Tác Hại Và Lợi Ích Của Smartphone / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Tác Hại Của Nghiện Smartphone Và Mạng Xã Hội

Nhìn chung, những thứ có khả năng thúc đẩy tâm trạng của một người trở nên tốt hơn đều có thể gây nghiện. Không chỉ có các chất kích thích, ngày nay smartphone và mạng xã hội cũng là những thứ con người không thể sống thiếu. Vậy nghiện smartphone và nghiện mạng xã hội để lại hậu quả gì?

1. Thế nào là nghiện smartphone?

Các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng ngày càng trở nên rất phổ biến. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy hầu hết trẻ em đã biết sử dụng smartphone trước khi được 2 tuổi.

Những biểu hiện nghiện smartphone bao gồm:

Luôn giữ điện thoại bên mình;

Liên tục kiểm tra điện thoại sau vài phút;

Không thể tắt điện thoại trong thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần;

Thích thú với việc nhắn tin hoặc xem bài đăng từ những người bạn trên mạng hơn việc gặp gỡ nhau ngoài thực tế;

Không thể phủ nhận điện thoại thông minh đem đến cho con người rất nhiều lợi ích, nhưng nếu nghiện smartphone quá mức cũng đi kèm với một số tác hại như sau:

Người nghiện smartphone sẽ mang điện thoại di động bên mình khắp mọi nơi, thậm chí là ở trong nhà vệ sinh. Hơn thế nữa, rất ít người vệ sinh smartphone của mình thường xuyên và đúng cách. Một nghiên cứu cho thấy cứ 6 chiếc điện thoại thì có 1 chiếc xuất hiện vi khuẩn E.coli, tuy nhiên bề mặt cứng của màn hình thường làm cho vi khuẩn khó sống sót hơn nên ít gây ra ảnh hưởng lớn. Tóm lại, thực chất chiếc điện thoại không sạch sẽ như chúng ta vẫn nghĩ.

Dành quá nhiều thời gian để nhìn xuống điện thoại có thể làm căng cơ cổ và gây co thắt. Cơn đau thậm chí sẽ lan xuống dây thần kinh ở lưng, vai, cánh tay, khuỷu tay và các ngón tay – những bộ phận chịu ảnh hưởng từ việc giữ điện thoại và lướt hoặc gõ trên màn hình quá lâu.

Rất nhiều người nghiện smartphone đã dùng điện thoại ngay cả khi đang lái xe hoặc đi bộ và điều này thực sự làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Số liệu thống kê cho thấy nhắn tin khi đang lái xe làm tăng tỷ lệ va chạm lên đến 23 lần và gấp 4 lần nếu nói chuyện điện thoại.

Nếu tần suất sử dụng điện thoại quá nhiều làm cản trở cuộc sống của bạn, nên nhờ đến sự trợ giúp tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

2. Thế nào là nghiện mạng xã hội?

Nếu cảm thấy mình đang dành quá nhiều thời gian cho Facebook, Instagram và các ứng dụng mạng xã hội khác, bạn có thể đã bị nghiện. Các nghiên cứu mới đây cho thấy 10% người dùng các phương tiện truyền thông xã hội thực sự bị cuốn hút đến mức nghiện. Sự xuất hiện ngẫu nhiên của các bài viết và video thú vị có ảnh hưởng đến não con người tương tự như cơ chế gây nghiện của cocaine.

Ngoài ra, tính năng cho phép bản thân tự do chia sẻ cuộc sống của mình với bạn bè và người khác cũng tạo ra một luồng cảm giác thôi thúc người dùng muốn sử dụng mạng xã hội nhiều hơn.

3. Tác hại của việc nghiện mạng xã hội

Rõ ràng, các trang truyền thông xã hội lớn hiện nay như Facebook hoặc Youtube có nhiều lợi ích riêng biệt cho trẻ em và cả người lớn, tuy nhiên không phải không có hạn chế. Vậy nghiện mạng xã hội để lại hậu quả gì?

Dễ thấy người bị nghiện mạng xã hội ngày nay lựa chọn việc “lướt Facebook” ngay khi vừa thức dậy thay vì tập thể dục và ăn sáng. Họ cũng tranh thủ vào mạng xã hội lúc nghỉ trưa hoặc thậm chí là trong giờ làm việc khiến năng suất công việc không còn hiệu quả. Ban đêm, nhiều “con nghiện” tiếp tục sử dụng mạng xã hội đến khi máy hết pin hoặc quá mệt mỏi mới đi ngủ.

