Tài Liệu Cấu Tạo Xe Máy / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tài Liệu Cấu Tạo Và Sửa Chữa Thông Thường Xe Ôtô

CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG XE ÔTÔ Cấu tạo và sửa chữa thông thường là một trong những môn học của chương trình đào tạo lái xe ôtô. Môn học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo của xe ôtô và những hư hỏng thông thường giúp cho học viên có thể khắc phục các sự cố nhỏ khi lái xe tham gia giao thông. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ÔTÔ 1.1 -Khái niệm chung Xe ôtô là một trong những phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu. Nó có tính cơ động cao và phạm vi hoạt động rộng. Do vậy, trên thế giới ô tô hiện đang được sử dụng làm phương tiện đi lại của cá nhân, vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá phục phụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. 1.2 -Phân loại xe ô tô 1.2.3 Theo số chỗ ngồi và tải trọng; Theo số chỗ ngồi và tải trọng ôtô được chia thành các loại sau:  Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3500 kg  Ôtô tải, đầu kéo có một rơ moóc tải từ 3500 kg trở lên  Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi  Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi  Ôtô tải các hạng có kéo rơ moóc tải trọng từ 3500 kg trở lên 1.2.3 Theo loại nhiên liệu sử dụng. Theo nhiên liệu sử dụng ôtô được chia thành các loại:  Xe ôtô chạy xăng;  Xe ôtô chạy dầu diezel;  Xe ôtô chạy khí gas hoá lỏng;  Xe ôtô chạy điện; 1.2.3 Theo công dụng Theo công dụng ôtô được chia thành các loại: Ôtô chở hàng bao gồm: Ôtô tải, ôtô tự đổ, ôtô tải có cần cẩu… Ôtô chở người bao gồm: Ôtô buýt, ôtô tắc xi, ôtô con, ôtô chở khách liên tỉnh. Ôtô chuyên dùng bao gồm: Ôtô cứu hoả, ôtô phun nước… CẤU TẠO CHUNG CỦA XE Ô TÔ: Xe ô tô được chia thành 2 phần chính là: – Thân vỏ xe – Động cơ, gầm, điện 1.1. Thân vỏ xe: Thân vỏ xe là phần đặt trên khung xe và tạo nên tuyến hình chính của xe. Với ôtô tải, thân vỏ xe gồm buồng lái và thùng xe, với ôtô con và ôtô khách thì buồng lái và thùng xe không tách rời 1.2. Động cơ, gầm, điện:  Động cơ ôtô: Hiện nay trên ôtô sử dụng chủ yếu là động cơ đốt trong kiểu piston 4 kỳ chạy xăng hoặc diezel.  Gầm ô tô: Bao gồm các hệ thống: – Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, vi sai, bán trục), – Hệ thống chuyển động (gồm các bánh xe, dầm cầu, hệ thống treo và khung ôtô) – Hệ thống điều khiển  Hệ thống điện: Gồm nguồn điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống tín hiệu và chiếu sáng, hệ thống đo lường … Ngoài ra trên xe ôtô còn bố trí các bộ phận khác phục vụ cho thao tác lái xe như các núm điều khiển, các loại đồng hồ báo cáo tình trạng kỹ thuật của các cụm tổng thành khi ôtô đang chuyển động… CHƯƠNG II ĐỘNG CƠ Ô TÔ 2.1. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ ÔTÔ Động cơ là nguồn động lực của ôtô. Khi làm việc nhiệt năng được biến thành cơ năng và truyền đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho ôtô Động cơ bao gồm cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 2.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 4 KỲ- MỘT Xi LANH * Nguyên lý làm việc của động cơ xăng SƠ đồ nguyên lý *Nguyên lý làm việc của động cơ diezel 4 kỳ: Nguyên lý làm việc của động cơ diezel cũng gồm 4 kỳ như động cơ xăng, chỉ khác là ở kỳ nạp không khí được hút vào xi lanh và cuối quá trình nén dầu diezel được phun vào hoà trộn với không khí ngay trong buồng đốt; ở nhiệt độ cao và áp suất lớn qua hỗn hợp tự bốc cháy và sinh công. So sánh động cơ xăng và động cơ diezel Nếu hai động cơ xăng và động cơ diezel có cùng số xi lanh, cùng một chu trình công tác, cùng tốc độ vòng quay trục khuỷu thì: Động cơ diezel có công suất mạnh hơn vì có tỷ số nén lớn hơn. Nhiên