Tác Dụng Xông Lá Trầu Không / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Nhatngukohi.edu.vn

Xông Lá Trầu Không Có Tác Dụng Gì?

Lá trầu không là lá gì?

Lá trầu không còn có tên gọi khác là thược tương, lá trầu, hruè êhang hay mô-lu. Lá trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc theo là họ hàng nhà cây hồ tiêu piperaceae.

Lá trầu không chứa từ 0,8% đến 1,8% tinh dầu. Lá trầu không có tác dụng dược lý có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng. Bên cạnh đó, lá trầu không còn được dùng để điều trị bệnh viêm cận răng.

Xông lá trầu không có tác dụng gì?

Giúp se khít vùng kín.

Theo dân gian, nếu phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa thì nên sử dụng lá trầu không để xông vùng kín mà không cần phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ khác. Các nghiên cứu cho thấy, trong tinh dầu lá trầu không còn chứa một lượng lớn chất talin, đường, diatara… những chất này có các hoạt chất ức chế vi khuẩn, nấm, đồng thời chống lại sự phát triển của các vi khuẩn để từ đó hạn chế các tình trạng viêm nhiễm gây ngứa vùng kín, bảo vệ vùng kín luôn thơm tho, sạch sẽ, không viêm ngứa.

Đặc biệt sau khi sinh nở, vùng kín của các chị em sẽ không còn được đẹp là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến sự co giãn của cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở. Có thể thấy lá trầu sẽ giúp các chị em cải thiện vùng kín của mình vì có chất sát khuẩn và chất gây co cơ vùng chậu nên khi xông hơi vùng kín bằng lá trầu sẽ giúp cho âm đạo sạch sẽ và se khít hơn nhiều.

Có tác dụng chữa bệnh trĩ

Trĩ là một loại bệnh dễ dàng gặp phải do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Ngày nay, mọi người đang hướng đến điều trị trĩ bằng các phương pháp dân gian để thay thế các phương pháp y học hiện đại vì ít gây đau đớn hơn và chữa trĩ bằng xông là trầu không là cách mà nhiều người lựa chọn, Người bệnh có thể dùng nước lá trầu không để xông, ngâm, rửa hậu môn để tăng tính diệt khuẩn đồng thời sẽ giúp làm teo nhỏ các búi trĩ.

Xông hơi lá trầu làm đẹp da

Trong lá trầu không có chứa các chất có thành phần chống oxy hóa cao đặc biệt là chất phenol cùng với tác dụng khử trùng, kháng viêm giúp đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng mụn tấn công. Bên cạnh đó, lá không còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, giúp se khít lỗ chân lông, từ đó cải thiện làn da mịn màng, tươi sáng và săn chắc hơn. Có thể trị mụn hoặc làm trắng da bằng cách xông lá trầu không với muối sẽ có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả tuyệt vời.

Loại bỏ các mùi hôi trên cơ thể

Nếu muốn chữa mùi mồ hôi trên các vùng dễ gây mùi trên cơ thể ví dụ như nách, bàn chân..thì chúng ta có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với ít giọt nước chanh để tắm hoặc xông. Với cách xông này sẽ nhanh chóng loại bỏ được các mùi hôi khó chịu mà mô hôi gây ra.

0/5

(0 Reviews)

About admin

Xông Mắt Bằng Lá Trầu Không Có Tác Dụng Gì?

Lá trầu không đã quá quen thuộc với con người Việt Nam. Xa xưa, lá trầu không dùng để ăn trầu. Trong những mâm sính lễ cưới cũng xuất hiện hình ảnh lá trầu không. Tuy nhiên, có một điều tuyệt vời từ lá trầu không mà ít ai biết được đó là lá trầu không còn có công dụng kháng khuẩn, trị nấm và một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ, giảm stress, chữa rối loạn tiêu hóa,…

Xông mắt bằng lá trầu không có tác dụng gì?