Tác hại của việc nghiện mạng xã hội làm cho cơ thể suy kiệt và rối loạn nhịp sinh học, làm suy giảm hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.

Thay vì chỉ đơn giản dùng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè, một số người trẻ lựa chọn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách tiêu cực, chẳng hạn như một công cụ so sánh. Sự khác biệt trong yếu tố tính cách này góp phần khiến mạng xã hội tác động xấu đến sức khỏe tinh thần, bao gồm tâm lý mặc cảm, tự ti.

Một số người, đặc biệt là người nổi tiếng hoặc thu hút được nhiều sự quan tâm, chủ động dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội vì họ nghĩ rằng điều này mang lại lợi ích thực sự. Tuy nhiên trên thực tế, nghiện mạng xã hội có thể khiến họ tránh xa bạn bè và không còn giữ liên lạc với gia đình để nuôi dưỡng những mối quan hệ “trên mạng” của chính mình.

Tính năng lan truyền tin tức nhanh chóng cũng có thể khuếch đại các vấn đề quá mức thực tế và đôi khi làm sai lệch sự thật. Dành nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến não bộ phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin kém quan trọng hay thậm chí là hoàn toàn vô nghĩa mỗi ngày.

Bên cạnh đó, tin tưởng các bài viết không chính xác trên mạng cũng là một trong số những tác hại của việc nghiện mạng xã hội, khiến người dùng bị lừa gạt hoặc áp dụng theo các phương pháp nhịn ăn giảm cân không khoa học.

Cũng có các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng nghiện mạng xã hội với trầm cảm, lo âu, giảm chất lượng giấc ngủ, thiếu tự tin và kém giao tiếp, hoặc không tập trung và hiếu động quá mức ở trẻ em.

Mặt khác, một số khảo sát cho thấy nghiện mạng xã hội nói riêng và smartphone nói chung có thể làm tăng chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, nhưng đồng thời làm giảm bớt cảm giác chán nản và nguy cơ trầm cảm. Chính vì vậy, vẫn cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể đưa ra kết luận chính xác cuối cùng.

Nhìn chung, lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên đến mức nghiện smartphone hoặc nghiện mạng xã hội. Nên đặt giới hạn về thời gian dùng điện thoại lên mạng mỗi ngày và tuân thủ chặt chẽ để giúp giảm thiểu các tác hại của việc nghiện mạng xã hội. Nếu không thể kiểm soát được thói quen của bản thân, cần trình bày với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được giúp đỡ.

Regarding to detail consulting, please call the HOTLINE or book the APPOINTMENT.

Lợi Ích Và Tác Hại Của Game

Thống kê– Về thu nhập của người chơi phần lớn nằm trong khoảng từ dưới 500 ngàn đồng – 3 triệu đồng/tháng. Trong đó từ 1 triệu đồng – 3 triệu đồng/tháng chiếm 29,7%; nhóm dưới 500 ngàn đồng/tháng chiếm 23,8%; nhóm không có thu nhập chiếm 15,8%; nhóm 500 ngàn đồng – 1 triệu đồng/tháng chiếm 15,6%. Tỉ lệ có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng chiếm 15%. Qua đó có thể thấy rằng, những người chơi GO đa phần không có thu nhập hoặc thu nhập không cao.Game Online đang là một hình thức giải trí “hot” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma túy” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực mà game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả những người trong cuộc.Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng đã có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xảy ra xung quanh về game như “thiệt mạng sau 3 ngày chơi game không nghỉ, thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người…hay những trường hợp như bị đột quỵ do chơi game quá độ”…. Tác hại của GOTừ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian… cho game online là một khoảng cách khá mong manh. Nghiện Game Online đến nỗi có những hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, trí óc… không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối tiếc rơi ra thì đã muộn màng. Nhưng muộn còn hơn không. Liệu khi bất kỳ một ai đó nghiện game online thì họ có thể cai được không?Game thủ dành tiền bạc, sức lực và thời gian… cho việc chơi game Một hậu quả khó lường sẽ để lại khi quá nghiện game ….Nhiều gia đình tan nát chỉ vì con nghiện thế giới ảo. Thấy các ông bố bà mẹ cứ phờ người vì con mà ai khi nhìn vào cũng phải xót. Việc giúp những người nghiện từ bỏ được trò chơi này cũng gian nan, nếu không có sự hỗ trợ và quyết tâm từ phía gia đình thì “con nghiện” sẽ chẳng bao giờ có thể làm được gì cả.Biện pháp hạn chế thực trạng trên– Tham gia các hoạt động TDTT, vận động ngoài trời, vui chơi bạn bè, đi dã ngoại (câu cá,..)– Qui định thời gian chơi game của bản thân trong ngày, trong tuần.– Nên chọn những game có nội dung lành mạnh và có ích để chơi.– Cần có ý thức bảo vệ bản thân mình. Chơi có điểm dừng. Cần xác định: + Chúng ta chưa làm ra tiền, sống nhờ vào bố mẹ, những đồng tiền vất vả và khó khăn mới có được.+ Học tập là mục tiêu chính vì đó mới là hành trang cho tương lai.Cụ thể đối với Trường THCS Nguyễn Văn Cừ– GVCN kết hợp với cha mẹ HS thường xuyên theo dõi, nhắc nhở những HS hay chơi game.– Liên đội cử đội trực theo dõi các bạn hay chơi game để báo cáo kịp thời cho GVCN, TPT đội.– Nhà trường sẽ xử lý những HS bỏ học chơi game: mời cha mẹ HS làm cam kết, đình chỉ học tập, kỷ luật.– Tổ chức các hoạt động TDTT, xây dựng các câu lạc bộ để các HS tham gia vui chơi.– Nhà trường đánh giá cao ý thức tự giác của các em, bởi lẽ nếu bản thân các em không quyết tâm thì rất khó thành công.– Kết hợp với chính quyền địa phương, quản lý các dịch vụ internet trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra và xử lý những học sinh vi phạm.Ý kiến phản hồi của học sinh1. Phát biểu suy nghĩ của HS trước thực trạng GO.2. Lấy số liệu trung thực về số học sinh thường xuyên chơi GO, thỉnh thoảng và không chơi.3. Đề xuất kiến nghị của học sinh về tình hình trên.4. Hứa quyết tâm của toàn thể học sinh.CHUYÊN ĐỀ: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA GAME ONLINE CHI ĐOÀN : TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN CỪTẤT CẢ VÌ HỌC SINH THÂN YÊU

Lợi Ích Và Tác Hại Của Yoga

Yoga là một hệ thống các bài tập tĩnh, trong đó, không nhiều, không phải vài, là vài nghìn năm tuổi. Thực hiện asana, bạn sửa vị trí của cơ thể và lắng nghe cảm giác bên trong của bạn. Bạn không thể tập yoga “nhanh”, vội vã và muộn. Nếu không, bạn chỉ cần phá vỡ toàn bộ bản chất của nó.

Lợi ích

Vì vậy, một bài tập tĩnh. Nó rất hữu ích ít nhất trong thực tế là trong thống kê nó khó khăn hơn nhiều để bị tổn thương hơn trong động lực học. Một cách trơn tru và chậm chạp cơ thể của bạn giả định một vị trí nhất định của asana, trong đó bạn ở lại từ 20 giây, đến vài phút, và thậm chí hàng giờ (nhưng điều này đã áp dụng cho những yogi có kinh nghiệm hiểu niết bàn trong mỗi asana).

Trong asana, bạn thực hành pranayama – thở toàn bộ cơ thể. Pranayama sẽ dạy bạn cách thở, và bạn chắc chắn sẽ sử dụng kỹ năng này không chỉ trong hội trường, mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Do sự định hình lâu dài của từng vị trí, yoga là một lợi ích đáng kinh ngạc cho cột sống. Nó trải dài nó, phục hồi các đường cong tự nhiên, tăng cường cơ bắp trở lại, và không chỉ.

Cơ bắp linh hoạt, linh hoạt , da đàn hồi, khả năng di chuyển khớp tuyệt vời, và, tất nhiên, mất trọng lượng dư thừa – tất cả điều này cho thấy lợi ích của yoga đối với hình. Sự thật không đáng để cân nhắc sau mỗi lần tập yoga – chọn yoga, bạn đồng ý về một cách chuyển đổi dễ chịu, nhưng rất dài.

Lắng nghe, việc sử dụng yoga là gì không thể quên đề cập đến hệ thống tuần hoàn, hô hấp và thần kinh. Với tất cả mọi thứ sau đó là rõ ràng, với một thư giãn như vậy, ngay cả những người dễ dàng dễ cháy nhất bình tĩnh lại. Yoga bình thường hóa áp lực, nó dạy bạn từ bỏ những thói quen xấu và thở khắp ngực.

Có hại

Tác hại của yoga là không thể tránh khỏi, nếu bạn không học cách lắng nghe cơ thể của bạn và thực hiện mọi thứ dần dần, nâng cao kỹ năng của họ. Tất cả những lợi ích của tư thế ngược trong yoga sẽ được đưa đến không có gì nếu bạn bắt đầu chúng mà không làm nóng lên, mà không phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, và, tất nhiên, không có sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Việc thực hiện sai trái và sai trái của các tư thế ngược là đầy thương tích cột sống.

Cũng vậy với người bệnh. Với genyantritis , cảm lạnh, cúm, bạn không thể tập yoga, bởi vì bạn không thể thở bình thường trong asana, có nghĩa là, thay vì thư giãn cơ thể, làm cho nó thậm chí còn hạn chế và căng thẳng.

Về nguyên tắc, mọi hoạt động của động cơ đều có thể có hại và hữu ích. Tất cả phụ thuộc vào người thực hiện nó.

Similar posts

Last updated posts

Lợi Ích Và Tác Hại Của Khoai Tây

LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA KHOAI TÂY

Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho, niacin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP) và axit pantothenic (vitamin B5). Thêm vào đó, khoai tây còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật, bao gồm carotenoid (một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật, tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn), flavonoid (flavonoid trong tự nhiên có màu vàng, là 1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) và axit caffeic. Có đến hàng ngàn loại khoai tây khác nhau, phổ biến nhất là khoai tây đỏ, xanh và vàng. Khoai tây tương đối dễ trồng, do đó, không có gì lạ khi chúng là một trong những loại thực phẩm được trồng nhiều nhất trên thế giới. Giống như cà chua, cà tím và ớt ngọt, khoai tây là một thành viên của gia đình họ Cà (còn được gọi là họ Khoai tây, danh pháp khoa học: Solanaceae). Chúng không phải là rau củ mà là một phần của thân cây. Khoai tây là phần phình ra của phần thân ngầm dưới lòng đất, phát triển và có chức năng cung cấp dưỡng chất cho phần lá ở bên trên. Phần phình ra của thân cây này được gọi là củ. Các “mắt” của khoai tây thực chất là các nụ, chúng sẽ nảy mầm thành cành nếu được cắt rời và ươm mầm. Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đáng ngạc nhiên, chúng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo. Khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, tất nhiên đó là trước khi chúng được trộn cùng với bơ hay phô mai. Lợi ích của khoai tây với sức khỏe Làm giảm huyết áp: Có rất nhiều cách để khoai tây có thể giúp bạn làm giảm huyết áp. Chất xơ giúp cải thiện chức năng của insulin, từ đó điều hòa mức glucozơ và làm giảm huyết áp. Kali cũng có thể giúp làm hạ huyết áp do nó đóng vai trò như một loại thuốc làm giãn mạch máu. Các nhà khoa học tại Viên Nghiên cứu Thực phẩm (thuộc Vương quốc Anh) đã phát hiện ra rằng khoai tây có chứa một loại hóa chất có tên gọi kukoamine, giúp làm giảm huyết áp. Cải thiện chức năng của não bộ và sức khỏe hệ thần kinh: Vitamin B6 có trong khoai tây đặc biệt cần thiết để duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp tạo ra các amin, một loại hợp chất hữu cơ dẫn truyền thần kinh, bao gồm có serotonin, melatonin, epinephrine và norepinephrine- điều đó có nghĩa là ăn khoai tây sẽ giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm, căng thẳng và bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, khoai tây còn chứa một lượng lớn cacbonhydrat, giúp duy trì lượng glucozơ trong máu, khiến cho não bộ có thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra, kali làm giãn mạch máu, đảm bảo rằng não bạn sẽ nhận được đủ máu. Tăng cường khả năng miễn dịch: Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh, từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày. Chống viêm: Những người bị viêm khớp có thể được lơi rất nhiều nhờ ăn khoai tây hoặc uống nước khoai tây luộc. Hàm lượng vitamin C trong khoai tây hoạt động như một chất chống oxi hóa làm giảm viêm. Kali và vitamin B6 giúp chống viêm trong hệ thống tiêu hóa và miệng. Canxi và magie cũng rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa bệnh thấp khớp. Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa: Lương cacbonhydrat có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng khiến dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Tốt cho tim mạch: Khoai tây rất tốt cho tim. Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu, vitamin C và B6 giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch. Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa, biến đổi các phân tử homocysteine có khả năng gây nguy hại thành phân tử lành tính. Quá nhiều homocysteine sẽ làm hỏng các thành mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngăn ngừa ung thư: Một vài loại khoai tây chứa chất chống oxi hóa flavonoid zeaxanthin, carotene, vitamin A và hợp chất hóa học quercetin; tất cả đều có thể giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Khoai tây đỏ và nâu đỏ có tác dụng tốt nhất do chúng chứa lượng lớn chất chống oxi hóa flavonoid. Chăm sóc da: Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho đều có thể giúp da bạn mềm mịn như khoai tây nghiền vậy. Tác hại của khoai tây với sức khỏe Kể cả khi được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, khoai tây có thể gây hại với những người bị béo phì hay tiểu đường. Chúng chứa nhiều cacbonhydrat, có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh. Chúng sẽ gây bất lợi cho những người muốn giảm cân. Tuy vậy, khoai tây lại là lựa chọn tuyệt vời cho một số vận động viên. Thêm vào đó, khoai tây còn có chỉ số đường huyết cao, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin, do đó những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. Cách tốt nhất để nấu khoai tây Bạn có thể đoán ra được rằng phủ kín khoai tây với kem chua và thịt xông khói không phải là cách lành mạnh nhất để ăn khoai tây, vậy thì thế nào mới đúng? Ăn cái gì thì bổ dưỡng hơn- khoai tây nướng, luộc hay hấp? Nướng một củ khoai tây có lẽ là cách tốt nhất để tiêu thụ loại rau này. Nướng hay bỏ lò khoai tây sẽ có lượng chất dinh dưỡng bị mất đi thấp nhất. Cách tiếp theo bạn nên chế biến khoai tây là hấp, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi ít hơn nhiều so với luộc. Luộc khoai tây đã gọt vỏ sẽ khiến cho một lượng chất dinh dưỡng quan trọng bị mất đi, do nhiều loại chất dinh dưỡng có thể dễ dàng tan trong nước. Các chất dinh dưỡng dễ tan trong nước có trong khoai tây là vitamin B, vitamin C, kali và canxi. 80% canxi trong một củ khoai tây sẽ mất hoàn toàn nếu bạn luộc nó. Điều tương tự sẽ xảy ra với khoai tây gọt vỏ ngâm trong nước để giảm thâm. Nếu bạn giữ lại nước luộc khoai tây để sử dụng thì có thể vẫn còn dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn khoai tây, bạn nên ăn cả vỏ. Vỏ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng- bao gồm một lượng lớn chất xơ- hơn phần còn lại. “Mắt” khoai tây có độc không? Nếu mắt khoai tây của bạn chưa nảy mầm, bạn có thể ăn chúng. Nhưng nếu chúng đã nảy mầm, cắt phần mắt đi trước khi ăn khoai tây. Thân, cành, lá và quả khoai tây đều rất độc do chứa các amin alkaloid độc như arsenic, chaconin và solanin. Khoai tây màu xanh lá cũng rất độc hại, bạn nên cẩn thận khi ăn chúng. Khoai tây chuyển sang màu xanh lá sau khi chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nếu củ khoai vẫn còn rắn, bạn có thể cắt bỏ phần màu xanh và ăn phần còn lại. Nếu như nó đã mềm hoặc bị teo, tốt nhất là nên vứt nó vào sọt rác.