liệu diezel rẻ tiền hơn, ít độc hại hơn, tiêu hao ít hơn; Tiếng ồn của động cơ diezel cao hơn động cơ xăng Giá thành chế tạo động cơ diezel cao hơn động cơ xăng ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 4 KỲ NHIỀU Xi LANH SỬ DỤNG TRÊN XE ÔTÔ Qua nguyên lý làm việc của động cơ bốn kỳ một xi lanh có thể thấy piston phải thực hiện 4 hành trình ứng với hai vòng quay của trục khuỷu. Trong bốn hành trình sinh công. để có công suất lớn cần sử dụng động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh. Ở loại động cơ này, cứ sau hai vòng quay của trục khuỷu , mỗi xi lanh sinh công một lần với thời điểm sinh công giãn cách đều theo vòng quay trục khuỷu So với động cơ một xi lanh, động cơ nhiều xi lanh có công suất lớn hơn và làm việc ổn định hơn Trên ôtô thường sử dụng động cơ 4 kỳ 4 xi lanh, 6 xi lanh bố trí thẳng hàng và 8 xi lanh bố trí hình chữ V  Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc. Gồm 2 nhóm: Nhóm chuyển động và nhóm không chuyển động:  Cơ cấu phân phối khí: Dùng để nạp đầy khí hổn hợp(động cơ xăng) hay không khí sạch (động cơ diezel) vào các xi lanh ở kỳ hút và thải sạch khí hỗn hợp đã cháy trong các xi lanh ra ngoài ở kỳ xả. Cơ cấu phân phối khí có 2 kiểu: Cơ cấu phân phối khí kiểu xu páp đặt và Cơ cấu phân phối khí kiểu xu páp treo  Hệ thống bôi trơn động cơ: Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn Lọc sạch tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt ma sát . Làm mát các bề mặt ma sát và làm mát dầu bôi trơn.  Hệ thống làm mát: Làm giảm nhiệt độ của các chi tiết bị nóng lên trong quá trình làm việc và cho động cơ ổn định ở một nhiệt độ nhất định, khoảng từ 80- 90 độ C. Gồm: Hệ thống làm mát bằng không khí Hệ thống làm mát bằng nước  Hệ thống cung cấp nhiên liệu: – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng: – Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diezel: CHƯƠNG III. CẤU TẠO GẦM ÔTÔ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC: Hệ thống trruyền lực dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động  Ly hợp: Được đặt giữa động cơ và hộp số, dùng để truyền hoặc ngắt truyền động đến hộp số trong những trường hợp cần thiết ( khi khởi động, khi chuyển số, khi phanh) Ly hợp ma sát một đĩa Dẫn động ly hợp: Ly hợp nhiều đĩa ma sát  Hộp số: Hộp số dùng để Truyền và thay đổi mômen từ động cơ đến bánh xe chủ động Cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động. Đảm bảo ôtô chuyển động lùi. Sơ đồ hộp số 5 cấp số tiến: Những chú ý khi thao tác cần số: – Trước khi khởi động động cơ phải về số không – Khi chuyển số phải đạp côn dứt khoát – Mắt nhìn thẳng không được nhìn xuống buồng lái – Khi đổi từ số tiến sang số lùi hoặc ngược lại cần phải cho xe dừng hẳn mới được thao tác. Truyền động các đăng: – Dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình chuyển động Cầu chủ động gồm: vỏ cầu chủ động, truyền lực chính, vi sai và bán trục Vi sai là cơ cấu có hai bậc tự do: Các bánh răng hành tinh vòng quay quanh trục chữ thập Các bánh răng hành tinh quay quanh đường tâm của các bán trục HỆ THỐNG CHUYỂN ĐỘNG:  Khung xe: Khung xe để lắp đặt các cụm tổng thành của ôtô, đỡ toàn bộ trọng lượng và tiếp nhận lực kéo, lực phanh và lực ngang trong quá trình ôtô chuyển động  Hệ thống treo: Dùng để nối đàn hồi khung vỏ với các cầu,  Bánh xe và lốp: Bánh xe để biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ôtô, đồng thời góp phần làm tăng độ êm dịu khi ôtô chuyển động HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN:  Hệ thống lái: dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô chuyển động ổn định theo hướng xác định của người lái Những chú ý khi lái xe: – Không nên đánh lái khi xe dừng tại chỗ vì tải trọng lớn dễ làm hư hỏng các chi tiết trong hệ thống lái và lốp nhanh mòn. – Trong khi xe chạy không nên đánh lái quá gấp, đặc biệt là khi đường trơn vì xe dễ bị trượt ngang hoặc bị lật rất nguy hiểm. – Trường hợp xe đang chạy mà bị nổ lốp( nguy hiểm hơn là lốp của bánh dẫn hướng) cần phải giảm tốc độ và giữ chặt tay lái cho xe đi đúng hướng đến khi dừng lại. – Nếu áp suất hơi hai bánh dẫn hướng không đều nhau thì tay lái sẽ bị xô về một phía.  Hệ thống phanh: Hệ thống phanh để giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ôtô và giữ cho xe ôtô đứng yên trên dốc Phanh tay CHƯƠNG IV HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE ÔTÔ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE ÔTÔ cung cấp điện năng cho hệ thống đánh lửa (động cơ xăng) và cho các nguồn tiêu thụ điện khác như máy khởi động, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, các đồng hồ đo. Được chia thành 2 nhóm chính: – Nhóm nguồn điện: ắc quy, máy phát điện – Nhóm tiêu thụ: hệ thống đánh lửa, máy khởi động, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống đo lường và các phụ tải tiêu thụ khác. Hệ thống nguồn điện trên ôtô:  Ắc quy: ắc quy để tích trữ điện năng, cung cấp cho các phụ tải  Máy phát điện: Để phát ra điện năng cung cấp cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy ở những chế độ làm việc nhất định của động cơ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA Hệ thống đánh lửa được sử dụng trên động cơ xăng, dùng để biến dòng hạ áp có điện áp thấp (6V hoặc 12V) thành dòng điện cao áp có điện áp cao( 12.000 – 20.000) tạo ra tia lửa điện ở bugi (nến đánh lửa) Trên ôtô sử dụng nhiều loại hệ thống đánh lửa khác nhau như : – Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm –  Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm Hệ thống đánh lửa bán dẫn không có tiếp điểm Máy khởi động CHƯƠNG V NỘI QUY XƯỞNG VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN, SỬ DỤNG ĐỒ NGHỀ Nội quy xưởng bảo dưỡng sửa chữa An toàn lao động khi bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô Sử dụng đồ nghề cho lái xe CHƯƠNG VI BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT XE Ô TÔ Mục đích, tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô. Nội dung phân cấp bảo dưỡng kỹ thuật Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên  Bảo dưỡng kỹ thuật mặt ngoài  Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ và gầm xe Kiểm tra, bổ sung mức dầu bôi trơn động cơ  Kiểm tra, bổ sung nước làm mát động cơ  Kiểm tra xả nước trong bộ lọc nhiên liệu  Kiểm tra, xả không khí lẫn trong hệ thống nhiên liệu động cơ Diezel  Kiểm tra , điều chỉnh dây đai  Kiểm tra áp suất hơi lốp  Kiểm tra thay thế và đảo lốp  Kiểm tra xiết chặt đai ốc bánh xe  Kiểm tra, bổ xung dung dịch rửa kính chắn gió phía trước  Kiểm tra bổ sung dầu ly hợp và dầu phanh  Kiểm tra, bổ sung mức dầu trợ lực lái  Kiểm tra điều chỉnh sự hoạt động của vô lăng lái  Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay  Kiểm tra, điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp  Kiểm tra, điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh  Bảo dưỡng các thiết bị điện  Kiểm tra thay thế cầu chì BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐỊNH KỲ Được thực hiện sau một chu kỳ nhất định( tính bằng thời gian hoặc quãng đường xe chạy). Chu kỳ và nội dung bảo dưỡng kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc do nhà sản xuất qui định Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ do thợ và cán bộ kỹ thuật ở trạm bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện CHƯƠNG VII SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG  Các hư hỏng thông thường của đông cơ  Những hư hỏng thông thường của phần gầm  Những hư hỏng thông thường phần điện

