế nào là nguyên tắc thế quyền trong mỗi hợp đồng bảo hiểm tài sản?

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản, hay người ta còn gọi là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường quyền lợi từ công ty bảo hiểm. Đây là sự mở rộng và hệ quả từ nguyên tắc bồi thường bảo hiểm. Với nguyên tắc này, người mua bảo hiểm được phép yêu cầu bồi thường số tiền từ bên thứ 3 (người gây ra tổn thất). Nguyên tắc này cũng có giá trị pháp lý, cho phép phía doanh nghiệp/công ty bảo hiểm yêu cầu người gây ra tổn thất trả lại số tiền tương ứng.

Công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm tài sản sau khi thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm, có thể thay mặt người được bảo hiểm đứng ra khiếu nại bên thứ 3 bồi thường lại những tổn thất dọ người đó gây ra. Và người được bảo hiểm có trách nhiệm uỷ quyền, cũng như cung cấp các chứng từ cần thiết như: hoá đơn, thư từ, biên bản, bằng chứng… cho phía doanh nghiệp/công ty bảo hiểm để tiến hành khiếu nại.

Như vậy, nguyên tắc thế quyền mang đến sự đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp/công ty bảo hiểm.

Ví dụ: Xe ô tô của chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểm bị bên thứ 3 đâm va thì người được bảo hiểm sẽ nhận bồi tường từ công ty bảo hiểm. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra đòi tiền bồi thường bảo hiểm từ bên thứ 3.

2. Cơ sở hình thành nguyên tắc phân quyền

Pháp luật Việt Nam cho phép công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm áp dụng nguyên tắc này nhằm tránh việc kiếm lời bất hợp pháp trong việc kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, trong Luật Dân sự (2005) của nước ta cũng đã có quy định cụ thể về việc chuyển quyền như sau:

Thứ nhất, nếu bên thứ 3 (bên gây ra tổn thất) có lỗi, gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm, và công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm thì có quyền yêu cầu bên thứ 3 thanh toán lại khoản bồi thường đó. Lúc này, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu đang có để công ty bảo hiểm yêu cầu chi trả từ bên thứ 3.

Thứ hai, nếu bên được bảo hiểm được bên thứ ba bồi thường thiệt hại trực tiếp, nhưng số tiền bồi thường ít hơn số tiền mà bên công ty bảo hiểm phải trả, thì công ty bảo hiểm chỉ cần bồi thường khoản tiền chênh lệch giữa số tiền bên thứ 3 trả so với số tiền bảo hiểm, trừ khi có những thoả thuận khác. Lúc này, bên bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ 3 trả lại số tiền chênh lệch đã bồi thường cho bên được bảo hiểm.

Thứ 3, nếu bên bảo hiểm đã được công ty bảo hiểm bồi thường nhưng số tiền ít hơn so với thiệt hại bên thứ 3 gây ra, thì bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường phần chênh lệch giữa tiền bồi thường thiệt hại so với số tiền bảo hiểm từ bên thứ 3.

Từ đó, có thể đưa ra cở sở của nguyên tắc thế quyền như sau:

+ Khoản tiền bảo hiểm bồi thường cho bên mua bảo hiểm không vượt quá tổn thất trên thực tế của họ.

+ Công ty bảo hiểm yêu cầu tiền bảo hiểm từ bên thứ 3 không được vượt quá khoản tiền bồi thường đã trả cho bên mua bảo hiểm.

+ Nguyên tắc này có thể thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn thất đều được.

+ Người được bảo hiểm cần cung cấp biên bản, thư từ, giấy tờ, hoá đơn cho công ty bảo hiểm để thực hiện nguyên tắc này.

+ Nếu bên thứ 3 không được yêu cầu phải bồi thường thì người gây ra tổn thất sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra. Điều này không công bằng nên quyền đòi bồi thường phải được chuyển cho công ty bảo hiểm để đảm bảo tính công bằng.

3. Điều kiện thực hiện nguyên tắc thế quyền

+ Bên thứ 3 là người gây ra tổn thất và phải chịu trách nhiệm bồi thường.

+ Rủi ro, tổn thất mà người được bảo hiểm phải chịu thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm theo quy định ở hợp đồng bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp/công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

+ Nguyên tắc thế quyền chỉ áp dụng cho bảo hiểm tài sản.

4. Tác dụng của nguyên tắc thế quyền

+ Đối với bên mua bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm sẽ không nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm với cùng một tổn thất.

+ Đối với doanh nghiệp/công ty bảo hiểm: Hỗ trợ công ty bảo hiểm bù đắp lại phần tài chính mà công ty đã thực hiện bồi thường khi người được bảo hiểm xảy ra tổn thất.

5. Minh hoạ nguyên tắc thế quyền khi tham gia bảo hiểm tài sản

Minh hoạ 1:

Anh A (bên mua bảo hiểm) nhận hàng hoá ở cảng (bên thứ 3) nhận hàng hoá nhưng bị thiết hụt, hư hỏng và đổ vỡ. Như vậy, anh A phải nhanh chóng lập biên bản liệt kê các tổn thất rồi báo cho doanh nghiệp/công ty bảo hiểm mà anh A đã tham gia bảo hiểm tài sản. Biên bản bao gồm các tổn thất:

+ Tổn thất rõ rệt: là các tổn thất nhìn thấy được. Thông báo tổn thất phải được thực hiện bằng biên bản dỡ hàng, được lập bởi cảng và người nhận hàng.

+ Tổn thất không rõ rệt: là các tổn thất chưa thể phát hiện trong thời điểm nhận hàng. Thông báo tổn thất phải được thực hiện trong vòng 3 ngày, tính từ ngày giao hàng; hoặc 15 ngày liên tục tính từ ngày giao hàng. Và thông báo này sẽ gửi đến người chuyên chở.

Theo nguyên tắc bồi thường bảo hiểm, công ty bảo hiểm không được đòi bồi thường từ bên thứ 3 một khoản tiền vượt quá số tiền đã bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Các chi phí phát sinh trong quá trình đòi bồi thường từ bên thứ 3 thì doanh nghiệp/công ty bảo hiểm tự chi trả.

Minh hoạ 2

Một chiếc ô tô 5 chỗ bị container đâm va nên phải sửa chữa, cải tạo như trước lúc xảy ra tai nạn. Lúc này, công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ sở hữu ô tô với số tiền là 55 triệu đồng. Trong đó, lỗi xe container là 70%, lỗi ô tô là 30%.

Dựa trên nguyên tắc thế quyền, doanh nghiệp/công ty bảo hiểm đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường giá trị tổn thất cho bên mua bảo hiểm theo cam kết. Sau khi nhận bồi thường, chủ ô tô phải bảo lưu quyền yêu cầu bồi thường của xe container cho doanh nghiệp/công ty bảo hiểm.

Như vậy, có thể thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa nguyên tắc bồi thường và thế quyền. Công ty bảo hiểm chỉ thực hiện thế quyền tương đương với số tiền cần bồi thường, và không được phép yêu cầu bên thứ 3 trả nhiều hơn số tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng tối ưu trong việc tham gia bảo hiểm tài sản.