Lá trầu không có thể được dùng để làm thuốc giảm đau và xoa dịu các cơn đau nhanh chóng;

Sử dụng lá trầu không chữa khó tiêu, tăng cường quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể;

Giảm các cơn đau bụng do đầy hơi, chướng bụng;

Chống viêm, lở loét, trị mụn nhọt hiệu quả;

Chữa đau đầu do thời tiết thay đổi.

Dùng lá trầu không để khử trùng sát khuẩn cho vết thương.

Lá trầu không chữa viêm họng hiệu quả.

Giúp mẹ bầu thông tia sữa sau sinh.

Giảm ngứa, viêm nhiễm vùng kín.

Chữa hôi nách, hôi miệng.

Trị cảm cúm, đau đầu.

Chữa nước ăn chân.

Chữa suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Trị chứng táo bón ở trẻ em.

Chữa bỏng nước sôi nhanh chóng và hiệu quả.

Chữa các chứng bệnh về phổi, giảm ho.

Có nên xông mắt bằng lá trầu không?

Có nên xông mắt đỏ bằng lá trầu không là câu hỏi mà nhiều người vẫn còn băn khoăn, có người tin, có người không. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, nếu bạn thấy mắt có dấu hiệu chảy nước, tấy đỏ tức là mắt bạn đã bị đau mắt đỏ, nhiều người đun lá trầu không lên và xông trực tiếp lên mắt để chữa lành. Vậy việc xông mắt bằng lá trầu không có đúng không?

Tuy nhiên, nhiều người xông mắt đỏ bằng lá trầu không không những không khỏi mà còn ngày một nặng thêm. Lý do là vì tinh dầu có trong lá trầu không được tiết ra qua quá trình đun sôi bốc hơi, nóng làm mắt mỏng và nhạy cảm bỏng rát.

Khi vừa mới xông mắt xong, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, mắt đỡ cộm lên và tưởng rằng bệnh đã khỏi và lá trầu không thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, đợi một lúc sau, mắt sẽ sưng lên, phù nề và đỏ hơn, lúc này bệnh đã trở nặng. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, phương pháp này sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên mắt bạn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng thị lực.

Do đó, khi có biểu hiện đau mắt đỏ, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và nhận được cách điều trị hiệu quả nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách xông mắt bằng lá trầu không sau sinh

Cách 1: Lá trầu kết hợp than hoa

Thành phần của lá trầu không bao gồm 61% carbohydrate, 2.3% chất xơ và 2.3% muối khoáng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa quá trình hình thành sắc tố melanin gây sạm da, nám da. Do đó, sử dụng lá trầu không để xông mắt sau sinh giúp trị thâm quanh vùng mắt do mất ngủ nhiều ngày liên tục và giúp chị em phục hồi lại nét tươi tắn trên khuôn mặt.

Đốt than hoa cho nóng đỏ, sau đó bỏ vào một cái niêu đất hoặc thau nhôm cứng dày. Đặt lá trầu lên hơi than rồi hơ mắt, hơ mặt. Hơi nóng từ lá trầu kết hợp với than hoa tỏa ra giúp các mạch máu dưới da lưu thông, làm cho da hồng hào, sáng dần lên và giảm mỏi mắt, thâm mắt đồng thời ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt ra ngoài.

Cách 2: Hơ mắt với lá trầu không

Lưu ý: Nên sử dụng than hoa bà đẻ chứ không phải than bình thường để xông mắt để tránh tình trạng quá nóng gây bỏng.

Xé nhỏ lá trầu không cho vào nước sôi chờ bốc hơi lên để chiết xuất tinh dầu trầu không. Hơ mắt, hơ mặt trong khoảng 10 phút sẽ thấy hiệu quả bất ngờ như dùng với than hoa và lá trầu không.

Xông Hơi Bằng Lá Trầu Không (Cách Thực Hiện

Tác dụng của xông hơi bằng lá trầu không

Lá trầu không là cây phổ biến ở Việt Nam có vị cay nồng, thơm có tính âm và có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn,…Xông hơi với lá trầu không là cách chữa bệnh theo dân gian được nhiều người áp dụng bởi chúng có những tác dụng như sau.

1. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Cách xông hơi bằng lá trầu không được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ chữa bệnh nhẹ nhàng. Ngoài xông hơi thì người bệnh có thể ngâm, rửa hậu môn để tăng tính diệt khuẩn đồng thời giúp làm teo nhỏ các búi trĩ.

2. Chữa bệnh phụ khoa

Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu, chất tanin,… có hoạt tính sát khuẩn, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn nên được sử dụng để chữa bệnh phụ khoa. Lá trầu không đem lại hiệu quả cao giúp giảm ngứa vùng kín, loại bỏ mùi hôi, làm khô ráo và thông thoáng bộ phận sinh dục của nữ.

3. Xông lá trầu giúp se khít âm đạo

Xông lá trầu không còn có tác dụng làm se khít âm đạo sau khi sinh. Trong lá trầu có các chất có khả năng khử trùng, tái tạo tế bào, trị thâm và làm co cơ vùng chậu. Sử dụng lá trầu thường xuyên sẽ giúp cho âm đạo sạch sẽ và se khít hơn nhiều.

4. Xông hơi lá trầu làm đẹp da

Theo nghiên cứu, các thành phần chống oxy hóa cao trong lá trầu đặc biệt là chất phenol có tác dụng khử trùng, kháng viêm giúp đẩy lùi, ngăn chặn việc hình thành mụn trên da. Không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da mà nó còn se khít lỗ chân lông, từ đó cải thiện làn da mịn màng, hồng hào và săn chắc. Bạn có thể trị mụn và làm trắng da bằng cách xông hơi từ lá trầu không với muối.

Hướng dẫn phương pháp xông hơi từ lá trầu

1. Các xông lá trầu chữa bệnh trĩ:

Nguyên liệu: 1 quả cau, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 7 lá trầu không.

Cách xông:

Rửa sạch nguyên liệu rồi giã nhỏ bồ kết, hạt gấc và lá trầu không với muối. Cau cắt thành những miếng nhỏ rồi cho hết vào nồi 15 lít đun cho đến khi sôi rồi đun âm ỉ nhỏ lửa thêm 5 phút. Sau đó để nguội bớt rồi xông hậu môn, giữ khoảng cách an toàn vừa phải để không gây bỏng. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Chữa bệnh phụ khoa bằng xông lá trầu

Nguyên liệu: hái 4-6 lá trầu không già.

Lá Trầu Không Với Tác Dụng Của Lá Trầu Không Và Cách Dùng Chữa Bệnh

Lá trầu không là gì? Tác dụng của lá cây trầu không chữa bệnh gì: bệnh phụ khoa, bệnh tiêu hóa, răng miệng, lành vết thương… Cách dùng lá trầu không tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của lá trầu không. Giá lá trầu không bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh lá trầu không và đặc điểm nhận biết lá trầu không.

Lá trầu không là một bộ phận của cây trầu không – một loại cây dây leo phổ biến ở Việt Nam. Cây trầu không còn được biết đến với các tên gọi như thược tương, là trầu, hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học của cây này là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.

Lá trầu không mọc so le nhau. Cuống lá có bẹ, phiến lá hình trái xoan, mặt bóng, có khoảng 5 gân. Mỗi lá trầu có chiều dài thường từ 10 – 13cm, chiều rộng từ 4 -9cm. Đầu lá nhọn, cuống lá hình tim. Thoạt nhìn lá trầu không gần khá lá lốt.

Không chỉ được các bà, các mẹ dùng để ăn kèm với vôi, cau, lá trầu còn là một loại dược liệu, được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh.

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh: phế, tỳ và vị. Do vậy, lá trầu có tính năng: hạ khí, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ phong thấp, phòng bệnh lam sơn trướng khí, kích thích tiêu hóa và thần kinh.