Tài Liệu Cấu Tạo Pin Laptop &Amp; Pin Aa

Tổng quanMỗi laptop có một loại pin khác nhau dựa vào công nghệ chế tạo, nhưng đều có khả năng chuyển hóa năng lượng hóa học thành dòng điện.Các loại pin này tuy khác nhau về công nghệ chế tạo nhưng đều có khả năng chuyển hóa năng lượng hóa học thành dòng điện, để chạy các thiết bị điện tử – từ những chiếc máy nghe nhạc nhỏ xíu cho tới những chiếc laptop lớn. Cũng giống như ắc-quy dùng cho xe hơi, phản ứng hóa học bên trong pin laptop giải phóng các electron, đồng thời đẩy các electron này dịch chuyển từ điện cực dương sang điện cực âm, tạo ra dòng điện đủ lớn giúp máy hoạt động. Trong thời kì đầu, pin dùng cho các thiết bị di động sử dụng các tế bào năng lượng làm từ hợp chất Ni-ken – Cát-mi (NiCd). Loại pin này từng được sử dụng chính cho laptop. Nhưng các tế bào NiCd chỉ có khả năng dự trữ năng lượng để hệ thống vận hành vẻn vẹn trong một giờ đồng hồ, và rất độc hại trong quá trình phân hủy khi không còn được sử dụng.Pin Ni-ken – Cát-mi có “tuổi thọ” 1.000 lần nạp điện, sớm bị “lão hóa” với khả năng trữ điện suy giảm nhanh. Chính vì vậy, một loại pin mới nhẹ hơn và “khỏe” hơn đã được chế tạo. Ngày nay, pin Ni-ken – Cát-mi chỉ còn được dùng chủ yếu trong đồ chơi trẻ em và điện thoại di động rẻ tiền. Khoảng 10 năm trước, hầu hết các hãng sản xuất laptop đều chuyển sang dùng pin Hy-drua Ni-ken-Hy-drua thủy tinh lỏng (nickel-metal-hydride batteries – NiMH). Pin NiMH có khả năng dự trữ năng lượng nhiều hơn 40% sovới pin NiCd, có tiến trình “lão hóa” diễn ra chậm hơn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm là “vòng đời” ngắn với 200 lần nạp. ngay cả mẫu pin NiMH mới được cải tiến cũng chỉ có thể nạp điện trong 400 lần.Hợp chất Công suất cực đại/ Nhược điểm Sử dụng với

hóa học Số lần nạp điện Nickel- 80/1.000 – Trọng lượng lớn – Độc hại – Đồ chơicadmium – “Lão hóa” nhanh – Điện thoại di động rẻ tiền (NiCd)Nickel- 120/200 – “Vòng đời” ngắn -Laptop và điện thoại di độngmetal-hydride thế hệ cũ(NiMH)Lithium-ion 160/400 – Khó chế tạo – Các thiết bị cầm tay (Li-ion) – Đắt tiền – Laptop – Máy ảnh, máy quay Lithium-ion 130/400 – Khó chế tạo – Điện thoại di độngpolymer – Đắt tiền – Pin dự trữ (Li-poly) Fuel cell N/A – Đang thử nghiệm – Tàu vũ trụ (tế bào – Đắt tiền – Nhà máy điện nhiên liệu) – Các thử nghiệm nghiên cứu về tự động hóa. Ngày nay, tế bào pin lithium-ion (Li-on) với khả năng tích điện gấp 2 lần so với pin Ni-ken – Cát-mi, đang được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các mẫu laptop, thiết bị điện tử cầm tay, điện thoại di động. Pin lithium-ion có thể trữ một lượng điện lớn, nhưng vật liệu và các chất hóa học sử dụng cho chế tạo pin lại khá đắt tiền. Thành công của pin lithium-ion còn nhờ vào những chip điều khiển đính kèm có khả năng điều khiển quá trình “xả” điện và tránh được việc nạp “quá tải”.Trong khi đó, pin Lithium-polymer (Li-poly) lại được sử dụng cho các mẫu điện thoại di động, thiết bị cầmtay và laptop cao cấp. Loại này không chỉ nhẹ mà còn có thể dát mỏng, với khả năng tích điện xấp xỉ pin lithium-ion.Khả năng trữ điện của các loại pin còn hạn chế, nhưng với sự ra đời công nghệ tế bào nhiên liệu tiên tiến, những chiếc laptop có thể hoạt động vài ngày chỉ với một lần nạp đầy. Loại pin thế hệ tiếp theo sử dụng các chất hóa học như methanol chứa trong các ngăn nhỏ, khác biệt với các nguồn cung cấp điện thông thường. Giống như một nhà máy hóa chất nhỏ, rất nhiều loại tế bào nhiên liệu khác nhau đang được sử dụng trong tàu vũ trụ, thử nghiệm các loại thân thiện với môi trường và các nhà máy điện cỡ nhỏ. NEC đang nghiên cứu phát triển một loại tế bào nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị di động với thời lượng pin lên đến 40 giờ.Tế bào nhiên liệu làm việc trên nguyên lý ngược của dung dịch điện phân… các tế bào nhiên liệu kích thích phản ứng giữa Hydro và Oxy tạo ra điện năng, ông Yoshimi Kubo, người trực tiếp quản lý và giám sát dự án chế tạo tế bào nhiên liệu laptop của NEC cho biết.Methanol hay methyl alcohol là nhiên liệu được NEC lựa chọn. Ông Kubo và nhóm nghiên cứu đã tạo ra mẫu laptop sử dụng tế bào nhiên liệu có thể hoạt động trong 5 giờ với khoảng 0,5 lít nhiên liệu (cô đặc10%). Khi hết, người dùng sẽ phải đổ thêm nhiên liệu vào ngăn chứa và tế bào lại sẵn sàng “sản sinh” điện năng. Như vậy thay vì các bộ pin dự trữ, người sử dụng sẽ mang theo một chai methanol trong các chuyến đi dài, nhưng phải rất cẩn thận vì methanol rất độc hại.Hiện tại, vấn đề khó khăn nhất là việc “đóng gói” tế bào nhiên liệu. Vị trí lắp pin thông thường trên

Tài Liệu Vành Và Lốp Xe Ô Tô

Nội dung tài liệu vành và lốp xe ô tô:

Vành ô tô là chi tiết như giá đỡ và giúp việc lắp và làm kín khí nén trong lốp xe. Chính vì vậy. vành bánh xe phải có kết cấu hợp lý để việc lắp lốp xe vào trở nên dễ dàng.

Ngoài việc làm kết cấu cho vành có thể dễ dàng lắp bánh xe được thì vành xe còn phải có kết cấu đảm bảo khí nén không bị tập trung tại 1 điểm tránh hiện tượng tập trung áp suất gây nổ hoặc biến dạng lốp xe.

Hiện nay, có 2 loại vành, vành đối xứng và vành không đối xứng. Vành đối xứng thường được sử dụng cho ô tô du lịch hoặc tải nhỏ. Vành không đối xứng thường được sử dụng cho ô tô tải trung bình hoặc lớn.

Tài liệu vành và lốp xe ô tô phân tích về vành ô tô rất sâu và chi tiết về cách liên kết giữa vành và mâm cho đến cách bắt mâm xe vào bán trục đều được tài liệu phân tích rât sâu và chi tiết. Anh/em DOWNLOAD tìm hiểu sẽ rõ.

Lốp xe có cấu tạo là từ cao su Buna có lưu hóa. Mục đích lưu hóa là để tăng sự bền bỉ và giảm sự biến dạng trong quá trình vận hành.

Khi sử dụng lốp xe ô tô. Ta cần chú ý đến niêm hạn sử dụng. Ý là một lốp xe dù có sử dụng hay không đều phải thay thế sau 1 khoảng thời gian sử dụng ( thường là từ 3-5 năm). Thường thì sau 3 năm ta nên thay lốp xe nếu ta muốn đảm bảo tính năng an toàn và thường xuyên hoạt động.

Lốp xe có rất nhiều loại, giúp cho ô tô có thể vận chuyển trên các loại mặt đường khác nhau như: Lốp đi trên cát, Lốp đi trên tuyết, lốp có đầu đinh,…

Yêu cầu đối với lốp rất đơn giản đó là: Đảm bảo bám tốt với mặt đường, Có tính giảm chất giúp ô tô chuyển động êm dịu, chịu nhiệt cao và dễ dàng tháo lắp.

Cấu tạo của lốp xe gồm:

Và các thông số cơ bản của lốp cần được đề cập đến gồm: Bề rộng lốp, bán kính chịu tải, đường kính lốp xe,…

Hầu hết các lốp xe hiện nay đều có ký hiệu để ghi rõ các thông số của lốp xe, năm sản xuất, hãng sản xuất,… để ta dễ dàng theo dõi.

Ví dụ: 175/70 R13 82P nghĩa là:

175(mm) là bề rộng lốp xe

70(%) là hệ số giữa chiều rộng mâm và bán kính mâm.

R là bố tròn

13 (mm) là bán kính của mâm xe.

82 là chỉ số tải trọng (LI).

P là chỉ số tốc độ, chỉ số tốc độ và tải trọng sẽ được quy định trong TCVN 09-2015 về lốp và bánh xe.

LINK DOWNLOAD:

Cấu Tạo Phuộc Trước Xe Máy

Cấu tạo phuộc trước xe máy đều không nói rõ ràng về thời gian nhưng được biết, phuộc trước bắt đầu được ứng dụng phổ biến trên xe máy vào những năm đầu của thập niên 50. Phuộc trước là một bộ phận nối kết giữa bánh trước và chảng ba xe máy có tác dụng giúp hạn chế tối đa sự giằng xóc của phần cổ xe khi đi trên những con đường xấu. Nhờ có phuộc trước mà phần tay lái sẽ dễ dàng điều khiển hơn khi gặp chướng ngại và người điều khiển sẽ bớt mỏi tay, vai hơn khi lái xe trên những đoạn đường dài.

Cấu tạo phuộc trước xe máy

Cấu tạo của các mẫu phuộc phổ biến hiện nay bao gồm các chi tiết như:

Ống phuộc

Lò xo

Ty phuộc

Dầu giảm chấn

Cao su bảo vệ ty phuộc (tùy hãng sản xuất có thể có hoặc không)

Cách hoạt động của phuộc

Tuy có nhiều loại phuộc và thiết kế khác nhau nhưng tất cả đều tuân thủ theo quy trình hoạt động đồng nhất. Khi có va chạm của bánh xe với chướng ngại vật như: Ổ gà, đá to, đá dăm nhiều… khi đó sẽ sản sinh ra lực tác động trực tiếp lên ty phuộc nối với bánh xe và ty phuộc sẽ được chuyển lực đó qua bộ phận giảm xóc tức lò xo phuộc và dầu giảm chấn, như thế người điều khiển sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động này.

Phuộc là một bộ phận nối kết giữa bánh trước và chảng ba xe máy (càng trước). Có tác dụng giúp hạn chế tối đa sự giằng xóc của phần cổ xe khi đi trên những con đường xấu. Nhờ có phuộc trước mà phần tay lái (ghi-đông) sẽ dễ dàng điều khiển hơn khi gặp chướng ngại và người điều khiển sẽ bớt mỏi tay, vai hơn khi lái xe trên những đoạn đường dài

Từ thời lịch sử của xe motor đến nay đã có rất nhiều loại phuộc được ứng dụng. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng cũng như nét đẹp thẩm mỹ riêng.

Thông dụng nhất hiện nay vẫn là 2 loại: Phuộc lồng & Phuộc hành trình ngược.

Xem Thêm: Tìm hiểu về phuộc Ohlins xe máy

ĐC: 141 Dương Tử Giang – P15 – Q5

Iphone: 0908.090.793 (Thành)

: 028.6681.2132 ( Cửa hàng )

Facebook: Phụ Tùng Thuận Thành