Qua các phân tích, nghiên cứu, khoa học đã chỉ ra rằng cứ 100g lá trầu có:

85.4% độ ẩm

3.1% protein

0.8% chất béo

2.3% muối khoáng

2.3% chất xơ

6.1% carbohydrate

Chất khoáng và vitamin: Canxi, carotn, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…

2.4% tinh dầu

Một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt

Dược chất trong lá trầu có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và chủng nấm như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ…

Nhờ thành phần hoạt chất phong phú, đa dạng, lá trầu có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Đó là:

Trị đau khớp

Làm lành vết thương

Trị chứng khó tiêu

Trị hơi thở hôi

Chữa đau họng, ho

Chữa bệnh trĩ

Chữa các bệnh phụ khoa

Làm thuốc giảm đau

Chữa táo bón

Chữa viêm phế quản

Giúp khử trùng

Chữa đau đầu

Bỏng nước sôi

Chữa viêm da cơ địa

Chữa nước ăn chân

Cách dùng lá trầu không

Nhờ chứa chất chống oxy hóa nên lá trầu có khả năng làm lành vết thương rất nhanh. Cách giảm thực hiện như sau:

Lấy vài lá trầu rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn

Giã nát lá trầu rồi vắt lấy nước

Bôi nước vào vết thương

Dùng lá trầu phủ lên sau đó băng lại

Sau vài ngày, vết thương sẽ nhanh chóng lên da non và liền lại.

Chất chống oxy hóa trong lá trầu giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày, từ đó giúp xoa dịu chứng táo bón.

Cách thực hiện:

Cách 1: Trong lúc đang đói, nhai vài lá trầu (đã làm sạch), nuốt nước bỏ bã.

Cách 2: Giã nát vài lá trầu rồi đun với nước, để nguội. Uống nước này khi còn đói.

Cách dùng lá trầu trị bệnh trĩ như sau:

– Cách 1:

Rửa sạch 20 lá trầu

Đem lá đun sôi với nước trong 10 phút, bỏ thêm thìa muối ăn

Cách dùng: Khi nước còn nóng, dùng để xông hậu môn. Khi nước nguội bớt, dùng ngâm hậu môn. Ngoài ra, có thể lấy bã lá để cọ rửa vùng hậu môn. Cách này phù hợp với bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 và 2.

– Cách 2:

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu, cau, bồ kết, hạt gấc.

Giã nát các nguyên liệu rồi đun sôi với nước.

Cách dùng: Xông, ngâm và rửa như cách 1. Bã dùng đắp lên hậu môn.

Lá trầu không có thể điều trị các bệnh phụ khoa như:

Viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung vòi trứng

Viêm cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm âm đạo, âm hộ

Viêm đường tiết niệu…

Cách thực hiện như sau:

– Cách 1:

Rửa sạch 10 lá trầu rồi đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút

Để nước một lúc cho nguội bớt rồi dùng khăn thấm và nhẹ nhàng lau vùng kín

Thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần

Chú ý: Không dùng để thụt rửa sâu vào âm đạo vì có thể khiến âm đạo tổn thương, nhiễm trùng…

– Cách 2:

Vò nát 10 lá trầu (đã rửa sạch) trong 2 lít nước

Lọc nước rồi cho thêm 1 – 2 thìa cà phê muối biển.

Dùng dung dịch trên rửa âm đạo trong 5 – 10 phút, mỗi tuần làm 2 – 3 lần

– Cách 3:

Lấy 10 lá trầu và 10 lá trà xanh đem vò nát rồi đun với 2 lít nước đến khi sôi

Để nước nguội bớt rồi dùng khăn thấm và lau vùng kín trong 5 phút.

Mỗi tuần làm từ 2 – 3 lần

Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Dùng vài lá trầu đã rửa sạch giã nát rồi chà lên vùng bị viêm da cơ địa

Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu rồi hãm với một ít nước sôi. Sau đó vắt lấy nước cốt, xoa lên vùng da bị viêm. Mỗi lần xoa từ 5 – 8 phút, mỗi ngày 1 lần.

Cách 3: Lấy lá trầu đun với nước, tắm hàng ngày.

Giá lá trầu không bao nhiêu tiền?

Lá trầu không được bán khá phổ biến trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng mua lá trầu tại các khu chợ. Giá lá trầu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chất lượng lá (to, nhỏ, có bị sâu hay không) và thay đổi theo thời vụ. Thông thường, 1 lá trầu không có giá từ 300 – 1000 đồng/lá.

Video về lá trầu không: